Chủ nghĩa tư bản xác lập trên phạm vi thế giới
1. Các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XIX
Sang thế kỉ XIX do sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tư bản chủ nghĩa, phong trào dân tộc dân chủ ở các nước châu Âu và châu Mĩ ngày càng dâng cao, tấn công mạnh mẽ vào thành trì của chế độ phong kiến.
Do tác động của Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ và Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII, nhân lúc thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang suy yếu, các thuộc địa của hai nước này ở khu vực Mĩ La-tinh đã nổi dậy đấu tranh giành độc lập, dẫn đến sự ra đời của một loạt quốc gia tư sản mới.
Ở châu Âu, tháng 7 - 1830 phong trào cách mạng tư sản lại nổ ra ở Pháp, lật đổ nền thống trị của triều đại Buốc-bông (từng bị lật đổ trong cách mạng 1789. được phục hồi từ năm 1815). Sau đó, cách mạng lan nhanh sang các nước Bỉ, Đức, I-ta-li-a, Ba Lan, Hi Lạp ...
Trong những năm 1848 - 1849. cách mạng tư sản diễn ra sôi nổi ỏ nhiều nước châu Âu. Những cuộc cách mạng này đã củng cố sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản ở Pháp, làm rung chuyển chế độ phong kiến ở Đức, I-ta-li-a và đế quốc Áo - Hung
Ở Đức, l-ta-li-a, nhiệm vụ của cách mạng là thống nhất đất nước, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. Các dân tộc trong đế quốc Áo - Hung như Hung-ga-ri, Séc, Slô-va-ki-a, Ru-ma-ni, Ba Lan. các dân tộc trên bán đảo Ban-căng,... đấu tranh đòi giải quyết vấn đề dân tộc, thành lập các quốc gia độc lập.
Mười năm sau cách mạng 1848 - 1849. cơn bão táp cách mạng mới lại bùng lên ở châu Âu.
Từ năm 1859 đến năm 1870, dưới sự lãnh đạo của tư sản mà đại diện là Ca-vua - một quý tộc tư sản hóa, 7 quốc gia ở bán đảo I-ta-li-a đã thống nhất thành Vương quốc I-ta-li-a. Trong sự nghiệp thống nhất này, quần chúng nhân dân, dưới sự lãnh đạo của người anh hùng dân tộc Ga-ri-ban-đi đã đóng vai trò quan trọng.
Cùng thời gian đó. từ năm 1864 đến đầu năm 1871, nước Đức được thống nhất từ 38 quốc gia lớn nhỏ bằng các cuộc chiến tranh chinh phục dưới sự lãnh đạo của quý tộc quân phiệt Phổ, đứng đầu là Thủ tướng Bi-xmác.
Ở Nga, dưới áp lực các cuộc bạo động của nông nô, diễn ra dồn dập trong những năm 1858 - 1860. tháng 2 - 1861 Nga hoàng ban bố “Sắc lệnh giải phóng nông nô". Cuộc cải cách có tính chất tư sản này, dù rất hạn chế, đã mở đường cho nước Nga chuyển nhanh sang chủ nghĩa tư bản.
2. Sự xâm lược của tư bản phương Tây đối với các nước Á, Phi
Trong thời kì cách mạng công nghiệp, kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh và Pháp phát triển nhanh chóng làm tăng nhu cầu tranh giành thị trường, đẩy mạnh việc xâm lược các nước ở phương Đông, đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á.
Ấn Độ từ lâu là nơi tranh chấp giữa Anh và Pháp. Cuối thế kỉ XVIII, Pháp phải để cho Anh độc chiếm Ấn Độ.
Năm 1840, Anh gây ra cuộc Chiến tranh thuốc phiện với triều đình Mãn Thanh, mở đầu sự xâm chiếm Trung Quốc. Sau đó, các nước khác như Mĩ, Pháp, Đúc... đua nhau xâu xé Trung Quốc, biến Trung Quốc thành nước nửa thuộc địa. Đông Nam Á nằm giữa Ấn Đỏ và Trung Quốc, tiếp giáp với Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, có một vị trí chiến lược quan trọng và giàu tài nguyên, nên sớm bị tư bản phương Tây nhòm ngó. Phi-líp-pin đã là thuộc địa của Tây Ban Nha từ thế kỉ XVI. Quán đào ln-đô-nê-xi-o bị Hà Lan xâm lược từ thế kỉ XVI - XVII. Năm 1824, Anh bắt đầu xâm lược Miến Điện ; đến cuối thế kỉ XIX, hoàn thành công cuộc chinh phục nước này. Mã Lai ® cũng rơi vào tay Anh. Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào lần lượt bị Pháp đô hộ. Xiêm trở thành nơi tranh chấp thế lực giữa các nước Anh và Pháp.
Châu Phi vào nửa đầu thế kỉ XIX còn là một lục địa bí hiểm đối với các nước tư bản phương Tây. Các nước này mới đạt được một số căn cứ thương mại ở ven biển. Riêng Anh có thuộc địa Kếp ở Nam Phi, Pháp có thuộc địa An-giê-ri ở Bắc Phi. Đến nửa sau thế kỉ XIX. thực dân phương Tây mới tìm cách đi sâu vào đất liền.
"Vì luôn luôn bị thúc đẩy bởi nhu cầu về những nơi tiêu thụ sản phẩm, giai cấp tư sàn xâm lân khắp toàn cầu. Nó xâm nhập vào khắp nơi. trụ lại ở khắp nơi và thiết lập những mối liên hệ khắp nơi. Nó buộc tất cả các dân tộc phải theo hành phương thức sản xuất tư bản, nếu không sẽ bị tiêu diệt nó buộc tất cả các dân tộc phải du nhập cái gọi là văn minh, nghĩa là phải trở thành tư sản. Nói tóm lại, nó tạo ra cho nó một thế giới theo hình ảnh của nó".
(Mác, Ăng-ghen - Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản)
Kết quả là. hầu hết các nước châu Á, châu Phi lần lượt trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc của thực dân phương Tây.