Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Qua các bài đã học về Truyện Kiều và tác giả Nguyễn Du, hãy nêu những đặc điểm về chủ nghĩa nhân đạo của nhà thơ

2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.903
2
0
Lưu Ly
03/03/2018 17:50:53
Nếu như cảm hứng nhân bản nghiêng về đồng cảm với những khát vọng rất người của con người, cảm hứng nhân văn thiên về ngợi ca vẻ đẹp của con người thì cảm hứng nhân đạo là cảm hứng bao trùm.
Cốt lõi của cảm hứng nhân đạo là lòng thương. Bản chất của nó là chữ tâm đối với con người. Một tác phẩm mang cảm hứng nhân đạo khi nó ca ngợi phẩm chất cao đẹp của con người, không những thế phải đồng cảm xót thương những số phận bị chà đạp, lên án tố cáo những thế lực thù địch, đồng thời phải biết đồng tình với khát vọng và ước mơ chính đáng của con người.
Nguyễn Du yêu thương con người đến tận cùng, vì vậy các tác phẩm của ông cũng nhân đạo đến tận cùng. Chỉ qua ba đoạn trích Truyện Kiều và bài thơ Độc Tiểu Thanh ký trong SGK, người đọc cũng hiểu được phần nào tấm lòng nhân đạo của thi hào Nguyễn Du.
Cảm thương cho những kiếp hồng nhan mà đa truân, tài tử mà đa cùng không phải là cảm hứng mới mẻ trong văn học, nhưng phải đến Nguyễn Du, người đọc mới thực sự đau lòng vì “những điều trông thấy” bởi Nguyễn Du viết về nỗi đau của người khác như nỗi đau của chính mình.
Sắc đẹp khuynh thành và tài năng hiếm có của Thúy Kiều đã được Nguyễn Du đặc tả trong hai câu thơ:
“Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”
(Truyện Kiều)
Còn Tiểu Thanh, một con người có thật sống cách Nguyễn Du 300 năm ở Trung Quốc cũng là một người con gái đẹp, có tài thơ, còn để lại tập di cảo Tiểu Thanh ký. Truyện kể lại rằng trước khi chết, Tiểu Thanh đã khóc vì nhìn bức chân dung của mình và nhận ra mình đẹp. Đau đớn biết bao nhiêu khi một người con gái còn rất trẻ khi sắp chết lại thấy mình đẹp. Thế nhưng chính Nguyễn Du lại thấm thía hơn ai hết rằng: “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”, rằng: “Có tài mà cậy chi tài – Chữ tài liền với chữ tai một vần”. Cuộc đời Thúy Kiều và Tiểu Thanh chính là minh chứng và cũng là nạn nhân của những bất công, phi lý của cuộc đời.
Thúy Kiều tài sắc như vậy nên người nàng yêu cũng phải là một văn nhân “vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa”. Hai người đã thề nguyền “Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai” và có vầng trăng trên trời làm chứng. Nhưng rồi tai họa ập đến với gia đình khiến Thúy Kiều đành phải hy sinh chữ tình vì chữ hiếu. Việc Kiều bán mình chuộc cha không phải vì nàng hành động theo đạo lý tam cương của Nho gia mà đó là đạo hiếu của kẻ làm con: “Làm con trước phải đền ơn sinh thành”. Nhưng chỉ Nguyễn Du mới hiểu đến tận cùng bi kịch của Thúy Kiều khi phải trao duyên cho em, nhờ em thay mình trả nghĩa chàng Kim. Nàng giờ sống mà như đã chết. Biết bao đau đớn khi Kiều nhận mình là kẻ phụ bạc:
“Ôi Kim Lang, hỡi Kim Lang
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”
(Truyện Kiều)
Màn trao duyên ấy chính là bi kịch đầu tiên mở ra quãng đời 15 năm “oan khổ lưu ly” của Thúy Kiều. Cuộc sống “êm đềm trướng rủ màn che” ngày xưa giờ đã thay bằng cuộc sống “Dập dìu lá gió cành chim – Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Tràng Khanh”. Thúy Kiều không tìm thấy chút vui thú nào trong cuộc sống “bướm lả ong lơi” ấy, mà tâm trạng thực của nàng là vui gượng, là sầu, buồn, cuối cùng đọng lại ở nỗi đau, một nỗi đau luôn dày vò, không thể giải tỏa. Có nhà nghiên cứu đã nhận xét rằng cái “giật mình mình lại thương mình xót xa” của cô Kiều mới đáng quý biết chừng nào. Nếu không có những phút “giật mình” ấy thì nàng Kiều cũng tầm thường như một cô gái làng chơi mất hết nhân phẩm. Cái “giật mình” ấy chứng tỏ Thúy Kiều đã đau đớn biết bao nhiêu khi nhân phẩm bị nhơ bẩn, “Mặt sao dày gió dạn sương – Thân sao bướm chán ong chường bấy thân”. Nàng phẫn uất, đay nghiến thực trạng phũ phàng, cuộc sống bị cầm tù trong một vòng tròn luẩn quẩn không lối thoát:
“Đã cho lấy chữ hồng nhan
Làm cho cho hại cho tàn cho cân
Đã đày vào kiếp phong trần
Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi” (Truyện Kiều)
Người đọc dường như không phân biệt được đâu là lời của nhân vật, đâu là lời của nhà thơ vì Nguyễn Du đã nhập thân để hiểu tận cùng nỗi đau của Thúy Kiều và bất bình thay cho nàng.
Thúc Sinh xuất hiện trong cuộc đời Kiều không phải chỉ như một khách làng chơi mà còn như một người tình, một người chồng, một ân nhân. Chính Thúc Sinh đã chuộc nàng ra khỏi xanh và cưới nàng làm vợ lẽ. Nhưng mối duyên này ngắn ngủi. Thúc Sinh phải về quê báo tin “vườn cũ thêm hoa” với vợ cả là Hoạn Thư. Cảnh từ biệt của hai người không chỉ có buồn, có lưu luyến như các cuộc chia ly thong thường khác mà còn có dự cảm về một cuộc chia tay vĩnh viễn
“Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường” (Truyện Kiều)
Những nỗi đoạn trường cứ bám lấy cuộc đời Thúy Kiều như một định mệnh, không cho nàng được sống thanh thảnh, vui vẻ, dù là ngắn ngủi.
Tiểu Thanh cũng vậy. Nàng tài sắc là thế mà phải làm lẽ, sống trong sự dày vò của người vợ cả độc ác. Tiểu Thanh không giống Thúy Kiều, 16 tuổi đã phải dấn thân vào kiếp đoạn trường, nhưng cảnh sống bị cầm tù ở núi Cô Sơn, ngày ngày lo sợ bị người vợ cả hãm hại thì có khác gì cái chết. Một cái chết dần dần, mòn mỏi, và không kém phần đau đớn. Sau 300 chỉ có Nguyễn Du lặng lẽ viếng nàng bên khung của qua tập di cảo còn sót lại. Cảnh đẹp Tây Hồ cũng chịu số phận truân chuyên của giai nhân:
“Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn”
(Độc Tiểu Thanh ký)
Nguyễn Du xót thương cho số phận của “văn chương”, của “son phấn” cũng bị liên lụy vào nỗi đoạn trường bởi chúng mang cái mệnh của con người:
“Chi phấn hữu thần liên tử hận
Văn chương vô mệnh lụy phần dư”
(Son phấn có thần chôn vẫn hận
Văn chương không mệnh đốt còn vương) (Độc Tiểu Thanh ký)
Vẫn biết rằng “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” nhưng đó vẫn là “nỗi hờn kim cổ” mà Nguyễn Du muốn chất vấn trời cao, hay chất vấn cuộc đời, song rốt cuộc vẫn không có lời giải đáp. Chỉ biết rằng đó là “phong vận kì oan” (nỗi oan lạ lùng) của những kẻ mang nết phong nhã. Hồng nhan đa truân, tài tử đa cùng là cái án tiền định của những người như Thúy Kiều, Tiểu Thanh phải mang. Tiếng khóc của nàng Kiều trước mộ Đạm Tiên:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
(Truyện Kiều)
cũng chính là tiếng khóc của nàng cho chính mình mai sau và là tiếng khóc cho những phận đàn bà nói chung.
Rốt cuộc thì Đạm Tiên, Thúy Kiều hay Tiểu Thanh dù số phận có nhiều điểm khác nhau thì cũng là “cùng một lứa bên trời lân đận”. Nguyễn Du cũng tự coi mình là người cùng hội cùng thuyền với những người mắc nỗi oan lạ lùng vì vết phong nhã. Tố Như đau cho số phận của Tiểu Thanh cũng là tự thương cho chính những lận đận của mình, bởi vậy mới khao khát tri kỷ:
“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”
(Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng)
(Độc Tiểu Thanh ký)
“Khấp” có nghĩa là khóc thầm, còn “khốc” là khóc lớn, khóc thành tiếng. Nguyễn Du cả đời khóc thương cho những bất hạnh của con người nhưng cuối cùng cũng chỉ mong được người đời sau khóc thầm. Đó là khao khát tri âm khiêm nhường của một con người rất hiểu đời.
Đọc “Truyện Kiều” và “Độc Tiểu Thanh ký”, Nguyễn Du luôn hỏi trời về những đau khổ của con người nhưng thực tế trong tác phẩm, Nguyễn Du lại cho thấy nguyên nhân nhưng đau khổ của con người là do những thế lực thù địch chà đạp lên cuộc sống và quyền sống chính đáng của con người. Nếu không có chế độ phong kiến với sự thống trị của đồng tìền thì Kiều đâu có 15 năm lênh đênh trong bể đoạn trường, nếu không có chế độ đa thê thì Tiểu Thanh chắc cũng không có số phận bi kịch như thế. Nguyễn Du đau nỗi đau của con người, hiểu thấu được nguyên nhân của những bi kịch ấy nhưng Nguyễn Du bất lực bởi chính ông cũng là nạn nhân của những bể dâu cuộc đời. Nỗi đau của Nguyễn Du, sự cô đơn của Nguyễn Du, tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du đều xuất phát từ một trái tim nghệ sĩ lớn.
Nếu như cảm hứng nhân bản nghiêng về đồng cảm với những khát vọng rất người của con người, cảm hứng nhân văn thiên về ngợi ca vẻ đẹp của con người thì cảm hứng nhân đạo là cảm hứng bao trùm.
Cốt lõi của cảm hứng nhân đạo là lòng thương. Bản chất của nó là chữ tâm đối với con người. Một tác phẩm mang cảm hứng nhân đạo khi nó ca ngợi phẩm chất cao đẹp của con người, không những thế phải đồng cảm xót thương những số phận bị chà đạp, lên án tố cáo những thế lực thù địch, đồng thời phải biết đồng tình với khát vọng và ước mơ chính đáng của con người.
Nguyễn Du yêu thương con người đến tận cùng, vì vậy các tác phẩm của ông cũng nhân đạo đến tận cùng. Chỉ qua ba đoạn trích Truyện Kiều và bài thơ Độc Tiểu Thanh ký trong SGK, người đọc cũng hiểu được phần nào tấm lòng nhân đạo của thi hào Nguyễn Du.
Cảm thương cho những kiếp hồng nhan mà đa truân, tài tử mà đa cùng không phải là cảm hứng mới mẻ trong văn học, nhưng phải đến Nguyễn Du, người đọc mới thực sự đau lòng vì “những điều trông thấy” bởi Nguyễn Du viết về nỗi đau của người khác như nỗi đau của chính mình.
Sắc đẹp khuynh thành và tài năng hiếm có của Thúy Kiều đã được Nguyễn Du đặc tả trong hai câu thơ:
“Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”
(Truyện Kiều)
Còn Tiểu Thanh, một con người có thật sống cách Nguyễn Du 300 năm ở Trung Quốc cũng là một người con gái đẹp, có tài thơ, còn để lại tập di cảo Tiểu Thanh ký. Truyện kể lại rằng trước khi chết, Tiểu Thanh đã khóc vì nhìn bức chân dung của mình và nhận ra mình đẹp. Đau đớn biết bao nhiêu khi một người con gái còn rất trẻ khi sắp chết lại thấy mình đẹp. Thế nhưng chính Nguyễn Du lại thấm thía hơn ai hết rằng: “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”, rằng: “Có tài mà cậy chi tài – Chữ tài liền với chữ tai một vần”. Cuộc đời Thúy Kiều và Tiểu Thanh chính là minh chứng và cũng là nạn nhân của những bất công, phi lý của cuộc đời.
Thúy Kiều tài sắc như vậy nên người nàng yêu cũng phải là một văn nhân “vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa”. Hai người đã thề nguyền “Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai” và có vầng trăng trên trời làm chứng. Nhưng rồi tai họa ập đến với gia đình khiến Thúy Kiều đành phải hy sinh chữ tình vì chữ hiếu. Việc Kiều bán mình chuộc cha không phải vì nàng hành động theo đạo lý tam cương của Nho gia mà đó là đạo hiếu của kẻ làm con: “Làm con trước phải đền ơn sinh thành”. Nhưng chỉ Nguyễn Du mới hiểu đến tận cùng bi kịch của Thúy Kiều khi phải trao duyên cho em, nhờ em thay mình trả nghĩa chàng Kim. Nàng giờ sống mà như đã chết. Biết bao đau đớn khi Kiều nhận mình là kẻ phụ bạc:
“Ôi Kim Lang, hỡi Kim Lang
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”
(Truyện Kiều)
Màn trao duyên ấy chính là bi kịch đầu tiên mở ra quãng đời 15 năm “oan khổ lưu ly” của Thúy Kiều. Cuộc sống “êm đềm trướng rủ màn che” ngày xưa giờ đã thay bằng cuộc sống “Dập dìu lá gió cành chim – Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Tràng Khanh

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Quỳnh Anh Đỗ
03/03/2018 19:08:02
Truyện Kiều” là kiệt tác của thi hào dân tộc Nguyễn Du, cũng là kiệt tác của nền văn học Việt Nam.“Truyện Kiều” vừa có giá trị lớn về mặt nội dung vừa có giá trị về mặt nghệ thuật.
Phân tích các đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, “Mã Giám Sinh mua Kiều”, “Kiều báo ân báo oán” ta thấy được tác giả đã thương xót cho số phận bất hạnh của Thuý Kiều cũng là thương xót cho số phận bất hạnh của biết bao người phụ nữ trong xã hội cũ.
Chủ nghĩa nhân đạo là tư tưởng yêu thương con người, tôn trọng các giá trị của con người.
Biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo: Trân trọng vẻ đẹp của con người. Thương xót cho số phận đau thương của con người. Tố cáo, phê phán những thế lực chà đạp lên con người. Đồng thời, thấu hiểu ước mơ của con người.
Giá trị nhân đạo trong “Truyện Kiều” thể hiện ở tấm lòng thương xót đối với người phụ nữ bất hạnh. Trong đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”, ngòi bút nhân đạo của Nguyễn Du giúp người đọc thấy được tấm lòng của ông dành cho nhân vật Thuý Kiều. Thuý Kiều là người con hiếu thảo. Trước cảnh gia biến, nàng đã bán mình để lấy tiền cứu cha và gia đình khỏi tai hoạ. Bằng bút pháp ước lệ, tác giả làm nổi bật tâm trạng tủi hổ, cảm giác nhục nhã, ê chề của Kiều khi nàng bị coi như một món hàng. Con người Kiều, tài sắc của Kiều đã trở thành món hàng đem ra mua bán. Mụ mối và Mã Giám Sinh “Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ”. Không những thế, chúng còn: “Cò kè bớt một thêm hai”. Nguyễn Du đã cảm thương cho nỗi đau khổ của nàng khi Mã Giám Sinh cân sắc cân tài. Nguyễn Du thấu hiểu tâm trạng Kiều. Đoạn thơ chứa chan tinh thần nhân đạo là ở những chi tiết nội dung ấy.
Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, tác giả đã giúp cho người đọc hiểu được nỗi đau, nỗi nhớ thương, nỗi cô đơn, lo sợ của nàng Kiều. Phải bán mình chuộc cha, trao duyên cho em, Kiều rơi vào tay Mã Giám Sinh và Tú Bà. Kiều không chịu tiếp khách làng chơi nên nàng tìm đến cái chết. Nhưng rồi nàng đã được cứu sống. Tú Bà dỗ ngon ngọt và cho nàng ra ở lầu Ngưng Bích. Thực ra Kiều bị giam lỏng tại nơi đây. Đây chính là điểm khởi đầu cho con đường lưu lạc đầy đau thương, tủi nhục của nàng Kiều. Ngòi bút của Nguyễn Du như nhỏ lệ khi miêu tả cảnh vật thông qua tâm trạng của Thuý Kiều. Giữa thiên nhiên vắng lặng và mênh mông, không một bóng người, Kiều chỉ còn biết: “Bốn bề bát ngát xa trông”.Một cảm giác cô đơn, buồn tủi và bẽ bàng xâm chiếm tâm hồn nàng. Nàng xót xa cho thân phận, số kiếp mình:
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Phải chăng đó chính là nỗi xót xa của tác giả dành cho những con người bất hạnh như Thuý Kiều.
Giá trị nhân đạo thế hiện ở chỗ tác giả ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình cũng như vẻ đẹp về phẩm chất của chị em nàng Kiều. Trong đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”, tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp của Thuý Vân và Thuý Kiều bằng những lời tuyệt mĩ.
Tả Thuý Vân, ngòi bút của Nguyễn Du thể hiện sự trân trọng:
Vân xem trang trọng khác vời
Hai chữ “trang trọng” nói lên vẻ đẹp cao sang, quý phái của Thuý Vân. Vẻ đẹp trang trọng, đoan trang của người thiếu nữ được so sánh với những thứ cao đẹp trên đời: Trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc.
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
Tác giả đã sử dụng những hình ảnh thiên nhiên có vẻ đẹp đặc biệt, trong trắng, tinh khiết, rực rỡ để miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân. Khuôn mặt đẹp như trăng rằm. Nụ cười tươi như hoa. Giọng nói trong trẻo thoát ra từ hàm răng ngà ngọc. Làn tóc mềm mại, thướt tha đẹp hơn mây trời. Màu trắng của tuyết đặt bên màu da của Vân vẫn còn thua bởi da của Thuý Vân không chỉ trắng, mịn màng như tuyết mà còn có cả sức sống tràn trề của người con gái bước vào tuổi dậy thì.
Bằng biện pháp nghệ thuật so sánh ẩn dụ, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp trung thực, phúc hậu mà quý phái của người thiếu nữ. Chân dung của Thuý Vân là chân dung mang tính cách số phận, vẻ đẹp của Vân tạo sự êm đềm hoà hợp với xung quanh. “Mây thua”, “tuyết nhường” nên nàng sẽ có cuộc đời suôn sẻ.
Phải là người biết yêu quý cái đẹp, biết trân trọng cái đẹp, Nguyễn Du mới có được sự miêu tả như thế.
-- Để xem được đầy đủ nội dung còn lại, mời quý thầy cô và các em vui lòng đằng nhập vào HỌC247 để dowload tài liệu về máy --
Thấu hiểu ước mơ của con người. Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã thể hiện một ước mơ cao cả: Ước mơ một cuộc sống công bằng, cái thiện được khuyến khích, nâng niu, cái ác phải bị trừng phạt, phải trả giá. Nhân vật Từ Hải là đấng anh hùng trượng nghĩa, là người thực hiện ước mơ công lý của Nguyễn Du. Chính Từ Hải là người giải thoát Kiều khỏi chốn lầu xanh, cho Kiều cơ hội đổi đời, và cho Kiều cơ hội báo ân, báo oán è Ước mơ tốt đẹp, đáng trân trọng.
Trong đoạn trích “Kiều báo ân báo oán” thái độ của Kiều rất rõ ràng:
Với người có ân, một mực trân trọng. Thể hiện qua hành động báo ân cho Thúc Sinh:
“Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân
Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là”
Với kẻ có tội, nghiêm khắc, công bằng, trừng phạt đúng người đúng tội, khoan hồng cho kẻ thực tâm hối cải. Lời nói đanh thép vạch tội Hoạn Thư:
“Dễ dàng là thói hồng nhan
Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều”
Chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du là một chủ nghĩa nhân đạo thấm đẫm yêu thương. Nhân vật Thúy Kiều là nhân vật Nguyễn Du gửi gắm tâm sự. Chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du là một chủ nghĩa nhân đạo mới mẻ: Coi vẻ đẹp con người cao hơn thiên nhiên; tôn vinh cái tài của con người. Tấm lòng xót xa, thương cảm cho những con người tài hoa mà bất hạnh. Ca ngợi vẻ đẹp về mặt ngoại hình, tài năng và tâm hồn của những người con gái có sô phận bất hạnh. Thái độ khinh bỉ của tác giả đối với những kẻ buôn người. Chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du hòa vào dòng chảy chủ nghĩa nhân đạo truyền thống của dân tộc, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống, góp một tiếng nói bảo vệ, nâng niu con người đầy giá trị. Giá trị nhân đạo được truyền tải qua những nghệ thuật đặc sắc. Nghệ thuật xây dựng nhân vật (qua lời thoại, qua ngoại hình, qua tính cách) đặc sắc, điêu luyện. Nghệ thuật miêu tả tài tình: bút pháp tả mây tô trăng, phục bút, điểm nhãn, thủ pháp ước lệ…Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ bậc thầy, làm thăng hoa ngôn ngữ dân tộc. Qua các đoạn trích, ta thấy nhà thơ có một trái tim nhân đạo bao la. Thật đúng là:
“Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều”.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư