Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài Bức tranh mùa thu

soạn tiếng việt lớp 5 bai 9c bức tranh mùa thu
3 trả lời
Hỏi chi tiết
588
1
2
Tabby~Choir~Fly
01/11/2018 16:53:12
TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI BỨC TRANH MÙA THU
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Trò chơi: Thi nói nhanh các từ chỉ sự vật có trong thiên nhiên hoặc từ chỉ dặc điểm của sự vật có trong thiên nhiên.
M: - trời
- xanh ngắt
Gợi ý:
gió - lồng lộng; thác nước - trắng xoá; rừng cây - âm âm; dòng sông - lượn lờ; sóng biển - cuồn cuộn.

2. Đọc mẩu chuyện “Bầu trời mùa thu” (SGK/163, 164).

3. Thảo luận, trả lời câu hỏi:
1) Trong câu chuyện trên, có những từ ngữ nào tả bầu trời?
2) Trong câu chuyện, biện pháp nhân hoá được sử dụng qua những từ ngữ nào?
Gợi ý:
1) Những từ ngữ tả bầu trời: xanh, được rửa mặt, xanh biếc, dịu dàng, buồn bã, trầm ngâm, ghé sát mặt đất, cúi xuống.
2) Biện pháp nhân hoá được sử dụng qua những từ ngữ: được rửa mặt, dịu dàng, buồn bã, trầm ngâm, nhớ, ghé sát, cúi xuống lắng nghe.

4. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả một cảnh đẹp ở quê em hoặc nơi em ở có sử dụng biện pháp nhân hoá.
- Em muốn tả cảnh đẹp gì?
- Cảnh đó có những gì?
- Hình dáng, màu sắc của mỗi sự vật ở đó có gì đẹp?
Gợi ý:

Buổi sớm, khi bình minh chưa vén hẳn tấm màn sương mờ ảo thì biển đã thầm thì chờ sưởi nắng ấm. Gió dệt trên mặt biển từng lọn sóng lăn tăn. Mặt trời dậy muộn hơn thường khi. Biển nhún nhảy nhiều hơn như để phô trương những trang sức lấp lánh trên đầu ngọn sóng. Tiếng sóng vỗ bờ vang động không gian, phá tan không khí tĩnh lặng của buổi sớm mai.

5. Đọc mẩu chuyện “Ai cần nhất đối với cây xanh? “ (SGK/165).

6. Dựa vào ý kiến của các nhân vật ở trên, em hãy nêu ý kiến của mình để tranh luận cùng các bạn: Đất, Nước, Không Khí hay Anh Sáng cần cho cây xanh hơn? Vì sao?
M: Theo tớ, Đất cần cho cây xanh hơn vì Đất nuôi cây lớn. Cây có thể sống trong bóng tối và không cần tưới nước một thời gian, nhưng không có Đất thì cây không thể sông được.
Gợi ý:
Tất cả ý kiến của các bạn đều đúng. Cây xanh rất cần các bạn đấy. Muốn chất màu nuôi được cây thì phải nhờ nước vận chuyển đến các bộ phận của cây.
Ngoài chất màu, cây cũng cần không khí để hô hấp như con người. Đặc biệt cây phải nhờ ánh sáng mới quang hợp, vận chuyển chất diệp lục giúp cây phát triển tốt.

7. Đọc bài ca dao sau và trả lời: Đèn hay trăng quan trọng hơn? Vì sao? (SGK/165).
Gợi ý:
- Điều gì xảy ra khi đèn gặp gió? Trăng có bị mờ khi trời có gió không?
- Ban đêm khi bị mây che, trăng có chiếu sáng xuống đất được không? Ánh sáng của đèn có bị mây che khuất không?
Gợi ý:
- Khi gặp gió, đèn sẽ tắt. Trong khi trời có gió thì tráng vẫn sáng vằng vặc.
- Ban đêm khi bị mây che, mặt đất tối om, không còn thấy ánh sáng trăng đâu cả. Khi ấy, ánh sáng của đèn rất tỏ.

8. Trình bày ý kiến của em sao cho thuyết phục để mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao trên.
Gợi ý:
Từ xa xưa, trăng là nguồn sáng quan trọng khi đêm về. Trăng với vẻ đẹp nên thơ là nguồn cảm hứng sáng tác thơ ca. “Bóng trăng tròn lướt qua ngọn tre...”. Lời bài hát ấy chắc chắn các bạn vẫn nhớ. Không chỉ thế, Tết Trung thu với vầng trăng rằm tháng tám vằng vặc sáng trong, tuổi nhỏ chúng mình làm sao quên được. Ớ tận trời cao, trăng toả ánh sáng dịu dàng khắp mặt đất. Thử hỏi có đèn nào soi sáng đến thế? Đã như thế, chúng ta còn cần đèn làm gi nữa? Thật ra tuy trăng sáng thật nhưng trăng lúc có lúc không, khi mờ khi tỏ. Gặp hôm trời đầy mây thì dù trăng có tròn mấy cũng vẫn bị che khuất.
Vậy còn đèn thì sao? Đèn soi sáng trong đêm, cho ta ánh sáng để học tập, để làm việc, đèn lại chẳng bao giờ bị mây che khuất, hơn hẳn cả trăng. Tuy vậy, đèn mà ra trước gió thì chắc hẳn sẽ tắt ngúm, trở nên vô dụng.
Ở mặt này thì trăng hơn đèn, còn ở mặt kia thì đèn lại hơn trăng. Vì thế không thể nói giữa trăng và đèn ai hơn ai và cũng không thể nói cái nào quan trọng hơn cái nào. Cả đèn và trăng đều cần thiết, đều hữu ích cho chúng ta.

B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
1. Quan sát bầu trời và nói cho người thân những điều em quan sát được.
Gợi ý
Bầu trời ban ngày có mây trắng bồng bềnh trôi, có khi trong xanh, về đêm, trời đầy sao và có ánh trăng sáng vằng vặc vào đêm rằm.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
0
Chymtee :"v
01/11/2018 16:54:18

Câu 1:

Điểm nhìn của tác giả: Cảnh vật được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần. Từ không gian ao làng bên trong thu mở rộng thành không gian mùa thu…

⟹ cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động

Câu 2:

Nét riêng của cảnh sắc mùa thu được biểu hiện rõ ràng qua những từ ngữ và hình ảnh thu:

+ Màu sắc: nước – trong veo, sóng – biếc, trời – xanh ngắt, lá – vàng.

+ Đường nét chuyển động: sóng – hơi gợn tí, lá – khẽ đưa vèo, tầng mây – lơ lửng

+ Hòa sắc tạo hình: bao trùm lên cảnh vật là một màu xanh: xanh ao, xanh bờ, xanh sông, xanh tre, xanh trời, xanh bèo và có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi.

+ Ao thu nhỏ, chiếc thuyền câu theo đó cũng “bé tẻo teo”.

- Đó là nét riêng vùng đồng bằng Bắc Bộ

⟹ Bức tranh thu trong sáng, thanh đạm mang hồn dân dã của làng quê nước Việt

Câu 3:

Không gian trong Thu điếu: tĩnh lặng, phảng phất buồn:

+ Cảnh thu đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn: nước “trong veo” trên một không gian tĩnh, vắng người, ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

+ màu sắc trong sáng, tươi mát và vô cùng sinh động: : làn “nước trong veo”, sóng biếc, lá vàng, mây lơ lửng, trời “xanh ngắt”,…

+ Các chuyển động rất nhẹ, rất khẽ, không đủ tạo ra âm thanh

- Tâm trạng của nhà thơ:

+ Cõi lòng nhà thơ yên tĩnh, vắng lặng.

+ Cái lạnh, cái buồn của không gian thấm vào tâm hồn nhà thơ

+ Cảnh thu đẹp, trong sáng thanh đạm, mang vẻ đẹp đồng quê dân dã cho thấy tâm hồn gắn bó tha thiết với quê hương đất nước.

⟹ Tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc.

Câu 4:

Cách gieo vần trong bài thơ rất đặc biệt: vần “eo” => góp phần diễn tả một không gian nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng đầy oan khúc của thi nhân. Không gian trong bức tranh được thu hẹp nhỏ dần, khép kín phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khuất của thi nhân

Câu 5:

Cõi lòng nhà thơ đã hòa vào trời thu, cảnh thu. Cảnh thu rất đẹp, rất sinh động ⟹ là tình yêu thiên nhiên, đất nước tha thiết của nhà nhơ. Phải yêu thiên nhiên, đất nước thì tác giả mới vẽ ra được một bức tranh thiên nhiên cảnh Thu với màu sắc sống động, tươi sáng mà còn mang một nét đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Luyện tập:

Cái hay của nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài thơ để gợi cảnh và diễn tả tâm trạng.

- Cảnh thanh sơ dịu nhẹ được gợi lên qua các tính từ : trong veo, biếc, xanh

ngắt; các cụm động từ: gợn tí, khẽ đua, lơ lửng.

- Từ vèo trong câu thơ “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

- Vần eo – “tử vận”, được tác giả sử dụng rất thần tình.

1
2
Anime
01/11/2018 16:54:34

A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1.Trò chơi: Thi nói nhanh các từ chỉ sự vật có trong thiên nhiên hoặc từ chỉ dặc điểm của sự vật có trong thiên nhiên.

M: – trời

– xanh ngắt

Gợi ý:

gió – lồng lộng; thác nước – trắng xoá; rừng cây – âm âm; dòng sông –lượn lờ; sóng biển – cuồn cuộn.

2.Đọc mẩu chuyện “Bầu trời mùa thu” (SGK/163, 164).

3.Thảo luận, trả lời câu hỏi:

1)Trong câu chuyện trên, có những từ ngữ nào tả bầu trời?

2)Trong câu chuyện, biện pháp nhân hoá được sử dụng qua những từ ngữ nào?

Gợi ý:

1) Những từ ngữ tả bầu trời: xanh, được rửa mặt, xanh biếc, dịu dàng, buồn bã, trầm ngâm, ghé sát mặt đất, cúi xuống.

2) Biện pháp nhân hoá được sử dụng qua những từ ngữ: được rửa mặt, dịu dàng, buồn bã, trầm ngâm, nhớ, ghé sát, cúi xuống lắng nghe.

4.Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả một cảnh đẹp ở quê em hoặc nơi em ở có sử dụng biện pháp nhân hoá.

-Em muốn tả cảnh đẹp gì?

-Cảnh đó có những gì?

-Hình dáng, màu sắc của mỗi sự vật ở đó có gì đẹp?

Gợi ý:

Buổi sớm, khi bình minh chưa vén hẳn tấm màn sương mờ ảo thì biển đã thầm thì chờ sưởi nắng ấm. Gió dệt trên mặt biển từng lọn sóng lăn tăn. Mặt trời dậy muộn hơn thường khi. Biển nhún nhảy nhiều hơn như để phô trương những trang sức lấp lánh trên đầu ngọn sóng. Tiếng sóng vỗ bờ vang động không gian, phá tan không khí tĩnh lặng của buổi sớm mai.

5.Đọc mẩu chuyện “Ai cần nhất đối với cây xanh? “ (SGK/165).

6.Dựa vào ý kiến của các nhân vật ở trên, em hãy nêu ý kiến của mình để tranh luận cùng các bạn: Đất, Nước, Không Khí hay Anh Sáng cần cho cây xanh hơn? Vì sao?

M: Theo tớ, Đất cần cho cây xanh hơn vì Đất nuôi cây lớn. Cây có thể sống trong bóng tối và không cần tưới nước một thời gian, nhưng không có Đất thì cây không thể sông được.

Gợi ý:

Tất cả ý kiến của các bạn đều đúng. Cây xanh rất cần các bạn đấy. Muốn chất màu nuôi được cây thì phải nhờ nước vận chuyển đến các bộ phận của cây.

Ngoài chất màu, cây cũng cần không khí để hô hấp như con người. Đặc biệt cây phải nhờ ánh sáng mới quang hợp, vận chuyển chất diệp lục giúp cây phát triển tốt.

7.Đọc bài ca dao sau và trả lời: Đèn hay trăng quan trọng hơn? Vì sao? (SGK/165).

Gợi ý:

-Điều gì xảy ra khi đèn gặp gió? Trăng có bị mờ khi trời có gió không?

-Ban đêm khi bị mây che, trăng có chiếu sáng xuống đất được không? Ánh sáng của đèn có bị mây che khuất không?

Gợi ý:

– Khi gặp gió, đèn sẽ tắt. Trong khi trời có gió thì tráng vẫn sáng vằng vặc.

– Ban đêm khi bị mây che, mặt đất tối om, không còn thấy ánh sáng trăng đâu cả. Khi ấy, ánh sáng của đèn rất tỏ.

8.Trình bày ý kiến của em sao cho thuyết phục để mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao trên.

Gợi ý:

Từ xa xưa, trăng là nguồn sáng quan trọng khi đêm về. Trăng với vẻ đẹp nên thơ là nguồn cảm hứng sáng tác thơ ca. “Bóng trăng tròn lướt qua ngọn tre…”. Lời bài hát ấy chắc chắn các bạn vẫn nhớ. Không chỉ thế, Tết Trung thu với vầng trăng rằm tháng tám vằng vặc sáng trong, tuổi nhỏ chúng mình làm sao quên được. Ớ tận trời cao, trăng toả ánh sáng dịu dàng khắp mặt đất. Thử hỏi có đèn nào soi sáng đến thế? Đã như thế, chúng ta còn cần đèn làm gi nữa? Thật ra tuy trăng sáng thật nhưng trăng lúc có lúc không, khi mờ khi tỏ. Gặp hôm trời đầy mây thì dù trăng có tròn mấy cũng vẫn bị che khuất.

Vậy còn đèn thì sao? Đèn soi sáng trong đêm, cho ta ánh sáng để học tập, để làm việc, đèn lại chẳng bao giờ bị mây che khuất, hơn hẳn cả trăng. Tuy vậy, đèn mà ra trước gió thì chắc hẳn sẽ tắt ngúm, trở nên vô dụng.

Ở mặt này thì trăng hơn đèn, còn ở mặt kia thì đèn lại hơn trăng. Vì thế không thể nói giữa trăng và đèn ai hơn ai và cũng không thể nói cái nào quan trọng hơn cái nào. Cả đèn và trăng đều cần thiết, đều hữu ích cho chúng ta.

B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

1. Quan sát bầu trời và nói cho người thân những điều em quan sát được.

Gợi ý

Bầu trời ban ngày có mây trắng bồng bềnh trôi, có khi trong xanh, về đêm, trời đầy sao và có ánh trăng sáng vằng vặc vào đêm rằm.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Tiếng Việt Lớp 5 mới nhất
Trắc nghiệm Tiếng Việt Lớp 5 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư