Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Từ bài thơ "Nhớ rừng" của Thế Lữ, hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của tự do trong cuộc sống

4 trả lời
Hỏi chi tiết
7.512
22
8
Nguyễn Nhật Thúy ...
05/01/2019 21:11:47
Từ bài thơ "Nhớ rừng" của Thế Lữ, hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của tự do trong cuộc sống
Thế Lữ, nhà thơ thuộc lớp đầu đàn của các nhà “Thơ mới" đã thể hiện rất thành công tâm trạng đó bằng tiếng nói ẩn dụ sâu xa qua hình tượng con hổ bị giam trong cũi sắt ở vườn bách thú: Nhớ rừng.Tất cả mọi thứ đều do bàn tay con người. Đó là sự giả tạo, bắt chước vẻ đẹp của tự nhiên một cách vụng về. Đó không phải là cảnh rừng chân thật, tự nhiên và cao cả. Con hổ là khao khát một cái gì đó chân thật, tự nhiên, cao cả.Qua đó tác giả cho em thấy được Khát vọng cháy bỏng của mỗi cá nhân trong chính cuộc đời của mình chính là sự tự do. Vậy tự do là gì và biểu hiện của nó như thế nào? Hiểu một cách đơn giản, đó chính là quyền được sống và hoạt động xã hội theo ý muốn cá nhân, không bị cấm đoán, ràng buộc hay xâm phạm. Một dân tộc tự do khi không nằm dưới ách thống trị của ngoại bang, có chính phủ riêng với khả năng tự quyết những vấn đề trọng đại. Tương tự, một con người chỉ được coi là tự do khi có thể thực hiện những điều mình muốn, không bị bất cứ thế lực nào can thiệp, sai khiến. Có thể nói, tự do là điều kiện tiên quyết để con người có thể chinh phục ước mơ, sống thỏa với đam mê, hoài bão, là khát vọng chân chính mà nhân loại luôn hướng tới. Vậy nhưng, ngay giữa thế kỉ 21, vẫn có những vùng đất bị kèm cặp bởi chế độ độc tài với những luật lệ hà khắc, nơi con người bị tước đi những quyền cơ bản nhất. Đồng thời, cũng có không ít kẻ lợi dụng chiêu bài tự do, dân chủ để kích động bạo loạn, gây chia rẽ xã hội hay thực hiện những hành động phi pháp. Chính vì vậy thế hệ trẻ cần lên tiếng đấu tranh với những hành vi xâm phạm nhân quyền, xây dựng cho mình một bản lĩnh vững vàng để không bị đối tượng xấu lợi dụng. Sự tự do mà ta đang hưởng là thành quả của một quá trình đấu tranh bền bỉ với máu xương cua biết bao thế hệ đi trước. Vì vậy, ta nhất định phải biết trân trọng và sử dụng nó một cách đúng đắn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
18
6
Nguyễn Tấn Hiếu
05/01/2019 21:14:39
Đó là tâm trạng của nhân vật lãng mạn,đồng thời cũng là tâm trạng chung của người Việt Nam mất nước khi đó .Có thể nói ,bài thơ đã chạm tới huyệt thần kinh nhạy cảm nhất của người dân Viêt Nam đang sống trong cảnh nô lệ ,bi ' nhục nhằn tù hãm ",cũng ' gặm một nỗi căm hờn trong củi sắt " và tiếc thương khôn nguôi thời oanh liệt với những chiến công vẻ vang của dân tộc .Chính vì thế mà bài thơ được công chúng lúc bấy giờ say sưa đón nhận .Họ cảm thấy lời con hổ trong bài thơ chính là tiếng lòmg sâu kín của họ .Bài thơ kết thúc bằng tiếng lời nhắn gửi thống thiết của con hổ tới rừng thiêng .Đó là nỗi căm ghét u uất cảnh đời nô lệ của người dân Việt Nam nhưng vẫn thủy chung ,son sắt với giống nòi ,non nước .Bài thơ nói về con hổ nhưng cũng là nói đến con người nhắc người ta nhớ đến thuở oanh liệt ,chán ghét cảnh tù túng nô lệ .Nét tích cực ở bài thơ là: Tuy hình ảnh con hổ không có khí thế sổ lồng tung cánh ,hay ý chí mãnh liệt muốn đạp tan phòng mà ra mhư hình ảnh người tù cách mạng nhưng nó không chịu đầu hàng ,luôn nung nấu căm hờn ,luôn nhớ về quá khứ .Đó là nét tích cực khơi gợi trong lòng người đọc .
12
4
Quỳnh Anh Đỗ
06/01/2019 07:40:15
Khát vọng cháy bỏng của mỗi cá nhân trong chính cuộc đời của mình chính là sự tự do. Vậy tự do là gì và biểu hiện của nó như thế nào? Hiểu một cách đơn giản, đó chính là quyền được sống và hoạt động xã hội theo ý muốn cá nhân, không bị cấm đoán, ràng buộc hay xâm phạm. Một dân tộc tự do khi không nằm dưới ách thống trị của ngoại bang, có chính phủ riêng với khả năng tự quyết những vấn đề trọng đại. Tương tự, một con người chỉ được coi là tự do khi có thể thực hiện những điều mình muốn, không bị bất cứ thế lực nào can thiệp, sai khiến. Có thể nói, tự do là điều kiện tiên quyết để con người có thể chinh phục ước mơ, sống thỏa với đam mê, hoài bão, là khát vọng chân chính mà nhân loại luôn hướng tới. Vậy nhưng, ngay giữa thế kỉ 21, vẫn có những vùng đất bị kèm cặp bởi chế độ độc tài với những luật lệ hà khắc, nơi con người bị tước đi những quyền cơ bản nhất. Đồng thời, cũng có không ít kẻ lợi dụng chiêu bài tự do, dân chủ để kích động bạo loạn, gây chia rẽ xã hội hay thực hiện những hành động phi pháp. Chính vì vậy thế hệ trẻ cần lên tiếng đấu tranh với những hành vi xâm phạm nhân quyền, xây dựng cho mình một bản lĩnh vững vàng để không bị đối tượng xấu lợi dụng. Sự tự do mà ta đang hưởng là thành quả của một quá trình đấu tranh bền bỉ với máu xương cua biết bao thế hệ đi trước. Vì vậy, ta nhất định phải biết trân trọng và sử dụng nó một cách đúng đắn.
3
7
Nhok Phượng Núi
06/01/2019 10:00:35

(Lời con hổ ở vườn Bách thú)
Tặng Nguyễn Tường Tam

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm,
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể của muôn loài,
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

*

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.

Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị.
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
- Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!


1936

Nguồn:
1. Tinh tuyển văn học Việt Nam (tập 7: Văn học giai đoạn 1900-1945), Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, NXB Khoa học xã hội, 2004
2. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 2009

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo