Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài Bắc Sơn

5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
843
1
0
Tôi yêu Việt Nam
01/08/2017 02:09:02
Soạn bài Bắc Sơn
Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Đoạn trích trong SGK là hai lớp thuộc hồi bốn của vở kịch. Ở hồi bốn này, xun đột và hành động kịch lại tập trung vào hai nhân vật: Thơm, Ngọc. Hồi kịch ày đã bộ lộ sự đối lập của hai nhân vật Thơm, Ngọc, tâm trạng day dứt, ân hận của Thơm. Nhờ tạo ra một tình huống căng thẳng, tác giả đã buộc nhân vật Thơm phải có sự chuyển biến thái độ, dứt khoát đứng về phía cách mạng. Phân tích các lớp kịch này chủ yếu là phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm trong mối quan hệ với Ngọc và tron tình huống gay cấn ở hồi kịch này.
- Đọc: SGK trích hai lớp trong hồi bốn nhưng chỉ cần cho HS đọc lớp cấp II, sau đó GV tóm tắt những lớp còn lại.
Câu 2. Xung đột kịch trong hồi bốn đuộc bộc lộ qua một tình huống căng thẳng, bất ngờ: Thái, Cửu trong lúc lẩn trốn sự truy lùng của Ngọc và đồng bọn lại chạy vào đúng nhà Ngọc, lúc chỉ có Thơm ở nhà. Tình huống ấy buộc Thơm phải có sự lựa chọn dứt khoát và bằng việc che giấu cho hai người, Thơm đã đứng hẳn về phía cách mạnh. Mặc khác, tình huống ấy cũng cho Thơm thấy rõ bộ mặt phản động của chồng.
Câu 3.
- Thơm là vợ Ngọc, một nho lại trong bộ máy cai trị của thực dân Pháp. Thơm có cuộc sống an nhàn, được chồng cưng chiều thích sắm sửa, ăn diện. Cô đứng ngoài cuộc khởi nghĩa dù cha và em trai là những quần chúng tích cực tham gia. Tuy nhiên, Thơm vẫn chưa mất đi bản chất trung thực, lòng tự trọng và tình thương người ở một người lớn lên trong một gia đình nông dân. Thơm quý trọng ông giáo Thái người cán bộ cách mạng đến giúp củng cố phong trào sau khi cuộc khởi nghĩa nổ ra. Khi lực lượng cách mạng bị đàn áp, cả cha và em trai đều hi sinh, Thơm ân hận bị giày vò kho dần biết Ngọc làm tay sai, dẫn Pháp về đánh úp lực lượng khởi nghĩa.
- Tâm trạng và hành động của Thơm.
+ Hoàn cảnh: Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, cha và em của Thơm đã hi sinh, mẹ bỏ đi. Như vậy Thơm chỉ còn người thân duy nhất là Ngọc, nhưng y đã dần lộ bộ mặt Việt gian (Thơm nghe được nhiều người nói việc Ngọc dẫn quân Pháp vào đánh trường Vũ Lăng và việc Ngọc nhiều đêm đi lùng bắt những người cách mạng). Bằng số tiền thưởng của bọn Pháp, Ngọc sẵn sàng và dễ thỏa mãn nhu cầu ăn diện của vợ (tậu nhà mới, đưa Thơm nhiều tiền, đánh nhẫn, may mặc…).
+ Sự day dứt, ân hận của Thơm: Hình ảnh người cho lúc hi sinh, nói lời cuối cùng của ông và trao khẩu súng lại cho Thơm; sự hi sinh của em trai; nhất là tình cảnh thương tâm của người mẹ gần như hóa điên, bỏ nhà đi lang thang… Tất cả những hình ảnh và sự việc ấy luôn ám ảnh giày vò tâm trí cô.
Qua những lời đối thoại giữa Thơm và Ngọc, sự nghi ngờ khiến Thơm luôn tìm cách dò xét ý nghĩa và hành động của chồng để tìm hiểu sự thật. Còn Ngọc thì luôn tìm cách lảnh tránh. Tuy sự nghi ngờ với Ngọc ngày càng tăng, nhưng Thơm vẫn cố níu lấy một chút hi vọng. Thơm cũng không dễ dàng gì từ bỏ cuộc sống nhàn nhã và những đồng tiền của chồng đưa về để ăn diện.
+ Một tình huống bất ngờ xảy ra với Thơm, buộc cô phải lựa chọn thái độ dứt khoát: Thái và Cửu bị bọn Ngọc truy lùng, đã chạy nhầm vào chính nhà Thơm. Bản chất trung thực và lương thiện ở Thơm, cùng với sự quý mến sẵn có với Thái, và cả sự hối hận, tất cả những điều đó đã khiến cho Thơm hành động một cách mau lẹ và khôn ngoan, không sợ nguy hiểm để che giấu Thái và Cửu ngay tron buồng của mình. Ở lớp cấp III, khi Ngọc quay về nhà, Thơm đã khôn ngoan, bình tĩnh che mắt Ngọc để bảo vệ cho hai người cách mạng. Đồng thời, cũng chính là đến lúc này, Thơm đã nhận rõ bộ mặt Việt gian cùng sự xấu xa của chồng. Điều đó dẫn thế hành động chủ động của cô ở hồi cuối: khi biết Ngọc lại dẫn đường cho quân Phát vào rừng lùng bắt những người cách mạng, cô đã luồn tắt rừng suốt đêm để báo tin cho quân du kích kịp thời đối phó.
Đặt nhân vật vào hoàn cảnh căng thẳng, gay cấn, tác giả đã làm bộc lộ đời sống nội tâm với nỗi day dứt, đau xót và ân hận của Thơm, để rồi nhân vật đã hành động dứt khoát, đứng hẳn về phía cách mạng. Như vậy, ngay cả khi cuộc đấu tranh cách mạng gặp khó khăn, bị kẻ thù đàn áp khốc liệt, cách mạng vẫn không thể bị tiêu diệt, nó vẫn có thể thức tỉnh quần chúng, cả với những người ở vị trí trung gian như Thơm.
Câu 4. Phân tích các nhân vật Ngọc, Thái, Cửu.
- Nhân vật Ngọc:
+ Vốn chỉ là một anh nho lại, địa vị thấp kém, trong bộ máy cai trị của thực dân, Ngọc nuôi tham vọng ngoi lên để thỏa mãn lòng ham muốn địa vị, quyền lực và tiền tài.
+ Khi cuộc khởi nghĩa nổ ra, bộ máy cai trị của thực dân ở châu Bắc Sơn bị đánh đổ, Ngọc thù hận cách mạng. Y đã rắp tâm làm tay sai của giặc, dẫn quân Pháp về đánh trường Vũ Lăng căn cứ của lực lượng khởi nghĩa.
+ Ở hồi bốn, Ngọc càng thể hiện bản chất Việt gian, y ra sức truy lùng những người cách mạng đang lẩn trốn trong vùng, đặc biệt là Thái và Cửu.
+ Mặt khác, Ngọc lại càng che giấu Thơm về bản chất và những hành động của y, và vì thế Ngọc lại càng ra sức chiều chuộng vợ. Tâm địa và tham vọng của Ngọc, tác giả không chỉ tập trung vào nhân vậy những cái xấu, cái ác mà vẫn chú ý khắc họa tính cách của một loại người, nhất quán nhưng không đơn giản.
- Hai nhân vật Thái và Cửu: Trong tình thế nguy kịch, bị giặc truy đuổi, lại chạy nhầ vào chính nhà tên Ngọc, Thái vẫn bình tình, sáng suốt, củng cố được lòng tin của Thơm vào những người cách mạng và thể hiện lòng tin vào bản chất của cô. Còn Cửu thì hăng hái nhưng nóng nảy, thiếu sự chín chắn. Anh đã nghi ngờ Thơm, còn định bắn cô. Mãi đến lúc cuối, khi đã được Thơm cứu thoát, Cửu mới hiểu và tin Thơm.
Câu 5. Những nét chung đáng chú ý trong thành công nghệ thuật của các lớp kịch này.
- Thể hiện xung đột: xung đột cơ bản của vở kịch đến hồi bốn đã bộc lộ gay gắt trong sự đối đầu giữa Ngọc với Thái, Cửu, trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa bị đàn áp và Ngọc cùng đồng bọn đang truy lùng những người cách mạng. Đồng thời xung đột kịch cũng diễn ra trong nội tâm nhân vật Thơm, thúc đẩy diễn biến tâm trạng nhân vật để đi tới bước ngoặt quan trọng.
- Xây dựng tình huống: tình huống éo le, bất ngờ, bộc lộ rõ xung đột và thúc đẩy hành động kịch phát triển.
- Ngôn ngữ đối thoại: tác giả đã tổ chức được các đối thoại với những nhịp điệu, giọng điệu khác nhau, phù hợp với từng giai đoạn của hành động kịch, (đối thoại giữa Thái, Cửu với Thơm của lớp II có nhịp điệu căng thẳng gấp gáp, giọng lo lắng, hồi hộp). Đối thoại đã bộc lộ nội tâm và tính cách nhân vật (đặc biệt ở lớp III).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Thị Nhài
05/08/2017 01:54:17
BẮC SƠN Nguyễn Huy Tưởng
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Ngoài các văn bản thơ, truyện quen thuộc, trong văn học còn có văn bản kịch - một loại văn bản được viết ra không phải để đọc trực tiếp mà phải cảm thụ gián tiếp thông qua hoạt động sân khấu. Bởi vậy, văn bản kịch có những đặc điểm khác cơ bản so với các văn bản thơ và truyện:
- Vai trò của lời dẫn truyện trong văn bản kịch thường rất mờ nhạt, chỉ có ý nghĩa giới thiệu bối cảnh của sự kiện.

- Lời văn trong kịch chủ yếu là lời thoại của các nhân vật trên sân khấu. Để khơi gợi được sự chú ý của người xem trong một khoảng thời gian tương đối dài, lời văn ấy phải ngắn gọn, súc tích, nhiều ẩn ý. Để thể hiện mâu thuẫn kịch, lời văn trong đó nhiều khi mang tính đối kháng gay gắt.
- Trong truyện cũng thường có mâu thuẫn nhưng mâu thuẫn trong truyện được diễn giải cụ thể, tỉ mỉ, chi tiết, có thể xen nhiều yếu tố phụ như miêu tả tình cảm, tâm trạng... Trái lại, do để diễn trên sân khấu nên mâu thuẫn trong kịch được biểu hiện tập trung và gấp gáp hơn, hầu như không có những yếu tố phụ.
2. Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) quê ở xã Dục Tú, huyện Đông Anh - Hà Nội. Ông bắt đầu viết văn từ trước 1945. Sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng đề cao tinh thần dân tộc và giàu cảm hứng lịch sử. Từ sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Huy Tưởng là một trong những nhà văn chủ chốt của nền văn học cách mạng.
3. Văn bản Bắc Sơn được trích từ vở kịch cùng tên của Nguyễn Huy Tưởng, viết về cuộc đấu tranh giữa những người dân yêu nước, ủng hộ cách mạng với những kẻ phản động, bán rẻ lương tâm, sẵn sàng quỳ gối làm tay sai cho giặc thời cách mạng Việt Nam còn trong trứng nước.
4. Các sự việc trong đoạn trích này diễn ra chủ yếu ở gia đình Thơm - Ngọc. Trước cái chết của cha, Thơm dần dần nhận ra bộ mặt phản bội của Ngọc. Cô vô cùng đau xót, ân hận. Thái và Cửu bị giặc truy bắt đã chạy nhầm vào nhà Thơm, được Thơm che giấu và cứu thoát.
5. Trong một vở kịch, tình huống đóng vai trò hết sức quan trọng. Nó thúc đẩy nhanh diễn biến sự việc, buộc các nhân vật phải hành động, qua đó bộc lộ tính cách, phẩm chất cũng như tư tưởng, quan điểm... Xung đột kịch trong hồi bốn được bộc lộ qua tình huống hết sức căng thẳng. Ngọc dẫn bọn lính đi lùng bắt cán bộ và du kích. Thái và Cửu bị Ngọc và đồng bọn đuổi bắt lại chạy đúng vào nhà Ngọc. Tình huống ấy buộc Thơm phải có sự lựa chọn dứt khoát: hoặc là để cho Ngọc bắt cán bộ thì được yên thân, hoặc là che giấu họ ngay trong nhà mình thì sẽ vô cùng nguy hiểm. Bằng việc che giấu cho hai người, Thơm đã đứng hẳn về phía cách mạng.
Sự xuất hiện của hai người cán bộ cách mạng ở Lớp II đã đẩy mâu thuẫn kịch phát triển theo một chiều hướng khác. Trong hoàn cảnh bị địch truy bắt, lòng tin của những người cán bộ cách mạng đối với quần chúng nhân dân có ý nghĩa vô cùng quan trọng, liên quan đến sinh mệnh của mỗi người, rộng hơn nữa là liên quan đến sự thành bại của cách mạng.
6. Trong lớp kịch này, sức hấp dẫn từ nhân vật Thơm không phải là cuộc đấu tranh giữa cái sống và cái chết, cũng không ở sự đắn đo nên che giấu hay khai báo việc hai người cán bộ đang ở trong nhà mình. Khi Cửu và Thái mới xuất hiện, Thơm có hoảng hốt nhưng chủ yếu là do bị bất ngờ. Qua phút hốt hoảng ban đầu, Thơm đã quyết bảo vệ hai người cán bộ. Cô không băn khoăn đến mối nguy hiểm khi cả gan che giấu cán bộ cách mạng mà chỉ lo lắng vì không biết bảo vệ họ như thế nào. Hoàn cảnh bức bách đã làm bật lên hành động cao đẹp của một quần chúng yêu nước. Cô nhanh trí đẩy họ vào buồng trong (theo phong tục của nhiều dân tộc thiểu số, gian buồng là nơi cấm kị đối với người lạ). Bằng cách táo bạo ấy, cô đã khiến cho Ngọc không mảy may nghi ngờ.
Ở Lớp III, tính chất khốc liệt và éo le của hoàn cảnh đã đẩy mâu thuẫn kịch phát triển đến đỉnh cao. Một bên là Thơm, người đã cả gan vượt khỏi tập tục, chống lại chồng, che giấu cán bộ cách mạng ngay trong buồng nhà mình. Một bên là Ngọc, đang trong cuộc vây bắt cán bộ để lập công với kẻ thù. Ngọc hoàn toàn không biết những người cán bộ mà hắn rắp tâm truy bắt để lập công lại đang ở ngay trong buồng nhà mình. Hắn nấn ná ở lại, không chịu đi ngay chỉ vì ham quấn quýt với người vợ trẻ đẹp của mình.
Hoàn cảnh trớ trêu đó đã làm cho tính kịch được tô đậm. Ngọc chỉ vô tình nhưng hắn càng nấn ná thì Thơm lại càng sốt ruột. Diễn biến tâm lí của nhân vật diễn ra khá phức tạp, có thể hình dung theo các giai đoạn:
Ban đầu, Thơm giả bộ ngọt ngào với chồng, lại còn tỏ ra ân hận về những lời nói không phải với chồng trước đó, mục đích để Ngọc không nghi ngờ gì.
Khi biết lối ra vườn đã vô tình bị chặn (do đồng bọn của Ngọc đợi hắn ngoài đó), Thơm cố tình nói to lên để cán bộ biết mà đề phòng, không ra theo lối ấy.
Thơm tìm cách đẩy chồng đi để nhanh chóng giải thoát cho hai người cán bộ. Điều này hoàn toàn mâu thuẫn với thái độ của Thơm ban đầu (cố giữ chồng ở nhà). Mặc dù tỏ vẻ ngạc nhiên nhưng rất may là Ngọc không nhận thấy sự bất thường đó có nghĩa gì.
Trong lớp này, mọi lời nói, hành động của Ngọc chỉ vô tình nhưng sự vô tình đó lại làm cho vở kịch thêm hấp dẫn. Người nghe, người xem hồi hộp theo dõi mọi lời nói, hành động của nhân vật Thơm. Thơm ở trong tình cảnh rất khó xử: nếu đẩy chồng đi lộ liễu quá sẽ làm cho hắn nghi ngờ. Nếu giữ chồng lại như ban đầu, biết đâu hắn chẳng ở lại thật, như thế hai người cán bộ sẽ gặp phải nguy hiểm. Bởi vậy, một mặt Thơm phải khéo nói dựa theo những lời của chồng khiến hắn không nghi ngờ gì, mặt khác lại phải tìm cách đẩy hắn đi thật nhanh.
Lòng tin và quyết tâm bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng đã khiến Thơm trở nên nhanh trí, chính xác trong lời nói cũng như việc làm. Cô không những đã cứu cho hai người cán bộ khỏi bị địch bắt mà còn mang đến cho họ lòng tin vào sức mạnh của quần chúng.
7. Trong hồi bốn, Ngọc đã bộc lộ đầy đủ bản chất cua một tên Việt gian bán nước. Vốn chỉ là một anh nho lại có địa vị thấp kém, Ngọc nuôi tham vọng ngoi lên để thoảm mãn lòng ham muốn địa vị và tiền bạc. Khi cuộc khởi nghĩa nổ ra, Ngọc đã rắp tâm làm tay sai cho giặc. Hắn dẫn quân Pháp về đánh Vũ Lăng - căn cứ của lực lượng khởi nghĩa, sau đó lại ra sức truy lùng những người cách mạng, đặc biệt là Thái và Cửu. Tuy Ngọc cố che giấu nhưng dần dần bản chất xấu xa của Ngọc đã bị lộ ra, điều đó càng thúc đẩy Thơm dứt khoát đứng về phía cách mạng.
Trong hổi bốn, Thái và Cửu chỉ là những nhân vật phụ, xuất hiện trong chốc lát. Bị giặc truy đuổi, lại chạy nhầm vào chính nhà tên Ngọc nhưng Thái đã hết sức bình tĩnh, sáng suốt, đồng thời rất tin tưởng vào sự ủng hộ của quần chúng, ngay cả khi đó là vợ cua rmột tên Việt gian. Khác với Thái, Cửu có phần nôn nóng, thiếu chín chắn. Anh nghi ngờ Thơm, thậm chí còn định bắn cô...
Việc tác giả xây dựng những tính cách vừa đối lập vừa khác biệt ấy cũng là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy hành động kịch, đồng thời tạo được sức cuốn hút đối với bạn đọc.
8. Tuy mâu thuẫn chưa được đẩy đến mức gay gắt, quyết liệt nhưng đoạn trích (và tác phẩm nói chung) đã tạo nên được sức hấp dẫn lớn đối với người đọc, người xem bởi nó đã đặt ra và giải quyết được những vấn đề lớn của cách mạng: đó là mối quan hệ giữa cách mạng và nhân dân, là lòng tin của người cán bộ cách mạng vào tình cảm yêu nước cũng như lòng nhiệt tình cách mạng của quần chúng. Vở kịch đã chứng minh rằng: khi đã được nhân dân tin yêu và bảo vệ, những người chiến sĩ cách mạng có thể vượt qua bất cứ trở ngại, khó khăn nào.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Luyện đọc kịch, thể hiện lời đối thoại, phân biệt lời dẫn chuyện.
2. Tóm tắt:
Các sự việc trong đoạn trích này diễn ra chủ yếu ở gia đình Thơm - Ngọc. Trước cái chết của cha, Thơm dần dần nhận ra bộ mặt phản bội của Ngọc. Cô vô cùng đau xót, ân hận. Thái và Cửu bị giặc truy bắt đã chạy nhầm vào nhà Thơm, được Thơm che giấu và cứu thoát. .
0
0
Nguyễn Thị Nhài
05/04/2018 17:08:10

Soạn bài: Bắc Sơn (Trích hồi bốn)

Tóm tắt:

Về phần tóm tắt, các em xem lại phần Chú thích trong SGK (trang 165).

Bố cục:

   - Lớp I : Hoàn cảnh của Thơm.

   - Lớp II : Thái và Cửu – hai cán bộ cách mạng bị truy đuổi, chạy vào nhà Thơm.

   - Lớp III : Thơm đóng kịch qua mắt Ngọc – Ngọc sấp ngửa ra đi.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 167 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Các sự việc trong hồi kịch này diễn ra chủ yếu ở gia đình Thơm - Ngọc. Trước cái chết của cha, Thơm dần dần nhận ra bộ mặt phản bội của Ngọc. Cô vô cùng đau xót, ân hận. Thái và Cửu bị giặc truy bắt đã chạy nhầm vào nhà Thơm, được Thơm che giấu và cứu thoát.

Câu 2 (trang 167 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Tình huống bất ngờ, gay cấn : Thái và Cửu bị Ngọc truy đuổi chạy đúng vào nhà Thơm (Ngọc). Tình huống này bộc lộ rõ xung đột kịch và có tác dụng thúc đẩy hành động kịch : Buộc nhân vật Thơm phải có chuyển biến thái độ, dứt khoát đứng về phía cách mạng...

Câu 3 (trang 167 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Tâm trạng và hoàn cảnh nhân vật Thơm :

   - Hoàn cảnh : Cha, em trai đã hi sinh, mẹ thì hóa điên bỏ đi. Còn người thân duy nhất là chồng mình (Ngọc), Ngọc đang dần lộ bộ mặt Việt gian.

   - Tâm trạng : Thơm day dứt, ân hận bao nhiêu về cái chết của cha, em và mẹ thì nỗi nghi ngờ chồng lại chồng chất bấy nhiêu mặc dù Ngọc rất chiều cô,=.

   - Thái độ với chồng : Băn khoăn, nghi ngờ chồng, tìm cách dò xét, cố níu chút hi vọng về chồng.

   - Hành động : Che giấu Thái, Cửu – hai chiến sĩ cách mạng ngày trong buồng mình. Khôn ngoan, che mắt Ngọc để bảo vệ chiến sĩ cách mạng.

Câu 4 (trang 167 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

* Nhân vật Ngọc :

   Tên Việt gian bán nước. Mang tham vọng ngoi lên để thỏa mãn lòng ham muốn địa vị và tiền bạc mà chịu làm tay sai cho giặc, ra sức truy lùng cách mạng, che giấu bản thân trước Thơm, ngày càng dấn thân vào con đường phản động.

* Nhân vật Thái và Cửu :

   Thái dày dặn kinh nghiệm, tinh tế trong hành xử (chạy nhầm vào nhà Ngọc nhưng vẫn bình tĩnh, sáng suốt). Cửu hăng hái, nóng nảy, thiếu chín chắn (nghi ngờ Thơm, thậm chí còn định bắn cô).

Câu 5 (trang 168 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng :

   - Xây dựng tình huống éo le, bất ngờ, bộc lộ rõ xung đột kịch (cuộc đối đầu giữa Ngọc với Thái, Cửu và xung đột trong nội tâm nhân vật Thơm), thúc đẩy hành động nhân vật.

   - Ngôn ngữ đối thoại : với những nhịp điệu, giọng điệu khác nhau.

0
0
Tôi yêu Việt Nam
05/04/2018 17:08:11

Soạn bài: Bắc Sơn - Nguyễn Huy Tưởng

Xem thêm: Tóm tắt: Bắc Sơn

Bố cục:

   - Lớp I: lời tóm tắt, giới thiệu tình huống truyện của tác giả.

   - Lớp II: Cuộc đối thoại giữa Thơm và hai người cán bộ cách mạng là Cửu và Thái.

   - Lớp III: Cuộc đối thoại giữa Thơm và Ngọc.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Các sự việc trong đoạn trích này diễn ra chủ yếu ở gia đình Thơm - Ngọc. Trước cái chết của cha, Thơm dần dần nhận ra bộ mặt phản bội của Ngọc. Cô vô cùng đau xót, ân hận. Thái và Cửu bị giặc truy bắt đã chạy nhầm vào nhà Thơm, được Thơm che giấu và cứu thoát.

Câu 2:

Trong một vở kịch, tình huống đóng vai trò hết sức quan trọng. Nó thúc đẩy nhanh diễn biến sự việc, buộc các nhân vật phải hành động, qua đó bộc lộ tính cách, phẩm chất cũng như tư tưởng, quan điểm... Xung đột kịch trong hồi bốn được bộc lộ qua tình huống hết sức căng thẳng. Ngọc dẫn bọn lính đi lùng bắt cán bộ và du kích. Thái và Cửu bị Ngọc và đồng bọn đuổi bắt lại chạy đúng vào nhà Ngọc. Tình huống ấy buộc Thơm phải có sự lựa chọn dứt khoát: hoặc là để cho Ngọc bắt cán bộ thì được yên thân, hoặc là che giấu họ ngay trong nhà mình thì sẽ vô cùng nguy hiểm. Bằng việc che giấu cho hai người, Thơm đã đứng hẳn về phía cách mạng.

Sự xuất hiện của hai người cán bộ cách mạng ở Lớp II đã đẩy mâu thuẫn kịch phát triển theo một chiều hướng khác. Trong hoàn cảnh bị địch truy bắt, lòng tin của những người cán bộ cách mạng đối với quần chúng nhân dân có ý nghĩa vô cùng quan trọng, liên quan đến sinh mệnh của mỗi người, rộng hơn nữa là liên quan đến sự thành bại của cách mạng.

Câu 3:

- Thơm là vợ Ngọc, một nho lại trong bộ máy cai trị của thực dân Pháp. Thơm có cuộc sống an nhàn, được chồng cưng chiều thích sắm sửa, ăn diện. Cô đứng ngoài cuộc khởi nghĩa dù cha và em trai là những quần chúng tích cực tham gia. Tuy nhiên, Thơm vẫn chưa mất đi bản chất trung thực, lòng tự trọng và tình thương người ở một người lớn lên trong một gia đình nông dân. Thơm quý trọng ông giáo Thái người cán bộ cách mạng đến giúp củng cố phong trào sau khi cuộc khởi nghĩa nổ ra. Khi lực lượng cách mạng bị đàn áp, cả cha và em trai đều hi sinh, Thơm ân hận bị giày vò kho dần biết Ngọc làm tay sai, dẫn Pháp về đánh úp lực lượng khởi nghĩa.

- Tâm trạng và hành động của Thơm.

    + Hoàn cảnh: Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, cha và em của Thơm đã hi sinh, mẹ bỏ đi. Như vậy Thơm chỉ còn người thân duy nhất là Ngọc, nhưng y đã dần lộ bộ mặt Việt gian (Thơm nghe được nhiều người nói việc Ngọc dẫn quân Pháp vào đánh trường Vũ Lăng và việc Ngọc nhiều đêm đi lùng bắt những người cách mạng). Bằng số tiền thưởng của bọn Pháp, Ngọc sẵn sàng và dễ thỏa mãn nhu cầu ăn diện của vợ (tậu nhà mới, đưa Thơm nhiều tiền, đánh nhẫn, may mặc…).

    + Sự day dứt, ân hận của Thơm: Hình ảnh người cho lúc hi sinh, nói lời cuối cùng của ông và trao khẩu súng lại cho Thơm; sự hi sinh của em trai; nhất là tình cảnh thương tâm của người mẹ gần như hóa điên, bỏ nhà đi lang thang… Tất cả những hình ảnh và sự việc ấy luôn ám ảnh giày vò tâm trí cô.

Qua những lời đối thoại giữa Thơm và Ngọc, sự nghi ngờ khiến Thơm luôn tìm cách dò xét ý nghĩa và hành động của chồng để tìm hiểu sự thật. Còn Ngọc thì luôn tìm cách lảnh tránh. Tuy sự nghi ngờ với Ngọc ngày càng tăng, nhưng Thơm vẫn cố níu lấy một chút hi vọng. Thơm cũng không dễ dàng gì từ bỏ cuộc sống nhàn nhã và những đồng tiền của chồng đưa về để ăn diện.

    + Một tình huống bất ngờ xảy ra với Thơm, buộc cô phải lựa chọn thái độ dứt khoát: Thái và Cửu bị bọn Ngọc truy lùng, đã chạy nhầm vào chính nhà Thơm. Bản chất trung thực và lương thiện ở Thơm, cùng với sự quý mến sẵn có với Thái, và cả sự hối hận, tất cả những điều đó đã khiến cho Thơm hành động một cách mau lẹ và khôn ngoan, không sợ nguy hiểm để che giấu Thái và Cửu ngay tron buồng của mình. Ở lớp cấp III, khi Ngọc quay về nhà, Thơm đã khôn ngoan, bình tĩnh che mắt Ngọc để bảo vệ cho hai người cách mạng. Đồng thời, cũng chính là đến lúc này, Thơm đã nhận rõ bộ mặt Việt gian cùng sự xấu xa của chồng. Điều đó dẫn thế hành động chủ động của cô ở hồi cuối: khi biết Ngọc lại dẫn đường cho quân Phát vào rừng lùng bắt những người cách mạng, cô đã luồn tắt rừng suốt đêm để báo tin cho quân du kích kịp thời đối phó.

Đặt nhân vật vào hoàn cảnh căng thẳng, gay cấn, tác giả đã làm bộc lộ đời sống nội tâm với nỗi day dứt, đau xót và ân hận của Thơm, để rồi nhân vật đã hành động dứt khoát, đứng hẳn về phía cách mạng. Như vậy, ngay cả khi cuộc đấu tranh cách mạng gặp khó khăn, bị kẻ thù đàn áp khốc liệt, cách mạng vẫn không thể bị tiêu diệt, nó vẫn có thể thức tỉnh quần chúng, cả với những người ở vị trí trung gian như Thơm.

Câu 4:

Trong hồi bốn, Ngọc đã bộc lộ đầy đủ bản chất cua một tên Việt gian bán nước. Vốn chỉ là một anh nho lại có địa vị thấp kém, Ngọc nuôi tham vọng ngoi lên để thoảm mãn lòng ham muốn địa vị và tiền bạc. Khi cuộc khởi nghĩa nổ ra, Ngọc đã rắp tâm làm tay sai cho giặc. Hắn dẫn quân Pháp về đánh Vũ Lăng - căn cứ của lực lượng khởi nghĩa, sau đó lại ra sức truy lùng những người cách mạng, đặc biệt là Thái và Cửu. Tuy Ngọc cố che giấu nhưng dần dần bản chất xấu xa của Ngọc đã bị lộ ra, điều đó càng thúc đẩy Thơm dứt khoát đứng về phía cách mạng.

Trong hổi bốn, Thái và Cửu chỉ là những nhân vật phụ, xuất hiện trong chốc lát. Bị giặc truy đuổi, lại chạy nhầm vào chính nhà tên Ngọc nhưng Thái đã hết sức bình tĩnh, sáng suốt, đồng thời rất tin tưởng vào sự ủng hộ của quần chúng, ngay cả khi đó là vợ cua rmột tên Việt gian. Khác với Thái, Cửu có phần nôn nóng, thiếu chín chắn. Anh nghi ngờ Thơm, thậm chí còn định bắn cô...

Việc tác giả xây dựng những tính cách vừa đối lập vừa khác biệt ấy cũng là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy hành động kịch, đồng thời tạo được sức cuốn hút đối với bạn đọc.

Câu 5: Những nét chung đáng chú ý trong thành công nghệ thuật của các lớp kịch này.

- Thể hiện xung đột: xung đột cơ bản của vở kịch đến hồi bốn đã bộc lộ gay gắt trong sự đối đầu giữa Ngọc với Thái, Cửu, trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa bị đàn áp và Ngọc cùng đồng bọn đang truy lùng những người cách mạng. Đồng thời xung đột kịch cũng diễn ra trong nội tâm nhân vật Thơm, thúc đẩy diễn biến tâm trạng nhân vật để đi tới bước ngoặt quan trọng.

- Xây dựng tình huống: tình huống éo le, bất ngờ, bộc lộ rõ xung đột và thúc đẩy hành động kịch phát triển.

- Ngôn ngữ đối thoại: tác giả đã tổ chức được các đối thoại với những nhịp điệu, giọng điệu khác nhau, phù hợp với từng giai đoạn của hành động kịch, (đối thoại giữa Thái, Cửu với Thơm của lớp II có nhịp điệu căng thẳng gấp gáp, giọng lo lắng, hồi hộp). Đối thoại đã bộc lộ nội tâm và tính cách nhân vật (đặc biệt ở lớp III).

Luyện tập

Câu 1 (trang 167 SGK): Chia mỗi nhóm bốn em, tập đọc phân vai theo các nhân vật trong trích đoạn kịch này.

Câu 2 (trang 167 SGK):

Tên vở kịchThể loại
Bắc SơnChính kịch
Tôi và chúng taChính kịch
Romeo và JulietBi kịch
Chèo Quan Âm Thị KínhKịch hát
Quan lớn về làngKịch hát

Ý nghĩa - Nhận xét

    - Học sinh nhận diện được tình huống xung đột chính của kịch, phân tích được diễn biến nội tâm của nhân vật Thơm – một có gái có chồng theo giặc, từ chỗ thờ ơ với cách mạng, sợ liên lụy đến chỗ hững hẳn về phía cách mạng, từ đó thấy được tư tưởng chủ đề của tác phẩm.

    - Học sinh thấy được nghệ thuật viết kịch đặc sắc của Nguyễn Huy Tưởng qua cách tạo dựng tình huồng để bộc lộ xung đột, tổ chức đối thoai, thể hiên tâm lí và tính cách nhân vật.

0
0
CenaZero♡
07/04/2018 11:14:57

Soạn bài: Bắc Sơn - Nguyễn Huy Tưởng

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×