- Điểm giống ở khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ là hình ảnh của hàng tre xanh Việt Nam. Từ ngàn đời nay hình ảnh hàng tre trong những bai thơ ca luôn gợi đến cho người đọc 1 cảm giác trải dài tươi tốt, hiên ngang biểu tượng cho dân tộc Việt Nam với những phẩm chất cao quý kiên cường trung thủy ngay thẳng
- Khác nhau:
+ Khổ thơ đầu: là cảm xúc chân thành của Viễn Phương khi lần đầu tiên mảnh đất Ba Đình lịc sử đến viếng thăm Bác. Ông đã thành công khi sử dụng hình ảnh cây tre bên lăng Bác như dáng đứng quê hương gần gũi thân quen bất chấp mọi " bão táp mưa sa" mà "vẫn đứng thẳng hàng"
+ Khổ thơ cuối: là một cảm xúc trào dâng nước mắt khi Viễn Phương sáp phải trở về miền Nam, phẩi nói lời chia tay với Bác.Trong lòng ông nén giữ những ước nguyện chân thành kháo khát muốn hóa thân vào thiên nhiên rù chỉ là nhỏ nhoi bé bỏng nhưng chỉ để được ở bên Bác.Hình ảnh cây tre ở khổ thơ cuối đã thể hiện một sự kết thúc đầu cuối tương ứng khẳng định tình cảm của người dân miền Nam dành cho Bác là trước sau như một thủy chung son sắc với vị cha già vĩ đại của dân tộc.