Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phát biểu cảm nghĩ của em về những câu hát than thân

3 trả lời
Hỏi chi tiết
732
0
1
Nguyễn Mai
01/10/2018 17:51:07

Ca dao chính là phương tiện để con người bộc lộ những suy tư, tình cảm sâu kín nhất trong tâm hồn. Đó không chỉ là tình cảm lãng mạn của tình yêu đôi lứa, sự sâu sắc, nhân văn trong ca dao về tình cảm gia đình mà còn là những nỗi niềm chua xót, đắng cay của con người. Nỗi niềm ấy, sự xót xa ấy được thể hiện sâu sắc qua chum những bài ca dao viết về đề tài than thân, yêu thương chung thủy của người bình dân trong xã hội xưa.

Ca dao than thân là một hình thức ca dao khá phổ biến, đó là những lời ca than thân trách phận của những con người trong xã hội xưa, mà nhiều hơn cả là những người phụ nữ, bởi họ phải chịu những bất công, đau khổ mà xã hội phong kiến xưa mang lại. Sự rẻ rúng của thân phận những người phụ nữ trở thành một đề tài quen thuộc trong ca dao, họ bị xã hội vùi dập, tước đoạt đi quyền được sống, quyền lựa chọn hạnh phúc cho mình:

“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Trong xã hội phong kiến xưa có quan niệm, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, người phụ nữ đến tuổi lập gia đình không có quyền lựa chọn người mình yêu, đối tượng làm chồng của mình, mà mọi thứ đều được quyết định bởi cha mẹ. Đối với những người đề cao quan điểm môn đăng hộ đối thì số phận của những người phụ nữ càng trở nên bất định, hạnh phúc như một ván bài hên xui, nếu may mắn tìm được người chồng tốt thì sẽ được hưởng hạnh phúc, còn không may gặp phải người chồng xấu thì họ vẫn phải nhẫn nhục chịu đựng, không có quyền phản kháng.Bởi vậy mà nhân vật trữ tình trong câu ca dao này đã ví mình như một tấm lụa đào, tức là một món hàng được bày bán ở giữa chợ, không biết người mua là ai, người quân tử hay kẻ tiểu nhân, một số phận đầy bi đát, đáng thương. Ở bài ca dao sau lại là lời tâm sự đầy tha thiết của một người phụ nữ về bản thân mình, đó là người phụ nữ không có nhan sắc nhưng lại là một người có vẻ đẹp tiềm ẩn ở bên trong. Lời ca như một lời thuyết minh, giới thiệu đầy xót xa của người phụ nữ ấy về con người của mình:

“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi”

Xã hội xưa thường đề cao hình thức, những người con gái có diện mạo ưa nhìn, đoan trang thường được coi trọng và nhiều người để ý hơn, ngược lại những người phụ nữ không có lợi thế về nhan sắc thì bị rẻ rúng, coi thường. Nhân vật trữ tình đã tự ví mình như củ ấu gai, để nói về diện mạo xù xì, gai góc, không ưa nhìn. Nhưng bên trong củ ấu ấy lại là phần ruột trắng trong, câu ca dao nhấn mạnh đến vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ, đó là vẻ đẹp khó nhận biết, nếu không chân thành thì khó có thể cảm nhận được, đó chính là những người con gái không có lợi thế về diện mạo nhưng lại là những con người thực sự đẹp về tâm hồn.

“Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”

Nếu như những câu ca dao trên viết về chủ đề than thân trách phận thì đến câu ca dao này lại gợi nhắc về thứ tình cảm vợ chồng khăng khít, gắn bó mà dẫu có xa nhau vẫn hướng về nhau, dù có biến cố cũng không cắt chia được tình cảm. Gừng và muối là hai biểu tượng cho tình cảm gắn bó keo sơn, ở trong câu ca dao này chúng được dùng biểu tượng cho sự khăng khít, bất biến trong tình cảm của vợ chồng, đó là thứ tình cảm sâu nặng, không dễ chia lìa, mà dẫu có ngày phải chia lìa thì đó cũng là một tương lai rất xa thực tại, khó có thể xảy ra.

