Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài câu trần thuật

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
747
1
0
Bạch Tuyết
01/08/2017 01:12:15
Soạn bài câu trần thuật
I. Đặc điểm hình thức và chức năng
1. Tất cả các câu trong đoạn trích a, b, c và d trừ câu “Ôi Tào Khê”.
2. Những câu này dùng để:
- Trình bày suy nghĩ của người viết về lòng yêu nước của dân tộc ta (đoạn a).
- Kể (câu thứ nhất) và thông báo (câu thứ 2) (đoạn b).
- Miêu tả hình thức của một người đàn ông (đoạn c).
- Bộc lộ cảm xúc (câu thứ 2 và thứ 3 ở đoạn d).
3. Trong các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và trần thuật, kiểu câu trần thuật được dùng nhiều nhất. Kiểu câu này có nhiều chức năng khác nhau (bao gồm cả chức năng chính của những kiểu câu còn lại) và không có dấu hiệu hình thức như các kiểu câu khác.
II. Luyện tập
1. Xác định kiểu câu và chức năng của những câu đó.
a. Cả 3 câu là câu trần thuật. Câu 1 dùng để kể, câu 2 và 3 dùng để biểu lộ cảm xúc, tình cảm của Dế Mèn đối với cái chết của Dế Choắt.
b. Câu 1 là câu trần thuật dùng để kể. Câu 2 là câu cảm thán biểu lộ cảm xúc, tình cảm. Câu 3 và 4 là câu trần thuật biểu thị tình cảm và hành động: cảm ơn.
2. Câu thứ hai trong phần định nghĩa bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh là một câu nghi vấn (giống với kiểu câu của câu trong nguyên tác bằng chữ Hán: Đổi thử lương tiêu nại nược hà?), trong khi câu tương ứng trong phần dịch thơ là một câu trần thuật. Hai câu này tuy khác nhau về kiểu câu nhưng cũng diễn đạt một ý nghĩa: đêm trăng đẹp gây sự xúc động mãnh liệt cho nhà thơ, khiến nhà thơ muốn làm một điều gì đó.
3. Xác định kiểu câu và chức năng:
a. Câu cầu khiến
b. Câu nghi vấn
c. Câu trần thuật
Cả ba câu đều dùng để cầu khiến trong đó câu b và c thể hiện ý cầu khiến nhẹ nhàn và nhã nhặn hơn câu a.
4. Những câu a và b là câu trần thuật dùng để:
a. Giải thích và đề nghị
b. Kể và đề nghị.
5. Đặt câu trần thuật dùng để:
- Hứa hẹn: Xin hứa với anh là ngày mai tôi đến sớm.
- Xin hỗi: Em xin lỗi anh.
- Cảm ơn: Cháu xin cảm ơn bác.
- Chúc mừng: Cô chúc mừng em.
- Cam đoan: Tôi cam đoan đây là hàng thật.
6.
- Hôm qua, tớ được đi xem phim “Xác ướp Ai Cập” phần II.
- Cậu đi với ai?
- Với bố mẹ tớ. Eo ôi, cảnh trong phim làm mình sợ quá.
- Kể cho tớ nghe với!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Phạm Văn Bắc
05/08/2017 02:29:08
CÂU TRẦN THUẬT I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Câu trần thuật là gì?
- Câu trần thuật là kiểu câu dùng để kể, xác nhận, miêu tả, thông báo, nhận định, trình bày,... về những hiện tượng, những hoạt động, trạng thái, tính chất trong thực tế.
- Câu trần thuật là biểu hiện thông thường của một phán đoán. Do đó cuối câu thường có dấu chấm và đây là kiểu câu phổ biến nhất.
- Câu trần thuật còn được gọi là câu kể, câu tường thuật.
Ví dụ: Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ, khóc không thành tiếng.
(Nguyên Hồng)
+ Tấm lòng yêu mến, vô tư của bà tôi đối với mọi người đã làm cho tâm hồn tôi thêm phong phú, đã truyền sức mạnh cho tôi để đương đầu với sóng gió của cuộc đời.
(Macxim Gorki)
2. Đặc điểm hình thức và chức năng
Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
a) Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
b) Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào, thở không ra hơi:
- Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi!
(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)
c) Cai Tứ là một người đàn ông thấp và gầy, tuổi độ bốn lăm, năm mươi. Mặt lão vuông nhưng hai má hóp lại.
(Lan Khai, Lầm than)
d) Ôi Tào Khê! Nước Tào Khê làm đá mòn đấy! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thuỷ của ta!
(Nguyên Hồng, Một tuổi thơ văn)
- Những câu nào trong các đoạn trích trên không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán?
- Những câu này dùng để làm gì?
- Trong các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và trần thuật, kiểu câu nào được dùng nhiều nhất? Vì sao?
Gợi ý:
- Chỉ có câu: Ôi Tào Khê! là mang đặc điểm hình thức của câu cảm thán. Các câu còn lại trong các đoạn trích này đều thuộc kiểu câu trần thuật.
- Các câu này dùng để:
+ (a): bày tỏ những suy nghĩ của người viết về truyền thống yêu nước của dân tộc ta. Đồng thời bày tỏ mong muốn, yêu cầu của người viết (Chúng ta phải…).
+ (b): kể (câu thứ nhất) và thông báo (câu thứ hai).
+ (c): miêu tả hình thức của một người.
+ (d): nhận định (câu thứ hai) và bộc lộ cảm xúc (câu thứ ba).
- Trong các kiểu câu: nghi vấn, cảm thán, cầu khiến và trần thuật thì kiểu câu trần thuật là kiểu câu được dùng nhiều nhất. Bởi phần lớn, hoạt động giao tiếp của con người xoay quanh những chức năng mà câu trần thuật đảm nhiệm.
II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 1. Hãy xác định kiểu câu và chức năng của những câu sau đây:
a) Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
b) Mã Lương nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh, em sung sướng lên:
- Cây bút đẹp quá! Cháu cảm ơn ông! Cảm ơn ông!
(Cây bút thần)
Gợi ý:
- (a): Cả ba câu đều là câu trần thuật. Câu (1) dùng để kể, hai câu còn lại dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của Dế Mèn trước cái chết của Dế Choắt.
- (b): Câu (1) là câu trần thuật (dùng để kể), câu (2) là câu cảm thán (dùng để bộc lộ cảm xúc), hai câu còn lại đều là câu trần thuật (bộc lộ sự biết ơn của Mã Lương).
2. Đọc câu thứ hai trong phần dịch nghĩa bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh (Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?) và câu thứ hai trong phần dịch thơ (Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ). Cho nhận xét về kiểu câu và ý nghĩa của hai câu đó.
Gợi ý:
- Hai câu trên thuộc hai kiểu câu nào? (Câu nghi vấn, câutrần thuật).
- Tuy nhiên mặc dù khác nhau về kiểu câu song hai câu này cùng diễn đạt một ý nghĩa: đêm trăng đẹp gây xúc động đối với nhà thơ, khiến nhà thơ cảm thấy bối rối, không biết làm sao.
3. Ba câu sau đây thuộc kiểu câu nào và được sử dụng để làm gì? Hãy nhận xét về sự khác biệt về ý nghĩa của những câu này.
a) Anh tắt thuốc lá đi!
b) Anh có thể tắt thuốc lá được không?
c) Xin lỗi, ở đây không được hút thuốc lá.
Gợi ý:
- Xác định kiểu câu:
+ Câu (a): là câu cầu khiến.
+ Câu (b): là câu nghi vấn.
+ Câu (c): là câu trần thuật.
- Các câu trên đều được dùng với mục đích cầu khiến, chỉ khác nhau về sắc thái (hai câu sau có ý cầu khiến nhẹ nhàng và lịch sự hơn câu đầu).
4. Những câu sau đây có phải là câu trần thuật không? Những câu này dùng để làm gì?
a) Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì cất dở mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.
(Thạch Sanh)
b) Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: “Em muốn cả anh cùng đi nhận giải”.
(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)
Gợi ý:
- Các câu được dẫn ở đây đều là câu trần thuật.
- Các câu này dùng để:
+ Câu (a) dùng với mục đích cầu khiến.
+ Câu (b): Phần trước dấu hai chấm dùng để kể, phần sau dấu hai chấm dùng với mục đích cầu khiến.
5. Đặt câu trần thuật để xin lỗi, hứa hẹn, cảm ơn, chúc mừng, cam đoan.
Mẫu:
- Hứa hẹn: Tôi hứa sẽ có mặt đúng giờ.
- Xin lỗi: Mình thành thật xin lỗi cậu vì sự việc ngày hôm qua.
- Cảm ơn: Em xin cảm ơn anh.
- Chúc mừng: Chúc mừng sự thành công của cậu.
- Cam đoan: Tôi xin cam đoan những điều tôi nói trên đây là đúng.
6. Viết một đoạn đối thoại ngắn có sử dụng cả bốn kiểu câu:
Gợi ý: Có thể viết một đoạn đối thoại giữa giáo viên và học sinh, giữa hai người bạn, giữa bố mẹ với con cái, giữa bác sĩ với bệnh nhân,…Ví dụ:
- Mẹ ơi! Bạn Lan lớp con xin cô giáo cho nghỉ học cả tháng nay rồi.
- Bạn nghỉ vì lí do gì?
- Dạ! Mẹ bạn ấy ốm nặng lắm ạ!
- Trời ơi! Khổ thân con bé! Thể nào, mẹ thấy dạo này nó ít sang chơi. Chiều nay mẹ tan ca sớm, mẹ sẽ cùng con đến bệnh viện thăm mẹ bạn ấy.
- Không nên đi trước 5 giờ. Bởi lúc ấy bệnh viện mới cho người nhà vào thăm mẹ ạ!
1
0
Nguyễn Thị Thương
05/04/2018 17:08:08

Soạn bài: Câu trần thuật

I. Đặc điểm hình thức và chức năng

- Chỉ có câu: Ôi Tào Khê! là mang đặc điểm hình thức của câu cảm thán. Các câu còn lại trong các đoạn trích này đều thuộc kiểu câu trần thuật.

- Những câu này dùng để:

   + Trình bày suy nghĩ của người viết về lòng yêu nước của dân tộc ta (đoạn a).

   + Kể (câu thứ nhất) và thông báo (câu thứ 2) (đoạn b).

   + Miêu tả hình thức của một người đàn ông (đoạn c).

   + Bộc lộ cảm xúc (câu thứ 2 và thứ 3 ở đoạn d).

- Trong các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và trần thuật, kiểu câu trần thuật được dùng nhiều nhất. Kiểu câu này có nhiều chức năng khác nhau (bao gồm cả chức năng chính của những kiểu câu còn lại) và không có dấu hiệu hình thức như các kiểu câu khác.

II. Luyện tập

Câu 1: Xác định kiểu câu và chức năng của những câu đó.

a. Cả 3 câu là câu trần thuật. Câu 1 dùng để kể, câu 2 và 3 dùng để biểu lộ cảm xúc, tình cảm của Dế Mèn đối với cái chết của Dế Choắt.

b. Câu 1 là câu trần thuật dùng để kể. Câu 2 là câu cảm thán biểu lộ cảm xúc, tình cảm. Câu 3 và 4 là câu trần thuật biểu thị tình cảm và hành động: cảm ơn.

Câu 2:

- Về kiểu câu, ở câu thứ nhất (trong phần dịch nghĩa) có từ nghi vấn thế nào và có dấu chấm hỏi kết thúc câu. Từ đó, có thể nhận biết đây là câu nghi vấn. Còn ở câu thứ hai (trong phần dịch thơ), những dấu hiệu hình thức cho biết đây là câu trần thuật.

- Về ý nghĩa, cả hai câu đều diễn tả ý: Nhà thơ xúc động mãnh liệt trước cảnh đẹp của đêm trăng sáng.

Câu 3:

- Xác định kiểu câu:

   + Câu (a): là câu cầu khiến.

   + Câu (b): là câu nghi vấn.

   + Câu (c): là câu trần thuật.

- Các câu trên đều được dùng với mục đích cầu khiến, chỉ khác nhau về sắc thái (hai câu sau có ý cầu khiến nhẹ nhàng và lịch sự hơn câu đầu).

Câu 4:

- Các câu được dẫn ở đây đều là câu trần thuật.

- Các câu này dùng để:

   + Câu (a) dùng với mục đích cầu khiến.

   + Câu (b): Phần trước dấu hai chấm dùng để kể, phần sau dấu hai chấm dùng với mục đích cầu khiến.

Câu 5:

- Đặt câu trần thuật dùng để:

   + Hứa hẹn: Xin hứa với anh là ngày mai tôi đến sớm.

   + Xin hỗi: Em xin lỗi anh.

   + Cảm ơn: Cháu xin cảm ơn bác.

   + Chúc mừng: Cô chúc mừng em.

   + Cam đoan: Tôi cam đoan đây là hàng thật.

Câu 6:

- Cậu mới mua cuốn sách "Kính vạn hoa – toàn tập" của Nguyễn Nhật Ánh đấy à?

- Mình vừa mua ở nhà sách Nguyễn Văn Cừ đấy.

- Ôi! Quyển sách mới tuyệt làm sao!

- Mình cũng rất thích.

- Khi nào đọc xong, cậu cho mình mượn nhé!

0
0
Tôi yêu Việt Nam
05/04/2018 17:08:09

Soạn bài: Câu trần thuật

I. Đặc điểm hình thức và chức năng

  - Những câu trong đoạn trích trên không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán là:

    + "Lịch sử ta đã có… một dân tộc anh hùng."

    + "Cai Tứ là một người đàn ông thấp…. má hóp lại."

  - Những câu này dùng để kể sự việc, miêu tả, nhận định.

  - Trong những kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, câu cảm thán và trần thuật, kiểu câu trần thuật được sử dụng phổ biến và nhiều hơn cả vì mục đích của con người dùng để trao đổi thông tin.

II. Luyện tập

Bài 1 (trang 46 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

    a, Dế Choắt tắt thở.

    → Câu trần thuật kể lại chuyện Dế Choắt chết

    Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.

    → Bộc lộ niềm thương xót, hối hận của Dế Mèn trước tội lỗi gây ra với Dế Choắt.

    b, Câu trần thuật: " Mã Lương nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh, em sung sướng reo lên:"

    → Thuật lại sự việc Mã Lương có cây bút thần.

    - Câu cảm thán: " Cây bút đẹp quá!"

    → Bộc lộ cảm xúc vui sướng trước cây bút đẹp.

    - Câu trần thuật: "Cháu cảm ơn ông! Cảm ơn ông!"

    → Bộc lộ cảm xúc biết ơn người đã tặng bút thần.

Bài 2 (trang 46 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

    - Câu :" Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?"

    → Câu nghi vấn: có từ để hỏi "làm thế nào" kết hợp với dấu hỏi chấm.

    - Câu trần thuật: " Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ."

    → Câu trần thuật với dấu chấm kết thúc câu.

    → Cả hai câu đều nhằm mục đích bộc lộ sự xúc động, hân hoan trước cảnh đẹp của đêm trăng đẹp.

Bài 3 (trang 46 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

    a, Câu cầu khiến với từ cầu khiến "đi", kết thúc câu bằng dấu chấm than. Mục đích yêu cầu người nghe dừng hành động hút thuốc lại.

    b, Câu nghi vấn với từ nghi nghi vấn " được không". Mục đích yêu cầu tắt thuốc lá.

    c, Câu trần thuật có dấu hiệu dấu chấm kết thúc cuối câu. Mục đích yêu cầu, đề nghị người nghe không được hút thuốc lá.

Bài 4 (trang 46 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

    a, Câu ( a) là câu trần thuật dùng để cầu khiến (Lý Thông nhờ Thạch Sanh đi canh miếu thờ).

    b, Câu trần thuật thứ nhất của đoạn ( b) để kể sự tình. Câu trần thuật thứ hai để cầu khiến: mong muốn có anh trai đi nhận giải cùng.

Bài 5 ( trang 46 sgk Ngữ Văn 8 tập 2):

    - Tớ hứa sẽ đi ngủ sớm hơn.

    - Mình xin lỗi, vì bận quá mình không tới dự sinh nhật bạn được.

    - Chúc mừng em đã giành giải cao trong kì thi vượt cấp vừa qua.

    - Tớ đảm bảo sẽ gửi sách cho cậu đúng hẹn.

Bài 6 ( trang 6 sgk Ngữ Văn 8 tập 2) :

    A: Cậu có cuốn sách "Cánh buồm đỏ thắm" không?

    B: Ừ, tớ có cuốn sách đó.

    A: Ôi, thật là tuyệt vời! Cậu cho tớ mượn đi.

    B: Ừm, mai tớ mang cho cậu nhé.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×