Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích ý nghĩa của câu: Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân

Phân tích ý nghĩa của câu:
a,Người đẹp vì lụa
lúa tốt vì phân
b,Lạt mềm buộc chặt
6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
10.172
20
6
Nghiêm Xuân Hậu
17/01/2019 21:25:07
a, Để hiểu hơn về câu tục ngữ này, chúng ta phải biết được giá trị của một miếng lụa. Trong thời xưa, lụa được cho là một món hàng xa xỉ. chỉ dành riêng cho người giàu có mà thôi. Thời nhà Đường, màu sắc của mảnh vải lụa phản ánh địa vị và cấp bậc của người đó trong xã hội. Nghĩa đen khi dịch ra của câu tục ngữ đó là, vẻ đẹp của một con người được quyết định bởi trang phục mà họ mặc trên người. Trong khi đó, hàm ý của câu tục ngữ này lại sâu xa hơn. Có nhiều câu nói trong văn hóa phương Tây nói về việc đánh giá con người qua vẻ bề ngòai; “Never judge a book by its cover” (Đừng đánh giá quyển sách qua chiếc bìa) muốn nhắc nhở người nghe đừng đánh giá chỉ thông qua vẻ ngòai, trong khi “Fake it ‘til you make it” (Cứ giả vờ đi cho đến khi bạn biến nó thành sự thật)lại khuyên nhủ bạn rèn luyện sự tự tin của mình trong khi bạn trau dồi chuyên môn. Câu tục ngữ này là biến thể của cụm từ “dress to impress” (mặc đẹp để gây ấn tượng) trong phương Tây. “Lúa tốt vì phân” nhấn mạnh câu phía trước, và cùng nhau ám chỉ việc cái đẹp ở bất kỳ đâu (con người hay thiên nhiên) cũng đều đòi hỏi sự quan tâm chăm sóc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
23
9
mỹ hoa
17/01/2019 21:25:57
Trang phục là một người bạn đồng hành gắn bó với chúng ta. Chúng không chỉ để che chở sưởi ấm mà còn thể hiện nhu cầu thẩm mĩ của mỗi cá nhân. Nhiều khi muốn đánh giá tính cách một con người, ta chỉ cần nhìn cách ăn mặc, thái độ đi đứng, cách nói năng, giao tiếp… Nhưng quan trọng nhất, cách ăn mặc vẫn gây ấn tượng ban đầu có ý nghĩa không nhỏ đối với việc đánh giá của mọi người. Quả đúng là cách ăn mặc của con người là cực kỳ quan trọng, bởi ngoài khiếu thẩm mỹ thì bộ trang phục cũng ngầm nói lên rằng chủ nhân mang nó có lịch sự, có văn hoá hay không. Do đó việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, thời tiết. là quan trọng hơn hết.
Ông cha ta đã nói: “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Ta sẽ đẹp hơn rất nhiều khi ta biết chọn cho mình một trang phục đẹp. Nhưng việc lựa chọn trang phục lại hết sức quan trọng. Trang phục đẹp là trang phục không cầu kì, tuy đơn giản nhưng màu sắc hài hoà, phù hợp với đối tượng, khung cảnh và tuỳ trường hợp giao tiếp. Trang phục còn thể hiện tính cách. Người có một bộ trang phục đơn giản là người giản dị, không cầu kì. Người có một bộ trang phục hợp thời trang, có sự chăm chút là người thích làm đẹp, quan tâm đến hình thức bên ngoài.
Ngoài ra, trang phục có một ý nghĩa rất quan trọng. Nó có thể nhận biết được nghề nghiệp, thẩm mĩ của mỗi người, góp phần thể hiện nhân cách con người, giúp ta tự tin và thành công hơn trong các cuộc giao tiếp.
Đồng phục học sinh có quan điểm là tôn thêm nét đẹp tuổi học trò, đảm bảo tính nghiêm túc, tránh được kiểu ăn mặc kệch cỡm, lố lăng không phù hợp với lứa tuổi ở trường học, giúp xoá bỏ sự ngăn cách và mặc cảm về giàu nghèo giữa các học sinh trong cùng trường, cùng lớp. Không chỉ vậy đồng phục học sinh còn giúp học sinh xây dựng ý thức giữ gìn truyền thống, lòng tự hào về truyền thống nhà trường. Đồng phục trong nhà trường hiện nay rất đa dạng, các nam sinh luôn là áo trắng quần tây xanh, còn các bạn nữ thì đủ các kiểu từ áo trắng, quần tây xanh, áo váy đủ kiểu… nhưng chiếc áo dài vẫn là đẹp nhất. Không phải ngẫu nhiên mà một nhạc sĩ có những ca từ đẹp: “Dù ở đâu, Pa ri, Luân Đôn hay ở miền xa, thoáng thấy áo dài bay trên đường phố, sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó, em ơi”. Trong những trang phục truyền thống của phụ nữ thế giới, có lẽ trang phục áo dài của phụ nữ Việt Nam là một trang phục đẹp nhất vì nó vừa kín đáo, vừa duyên dáng, vừa tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ nhưng lại không thiếu vẻ gợi cảm cần có của một cô gái. Phụ nữ thế giới khi sang Việt Nam đều thích trang phục này, có những vị khách nước ngoài đã ngẩn ngơ đến sững sờ không cất nổi bước chân trước vẻ đẹp quyến rũ của phụ nữ Việt Nam trong trang phục áo dài. Điều này cho thấy học sinh nữ mặc chiếc áo dài trắng đến trường là sẽ thấy mình kín đáo, hồn nhiên, duyên dáng và đẹp hẳn lên.
Không gì đẹp mắt hơn bằng khi mỗi sáng từng nhóm nữ sinh tung tăng với chiếc áo dài thước tha đến trường. Vậy mà hiện nay nhiều bạn học sinh nam bắt chước các ca sĩ, nghệ sĩ chạy theo những trang phục kiểu cách. Các bạn hãy luôn nhớ rằng đừng chạy theo bắt chước người khác trong ăn mặc, hãy tiếp thu cái mới nhưng có chọn lọc. Còn về các học sinh nữ, đi ngoài đường, trời nắng nóng, các bạn có thể mặc áo khoác nhưng vào lớp không nên mặc vì nó tạo một cảm giác nóng nực cho không gian chung quanh, cho lớp, cho thầy cô. Mọi người như phát sốt khi thấy các bạn nữ khoác mấy lớp áo, hơn nữa lại không đẹp tí nào bởi vì nó lộn xộn, đủ kiểu áo, đủ màu. Những chiếc áo đó đã che mất bộ đồng phục chiếc áo dài trắng xinh xắn, hồn nhiên, thanh khiết của tuổi học trò, chỉ trừ những ngày se lạnh hoặc sức khỏe có vấn đề thì các bạn mới nên mặc áo khoác trong lớp để bảo vệ sức khỏe. Chắc chắn rằng các bạn nữ sẽ đẹp hơn, thánh thiện hơn. Đặc biệt các bạn học sinh nữ ngày nay rất chuộng những chiếc áo trắng đồng phục được cách điệu quá mức. Còn quần thì ôi thôi đủ kiểu, hết ống loe lại đến ống bó, ống đứng, hết lưng cao lại đến lưng xệ, đáy ngắn. Các bạn hãy hòa nhập, biết chọn lọc cái nào đẹp và phù hợp với lứa tuổi, môi trường, hoàn cảnh của mình, không nên cách điệu đồng phục để trở nên “khác người”.
Trang phục đẹp không phải là trang phục đắt tiền, mà là phù hợp với lứa tuổi, tính cách của mỗi người. Tránh ăn mặc hở hang, chưng diện không phù hợp. Chọn trang phục hài hòa, lịch sự, thể hiện tính cách riêng của mỗi người. Trang phục trẻ trung, dễ thương có thể giúp bạn chống stress, giải tỏa căng thẳng mỗi khi cảm thấy mệt mỏi. Nói tóm lại, việc lựa chọn trang phục cho phù hợp lứa tuổi là điều mà mỗi học sinh chúng ta cần quan tâm đúng mức để làm nên cái đẹp cho cuộc sống, đẹp là điều mà mỗi chúng ta cần quan tâm để tô thêm nét đẹp văn hóa.
21
10
doan man
17/01/2019 21:29:13
a.
_ Nghĩa đen: con người đựoc mọi người cho là đẹp khi trên mình khoát vào chiếc áo được may từ tấm lụa đắt tiền, sang trọng... Lúa tốt phải có phân bồi dưỡng, kích thích...
_ Nghĩa bóng: để đánh giá một người, ta thường theo những chuẩn mực riêng. Tùy thuộc vào từng thời đại mà ta sẽ có những cách đánh giá khác nhau.
Tuy ở vào giai đoạn nào đi chăng nữa. ta cũng phải hoàn thiện nhân cách, phẩm hạnh của mình. ( Dẫn vào một số câu khác và bìh)
" nghèo cho sạch, rách cho thơm"
thương người như thể thương thân"
Giữ được truyền thống " Tôn sự trọng đạo" ....
Đó là những tiêu chí đầu tiên mà ông cha ta đã đề ra...
Ngày nay, "lụa" và "phân " chính là những tri thức, con đường mới....mà ta phải học hỏi, tìm hiểu để trau dồi kiến thức, kĩ năng sống...
trong giao tiếp và quan hệ " người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe"
trong công việc: " thắng ko kiêu, bại ko nản"
Trong học tập: học, học nữa, học mãi" " có công mài sắt, có ngày nên kim"...
có thể nêu một số dẫn chứng về những tấm gương tốt từ bạn bè, sách báo..
10
7
Phạm Thu Thuỷ
17/01/2019 21:31:01
- Ý nghĩa của câu tục ngữ "Lạt mềm buộc chặt" là những người có thái độ nhẹ nhàng, lịch sự thì sẽ dễ dàng đạt được thành công hơn nhưng người khó tính. Trong công việc để có nhiều thuận lợi hơn thì ta phải biết cách cư xử với người khác sao cho nhẹ nhàng, lịch sự chứ đừng chỉ chăm chăm tự cao tự đại mà quát tháo người khác mà dẫn đến thất bại. Khi bạn ăn nói nhẹ nhàng lịch sự sẽ khiên đối phương cảm thấy được tôn trọng và quan hệ sẽ trở nên gần gũi hơn. Vì thế mà hãy biết mềm mỏng và nhẹ nhàng hơn trong mọi tình huống.
- Ý nghĩa của câu tục ngữ "Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân" là lúa có được chăm bón mới trở nên tươi tốt cũng như việc áo quần bằng lụa là làm cho người mặc trở nên xinh đẹp hơn, sang hơn. Cách so sánh của ông cha ta nghe có vẻ "thô" nhưng lại rất cụ thể và hóm hỉnh khi nói về kinh nghiệm canh tác này. Giống như việc người ta trở nên đẹp hơn nhờ lụa là thì chúng ta cũng phải biết chăm bón cẩn trọng cho lúa để thu được vụ mùa bội thu.
8
8
10
8
Quỳnh Anh Đỗ
18/01/2019 07:08:43
a.
“Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”, câu tục ngữ lâu đời này có lẽ vẫn còn giữ nguyên giá trị của nó qua năm tháng, cả ở nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Có người nói, đẹp là ở trong mắt của kẻ si tình, điều này cũng có lý lẽ của nó. Nhưng khổ một nỗi, đập vào con mắt của kẻ si tình trước tiên chính là mặt hoa da phấn, quần là áo lượt hay nói khác hơn là hình thức bên ngoài của chủ nhân vẻ đẹp ấy. Thế thì làm sao ngay ở phút đầu gặp gỡ, kẻ si tình kia có thể thấu tỏ được những nét đẹp tiềm ẩn sâu xa bên trong dù kẻ đó có con mắt tinh tường đến mức nào! Bà mẹ thiên nhiên luôn có những câu trả lời chân thật nhất cho những nghi vấn kiểu như thế này. Những bông hoa cần ong bướm đến để thụ phấn và cả những loài hoa chẳng cần phải thụ phấn bao giờ cũng khoe bày những sắc màu tươi xinh nhất, bắt mắt nhất và thậm chí cả hương thơm ngào ngạt tùy thuộc từng loài, hầu như rất hiếm những loài hoa có màu sắc tối tăm như màu đen, màu xám… Hay như họ nhà chim cũng vậy. Mỗi loài đều tự trang trí cho mình những bộ lông cách sặc sỡ nhất với những chiếc lông vũ, chiếc mào đủ các sắc màu và luôn cố tạo cho mình một giọng hót thánh thót nhất có thể. Cứu cánh của những điều ấy là gì nếu không phải để tạo nên cái đẹp của tự nhiên, vì chỉ có cái đẹp mới hấp dẫn nỗi “những kẻ tình si” ôm nhiều mộng tưởng và nổi tiếng đa tình của thiên nhiên muôn hình muôn vẻ này. Từ thế giới tự nhiên bước sang thế giới con người, cái đẹp đã có nhiều sự chuyển đổi hết sức thú vị và mang đậm dấu ấn người. Viên kim cương đẹp một nét đẹp mang tính vĩnh hằng do cấu trúc của các nguyên tử cacbon bên trong quy định, theo kiểu “hữu xạ tự nhiên hương”. Nhưng để thành một người đẹp có lẽ không thể đi theo con đường như thế vì cấu trúc của con người về mặt sinh học là gần như giống nhau hoàn toàn, chỉ một chút khác biệt về giới ở cấu trúc nhiễm sắc thể trong gen di truyền. Và tất nhiên với trí tuệ trời phú của mình, con người luôn có những bước đi hết sức độc đáo để chinh phục và tạo ra cái đẹp cho riêng mình. Người ta thường nói “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” là để ám chỉ cái đẹp ẩn sâu bên trong các chiều kích của tâm hồn với hàng loạt các giá trị như phẩm chất đạo đức, nhân cách, óc thẩm mỹ…Nhưng hình thức bên ngoài của một con người sao lại có thể xem là một thứ “nước sơn” khi mà mọi thứ, từ việc chọn lựa quần áo, cách trang điểm mặt mũi, đầu tóc cho đến việc chọn cho mình một mùi hương riêng biệt nào đó tất tần tật đều do hiểu biết và khiếu thẩm mỹ của chính người ấy quyết định? Như thế đủ để thấy cái đẹp bên ngoài (hình thức) phần nhiều là do chính cái đẹp bên trong (nội dung) quyết định. Tất nhiên, nói như thế không có nghĩa là phủ nhận cái đẹp mang tính sinh học bẩm sinh được cấu tạo từ gen di truyền của từng người. Chẳng hạn như cô siêu người mẫu, là vợ của một danh thủ bóng đá người Pháp vừa mới sang thăm Việt Nam, nổi tiếng có đôi chân dài nhất thế giới thì nét đẹp ấy hoàn toàn là nhờ ở công lao sinh thành của bố mẹ cô ấy. Chỉ là cái đẹp sinh học ấy dù gì cũng chỉ làm nền tảng cho một nhan sắc xét ở tổng thể của nó, trong đó có sự hiểu biết, nhân cách, phong cách và thậm chí cả ở …mức độ nổi tiếng. Tất cả các yếu tố cùng cộng hưởng với nhau để tạo nên cái đẹp ấy. Những chuẩn mực của cái đẹp cũng rất tương đối ở từng thời kì lịch sử khác nhau. Ngày xưa “những cô hàng xén răng đen/ cười như mùa thu tỏa nắng” (Hoàng Cầm), ngày nay bao nhiêu loại kem đánh răng được quảng cáo suốt ngày trên truyền hình chỉ mỗi mục đích duy nhất là giữ gìn màu trắng tinh cho hàm răng đẹp của mọi người. Chuyệ̣n tấm áo manh quần cũng thế, ngày xưa thì “mớ ba mớ bảy” còn bây giờ quần jean hai ống ôm sát thân hình khoe những đường cong tuyệt mỹ. Hay như chính chiếc áo dài cũng đã có những cách tân đáng kể từ kiểu dáng cho đến chất liệu. Đấy là chưa kể đến tính địa lý của cái đẹp theo quan niệm của từng vùng miền và châu lục. Có câu “ăn Bắc, mặc Nam” là để ám chỉ đến sự tinh tế trong nghệ thuật ẩm thực của người miền Bắc và phong cách ăn mặc đa dạng, hợp thời trang của người miền Nam. Người nước khác cũng có con “mắt xanh” khác nhau về người đẹp. Ví như một cô người mẫu da đen dù nổi tiếng đến đâu trên sàn catwalk thế giới nhưng nếu tham gia cuộc thi Miss Model Vietnam thì chưa chắc là đã có cơ hội để bước lên bục vinh quang. Dù sao đi nữa, đẹp vừa là nhu cầu vừa là mục đích vươn tới của mỗi người. Đẹp còn là niềm cảm hứng sáng tạo và những cảm xúc thăng hoa của mỗi người trong hành trình sống này. “Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc/ Áo nàng xanh anh mến lá sân trường…” (Nguyên Sa), thế thì đủ thấy kẻ si tình bao giờ cũng có những lý do của riêng mình, mà yêu thích cái đẹp, sẵn sàng sống chết vì nó và để bảo vệ nó thì không thể xem là lý do mang tính ngụy biện nếu không muốn nói những người phản đối điều ấy là kẻ giả dối và nhát gan. Đấy là còn chưa tính, với những tiến bộ vượt bậc của y học hiện nay, cái đẹp mang tính “dao kéo” cũng không thể xem là cái đẹp giả dối khi mà nó thực sự mang lại sự hài lòng cho chính người có nhu cầu và người thưởng thức nét đẹp ấy. Sẽ là thiệt thòi nếu mỗi người không tự trang bị cho mình một phương pháp làm đẹp riêng, nhất là chị em nhà mình. Chỉ có một điều cũng đáng để băn khoăn, có gì khác giữa một người đẹp và một người sống đẹp?

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×