Người Việt Nam xưa thường mượn những câu ca dao để dãi bày những tình cảm sâu kín, đó chính là những lời than khóc, những tâm sự nặng trĩu của những người phụ nữ trong xã hội xưa, họ khát khao hạnh phúc, khát khao tình yêu nhưng hạnh phúc ấy với họ là một thứ xa xỉ, vận mệnh của họ nằm trong tay của người khác, không có lấy một chút tự chủ nào.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Nguyễn Thành Trương
01/10/2018 21:28:03
Những bài ca dao chính là phương tiện để con người qua đó bộc lộ những tình cảm sâu kín, suy tư trong tâm hồn. không chỉ mang tình cảm lãng mạn của tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình mà còn mang những nỗi đắng cay chua xót của bao số phận con người. Những nỗi niềm ấy đã được thể hiện sâu sắc qua chùm ca dao than thân.
Đa số những bài ca dao than thân là lời than trách thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa, họ đã phải chịu đựng những bất công đau khổ mà xã hội phong kiến xưa mang lại. Chính sự rẻ rúng, bần hàn của thân phận người phụ nữ đã là đề tài quen thuộc trong ca dao, họ nổi lên là những người bị xã hội vùi dập, bị tước đoạt quyền sống và quyền hạnh phúc của chính mình:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
Trong xã hội cũ với chế độ phong kiến hà khắc ấy, người con gái đến tuổi lập gia đình nhưng không có quyền lựa chọn người yêu, mọi thứ đều theo sự sắp đặt của cha mẹ. Hạnh phúc như một ván bài hên xui, may thì gặp được chồng tốt, rủi thì vẫn phải nhẫn nhịu chịu đựng chứ không có quyền thay đổi, phản kháng. Bởi vậy họ ví chính mình với tấm lụa đào, như một món hàng bán giữa chợ, chẳng thể biết trước người mua là ai, thật là số phận bất hạnh, đáng thương. Bài ca dao sau lại mang đầy nỗi tâm sự tha thiết của một người phụ nữ không có nhan sắc nhưng có vẻ đẹp phẩm chất bên trong, lời hát như lời thuyết minh, lại là lời giới thiệu, mời mọc đầy chua xót:
“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
Không tin bóc vỏ mà xem
Ăn rồi mới biết rằng em ngọt bùi”
Xã hội cũ nát thường đề cao hình thức, họ để mắt tới những người có diện mạo ưa nhìn, tướng tá đoan trang, còn những người không có sự nổi bật về nhan sắc thì bị coi thường rẻ rúng. Cô gái trong bài ca dao này đã tự ý thức được nhan sắc của mình, ví thân mình là củ ấu gai xù xì gai góc, không ưa nhìn. Tuy nhiên cô cũng phân trần rằng mình có những phẩm chất tốt đẹp, bên trong củ ấu là vẻ đẹp trắng trong, ngọt bùi. Câu ca dao là lời ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ, vẻ đẹp mà chỉ có sự chân thành mới cảm nhận được.
“Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu nghìn ngày mới xa”
Câu ca dao này có khác với những câu ca dao trên, vì nói về tình cảm vợ chồng khăng khít, gắn bó, mọi biến cố có xảy ra cũng không chia cắt được. Gừng và muối là biểu tượng cho tình cảm bền chặt, son sắt của vợ chồng, rất khó có thể chia lìa, dù có chia lìa cũng còn rất xa xôi.
Những bài ca dao than thân ra đời trong xã hội cũ đã mang những tâm sự nặng trĩu của người phụ nữ hướng tới khát khao hạnh phúc, nhưng khát khao hạnh phúc ấy lại quá đỗi xa xỉ khi mà vận mệnh và cuộc sống của họ lại đang nằm trong tay người khác.
1
0

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo