Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

3 trả lời
Hỏi chi tiết
2.035
10
6
Phạm Minh Trí
01/08/2017 02:11:20
Soạn bài chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
I. Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.
1. Đọc để trả lời.
2. Câu hỏi
a. Đó là y đức chữa bệnh cứu người, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn trong xã hội. Đó là phẩm chất hết lòng vì người bệnh.
b. Chủ đề: ca ngợi y đức của Tuệ Tĩnh.
- Câu văn biểu hiện trực tiếp chủ đề này là:
Ông là người hết lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh.
c. Ta chọn nhan đề thứ nhất trong 3 nhan đề.
- Bởi nó đã nói lên được chủ đề của tác phẩm. Đó là thái độ của Tuệ Tĩnh với 2 người bệnh.
d. Xem phần Ghi nhớ trang 45.
II. Luyện tập
1. Chuyện Phần thưởng.
a. Chủ đề của truyện này nhằm :
- Biểu dương sự thông minh, tinh thần dũng cảm của người nông dân dám tố cáo và muốn nhà vua trừng phạt đám quan lại nhũng nhiễu nhân dân.
- Chế giễu lũ quan lại sách nhiều tham nhũng và dốt nát.
+ Sự việc tập trung thể hiện chủ đề là người nông dân xin vua thưởng roi.
+ Câu văn thể hiện việc này là :
Xin bể hạ thưởng cho han thần năm mươi roi…
b. Mở bài : « Một người nông dân (…) nhà vua »
- Kết bài : « Nhà vua bật cười, (…) nghìn rúp »
- Thân bài : phần giữa.
c.
- Hai truyện đều có 3 phần bố cục.
- Khác nhau về chủ đề.
+ Ca ngợi y đức, lòng thương người của Tuệ Tĩnh.
+ Biểu dương người nông dân.
+ Chế giễu lũ quan lại.
d. Nói tới thưởng người ta không thể nghĩ là dùng hình phạt để ban ơn. Đó là điểm thú vị. Tên quan không ngờ người nông dân lại xin « sự ban ơn » oái ăm như vậy để trừng trị hắn.
2. Hai truyện có cách :
- Mở bài đã giới thiệu rõ câu chuện sắp xảy ra.
+ (…) Muốn kén chọn cho con một người chồng…
+ (…) Đức Long Quân quyết định cho mượn thanh gươm thần.
- Kết bài đã kết thúc câu chuyện.
+ Thần Nước (…) không thắng nổi Thần Núi (…) đành rút quân về.
+ Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên Hồ Hươm (…)

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
1
Nguyễn Thị Thảo Vân
05/04/2018 17:08:05

Soạn bài: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

Câu 1 (trang 44 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Đọc bài văn sgk Ngữ văn 6

Câu 2 (trang 45 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Câu hỏi

a. Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi cho thấy y đức của người thầy thuốc, không phân biệt giàu nghèo.

b. Chủ đề của câu chuyện: ca ngợi y đức của danh y Tuệ Tĩnh. Câu văn biểu hiện trực tiếp chủ đề: Ông chẳng những là người mở mang ngành Y dược dân tộc, mà còn là người hết lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh.

c. Nhan đề thứ ba là bao quát, là đầy đủ và thể hiện đúng chủ đề của văn bản nhất.

d. Chức năng của các phần:

   - Mở bài: Giới thiệu danh y Tuệ Tĩnh về tài năng và y đức.

   - Thân bài: diễn biến việc Tuệ Tĩnh chữa bệnh cho người con nhà nông dân trước.

   - Kết bài: kết thúc sự việc, sự việc tiếp sau đó.

Luyện tập

Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

a. Chủ đề của truyện và câu văn biểu hiện:

   - Biểu dương sự thẳng thắn, thật thà, thông minh của người dân lao động: "... liền muốn đem dâng tiến nhà vua."; "hạ thần đã đồng ý chia cho viên quan đã đưa thần vào đây một nửa số phần thưởng của bệ hạ. Vậy xin..."

   - Phê phán thói tham lam, ích kỉ của bọn quan lại: "Tôi sẽ đưa anh vào gặp nhà vua với điều kiện ..."

b. Bố cục:

   - Mở bài: Câu đầu tiên.

   - Thân bài: "Ông ta"... "hai mươi nhăm roi"

   - Kết bài: Phần còn lại.

c. So sánh với chuyện Tuệ Tĩnh:

   - Giống nhau về bố cục ba phần.

   - Khác: chủ đề truyện Tuệ Tĩnh nêu lên ở mở bài, truyện Phần thưởng thì chủ đề được bất ngờ nêu lên ở cuối truyện.

d. Phần thân bài thú vị ở việc người nông dân đề nghị phần thưởng, tạo bất ngờ, kịch tính cho câu chuyện.

Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   - Sơn Tinh, Thủy Tinh: mở bài giới thiệu tình huống truyện; kết bài mở đưa ra kết thúc câu chuyện, giải thích hiện tượng bão lụt.

   - Sự tích Hồ Gươm: mở bài nêu tình huống và chủ đề truyện; kết bài kết thúc truyện bằng cách giải thích vấn đề then chốt của truyện: giải thích tên gọi Hồ Gươm (Hồ Hoàn Kiếm).

0
0
Phạm Văn Bắc
05/04/2018 17:08:06

Soạn bài: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

I. Chủ đề của bài văn tự sự

1. Đọc bài văn SGK để trả lời câu hỏi

2. Câu hỏi

Câu 2: Đọc kĩ bài văn về danh y Tuệ Tĩnh để nhận diện chủ đề của câu chuyện được kể trong đó.

a. Đó là y đức chữa bệnh cứu người, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn trong xã hội. Đó là phẩm chất hết lòng vì người bệnh.

b. Chủ đề: ca ngợi y đức của Tuệ Tĩnh.

Câu văn biểu hiện trực tiếp chủ đề này là: Ông là người hết lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh.

c. Ta chọn nhan đề thứ nhất trong 3 nhan đề.

Bởi nó đã nói lên được chủ đề của tác phẩm. Đó là thái độ của Tuệ Tĩnh với 2 người bệnh. Từ chối chữa bệnh cho người nhà giàu trước, vì bệnh nhẹ. Ưu tiên chữa trước cho con trai người nông dân, vì bệnh nặng.

d.

Dàn bài của bài văn tự sự thường gồm ba phần: mở bài, thân bài và kết bài. Bố cục ba phần này quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc triển khai chủ đề. Phần mở bài giới thiệu chung về nhân vật, sự việc. Phần thân bài kể diễn biến của sự việc. Phần kết bài kể kết cục của sự việc. Có khi, chủ đề được hé mở trong câu then chốt phần mở bài, kết luận; cũng có khi chủ đề được bộc lộ qua các sự việc, hành động, chi tiết. Không có một khuôn mẫu cố định nào cho việc thể hiện chủ đề của bài văn tự sự.

Trong bài văn về danh y Tuệ Tĩnh, chủ đề được thể hiện ở mở bài, các sự việc trong thân bài và kết bài. Phần kết bài khẳng định, làm rõ thêm chủ đề: "Trời đã sập tối, chợt nhớ tới nhà quý tộc, ông vội vã ra đi không kịp nghỉ ngơi.". Người đọc càng thấy rõ tấm lòng hết mực vì người bệnh của Tuệ Tĩnh.

II. Luyện tập

Câu 1:

a. Chủ đề của truyện này nhằm:

Biểu dương sự thông minh, tinh thần dũng cảm của người nông dân dám tố cáo và muốn nhà vua trừng phạt đám quan lại nhũng nhiễu nhân dân.

Chế giễu lũ quan lại sách nhiều tham nhũng và dốt nát.

- Sự việc tập trung thể hiện chủ đề là người nông dân xin vua thưởng roi.

- Câu văn thể hiện việc này là: Xin bệ hạ thưởng cho hạ thần năm mươi roi…

b. Bố cục ba phần của truyện là:

- Mở bài: "Một người nông dân tìm được một viên ngọc quý liền muốn đem dâng hiến nhà vua."

- Kết luận: "Nhà vua bật cười, đuổi tên cận thần ra và thưởng cho người nông dân một nghìn rúp."

- Phần còn lại là thân bài.

c. So với bài về Tuệ Tĩnh: Cả hai bài đều giống nhau ở bố cục ba phần.

Khác nhau là: ở truyện về Tuệ Tĩnh, chủ đề của truyện được giới thiệu ngay ở phần mở bài; ở truyện Phần thưởng, mở bài chỉ giới thiệu tình huống câu chuyện. Kết bài của truyện về Tuệ Tĩnh có ý nghĩa gợi mở; kết bài truyện Phần thưởng kịch tính hơn, kết thúc ngay ở cao trào của diễn biến sự việc. Nếu như truyện về Tuệ Tĩnh tính bất ngờ thể hiện ở đầu truyện thì ở truyện Phần thưởng tính bất ngờ lại tập trung ở cuối truyện.

d. Câu chuyện của truyện Phần thưởng thú vị ở sự việc người nông dân đề nghị Phần thưởng. Sự việc này vừa bất ngờ, tạo kịch tính cho câu chuyện, vừa cho thấy sự thông minh, hóm hỉnh của nhân vật bác nông dân, cũng chính là sự việc bộc lộ chủ đề của truyện.

Câu 2:

- So sánh hai mở bài:

    + Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: Vua Hùng muốn kén chọn cho con một người chồng.

    + Truyện Sự tích Hồ Gươm: Đức Long Quân quyết định cho mượn thanh gươm thần.

Cả hai mở bài đều nêu lên tình huống mở đầu của câu chuyện, từ tình huống này các sự việc tiếp theo sẽ tiếp tục dẫn dắt câu chuyện phát triển.

- So sánh hai kết bài:

    + Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: "Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thuỷ Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về."

    + Truyện Sự tích Hồ Gươm: "Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, Rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.

Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm."

Hai kết bài đều đưa ra sự việc kết thúc câu chuyện. Ngoài ra, ở truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh còn nhằm giải thích về hiện tượng bão lụt theo nhận thức của người Việt cổ. Ở truyện Sự tích Hồ Gươm có ý nghĩa tiếp diễn phù hợp với chủ đề giải thích Sự tích Hồ Gươm - Hoàn Kiếm. Cho nên, không thể xem kết bài chỉ là câu văn cuối cùng, đây là lời văn hay gặp trong kết thúc của các truyện "sự tích". Nêu sự việc kết thúc và nêu sự việc tiếp diễn cũng là hai cách kết bài thường gặp ở văn tự sự.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K