LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

So sánh đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với cuộc kháng chiến thời Lí-Trần? Nêu một vài đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

1. So sánh đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với cuộc kháng chiến thời Lí-Trần
2. Nêu một vài đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử thế kỉ X-XV
- nguyên nhân chủ quan 
- nguyên nhân khách quan
4.​ Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử từ thế kỉ X-XX
- Nguyên nhân khách quan 
- Nguyên nhân chủ quan
8 trả lời
Hỏi chi tiết
39.819
119
19
Dương Anh Anh
19/05/2018 08:36:46
1. So sánh đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với cuộc kháng chiến thời Lí-Trần
• Giống: đều chống lại kẻ thù hung hãn có tiềm lực về kinh tế, quân sự; thu hút nhiều nhân dân tham gia; gắn liền với tên tuổi lẫy lừng của nhiều anh hùng và đều giành được thắng lợi vẻ vang
• Khác:
- Lý, Trần: diễn ra trong hoàn cảnh độc lập, hoà bình, nhà nước chăm lo xây dựng đất nước. Mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sang cho cuộc kháng chiến
- Lam Sơn: diễn ra trong hoàn cảnh nước ta bị quân Minh giằng xé. Vừa đánh giặc vừa xây dựng hậu phương

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
12
6
Dương Anh Anh
19/05/2018 08:38:11
2. Nêu một vài đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
  • Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa, tư tưởng nhân nghĩa được đề cao.
  • Khởi nghĩa đã thành lập được đại bản danh và căn cứ để nghĩa quân đóng.
13
7
Dương Anh Anh
19/05/2018 08:47:45
3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử thế kỉ X-XV
- nguyên nhân chủ quan
+do tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất và lòng tự cường dân tộc của quân dân ta.
+do khối đại đoàn kết toàn dân vững chắc
+là sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của các tướng lĩnh chỉ huy
- nguyên nhân khách quan:khí hậu nóng nực ở phương Nam là một trở lực lớn đối với quân xâm lược ; địa hình của đất nước ta không phù hợp với sự di chuyển và chiến đấu của quân giặc ; việc tiếp tế của giặc gặp nhiều khó khăn, khiến địch lúng túng, tinh thần bị dao động…
*ý nghĩa lịch sử - Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã củng cố chính quyền phong kiến vững mạnh, tạo điều kiện xây dựng đất nước phát triển về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... Lòng tin của nhân dân với triều đình được nâng cao.
- Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã chứng tỏ lòng yêu nước, bất khuất của dân tộc.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta sau này.
30
12
Quỳnh Anh Đỗ
19/05/2018 10:44:14
1. So sánh:
* Giống nhau:
Tất cả các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa đều chống kẻ thù hung hãn của phong kiến phương Bắc có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh hơn ta gấp nhiều lần.
Các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa đều thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa đều gắn với tên tuổi của nhiều danh tướng tài ba và các vị vua kiệt xuất.
Các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa cuối cùng đã giành được thắng lợi vẻ vang gây dựng lại nền độc lập cho dân tộc.
Các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa đều đi từ yếu đến mạnh để tiến lên đánh bại hoàn toàn kẻ thù xâm lược.
* Khác nhau:
Cuộc kháng chiến thời Lý, Trần đã diễn ra trong hoàn cảnh đất nước đã được độc lập, nhân dân cùng nhà nước chăm lo xây dựng đất nước. Còn cuộc khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra trong lúc đất nước bị quân Minh xâm lược và đô hộ. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra nhưng bị đàn áp.
Các cuộc kháng chiến thời Lý, Trần sức dân đã được chuẩn bị ngay từ đầu còn khởi nghĩa Lam Sơn vừa khởi nghĩa vừa huy động lực lượng nghĩa quân, vừa đánh vừa gây căn cứ cho quân khởi nghĩa.
5
3
Quỳnh Anh Đỗ
19/05/2018 10:49:48
2.
- Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ sau khi quân Minh xâm lược nước ta đầu thế kỉ XV, nhà Hồ kháng chiến thất bại. Quân Minh đã chiếm nước ta và lập nên chính quyền đô hộ. Nền độc lập của nhân dân bi mât. Các cuộc kháng chiến thời Lý – Trần diễn ra trong hoàn cảnh từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIII, nước ta có chính quyền độc lập tự chủ, nền kinh tế, văn hoá của đất nước đang phát triển, đời sống nhân dân ấm no.
- Khởi nghĩa Lam Sơn từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa tư tưởng nhân nghĩa được đề cao. Đây là cuộc khởi nghĩa có đại bản doanh, căn cứ địa. Các cuộc kháng chiến thời Lý – Trần ngay từ đầu đã là cuộc đấu tranh bảo vệ dân tộc diễn ra trên quy mô cả nước.
24
8
Ngọc Trâm
19/05/2018 12:03:33
1. So sánh đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với cuộc kháng chiến thời Lí-Trần.
Giải : * Giống nhau:
– Đều là những cuộc kháng chiến, khởi nghĩa để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
– Kết quả là đều giành được thắng lợi.
* Khác nhau:
– Hoàn cảnh khi tiến hành: ‘
+ Lý – Trần có nhiều yếu tố thuận lợi, vì có nền độc lập tự chủ, có điều kiện thực hiện đoởn kết dân tộc.
+ Làm Sơn: việc tổ chức kháng chiến gặp nhiều khó khăn hơn, vì nước ta bị ách đô hộ tởn bạo của nhà Minh.
– Cách thức khi tiến hành:
+ Lý – Trần: chủ động, buộc địch phải theo cách đánh cửa ta.
+ Làm Sơn: lúc đầu bị động, sau giởnh được thế chủ động trên chiến trường.
– Trận quyết chiến chiến lược:
+ Thời Lý: bờ Bắc sống Như Nguyệt; thời Trần: Bạch Đằng.
+ Khởi nghĩa Làm Sơn: Chi Lăng – Xương Giang.
6
1
Ngọc Trâm
19/05/2018 12:04:37
2. Nêu một vài đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Giải : Trước những hành động tàn bạo của kẻ thù : “ Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn ; Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ ”, cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi lãnh đạo đã nổ ra ở Lam Sơn (Thanh Hoá) vào mùa xuân năm 1418. Mặc dù nhiều lần bị quân Minh tiến đánh dữ dội, nghĩa quân vẫn giữ vững tinh thần chiến đấu, mở rộng dần vùng hoạt động để rồi sau đó, làm chủ cả vùng đất từ Thanh Hoá vào phía Nam. Được sự hưởng ứng nhiệt liệt của nhân dân, nghĩa quân đã tán cồng ra Bắc, chiến đấu quyết liệt với quân Minh, đẩy chúng vào thế bị động. Cuối năm 1427, 15 vạn quân cứu viện của giặc ồ ạt tiến vào nước ta đã bị nghĩa quân đánh tan tành ở trận Chi Lăng - Xương Giang lừng lẫy. Giặc rơi vào thế cùng quẫn, nghĩa quân đã “thề đức hiếu sinh" cấp ngựa, thuyền cho chúng rút về nước.
5
1
Ngọc Trâm
19/05/2018 12:08:52
3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử thế kỉ X-XV
- nguyên nhân chủ quan
- nguyên nhân khách quan
Giải :
- Nguyên nhân chủ quan :
+ Do tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất và lòng tự cường dân tộc của quân dân ta. Trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai, Lý Thường Kiệt đã từ bỏ danh vọng bổng lộc, xin triều đình mời Lý Đạo Thành về Thăng Long nhậm chức Tể tướng, còn ông chỉ tổ chức kháng chiến mà không tham gia các chức vụ trong vương triều.

+ Do khối đại đoàn kết toàn dân vững chắc. Trong cuộc kháng chiến, nhân dân ta đã nhất trí một lòng xung quanh triều đình hoặc bộ tham mưu cùng chung sức đánh giặc.

+ Do sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của các tướng lĩnh chỉ huy mà tiêu biểu là Lý Thường Kiệt.
- Nguyên nhân khách quan : khí hậu nóng nực ở phương Nam là một trở lực lớn đối với quân xâm lược ; địa hình của đất nước ta không phù hợp với sự di chuyển và chiến đấu của quân Tống ; việc tiếp tế của giặc gặp nhiều khó khăn, khiến địch lúng túng, tinh thần bị dao động…
- Ý nghĩa : Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh (Trung Quốc). Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc – thời Lê sơ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Lịch sử Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư