Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Qua văn bản Trong lòng mẹ, hãy nhận xét tính cách bà cô và tình cảm mẹ con Hồng

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
797
0
1
Chymtee :"v
29/10/2018 19:11:39
Phân tích nhân vật bà cô
Nhân vật bé Hồng có một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Cha mất, mẹ bỏ đi theo người khác nên bị gia đình chồng thù ghét, Hồng ở với họ hàng bên nội. Sau khi cha Hồng mất gần một năm, sắp đến ngày giỗ đầu của ông, mẹ ở Thanh Hóa vẫn chưa về. Người bà cô của Hồng gọi chú bé lại trò chuyện với một tâm địa xấu xa, độc ác. Bà ta vừa cười vừa hỏi Hồng. Đây không phải là sự lo lắng, nghiêm nghị, cũng không phải âu yếm. Cái cười này thể hiện một sự không thiện chí. Câu hỏi của mụ ta: có muốn vào Thanh Hoá thăm mợ mày không cũng chứa đựng ý nghĩa cay độc một sự giả dối.
Nhận ra ý nghĩ cay độc của cô, Hồng cúi đầu không đáp. Nhưng sau đó, chú cười đáp lại: "không cháu không muốn vào, cuối năm thế nào mợ cháu cũng về". Thái độ đó chứng tỏ chú rất yêu thương và kính trọng mẹ, chú nhận ra được ý nghĩ cay độc của bà cô trong giọng nói và nét mặt khi cười rất kịch của bà cô. Em không thể để tình yêu thương và lòng kính mến mẹ bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến.
Người bà cô "Giọng vẫn ngọt'', "sao không vào mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!", "Hai con mắt long lanh của cô chằm chặp nhìn" vào Hồng rồi “Vỗ vai cười nói” “mày dại quá, vào bắt mẹ mày may vá sắm sửa cho và bế em bé chứ”. Giọng mụ ta bình thản nhưng mỉa mai. Cái nhìn của bà chứng tỏ bà cô rắp tâm muốn kéo đứa cháu đáng thương vào một trò chơi độc ác đã dàn tính sẵn. Cử chỉ vỗ vai, cười nói - thể hiện sự giả dối độc ác. Câu nói "mày dại quá..." không chỉ lộ rõ sự ác ý mà còn chuyển sang chiều hướng châm chọc, nhục mạ với một giọng điệu cay nghiệt, độc ác.
Vẫn chưa chịu buông tha Hồng, bà cô tiếp tục kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ Hồng. Đó là sự vô cảm sắc lạnh đến ghê người. Chúng khiến tâm trạng của Hồng đau đớn, uất ức đến cực điếm. Cử chỉ đổi giọng, vỗ vai, nghiêm nghị của bà cô thực chất là sự thay đổi đấu pháp tấn công. Khi thấy cháu tức tưởi phẫn uất bà mới hạ giọng tỏ sự ngậm ngùi thương xót người đã mất. Khi đó, sự giả dối thâm hiểm trơ trẽn của bà cô đã phơi bày toàn bộ.
Qua đoạn trích "Trong lòng mẹ" (Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng) người bà cô bộc lộ bản chất là một kẻ lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. Đây là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ ruột rà trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc đó.
Nhân vật bà cô trong đoạn trích nói riêng và toàn bộ tác phẩm nói chung mang giá trị hiện thực sâu sắc. Nó ẩn chứa sức mạnh tố cáo hạng người giả dối, tàn nhẫn, mất hết sự trắc ẩn của tình người, tình máu mủ.. Đồng thời, nó cùng khẳng định tấm lòng đồng cảm, yêu thương của nhà văn đối với những số phận bất hạnh trong xã hội phong kiến nửa thực dân xưa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
29/10/2018 20:10:44
Tình cảm mẹ con Hồng:
Thời gian có thể xóa nhòa nhiều thứ nhưng cũng có những thứ không hề lụi tàn mà vẫn bất diệt trường tồn theo tháng năm. Tình mẫu tử cũng vậy! Không có bất cứ điều gì có thể chia cắt tình cảm thiêng liêng, cao đẹp này. Đoạn trích “Trong lòng mẹ” đã khắc họa giây phút hai mẹ con bé Hồng gặp lại nhau đầy cảm động và chan chứa tình yêu thương.
Trước khi được gặp lại mẹ, cậu bé Hồng phải trải qua nhiều cay đắng, bất hạnh. Hai mẹ con phải chia lìa nhau vì bố cậu bé nghiện ngập và qua đời, vì cuộc sống mưu sinh, người mẹ phải để cậu bé sống trong sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của họ hàng để tha hương cầu thực. Trong suốt thời gian này, mặc dù người cô luôn dùng những lời lẽ tàn nhẫn với mục đích làm cho cậu bé ruồng rẫy, khinh miệt mẹ nhưng rồi, với tình yêu thương cháy bỏng với người mẹ, cậu bé vẫn hết mức tôn trọng và bảo vệ mẹ mình. Để rồi tất cả những nỗi chịu đựng đó vỡ òa thành niềm hạnh phúc vô bờ trong giây phút gặp lại của hai mẹ con.
“…chợt thấy bóng một người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối:
– Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!….”
Những tiếng gọi ấy cất lên khi cậu bé thoáng thấy bóng hình người mẹ, nhưng đồng thời trong đó chứa đựng dự cảm lo sợ, bất an rằng đó không phải là mẹ mình: “…cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. Để rồi khi bóng hình mơ hồ quen thuộc đó chính là mẹ mình, Hồng òa khóc. Đó là tiếng khóc chứa đựng niềm hạnh phúc được gặp lại mẹ, nhưng đồng thời cũng là tiếng khóc xoa dịu nỗi cô đơn cùng những tủi nhục trong những tháng ngày không có mẹ ở bên mà cậu bé phải chịu đựng bấy lâu nay.
Cả hai mẹ con vỡ òa trong niềm hạnh phúc: con “òa khoác nức nở”, sung sướng ngắm nhìn khuôn mặt của người mẹ, trong lòng vui sướng vì mẹ “vẫn tươi sáng”, không gầy gò ốm yếu như lời bà cô đã nói. Hồng đắm chìm trong hạnh phúc: “… sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình”. Người mẹ khi gặp lại Hồng cũng không thể giấu nổi niềm hạnh phúc. “Mẹ tôi cũng sụt sùi theo”, “Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe”. Và rồi biết bao cảm giác ấm áp đã mất đi bao lâu nay bỗng lại “mơn man khắp da thịt”. Sự xúc động của Hồng khi gặp lại mẹ cho thấy tình yêu thương mẹ của Hồng là sâu sắc, là nồng thắm. Cảm xúc của nhân vật được thể hiện hết sức chân thực và mãnh liệt qua những chi tiết miêu tả cảm động nghẹn ngào: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”. Tuy còn rất bé nhưng cậu bé đã cảm nhận được sức mạnh to lớn, vĩ đại của tình mẫu tử. Tình mẫu tử có thể xua đi mọi tủi hờn, dập tắt mọi lời nói tàn độc, cay nghiệt. Dẫu có như thế nào người con vẫn hiểu nỗi lòng của mẹ và hết mực tôn trọng, bảo vệ mẹ mình.
Bằng giọng văn giàu chất trữ tình, cảnh hai mẹ con gặp lại nhau hiện lên dưới ngòi bút của nhà văn Nguyên Hồng đầy cảm động đã khẳng định sức mạnh của tình mẫu tử, trở thành một trong những thiên truyện lấy đi nhiều nước mắt của độc giả về tình cảm mẹ con.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×