Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Đề bài: Phân tích truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy.
Bài làm 2
Hẳn là mỗi lần nhắc đến cái nỏ thần chúng ta đều nhớ đến câu chuyện An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy. Câu chuyện ấy như một câu chuyện lịch sử và cũng có những yếu tố hư cấu thể hiện được những buổi đầu dựng nước của ông cha ta. Không những thế ta còn thấy được tình nước, tình cha con tình vợ chồng sắt son bị cuộc chiến giữa các nước làm cho rơi vào bi kịch.
Năm ấy vua An Dương Vương đánh giặc Triệu Đà thế nhưng quân trong thành không thể đánh lại chúng. Mấy ngày trước khi xảy ra trận chiến này có một ông già đã đến đây và nói với vua là sẽ phải cậy nhờ thần Kim Quy nói xong ông già lại đi. Vua An Dương Vương nửa tin nửa ngờ thì sáng hôm sau quân Triệu Đà kéo đến tấn công thành của nhà vua. Quân của An Dương Vương đã chống cự quyết liệt phần vì bị động phần vì chủ quan trước những lời dặn dò của ông già hôm trước. Vua An Dương Vương chạy chốn đến bờ biển. Trong cuộc chiến ấy thì quân của vua đã thua. Ở ngay trên bãi biển ấy làn nước dưới biển bỗng tẽ làm đôi và hiện lên thần rùa kim quy có lấy một cái vuốt vàng của mình cho nhà vua và dặn nhà vua về chế tác thành nỏ thần thì sẽ lấy lại được thành và không sợ bất cứ một quân xâm lược nào cả. Ở đây ta thấy được đời sống tâm linh của nhân dân người Việt. Thần Kim Quy đã mang đến sự giải cứu cho nhà vua. Không ở câu chuyện lịch sử này mà ngay cả đến thời vua Lê Lợi cũng thế. Nhà vua cũng được thần kim quy cho mượn thanh kiếm vàng để đánh tan quân giặc. Và chính vì thế vua An Dương Vương đã chiếm lại được thành và cứ mỗi lần có quân xâm lược thì vua lại đem nỏ thần ra bắn. Vậy nên không có bất cứ một tên giặc nào có thể lọt vào thành chiếm thành được.
Cuộc sống tưởng chừng bình yên từ đấy nhưng lại không. Đó chỉ là sự khởi đầu tốt đẹp mà thôi. Triệu Đà như đoán được nhà vua có bảo bối gì cho nên hắn có nhiều quân tốt đến đâu cũng không thể nào đánh lại An Dương Vương. Thế rồi hắn bày trò cầu hòa để thám thính. Trọng Thủy con trai của hắn chính là người có nhiệm vụ tìm ra vũ khí bí mất ấy. Trọng Thủy được lấy con gái của An Dương Vương tên là Mị Châu. Tuy họ là người của hai bên vua cha đối đầu với nhau nhưng khi gặp gỡ và trở thành vợ chồng họ đã yêu thương nhau thật lòng. Về phần vua An Dương Vương lại không hề đề phòng gì trước sự cầu hòa của đối phương. Đó cũng chính là một sai lầm dẫn tới bi kịch. Thế rồi cô con gái của ông cũng ngây thơ mà không đề phòng gì người chồng của mình. Hai người sống hạnh phúc và cô đã đem cái chuyện bí mật về nỏ thần kia cho Trọng Thủy nghe. Vậy là bi kịch bắt đầu từ hành động dại dột ấy. Trong Thủy lén lấy chiếc nỏ thần và dặn người vợ của mình là khi nào đi nhớ làm dấu xong chuyện chàng sẽ đuổi theo nàng.
Vậy là Triệu Đà sau khi đoạn được mục đích đã mang quần đến xâm chiếm thành. An Dương Vương vẫn không biết chuyện bèn sai người đi tìm nỏ thần ra nhưng khổ nỗi không thấy đâu cả. Ngay cả nhà vua vẫn không nghĩ rằng Trọng Thủy lấy. Vì thế cũng đành nghênh chiến đánh Triệu Đà. Quân vua không có nỏ thần yểm trợ thì tan tác thua trận. Vua An Dương Vương đã đưa Mị Châu lên ngựa và chạy ra phía biển để cầu cứu Long Hải. Trên đường đi nàng vẫn không hề hay biết Trọng Thủy lừa dối mình vẫn làm theo lời chàng dặn. Nàng dứt những chiếc lông ngỗng để làm dấu cho chàng chạy theo. Có thể nói Mị Châu là một cô gái hết sức ngây thơ không biết đến mưu hại người khác. Đồng thời ta cũng thấy được tình cảm mà hai người dành cho nhau là một tình cảm vợ chồng thật sự.
Đến bên bờ biển, rùa thần hiện ra nói rằng chính người ngồi sau ngựa là kẻ đã làm nên những chuyện này. Người cha An Dương Vương không ngần ngại do dự gì mà rút kiếm chiếm đầu con gái mình ngay tức khắc. Sau đó cùng với rùa kim quy rẽ nước xuống long cung. Bi kịch ấy cho thấy người con gái ngây thơ kia đã làm mất nước của cha mình. Nhưng cũng thật đáng thương cho cô khi chết đi mà không hiểu tại sao mình bị chết. Một điều khiến cho chúng ta phải suy nghĩ về hành động của người cha. Vua An Dương Vương không phải là không thương con nhưng trước những lời nói của thần kim quy ông như tức giận trước người con gái của mình. Chính vì sự ngây thơ tin người của cô đã làm ông mất nước. Bi kịch tình cha con là như vậy đấy. Chỉ khổ cho người con gái nhu mì nết na kia chết một cách oan ức không biết mình đã làm nên tội tình gì. Cô gái thánh thiện ấy chỉ biết rằng mình nghe lời vua cha và có một tấm lòng vàng son với người chồng của mình mà thôi. Chết đi cô biến thành ngọc trai thể hiện sự ngây thơ trong trắng trong tâm hồn mình.
Về phần trọng Thủy thì sau khi hoàn thành nhiệm vụ chàng đuổi theo nàng nhưng đó lại cũng là dấu hiệu để cho cha chàng đuổi theo để giết vua An Dương Vương. Khi đến nơi Trọng Thủy thấy xác của vợ mình đã vô cùng đau xót. Suy cho cùng Trọng Thủy cũng vì vâng lời cha mình chứ bản thân chàng không hề độc ác. Chàng yêu thương mị Châu thật lòng chứ không phải lừa dối. Chàng chỉ làm theo lời của cha mình mà thôi. Ở đây ta thấy sự trung hiếu của người con trai dành cho cha mình chứ bản thân chàng cũng không ý thức được việc làm của mình sẽ gây ra cái chết thương tâm của nhiều người như vậy. Và Trọng thủy mỗi lần tắm nhìn xuống giếng lại thấy hình bóng của Mị Châu dưới đó. Anh quá đau đớn vì thế cho nên anh quyết định nhảy xuống giếng ấy để tử tự.
Câu chuyện kết thúc với một tấn bi kịch về mất nước, tình cha con, tình nghĩa vợ chồng. Họ đều nhận lấy một kết cục cho việc làm của mình. An Dương Vương vì không đề phòng mà thành ra như thế. Mị Châu quá đỗi ngây thơ tin người, Trọng Thủy vì tình nghĩa cha con không ý thức việc làm của mình. Tất cả những việc làm ấy đã dẫn đến bi kịch nhưng ta vẫn thấy được những vẻ đẹp của họ. An Dương Vương thẳng tay chém con thể hiện lòng yêu nước, Mị Châu yêu thương cha, yêu thương son sắt người chồng. Trong Thủy là một người con có hiếu và yêu thương vợ mình.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |