LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Quả thật, những dòng sông của nước Việt từ Bắc, Trung, Nam đang quặn mình mà biến đổi! Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) đề xuất những giải pháp thiết thực của anh, chị để cứu lấy những dòng sông

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Từ cái chết của sông Lữ, sông Nhuệ,… rồi mới gần đây nhất là sông Thị Vải, tôi hiểu những dòng sông đã thực sự bị bạc tình! Và chúng dường như đã khóc thật nhiều cho cái chết của mình song giọt nước mắt của chúng bị gạt đi quá nhanh, quá phũ phàng bởi hai tiếng lợi nhuận! Nỗi đau của những dòng sông phải “thay lòng đổi dạ” Cái sắc màu xanh lam trầm của rêu, của tảo, của những sinh vật phù du, cái sắc xanh lẫn nâu vàng của những bụi cỏ ven bờ, hay cái bóng nước lấp loáng dưới ánh sáng trắng của mặt trời, cái mờ ảo đầy thơ mộng, huyền bí trong những đêm trăng của các dòng sông giờ đây đều đang bị “rũ bỏ” không thương tiếc bởi chính con người. Sông thay lòng, sông đổi dạ. Sông không còn muốn dung chứa những cái đã quá ư là xưa cũ, những cảnh vật đã quá ư là quen thuộc trong tâm trí của mỗi con người? Sông không muốn trở thành người lạc hậu, kẻ chậm tiến? Sông muốn “làm mới” mình cho hợp hơn, kịp hơn với cuộc sống hiện đại này? Có phải vì đó mà sông đã “từ chối” sắc xanh, vị trong của làn nước, của bóng cây ngọn cỏ quen thuộc mà tìm về với bùn tù, nước đọng, với sắc đen u ám và mùi hương quá ư đậm đặc? Quả thật, những dòng sông của nước Việt từ Bắc, Trung, Nam đều đang quặn mình mà biến đổi! Những dòng nước đen ngòm, hôi tanh nồng nặc, lập lờ, lững đững không trôi cũng chẳng chảy cứ dần một xuất hiện nhiều hơn, thay chỗ cho những dòng sông xanh. Chúng lặng lẽ nhưng ngày càng nhanh hơn trong sự xuất hiện của mình để rồi âm thầm tồn tại trong dạng thức mới với tất cả những đổi thay đến đau lòng ấy. Những sông Lừ, sông Sét, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Cầu Bây, sông Nhuệ, sông Đáy… và cả dòng sông mẹ (sông Hồng) của đồng bằng Bắc Bộ, sông Trà Khúc, sông Bồng Miêu, kênh Bầu Lăng,… của dải đất miền Trung, sông Tiền, sông Hậu, suối Linh, suối Săng Máu, sông Thị Vải,… cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt của đất rừng phương Nam đều đã, đang và sẽ nhanh chóng bị buộc phải thay lòng đổi dạ.

Câu hỏi
Quả thật, những dòng sông của nước Việt từ Bắc, Trung, Nam đang quặn mình mà biến đổi! Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) đề xuất những giải pháp thiết thực của anh, chị để cứu lấy những dòng sông
1 trả lời
Hỏi chi tiết
4.483
9
6
Chu Thiên Ri ( TRang ...
30/10/2018 19:58:43
Đã bao đời nay, cuộc sống của người dân Việt gắn chặt với sông, suối, kênh, rạch. Ở đó, có vui, buồn, có sự mất mát, chia li song cũng đầy ắp sự đoàn tụ, sum vầy. Ở đó, những chàng trai, cô gái Việt đã sinh ra, lớn lên và thực sự trưởng thành cùng dòng nước ngọt, nhẹ, êm ả trong suốt tuổi thơ của mình. Cũng nhờ đó mà những cánh đồng lúa, những ruộng ngô đã nảy mầm, đơm bông, trổ bắp! Những dòng sông gắn chặt định mệnh của mình với số phận của con người như một cuộc kết duyên kiếm tìm ấm êm, hạnh phúc! Song, có lẽ chúng cũng không bao giờ có thể ngờ mình sẽ trở thành kẻ bị phụ tình, bị bội bạc và hủy diệt bởi chính những người mà chúng đã mang cả tâm hồn, sinh mệnh để gắn bó!
Từ cái chết của sông Lữ, sông Nhuệ,… rồi mới gần đây nhất là sông Thị Vải, tôi hiểu những dòng sông đã thực sự bị bạc tình! Và chúng dường như đã khóc thật nhiều cho cái chết của mình song giọt nước mắt của chúng bị gạt đi quá nhanh, quá phũ phàng bởi hai tiếng lợi nhuận!

Cái sắc màu xanh lam trầm của rêu, của tảo, của những sinh vật phù du, cái sắc xanh lẫn nâu vàng của những bụi cỏ ven bờ, hay cái bóng nước lấp loáng dưới ánh sáng trắng của mặt trời, cái mờ ảo đầy thơ mộng, huyền bí trong những đêm trăng của các dòng sông giờ đây đều đang bị “rũ bỏ” không thương tiếc bởi chính con người.

Sông thay lòng, sông đổi dạ. Sông không còn muốn dung chứa những cái đã quá ư là xưa cũ, những cảnh vật đã quá ư là quen thuộc trong tâm trí của mỗi con người? Sông không muốn trở thành người lạc hậu, kẻ chậm tiến? Sông muốn “làm mới” mình cho hợp hơn, kịp hơn với cuộc sống hiện đại này? Có phải vì đó mà sông đã “từ chối” sắc xanh, vị trong của làn nước, của bóng cây ngọn cỏ quen thuộc mà tìm về với bùn tù, nước đọng, với sắc đen u ám và mùi hương quá ư đậm đặc? Quả thật, những dòng sông của nước Việt từ Bắc, Trung, Nam đều đang quặn mình mà biến đổi! Những dòng nước đen ngòm, hôi tanh nồng nặc, lập lờ, lững đững không trôi cũng chẳng chảy cứ dần một xuất hiện nhiều hơn, thay chỗ cho những dòng sông xanh. Chúng lặng lẽ nhưng ngày càng nhanh hơn trong sự xuất hiện của mình để rồi âm thầm tồn tại trong dạng thức mới với tất cả những đổi thay đến đau lòng ấy. Những sông Lừ, sông Sét, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Cầu Bây, sông Nhuệ, sông Đáy… và cả dòng sông mẹ (sông Hồng) của đồng bằng Bắc Bộ, sông Trà Khúc, sông Bồng Miêu, kênh Bầu Lăng,… của dải đất miền Trung, sông Tiền, sông Hậu, suối Linh, suối Săng Máu, sông Thị Vải,… cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt của đất rừng phương Nam đều đã, đang và sẽ nhanh chóng bị buộc phải thay lòng đổi dạ.

Những khu công nghiệp, khu chế xuất – vốn được xem là mảnh đất hứa, là cơ hội mới cho sự phát triển, hội nhập của đất nước với thế giới, là phương thức hữu hiệu để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân giờ trở thành “sát thủ” số một của những dòng sông, khiến những dòng sông phải oằn mình mà sống chung với rác, với nước thải, với sự ô nhiễm hạng nặng. Các khu công nghiệp, khu chế xuất, các nhà máy, các cơ sở kinh doanh,… tất cả cứ “vô tư”, “hồn nhiên” đổ tất cả những gì là cặn bã của mình vào lòng sông. Chúng cứ như những đứa trẻ chưa lớn, chưa thể ý thức được về cái mình đang đem đến cho những dòng sông. Hàng ngàn con số, hàng sự “hồn nhiên” có chủ đích của các nhà doanh nghiệp khiến chúng ta phải ngỡ ngàng khi được biết đến nó. Những mức chất thải cao gấp hàng nghìn lần cho phép được đổ thẳng ra lòng sông mà không qua bất cứ một quá trình xử lí nào: hầu hết nước thải của các nhà máy sản xuất ở 100 khu công nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long đều được tuồn thẳng ra các kênh rạch rồi đổ về sông Hậu hay như việc mỗi năm ở các cụm công nghiệp thuộc đồng bằng sông Cửu Long có gần 50 triệu m3 nước thải công nghiệp được thải trực tiếp ra môi trường. Và còn nhiều nhiều con số nữa khi được phanh phui ra mới hiểu thấy được tình trạng đáng báo động của việc xả thái ra môi trường một cách quá tự do và vô trách nhiệm của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất. Những thông số ô nhiễm hữu cơ (COD, BOD­­­5) tại các dòng sông cạnh khu công nghiệp luôn đạt ở mức “đỉnh sàn” trong khi hàm lượng coliform (ô nhiễm vi sinh) thì cao ngất ngưởng. Với tất cả những sự “ưu ái”, “đầu tư” một cách kỹ lưỡng, có kế hoạch đó của các doanh nghiệp đã “giúp” các dòng sông không còn là một môi trường sống lí tưởng cho các loài động thực vật, là một phần quan trọng trong chuỗi tự nhiên giúp cân bằng hệ sinh thái môi trường, cũng không còn có thể mang đến những giá trị vật chất hay tinh thần cho người dân. Chúng trở thành những dòng nước thải, những cái cống lộ thiên hạng lớn vẫn đang được ưu ái gọi bằng hai tiếng “dòng sông” với tất cả những đặc điểm đặc trưng nhất của những “dòng kênh đen” từ màu sắc cho đến “hương vị”. Cũng chính bởi sự thay lòng của các con sông mà những cuộc thay ngôi đổi chủ đã, đang diễn ra ngày càng nhanh, mạnh hơn. Nước thay màu, đổi sắc, thay hương, đổi vị nên chủ nhân của những dòng sông cũng dần biến mất, nhường chỗ cho những vị vua mới.

Hình ảnh của những con sông rác – con sông chết có lẽ không còn quá xa lạ với người Việt Nam! Rác tiếm ngôi của tôm, cua, cá, của cả một hệ sinh vật phù du sông nước để độc chiếm dòng sông cho riêng mình! Rác chễm chệ, vênh vang và hãnh diện trong địa phận bất khả xâm của mình. Rác cứ vậy, lập lờ trôi, lập lờ du ngoạn, lập lờ chiếm dụng những địa phận mới. Khi những dòng sông trở thành dòng nước chết, mọi sinh vật không còn có thể sinh tồn trong một hệ môi trường vô cùng ô nhiễm như vậy thì sự lên ngôi của rác cũng là điều đương nhiên, có tính tất yếu trong chuỗi quy luật của sự sinh tồn. Sông chết trở thành nơi dung chứa rác thải của mọi hoạt động sinh hoạt, sản xuất trong đời sống của con người. Rác thải từ hộ gia đình, từ các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, từ các khu công nghiệp, các khu chế xuất cũng từ đó mà tìm ra sông! Những dòng sông không trôi nhanh chóng trở thành những vùng nước đọng, tù, lầy với đủ sự uế bẩn của nó! Vậy là những dòng sông từ chỗ buộc phải “thay lòng đổi dạ” tiến dần đến chỗ biến mất!

Sông chết – văn hóa sông chết!

Trên thực tế, một bộ phận không nhỏ người dân Việt Nam sống bên cạnh những dòng sông, gắn bó với nó cả về giá trị vật chất cũng như giá trị văn hóa tinh thần. Dòng sông cung cấp cho con người những nguồn lợi thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày, là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt đời thường của họ. Đó cũng là những huyết mạch quan trọng tạo nguồn phù sa cho những cánh đồng màu mỡ, giúp những cánh đồng có thể đảm nhận một cách tốt nhất nhiệm vụ cung cấp lương – thực phẩm cho cuộc cống. Đồng thời, văn hóa sông nước là một thành tố quan trọng trong tổng thể nền văn hóa dân tộc, có một sức ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống tâm linh người dân Việt. Bởi vậy, khi những dòng sông biến mất, khi những dòng nước bị đổi màu, mất đi sức sống ngàn đời nay của nó thì nó cũng đồng thời để lại những khoảng trống lớn trong cuộc sống của người dân.

Nguồn lợi từ sông suối, kênh rạch không còn, đó là cái mất đầu tiên - cái mất mát về mặt giá trị vật chất. Cuộc sống của không ít bộ phận dân cư Việt vốn phụ thuộc vào những nguồn lợi thu được từ dòng sông (đánh bắt, khai thác các loài thủy sản, các loài thủy sinh; khai thác các loại cắt, quặng) bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng khi những dòng sông bị ô nhiễm. Có những ngôi làng mà ở đó người dân quanh năm suốt tháng trong cuộc đời của mình sống dựa vào dòng sông với những nguồn lợi mà dòng sông đem lại như làng chài sông Hồng, làng Choán ven sông Chu, Thanh Hóa…Vốn gắn bó với những dòng sông, quanh năm dựa vào những nguồn lợi từ đó mà trang trải cuộc sống gia đình, tạo dựng tương lai cho các thế hệ con cái giờ họ phải tìm đến những cách thức sống mới, trong đó bao gồm cả những cách thức đầy vất vả, khó khăn rồi sai trái. Các hoạt động kinh tế trên những dòng sông cũng không còn có thể tiếp tục với những nguồn lợi lớn nữa. Một loạt các hoạt động nuôi thủy sản trên sông của người dân… đã bị thất bại bởi sự ô nhiễm quá cao của môi trường nước.

Bên cạnh sự biến mất của những giá trị vật chất thì có lẽ cần phải nhắc nhiều hơn đến sự mất mát về giá trị văn hóa tinh thần của những dòng sông với cuộc sống con người. Đời sống văn hóa sông nước vốn vẫn được xem là hết sức phong phú, đa dạng, đặc sắc của người Việt Nam với các lễ hội trên các dòng sông. Chúng ta biết đến chợ nổi Ngã Bảy như một nét văn hóa sông nước đặc trung của vùng đất Hậu Giang, biết đến những nét văn hóa đặc sắc của người dân Phú Yên qua lễ hội sông nước Tam Giang hay những tích xưa được lưu giữ truyền tụng trong lễ rước nước trên sông Hồng của người dân Hưng Yên,…Rồi còn đó tục thời các vị thần sông nước tại các ngôi đền, miếu trên khắp đất nước Việt Nam. Tất cả đều lưu giữ trong đó những nét văn hóa đặc sắc, đậm đà tính dân tộc. Thế nhưng, các hoạt động văn hóa sôi nổi, nhiều ý nghĩa trên sông nước này sẽ không còn cơ hội được tiếp tục và duy trì theo thời gian trên những dòng sông chết. Bạn có thể tưởng tượng rằng một ngày nào đó, bạn sẽ không còn có thể tham gia vào những lễ rước Chử Đồng Tử, hội đua thuyền, đua ghe trên khắp những con sống của cả nước,… mà chỉ còn có thể tìm hiểu nó qua những điều được ghi lại trong những cuốn sách? Sự biến mất của những hoạt động văn hóa trong đó bao chứa những nền tảng tinh thần quan trọng cho sự trưởng thành của những tâm hồn Việt thực sự là một sự tổn thất lo lớn nhất đối với đời sống của mỗi cá nhân nói riêng và nền văn hóa đất nước nói chung.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải nói đến sự ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên nói chung, môi trường sống con người nói riêng của những dòng sông bị ô nhiễm. Nó chính là những vách ngăn lớn cho sự phát triển một cách hoàn thiện của đời sống người dân sau này. Những dòng nước vốn chiếm giữ vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định rất lớn đến sự tồn tại của tự nhiên và của người con người khi bị thay đổi sẽ kéo theo nó rất nhiều những biến động theo hướng bị hủy hoại. Bệnh dịch lan tràn, sức khỏe con người bị đe dọa. Những nguy cơ đó đều là những điều có thể xảy ra ngay vào lúc này. Và quan trọng hơn cả, đáng lo ngại hơn nữa là tất cả những hậu quả nghiêm trọng nhất đó của nó đều đổ xuống đầu của những người dân, đặc biệt là người dân nghèo sống bám trụ lay lắt bên bờ sông.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư