Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Qua nhân vật lão Hạc, ông giáo trong truyện 'Lão Hạc'' của Nam Cao, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên

Đề bài : "Ông giáo không phải là nhân vật trung tâm, sự hiện diện của ông giáo làm cho ''bức tranh quê'' càng thêm đày đủ.''
Qua nhân vật lão hạc, ông giáo trong truyện ''lão hạc '' của Nam Cao, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
6 trả lời
Hỏi chi tiết
1.229
1
0
mỹ hoa
06/01/2019 18:57:54
Có những người nông dân nghèo khổ, còn những sự khổ đau, còn những sự mất mát, và nhân vật ông giáo, như một con người chiêm nghiệm sâu sắc về những điều đó - về cuộc đời và về con người.
Bức tranh quê với 2 mảng sáng tối đối lập . Giả sử như mảng sáng ấy chỉ có một mình Lão Hạc cũng với những ngừoi nông dân nghèo luôn bị áp bức thì công lý về đâu, sức mạng về đâu và hạnh phúc đến bao giờ mới đến. Bức tranh quê ấy sẽ như thế nào! Chỉ là người bóc lột người, mà cái sáng thì sẽ bị bóng tối dập tắt nếu như cứ mãi tồn tại như thế.

Và giá trị nhân văn mà Nam Cao muốn gửi gắm trong "Lão Hạc" cũng đều đến từ những suy nghĩ, chiêm nghiệm của ông giáo về cuộc đời này.

Xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm, nhân vật tôi là người bạn, là chỗ dựa tinh thần của Lão Hạc. Những suy nghĩ của nhân vật này giúp người đọc hiểu rõ hơn về con người Lão Hạc. Nhân vật Lão Hạc đẹp, cao quý thực sự thông qua nhân vật tôi
Cái hay của tác phẩm này chính là ở chỗ tác giả cố tình đánh lừa để ngay cả một người thân thiết, gần gũi với Lão Hạc như ông giáo vẫn có lúc hiểu lầm về lão. Sự thật nhân vật tôi cố hiểu, cố dõi theo mới hiểu hết con người Lão Hạc. Khi nghe Binh Tư cho biết Lão Hạc xin bã chó, ông giáo ngỡ ngàng, chột dạ: “Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có cái ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày lại thêm đáng buồn”. Chi tiết này đẩy tình huống truyện lên đến đỉnh điểm. Nó đánh lừa chuyển ý nghĩ tốt đẹp của ông giáo và người đọc sang một hướng khác: Một con người giàu lòng tự trọng, nhân hậu như Lão Hạc cuối cùng cũng bị cái ăn làm cho tha hoá, biến chất sao? Nếu Lão Hạc như thế thì niềm tin về cuộc đời về ông giáo sẽ sụp đổ, vỡ tan như chồng ly thủy tinh vụn nát.

Nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn dữ dội vì ăn bã chó của Lão Hạc, ông giáo mới vỡ oà ra: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn hay vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác”. Đến đây truyện đi đến hồi mở nút, để cho tâm tư chất chứa của ông giáo tuôn trào theo dòng mạch suy nghĩ chân thành, sâu sắc về Lão Hạc và người nông dân... “Chao ôi! Đối với những người xung quanh ta, nếu không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dỡ, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa bỉ ổi ... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương”.

Có lẽ đây là triết lý sống xen lẫn cảm xúc xót xa của Nam Cao. ở đời cần phải có một trái tim biết rung động, chia xẻ, biết yêu thương, bao bọc người khác, cần phải nhìn những người xung quanh mình một cách đầy đủ, phải biết nhìn bằng đôi mắt của tình thương.

Với Nam Cao con người chỉ xứng đáng với danh hiệu con người khi biết đồng cảm với những người xung quanh, biết phát hiện, trân trọng, nâng niu những điều đáng quý, đáng thương. Muốn làm được điều này con người cần biết tự đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của người khác để hiểu đúng, thông cảm thực sự cho họ.(Ý nói tới Ông Giáo)
Cũng như nói rằng Nhân vật Ông giáo cũng phần nào cho ta biết giá trị cuộc sống của con người đừng đánh giá họ bằng vẻ bề ngoài mà hãy tìm hiểu giá trị thực chất con người bên trong họ rồi ta hãy kết luận sự việc,cũng như khi ông giáo thấy Binh Tư nói chuyện với Lão Hạc ông tưởng lầm rằng Lão hạc đã thay đổi nhưng khi ông giáo chứng kiến cái chết vì ăn bã chó cua Lão hạc thi ông giáo và người đọc mới nhận ra ta đùng nên xem vẻ bề ngoài là tất cả mà haỹ cho người khác một cơ hội và hãy hiểu rõ con người họ trước khi ta kết luận một sự việc gì đó.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Thanh Hằng Nguyễn
06/01/2019 18:59:46

Đọc truyện "Lão Hạc", ta bắt gặp bao con người, bao số phận, bao mảnh đời đáng thương, bao tấm lòng đáng trọng: Lão Hạc và cậu con trai "phẫn chí" đi phu đồn điền cao su, ông giáo và người vợ, Binh Tư và thằng Mục, thằng Xiên,... Giữa bóng tối cuộc đời cùng quẫn sau xóm làng quê bùn đọng, ta vẫn tìm thấy ít nhiều ánh sáng tâm hồn nhân hậu, chứa chan tình thương yêu. Bên cạnh nhân vật lão Hạc là ông giáo, một nhân vật để lại bao ấn tượng đối với mỗi chúng ta vẻ người trí thức nghèo trong xã hội cũ.

Không rõ họ tên là gì. Hai tiếng "ỏng giáo" đã khẳng định vị thế của một con người giữa làng quê trước năm 1945 "nhiều,chữ nghĩa, nhiều lí luận, người ta kiêng nể". Hai tiếng "ông giáo" từ miệng lão Hạc nói ra, lúc nào cũng đượm vẻ thân tình, cung kính, trọng vọng: "Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ",..."Vâng, ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng"..., "Tôi cắn rơm, cắn có tôi lạy ông giáo !".

Hãy đi ngược thời gian, tìm về thời trai trẻ của ông giáo. Là một con người chăm chỉ, ham mê, sống vì một lí tưởng đẹp với bao mộng tưởng. Ông đã từng lăn lộn vào tận Sài Gòn, “hòn ngọc Viễn Đông" thời ấy, để làm ăn, để học tập, để gây dựng sự nghiệp. Cái va-li "đựng toàn những sách" được người thanh niên ấy rất "nâng niu"; cái kỉ niệm "đầy những say mê đẹp và cao vọng" ấy, hơn sáu chục năm sau còn làm cho ta xúc động và quý trọng một nhân cách đẹp.

Con người "nhiều chữ nghĩa'' ấy lại nghèo. Sau một trận ốm nặng ở Sài Gòn, quần áo bán gần hết, về quê chỉ có một va-li sách. Nếu lão Hạc quý cậu Vàng bao nhiêu thì ông giáo lại quý những quyển sách của mình bấy nhiêu. Bởi lẽ những quyển sách ấy đã làm bừng lên trong lòng ông "như một rạng đông" thời trai trẻ, làm cho cuộc đời thêm sắc màu ý vị, sống say mê, "trong trẻo, biết yêu và biết ghét".

Cái nghèo vẫn đeo đẳng ổng giáo mãi, "ông giáo khổ trường tư". Vận hạn xảy ra luôn luôn như ông nghĩ: "Đời người ta không chỉ khổ một lần”. Sách cứ bán dần đi. Chỉ còn giữ lại 5 quyển sách với lời nguyền: "... dù có phải chết cũng không bán". Như một kẻ cùng đường phải bán máu. Đứa con thơ bị chứng kiết lị gần kiệt sức, ông giáo đã phải bán nốt đi 5 cuốn sách cuối cùng, cái gia tài quý giá nhất của người trí thức nghèo. "Lão Hạc ơi! Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu?", lời than ấy cất lên nghe thật não nuột, đã thể hiện một nhân cách đẹp trước sự khốn cùng: biết sống và dám hi sinh vì cuộc sống!

Ông giáo là một trí thức có trái tim nhân hậu rất đáng quý. Ông là chỗ dựa tinh thần, là niềm an ủi, tin cậy của lão Hạc. Ông giáo là nơi để lão Hạc san sẻ bao nỗi đau, nỗi buồn. Nhờ đọc hộ một lá thư, nhờ viết hộ một lá thư cho đứa con trai đi phu đồn điền. Tâm sự về mảnh vườn và chuyện đứa con trai "phần chí" không lấy được vợ. San sẻ về nỗi đau buồn sau khi bán cậu Vàng cho thằng Mục, thằng Xiên,... Có lúc là một điếu thuốc lào, một bát nước chè xanh, một củ khoai lang... "Lúc tắt lửa tối đèn có nhau". Ông giáo đã đồng cảm, đã thương xót, đã san sẻ với lão Hạc với tất cả tình người. Ai đã từng là độc giả của Nam Cao, chắc sẽ không bao giờ quên mẩu đối thoại này:

... Tôi bùi ngùi nhìn lão, bảo:

- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tỏi sung sướng hơn chăng?

- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?

Lão cười và ho sòng sọc. Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão,ôn tồn bảo:

- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm chờ tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... Thế là sướng.

- Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng"...

Ông giáo đã thương lão Hạc "như thể thương thân”. Không chỉ an ủi, động viên, mà ông còn tìm mọi cách để "ngấm ngầm giúp" khi biết lão Hạc đã nhiều ngày ăn rau, ăn khoai, ăn củ ráy... Trong lúc đàn con của ông giáo cũng đang đói; cái nghĩa cử "Lá lành đùm lá rách" ấy mới cao đẹp biết bao!

Ông giáo nghèo mà đức độ lắm. Trước khi ăn bả chó, lão Hạc đã gửi ông giáo 30 đồng để phòng khi chết "gọi là của lão có tí chút...", gửi lại ông giáo ba sào vườn cho đứa con trai... Tình tiết ấy cho thấy lão Hạc rất tin ông giáo. Ông giáo là người để lão Hạc "chọn mặt gửi vàng. Giữa cái xã hội đen bạc thời ấy, một bà cô dành cho đứa cháu nội bát nước cháo đã vữa ra như một sự bố thí (Những ngày thơ ấu), vợ tên địa chủ bắt bí, bóp nặn người đàn bà khốn cùng để mua rẻ đứa con gái lên bảy tuổi và ổ chó (Tắt đèn), một tên phụ mẫu ăn bẩn đồng hào của chị nhà quê (Đồng hào có ma)..., ta mới thấy niềm tin, sự kính trọng của kẻ khốn cùng đối với ông giáo thật là thánh thiện.

Trước cái chết "dữ dội" của lão Hạc, cái chết "đau đớn và bất thình lình", chỉ có ông giáo và Binh Tư hiểu... Ông giáo khẽ cất lời than trước vong linh người láng giềng hiền lành tội nghiệp. Trong giọt lệ là những lời hứa của một nhân cách cao đẹp, đáng trọng: "Lão Hạc ơi! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tỏi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...”.

Cùng với ông giáo Thứ trong "Sống mòn", Điển trong "Trăng sáng", nhân vật "tôi" trong "Mua nhà", hình ảnh ông giáo trong truyện "Lão Hạc" đã kết tinh cái tâm và cái tài của Nam Cao trong nghệ thuật xây dựng nhân vật - nhà văn nghèo, ông giáo khổ trường tư - trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Đó là những con người nghèo mà trong sạch, hăm hở và nhiệt tâm từng ôm ấp bao mộng đẹp, sống nhân hậu, vị tha. Có người đã cho rằng, ông giáo là một nhân vật tự truyện, mang dáng dấp hình bóng Nam Cao. Ý kiến ấy rất lí thú.


Trong truyện "Lão Hạc", ông giáo vừa là nhân vật, vừa là người dẫn chuyện. Không phải là nhân vật trung tâm, nhưng sự hiện diện của ông giáo đã làm cho "Bức tranh quê' ngày xa xưa ấy thêm sáng tỏ. Nhân vật ông giáo là chiếc gương soi sáng cuộc đời và tâm hồn lão Hạc, đã góp phần tô đậm giá trị nhân đạo của truyện ngắn đặc sắc này

2
0
Thanh Hằng Nguyễn
06/01/2019 18:59:47

Đọc truyện "Lão Hạc", ta bắt gặp bao con người, bao số phận, bao mảnh đời đáng thương, bao tấm lòng đáng trọng: Lão Hạc và cậu con trai "phẫn chí" đi phu đồn điền cao su, ông giáo và người vợ, Binh Tư và thằng Mục, thằng Xiên,... Giữa bóng tối cuộc đời cùng quẫn sau xóm làng quê bùn đọng, ta vẫn tìm thấy ít nhiều ánh sáng tâm hồn nhân hậu, chứa chan tình thương yêu. Bên cạnh nhân vật lão Hạc là ông giáo, một nhân vật để lại bao ấn tượng đối với mỗi chúng ta vẻ người trí thức nghèo trong xã hội cũ.

Không rõ họ tên là gì. Hai tiếng "ỏng giáo" đã khẳng định vị thế của một con người giữa làng quê trước năm 1945 "nhiều,chữ nghĩa, nhiều lí luận, người ta kiêng nể". Hai tiếng "ông giáo" từ miệng lão Hạc nói ra, lúc nào cũng đượm vẻ thân tình, cung kính, trọng vọng: "Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ",..."Vâng, ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng"..., "Tôi cắn rơm, cắn có tôi lạy ông giáo !".

Hãy đi ngược thời gian, tìm về thời trai trẻ của ông giáo. Là một con người chăm chỉ, ham mê, sống vì một lí tưởng đẹp với bao mộng tưởng. Ông đã từng lăn lộn vào tận Sài Gòn, “hòn ngọc Viễn Đông" thời ấy, để làm ăn, để học tập, để gây dựng sự nghiệp. Cái va-li "đựng toàn những sách" được người thanh niên ấy rất "nâng niu"; cái kỉ niệm "đầy những say mê đẹp và cao vọng" ấy, hơn sáu chục năm sau còn làm cho ta xúc động và quý trọng một nhân cách đẹp.

Con người "nhiều chữ nghĩa'' ấy lại nghèo. Sau một trận ốm nặng ở Sài Gòn, quần áo bán gần hết, về quê chỉ có một va-li sách. Nếu lão Hạc quý cậu Vàng bao nhiêu thì ông giáo lại quý những quyển sách của mình bấy nhiêu. Bởi lẽ những quyển sách ấy đã làm bừng lên trong lòng ông "như một rạng đông" thời trai trẻ, làm cho cuộc đời thêm sắc màu ý vị, sống say mê, "trong trẻo, biết yêu và biết ghét".

Cái nghèo vẫn đeo đẳng ổng giáo mãi, "ông giáo khổ trường tư". Vận hạn xảy ra luôn luôn như ông nghĩ: "Đời người ta không chỉ khổ một lần”. Sách cứ bán dần đi. Chỉ còn giữ lại 5 quyển sách với lời nguyền: "... dù có phải chết cũng không bán". Như một kẻ cùng đường phải bán máu. Đứa con thơ bị chứng kiết lị gần kiệt sức, ông giáo đã phải bán nốt đi 5 cuốn sách cuối cùng, cái gia tài quý giá nhất của người trí thức nghèo. "Lão Hạc ơi! Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu?", lời than ấy cất lên nghe thật não nuột, đã thể hiện một nhân cách đẹp trước sự khốn cùng: biết sống và dám hi sinh vì cuộc sống!

Ông giáo là một trí thức có trái tim nhân hậu rất đáng quý. Ông là chỗ dựa tinh thần, là niềm an ủi, tin cậy của lão Hạc. Ông giáo là nơi để lão Hạc san sẻ bao nỗi đau, nỗi buồn. Nhờ đọc hộ một lá thư, nhờ viết hộ một lá thư cho đứa con trai đi phu đồn điền. Tâm sự về mảnh vườn và chuyện đứa con trai "phần chí" không lấy được vợ. San sẻ về nỗi đau buồn sau khi bán cậu Vàng cho thằng Mục, thằng Xiên,... Có lúc là một điếu thuốc lào, một bát nước chè xanh, một củ khoai lang... "Lúc tắt lửa tối đèn có nhau". Ông giáo đã đồng cảm, đã thương xót, đã san sẻ với lão Hạc với tất cả tình người. Ai đã từng là độc giả của Nam Cao, chắc sẽ không bao giờ quên mẩu đối thoại này:

... Tôi bùi ngùi nhìn lão, bảo:

- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tỏi sung sướng hơn chăng?

- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?

Lão cười và ho sòng sọc. Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão,ôn tồn bảo:

- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm chờ tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... Thế là sướng.

- Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng"...

Ông giáo đã thương lão Hạc "như thể thương thân”. Không chỉ an ủi, động viên, mà ông còn tìm mọi cách để "ngấm ngầm giúp" khi biết lão Hạc đã nhiều ngày ăn rau, ăn khoai, ăn củ ráy... Trong lúc đàn con của ông giáo cũng đang đói; cái nghĩa cử "Lá lành đùm lá rách" ấy mới cao đẹp biết bao!

Ông giáo nghèo mà đức độ lắm. Trước khi ăn bả chó, lão Hạc đã gửi ông giáo 30 đồng để phòng khi chết "gọi là của lão có tí chút...", gửi lại ông giáo ba sào vườn cho đứa con trai... Tình tiết ấy cho thấy lão Hạc rất tin ông giáo. Ông giáo là người để lão Hạc "chọn mặt gửi vàng. Giữa cái xã hội đen bạc thời ấy, một bà cô dành cho đứa cháu nội bát nước cháo đã vữa ra như một sự bố thí (Những ngày thơ ấu), vợ tên địa chủ bắt bí, bóp nặn người đàn bà khốn cùng để mua rẻ đứa con gái lên bảy tuổi và ổ chó (Tắt đèn), một tên phụ mẫu ăn bẩn đồng hào của chị nhà quê (Đồng hào có ma)..., ta mới thấy niềm tin, sự kính trọng của kẻ khốn cùng đối với ông giáo thật là thánh thiện.

Trước cái chết "dữ dội" của lão Hạc, cái chết "đau đớn và bất thình lình", chỉ có ông giáo và Binh Tư hiểu... Ông giáo khẽ cất lời than trước vong linh người láng giềng hiền lành tội nghiệp. Trong giọt lệ là những lời hứa của một nhân cách cao đẹp, đáng trọng: "Lão Hạc ơi! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tỏi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...”.

Cùng với ông giáo Thứ trong "Sống mòn", Điển trong "Trăng sáng", nhân vật "tôi" trong "Mua nhà", hình ảnh ông giáo trong truyện "Lão Hạc" đã kết tinh cái tâm và cái tài của Nam Cao trong nghệ thuật xây dựng nhân vật - nhà văn nghèo, ông giáo khổ trường tư - trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Đó là những con người nghèo mà trong sạch, hăm hở và nhiệt tâm từng ôm ấp bao mộng đẹp, sống nhân hậu, vị tha. Có người đã cho rằng, ông giáo là một nhân vật tự truyện, mang dáng dấp hình bóng Nam Cao. Ý kiến ấy rất lí thú.


Trong truyện "Lão Hạc", ông giáo vừa là nhân vật, vừa là người dẫn chuyện. Không phải là nhân vật trung tâm, nhưng sự hiện diện của ông giáo đã làm cho "Bức tranh quê' ngày xa xưa ấy thêm sáng tỏ. Nhân vật ông giáo là chiếc gương soi sáng cuộc đời và tâm hồn lão Hạc, đã góp phần tô đậm giá trị nhân đạo của truyện ngắn đặc sắc này

1
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
06/01/2019 19:37:07

Nam Cao là cây bút truyện ngắn hiện thực năng lực, tài giỏi. Truyện của ông gắn liền với nông dân, làng quê. Đề tài này dường như trở thành quen thuộc với các tác phẩm của ông. "Lão Hạc" cũng là một trong số những truyện ngắn nổi bật của ông có đề tài về người nông dân. Trong truyện ngắn không chỉ nhớ đến nhân vật trung tâm là Lão Hạc mà còn nổi bật hình ảnh ông giáo - người bạn, người hàng xóm của lão.

Trong truyện, nhân vật ông giáo là hàng xóm của lão Hạc. Đây là nhân vật làm nghề dạy học, một nghề cao quý, đối với thời đấy là mooth nghề thanh danh, được nhiều người kính nể. Ông sống gần gũi, thân tình với lão Hạc, được lão Hạc trân trọng và tin tưởng. Trong mối quan hệ với lão Hạc nhân vật chính của truyện thì ông giáo là người biết thấu hiểu, đồng cảm sâu sắc, xót xa với lão Hạc. Điều ấy được Nam Cao khắc hoạ tài tình qua nhiều chi tiết. Lão Hạc thường qua nhà ông giáo chơi, trò chuyện : sẻ chia giãi bày mọi chuyện trong nhà những băn khoăn nỗi niềm tâm trạng về cậu con trai, con chó Vàng, những khó khăn tring cuộc sống nỗi niềm nhớ thương con, những tính toán sane xuất rồi việc nhà,... Ông giáo đều nghe, thấu hiểu và thương cho từng hoàn cảnh của Lão Hạc bởi vậy mà ông luôn chăm chú nghe và thâm tâm luôn trào niềm thương cảm.

Ông giáo lắng nghe tất cả chuyện của lão ,từ chuyện nhỏ đến to, đến cả những việc chẳng mấy quan trọng hay có ý nghĩa. Chuyện con Vàng bữa ăn như thế nào, chuyện con Vàng thông minh, gần gũi như người bạn,... Hơn một ai trong làng ấy, chỉ có ông giáo hiểu sâu sắc hoàn cảnh của lão Hạc. Ông hiểu lão Hạc chỉ có con Vàng làm banh vì vợ mất sớm, con trai vì phẫn quất không lấy được vợ mà bỏ đi đồn điền cao su. Ông giáo cũng là người hiểu rõ tâm tư tình cảm những nỗi đau niềm yêu thương, tấm lòng nhân hậu, lương thiện của một lão nông nhân hậu, một người cha thương con. Khi lão Hạc báo tin bán chó. Ông giáo ngạc nhiên và thấy đáng thương cho lão Hạc. Nhìn giọt nước mắt của lão mà ông giáo thương cảm vô vàn. Ông băn khoăn khi lão Hạc gửi hết tiền cho mình. Vẫn lặng lẽ quan sát thấy lão Hạc vất vả, khó nhọc kiếm được gì ăn nấy, muốn giúp đỡ mà cũng bất lực vì hoàn cảnh của mình cũng khó như lão.

Cho dù nhiều bảo lão Hạc gàn dở nhưng ông giáo một lòng trân trọng vì ông biết lão Hạc chết vì quyết giữ vườn cho con. Ông giáo nhận ra nét đẹp trong con người lão Hạc Đức hi sinh cao cả của người cha, lòng tự trọng đẹp đẽ của con người. Tuổi tác, nghề nghiệp, vị trí xã hội khác nhau nhưng không ngăn cách hai tâm hồn. Ông giáo và lão Hạc vẫn thân thiết, tin tưởng và thấu hiểu nhau. Từ đó ta thấy ông giáo là người có trái tim nhân hậu, yêu thương con người, đặc biệt với những người nghèo đói, khó khăn. Trước cái chết của lão Hạc, ông giáo từng buồn bã thất vọng vì nghĩ lão Hạc đã mất đi tấm lòng trong sáng. Nhưng chứng kiến cái chết ăn bả chó của lão để giữ tấ Nhân vật ông giáo tuy không phải nhân vật trung tâm nhưng luôn gắn bó chặt chẽ với nhân vật chính như một người bạn, tri kỉ, chứng kiến và kể lí chân thật câu chuyện.

Ông giáo là sự hoá thân của nhà văn Nam Cao, bày tỏ tình cảm thái độ về số phận của những người nông dân bất hạnh và phẩm chất cao đẹp của họ. Qua nhân vật ông giáo ta không chỉ thấy nhân vật hiện lên mà còn thấy cả tác giả với thái độ tình cảm và cảm nhận được cả đời sống nông dân thời bấy giờ.

Bài Mẫu Số 3: Cảm Nhận Về Nhân Vật Ông Giáo Trong Truyện Lão Hạc

Đọc truyện "Lão Hạc", ta bắt gặp bao con người, bao số phận, bao mảnh đời đáng thương, bao tấm lòng đáng trọng: Lão Hạc và cậu con trai "phẫn chí" đi phu đồn điền cao su, ông giáo và người vợ, Binh Tư và thằng Mục, thằng Xiên,... Giữa bóng tối cuộc đời cùng quẫn sau xóm làng quê bùn đọng, ta vẫn tìm thấy ít nhiều ánh sáng tâm hồn nhân hậu, chứa chan tình thương yêu. Bên cạnh nhân vật lão Hạc là ông giáo, một nhân vật để lại bao ấn tượng đối với mỗi chúng ta vẻ người trí thức nghèo trong xã hội cũ.

Không rõ họ tên là gì. Hai tiếng "ỏng giáo" đã khẳng định vị thế của một con người giữa làng quê trước năm 1945 "nhiều,chữ nghĩa, nhiều lí luận, người ta kiêng nể". Hai tiếng "ông giáo" từ miệng lão Hạc nói ra, lúc nào cũng đượm vẻ thân tình, cung kính, trọng vọng: "Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ",..."Vâng, ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng"..., "Tôi cắn rơm, cắn có tôi lạy ông giáo !".

Hãy đi ngược thời gian, tìm về thời trai trẻ của ông giáo. Là một con người chăm chỉ, ham mê, sống vì một lí tưởng đẹp với bao mộng tưởng. Ông đã từng lăn lộn vào tận Sài Gòn, "hòn ngọc Viễn Đông" thời ấy, để làm ăn, để học tập, để gây dựng sự nghiệp. Cái va-li "đựng toàn những sách" được người thanh niên ấy rất "nâng niu"; cái kỉ niệm "đầy những say mê đẹp và cao vọng" ấy, hơn sáu chục năm sau còn làm cho ta xúc động và quý trọng một nhân cách đẹp.

Con người "nhiều chữ nghĩa'' ấy lại nghèo. Sau một trận ốm nặng ở Sài Gòn, quần áo bán gần hết, về quê chỉ có một va-li sách. Nếu lão Hạc quý cậu Vàng bao nhiêu thì ông giáo lại quý những quyển sách của mình bấy nhiêu. Bởi lẽ những quyển sách ấy đã làm bừng lên trong lòng ông "như một rạng đông" thời trai trẻ, làm cho cuộc đời thêm sắc màu ý vị, sống say mê, "trong trẻo, biết yêu và biết ghét".

Cái nghèo vẫn đeo đẳng ổng giáo mãi, "ông giáo khổ trường tư". Vận hạn xảy ra luôn luôn như ông nghĩ: "Đời người ta không chỉ khổ một lần". Sách cứ bán dần đi. Chỉ còn giữ lại 5 quyển sách với lời nguyền: "... dù có phải chết cũng không bán". Như một kẻ cùng đường phải bán máu. Đứa con thơ bị chứng kiết lị gần kiệt sức, ông giáo đã phải bán nốt đi 5 cuốn sách cuối cùng, cái gia tài quý giá nhất của người trí thức nghèo. "Lão Hạc ơi! Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu?", lời than ấy cất lên nghe thật não nuột, đã thể hiện một nhân cách đẹp trước sự khốn cùng: biết sống và dám hi sinh vì cuộc sống!

Ông giáo là một trí thức có trái tim nhân hậu rất đáng quý. Ông là chỗ dựa tinh thần, là niềm an ủi, tin cậy của lão Hạc. Ông giáo là nơi để lão Hạc san sẻ bao nỗi đau, nỗi buồn. Nhờ đọc hộ một lá thư, nhờ viết hộ một lá thư cho đứa con trai đi phu đồn điền. Tâm sự về mảnh vườn và chuyện đứa con trai "phần chí" không lấy được vợ. San sẻ về nỗi đau buồn sau khi bán cậu Vàng cho thằng Mục, thằng Xiên,... Có lúc là một điếu thuốc lào, một bát nước chè xanh, một củ khoai lang... "Lúc tắt lửa tối đèn có nhau". Ông giáo đã đồng cảm, đã thương xót, đã san sẻ với lão Hạc với tất cả tình người. Ai đã từng là độc giả của Nam Cao, chắc sẽ không bao giờ quên mẩu đối thoại này:

... Tôi bùi ngùi nhìn lão, bảo:

- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tỏi sung sướng hơn chăng?

- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?

Lão cười và ho sòng sọc. Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão,ôn tồn bảo:

- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm chờ tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... Thế là sướng.

- Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng"...

Ông giáo đã thương lão Hạc "như thể thương thân". Không chỉ an ủi, động viên, mà ông còn tìm mọi cách để "ngấm ngầm giúp" khi biết lão Hạc đã nhiều ngày ăn rau, ăn khoai, ăn củ ráy... Trong lúc đàn con của ông giáo cũng đang đói; cái nghĩa cử "Lá lành đùm lá rách" ấy mới cao đẹp biết bao!

Ông giáo nghèo mà đức độ lắm. Trước khi ăn bả chó, lão Hạc đã gửi ông giáo 30 đồng để phòng khi chết "gọi là của lão có tí chút...", gửi lại ông giáo ba sào vườn cho đứa con trai... Tình tiết ấy cho thấy lão Hạc rất tin ông giáo. Ông giáo là người để lão Hạc "chọn mặt gửi vàng. Giữa cái xã hội đen bạc thời ấy, một bà cô dành cho đứa cháu nội bát nước cháo đã vữa ra như một sự bố thí (Những ngày thơ ấu), vợ tên địa chủ bắt bí, bóp nặn người đàn bà khốn cùng để mua rẻ đứa con gái lên bảy tuổi và ổ chó (Tắt đèn), một tên phụ mẫu ăn bẩn đồng hào của chị nhà quê (Đồng hào có ma)..., ta mới thấy niềm tin, sự kính trọng của kẻ khốn cùng đối với ông giáo thật là thánh thiện.

Trước cái chết "dữ dội" của lão Hạc, cái chết "đau đớn và bất thình lình", chỉ có ông giáo và Binh Tư hiểu... Ông giáo khẽ cất lời than trước vong linh người láng giềng hiền lành tội nghiệp. Trong giọt lệ là những lời hứa của một nhân cách cao đẹp, đáng trọng: "Lão Hạc ơi! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tỏi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...".

Cùng với ông giáo Thứ trong "Sống mòn", Điển trong "Trăng sáng", nhân vật "tôi" trong "Mua nhà", hình ảnh ông giáo trong truyện "Lão Hạc" đã kết tinh cái tâm và cái tài của Nam Cao trong nghệ thuật xây dựng nhân vật - nhà văn nghèo, ông giáo khổ trường tư - trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Đó là những con người nghèo mà trong sạch, hăm hở và nhiệt tâm từng ôm ấp bao mộng đẹp, sống nhân hậu, vị tha. Có người đã cho rằng, ông giáo là một nhân vật tự truyện, mang dáng dấp hình bóng Nam Cao. Ý kiến ấy rất lí thú.

Trong truyện "Lão Hạc", ông giáo vừa là nhân vật, vừa là người dẫn chuyện. Không phải là nhân vật trung tâm, nhưng sự hiện diện của ông giáo đã làm cho "Bức tranh quê' ngày xa xưa ấy thêm sáng tỏ. Nhân vật ông giáo là chiếc gương soi sáng cuộc đời và tâm hồn lão Hạc, đã góp phần tô đậm giá trị nhân đạo của truyện ngắn đặc sắc này.

0
0
Quỳnh Anh Đỗ
07/01/2019 10:24:18
"Bức tranh quê" được nói đến là bức tranh hiện thực làng quê Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Nhân vật trung tâm của bức tranh ấy là những người nông dân quanh năm, suốt đời vất vả, khổ cực mà vẫn nghèo khổ, đói túng. Ông giáo, người có chữ, người trí thức, không phải là nhân vật trung tâm của bức tranh làng quê, nhưng bức tranh ấy được nhìn qua con mắt ông giáo, số phận người nông dân được cảm nhận qua trái tim những người trí thức, cuộc đời người nông dân được phân tích qua những suy ngẫm của người có học. Ông giáo vừa có vị trí là người quan sát (tức người đứng bên ngoài, khách quan) lại vừa là người trong cuộc (gắn bó, yêu thương những người nông dân cơ cực). Chính việc sáng tạo nhân vật ông giáo, Nam Cao đã tạo ra một điểm nhìn vừa gần gũi, chân thật lại vừa sâu sắc, toàn diện về bức tranh quê, về cuộc đời người dân quê những năm trước Cách mạng.
1
0
NguyễnNhư
31/07/2023 23:39:01
    

  Lão Hạc là một truyện ngắn xuất xắc của nhà văn Nam Cao. Đọc truyện em vô cùng xúc động trước nhân vật lão Hạc. Đó là một người nông dân nghèo bất hạnh , vợ thì mất sớm, con bỏ đi phu đồn điền cao su. Lão sống thui thủi một mình và chỉ có con chó vàng làm bạn. Vậy mà cùng tíng quá, lão phải bán cả chó Vàng trong nỗi ân hận day dứt. Rồi lão đem tiền dành dụm và mảnh vườn gửi cho ông giáo để chọn cho mình một cái chất vật vã, bi thảm " ăn bã chó". Lão chọn cái chết vì cuộc sống dồn đẩy lão vào đường cùng, lão không còn kiếm ra tiền để sống. Có lẽ, lão sợ không giữ được mảnh vườn cho con. Ôi! tình thương con của lão Hạc tuy âm thầm nhưng lớn lao cao cả làm sao .Lão chết để giữ vườn cho con lão , để con lão được sống tốt hơn. Em thấy ở lão Hạc sáng lên phẩm chất của một người cha thương con,một người nông dân chất phát,  nhân hậu và là một con người có lòng tự trọng đáng kính. 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo