Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích vẻ đẹp hai câu thơ cuối của bài thơ Muốn làm thằng Cuội: "Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám, Tựa nhau trông xuống thế gian cười"

Bài 1: Phân tích vẻ đẹp hai câu thơ cuối của bài thơ "muốn làm thằng cuội"
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười
Bài 2: hãy chỉ ra nét mới trong thơ Đường luật của Tản đà
3 trả lời
Hỏi chi tiết
1.319
2
0
Trịnh Quang Đức
21/01/2019 18:09:08
Bài 1:
Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu xuất hiện trên văn đàn Việt Nam những năm đầu thế kỷ với một cá tính độc đáo: một nhà thơ của sầu và mộng, ngông và đa tình. Bài thơ Muốn làm thằng Cuội đã thể hiện rất rõ cá tính ấy của ông.
Bài thơ Muốn làm thằng Cuội in trong tập Khối tình con (1916). Mặc dù tác phẩm được làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật song người đọc sẽ thấy ở đây, dưới cái hình thức còn là của thơ cổ ấy những dấu hiệu mới mẻ của cảm xúc. Tâm sự của nhà thơ ở một thời đại mới đã khiến cho cái hình thức thơ cũ có chiều hướng giảm nhẹ đi tính trang trọng, mực thước. Sự giản dị, trong sáng gần với khẩu ngữ tự nhiên làm nên nét duyên của bài thơ này.
Ngay từ nhan đề của bài thơ đã cho thấy một giọng điệu suồng sã, như là đã giải tỏa được một nhu cầu nói thật, thẳng thắn của nhà thơ và cũng lại cho thấy cái ngông nghênh, bất đắc chí: muốn ở đây như một nhu cầu bức xúc, chẳng cần giấu giếm, vòng vo. Nhưng muốn cái gì? Muốn làm cuội thì đích thực là muốn thoát lên trên rồi. ước vọng lên trên thơ mộng thế mà nói tựa như là muốn ăn, muốn uống, muốn ngủ... thật là thành thực!
Và, nếu muốn thoát tục, lên trên thì thiếu gì những hình mẫu tiên để ước sao cứ phải là thằng Cuội? Thằng chứ không phải chú - cũng là một kiểu nói ngông.
Thế thì chính là thi sĩ đa tình này muốn lên cung trăng rồi:
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười
Lãng mạn hết mức, tưởng tượng ra cảnh "tựa nhau" cùng chị Hằng thì quả là cái ngông đã đến đỉnh điểm. Tác giả hạ chữ cười ở cuối bài thật đắt. Cười ở đây chứng tỏ cái hả hê thỏa mãn khi trong ước vọng được thoát tục, rồi bỏ được trần ai mà lên tiên. Cười còn là thái độ mỉa mai, khinh khi cái cuộc đời đang đầy những sầu khổ, cô đơn dưới kia. Cười thách thức. Cười ngông.
Bài thơ tuân thủ khuôn mẫu của một bài thất ngôn bát cú Đường luật cổ điển. Nhưng nguồn cảm xúc tự nhiên, không chừng bay bổng đã tự tìm đến những lời thơ tựa như lời nói hàng ngày: "buồn lắm chị Hằng ơi", "em nay chán nửa rồi", "đã ai ngồi đây chưa", "xin chị nhắc lên chơi", "thế mới vui", "tựa nhau trông xuống thế gian cười"; xưng hô khẩu ngữ (chị - em) tự nhiên, không đẽo gọt cầu kì và ngữ điệu biểu hiện đa dạng (ơi, rồi, đó chửa, xin, thế mới). Lên tiên, thoát tục là thi đề quen thuộc trong thơ cổ, ở đây cái không mới ấy đã được làm mới bằng giọng điệu, bằng lời thơ.
Cái ngông của Tản Đà trong bài thơ này là một hình thức ứng xử vốn nằm trong cốt cách của nhà nho tài tử trong thơ truyền thống. Song, như chúng ta đã thấy, cái ngông ấy lại là thái độ của Tản Đà đối với xã hội ta những năm đầu thế kỉ XX, bộc lộ một nguồn xúc cảm mới, đầy cá tính đa tình, phóng túng. Cái mơ mộng thành ra cái ngông thì quả là đậm chất riêng của Tản Đà.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Trịnh Quang Đức
21/01/2019 18:14:25
Bài 2:
Phân tích cái mới:
Tản Đà kế thừa thơ đường luật của thế hệ trước và ông cũng xuất sắc trong vai trò nhà Nho cuối cùng, đúng như nhận định của Xuân Diệu trong Công của thi sĩ Tản Đà: “Những vần thơ nhẹ nhàng, phất qua như gió, những câu ca có duyên, những đoạn phong dao mộc mạc, thi sĩ Tản Đà làm rất thuần thục, rất trong trẻo như hơi thở tự nhiên của phong cảnh Việt Nam. Thơ Tản Đà thực là thơ An Nam, cả đến những bài thất ngôn luật đường của ông cũng không chút gì gò gẫm khó khăn như thơ của các cụ nhà nho thuở trước.”
- Những năm 20 của thế kỉ XX, nền thơ ca Việt Nam có sự khủng hoảng đổi mới. Thể thơ Đường luật từng chiếm ưu thế lâu đời trên thi đàn không còn phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của độc giả. Tản Đà là người một trong những nhà thơ thời trung – cận đại thành công khi tìm cách giảm bớt sợ ràng buộc khắt khe của thể thơ này bằng nhiều cách. Nỗ lực này đã đưa ông đến vị trí chủ soái của Đường luật khẩu ngữ thi. - Để phá vỡ tính quy phạm, uyên bác của thơ Đường luật, Tản Đà đã dùng nhiều động từ thay cho danh từ khiến cho thơ Đường luật của ông dễ đi vào tâm hồn độc giả:
Trời đẻ, trời nuông, trời phải dạy,
Dẫu rằng bé bỏng khéo kiêng khem.
(Vịnh cánh hoa đào)
Hay:
Một bức mành con coi ngán nỗi,
Một câu đối mảnh nghĩ dơ tuồng.
Một vầng trăng khuất đi mà đứng,
Một lá mảnh treo cuốn lại buông.
Ngồi hết đêm suông, suông chẳng hết,
Chùa ai xa điểm mấy hồi chuông.
(Đêm suông phủ vĩnh)
- Độc đáo nhất trong thơ Đường luật của Tản Đà là những chữ “mà” đứng đầu câu thơ thất ngôn: Con đường vô hạn vui chăng tá,
Mà hỡi dòng sông tiếng nước reo.
- Tản Đà còn đem nhạc điệu du dương, réo rắt của tâm hồn thay vào tính đăng đối, vần luật đầy khuôn phép của Đường thi. Thơ Đường luật thất ngôn bát cú hay tuyệt cú thường ngắt nhịp 4/3 hay 2/2/3. Ở Tản Đà, nhịp thơ rất uyển chuyển, nhiều câu phá vỡ khuôn nhịp cũ đồng thời có lối ngừng nghỉ tùy thuộc vào cảnh tình mang dụng ý nghệ thuật của tác giả:
Muốn nói chuyện chơi không có chuyện
Kìa/ đàn con sáo/ nó sang sông”
Câu đầu ngắt theo nhịp bình thường 4/3 của thơ Đường luật. Câu sau ngắt theo nhịp 4/1/1/1. Ba từ “cái, con, chồng” tạo thành ba nhịp, làm nổi bật gánh nặng gia đình đè lên vai cô gái, qua đó bộc lộ niềm cảm thương của Tản Đà đối với cô chài đánh cá.
Nhà thơ cũng đem vào thể loại này một trường từ vựng mới: khẩu ngữ, nhờ đó Đường luật của Tản Đà tự nhiên mà phóng khoáng:
Đầu ai sao tóc rối lung tung?
Chắc hẳn vì chưng nỗi tưởng chồng?
Ngoài việc giảm bớt lớp từ Hán việt trong thơ Đường, lựa chọn và ưu tiên sử dụng những lớp từ thuần Việt sinh động, tự nhiên, mang sắc thái bình dân, Tản Đà còn kết hợp Đường luật với những hình thức dân tộc. Ông cũng đã kế tục truyền thống trào lộng của văn học thông tục, sáng tác những vần thơ hồn nhiên, giòn giã, từ cái nhếch mép, mỉa mai nhẹ nhàng đến cái cười trào phúng cay độc đủ các cung bậc.
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
21/01/2019 18:38:37
Bài 1:
Tiến thêm một bước nữa, nhà thơ muốn lên cung trăng và ở lại đó suốt đời chứ không phải chỉ lên chơi, vì hai câu kết đã nói rõ:
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám,
Tựa nhau trông xuống thế gian cười.
Đây là tiếng cười, nhưng cười cái gì khi trông xuống “thế gian”? Cười cái bọn bon chen ở trần thế nơi ông đã sống những ngày đi về với những giấc mộng mà trong thực tế thì rất vất vả, gian truân. Hai câu thơ cuối không còn khoảng cách “chị” và “em” nữa, mà hầu như nhà thơ đã “bá vai” chị Hằng cười sảng khoái hả hê!
Nhiều bài thơ của Tản Đà có cái ngông! Trong bài thơ này cái ngông cũng thể hiện ở nhiều câu. Trước hết là cái ngông muôn làm thằng Cuội. Hình tượng thằng Cuội trong dân gian được xem như một con người xấu (nói dối như Cuội) thế mà nhà thơ lại không có cái điều đáng chê trách đó, vì muốn lên cung trăng! Cái ngông thứ hai là lúc đầu ông xưng hô “chị, em” cười với chị Hằng, nhưng sau đó lại lả lơi muốn kết thành “bầu, bạn”. Thật là khó hiểu hai chữ “bầu bạn”! Cái ngông thứ ba là lúc đầu ông chỉ muốn lên chơi, sau dần chuyển thành ý định ở lâu dài nơi cung quảng để mỗi năm đến rằm tháng tám “tựa nhau” trông xuống thế gian mà cười! “Tựa nhau” quả là một tư thế nam nữ có vẻ quá thần mật (nêu không muôn nói là suồng sã). Cái ngông cuối cùng là tiếng cười ngạo mạn, coi như dưới con mắt mình toàn chuyện nực cười.
Muốn làm thằng Cuội còn có ý nghĩa sâu xa khác là chán ghét cái xã hội hiện thời, mơ ước một cõi đời “Bồng Lai ngày tháng thanh nhàn”, nơi con người không còn vướng bận, lo lắng, bon chen nữa! Tuy vậy bài thơ không để lại một cảm giác nặng nề, bi quan mà gợi cho lòng ta một nỗi buồn man mác, trong sáng... Đó cũng là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo