Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.074
0
0
Nguyễn Thị Sen
05/04/2018 17:00:19

Soạn bài: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

Câu 1 (trang 91 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Có rất nhiều từ ngữ địa phương trùng với từ ngữ toàn dân chỉ quan hệ ruột thịt:

STT Từ ngữ toàn dân Từ ngữ địa phương
1 cha bố, ba, tía, cha
2 mẹ mẹ,
3 ông nội ông nội
4 bà nội bà nội
5 ông ngoại ông ngoại, ông vãi, bà cậu
6 bà ngoại bà ngoại, bà vãi, bà cậu
7 bác (anh trai của cha) bác trai
8 bác (vợ anh trai của cha) bác gái
9 chú (em trai của cha) chú
10 thím (vợ em trai của cha) thím
11 bác (chị gái của cha) bác, cô
12 bác (chồng chị gái của cha) bác
13 (em gái của cha)
14 chú (chồng em gái của cha) chú
15 bác (anh trai của mẹ) bác, cậu
16 bác (vợ anh trai của mẹ) bác, mợ
17 cậu (em trai của mẹ) cậu
18 mợ (vợ em trai của mẹ) mợ
19 bác (chị gái của mẹ) bác
20 bác (chồng chị gái của mẹ) bác
21 (em gái của mẹ)
22 chú (chồng em gái của mẹ) chú
23 anh trai anh trai
24 chị dâu (vợ của anh trai) chị dâu
25 em trai em trai
26 em dâu (vợ của em trai) em dâu
27 chị gái chị gái
28 anh rể (chồng của chị gái) anh rể
29 em gái em gái
30 em rể (chồng của em gái) em rể
31 con con
32 con dâu (vợ của con trai) con dâu
33 con rể (chồng của con gái) con rể
34 cháu (con của con) cháu, em

Câu 2 (trang 92 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Một số từ ngữ chỉ người có quan hẹ ruột thịt được dùng trong địa phương khác cũng đã nêu trong bảng trên.

Câu 3 (trang 92 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   - Em về thưa mẹ cùng thầy,

   Cho anh cưới tháng này anh ra.

    Anh về thưa mẹ cùng cha,

   Bắt lợn sang cưới, bắt gà sang cheo.

   - Ân cha nghĩa mẹ chưa đền,

   Bậu mong ôm gối cuốn mền theo ai?

   - Đói lòng ăn nắm lá sung

   Chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng.

   - Con đi tiền tuyến xa xôi

   Yêu bầm, yêu nước cả đôi mẹ hiền.

   (Tố Hữu – Bầm ơi)

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Phạm Minh Trí
05/04/2018 17:08:09

Soạn bài: Chương trình địa phương (phần tiếng Việt)

Câu 1: Đọc các đoạn trích:

Các từ xưng hô địa phương trong các đoạn trích trên là: u, mợ (đều dùng để thay thế cho mẹ). Từ mẹ là từ toàn dân, từ u là từ địa phương, còn từ mợ là một biệt ngữ xã hội.

Câu 2: Tìm các từ xưng hô địa phương khác.

Ví dụ: tui (tôi), tau (tao), hấn (hắn), bọ, thầy, tía (bố), bầm, mế, má (mẹ),...

Câu 3: Các từ xưng hô địa phương thường chỉ dùng trung phạm vi giao tiếp hẹp (trong vùng địa phương) và không dùng trong hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức.

Câu 4: Có thể rút ra những nhận xét:

- Phần lớn các từ chỉ người có quan hệt thân thuộc đều có thể dùng để xưng hô.

- Trong tiếng Việt, người ta còn dùng các đại từ, các từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp,... để xưng hô.

1
0
Tôi yêu Việt Nam
05/04/2018 17:08:10

Soạn bài: Chương trình địa phương phần tiếng việt

Câu 1 (trang 175 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

a. Chỉ sự vật, hiện tượng...không có tên gọi trong các phương ngữ khác và ngôn ngữ toàn dân :

   - Móm : lá cọ non, phơi tái dùng để gói cơm nắm, thức ăn các loại.

   - Nhút : Món ăn làm bằng xơ mít với một số thứ khác, được dùng phổ biến ở Nghệ An – Hà Tĩnh.

   - Đước : cây mọc ở vùng ngập mặn Tây Nam Bộ, rễ chùm lớn, hạt nảy mầm ngay trên cây.

b. Đồng nghĩa nhưng khác về âm :

Phương ngữ BắcPhương ngữ TrungPhương ngữ Nam
BátĐọiChén
MẹMẹ
BốCha, BoBa, Tía

c. Đồng âm nhưng khác về nghĩa :

Từ ngữPhương ngữ BắcPhương ngữ TrungPhương ngữ Nam
HòmDụng cụ để đựng đồQuan tàiQuan tài
BổCó íchNgã
MắcTreo lênBậnĐắt

Câu 2 (trang 175 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

   - Có những từ địa phương vì có những sự vật hiện tượng xuất hiện ở địa phương này nhưng không xuất hiện ở địa phương khác.

   - Thể hiện Việt Nam là một đất nước có sự khác biệt giữa các vùng, miền về tự nhiên tâm lý, phong tục tập quán.

Câu 3 (trang 175 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Từ ngữ thuộc vào ngôn ngữ toàn dân trong trường hợp (1.b), (1.c) :

(1.b) : cá quả, lợn, ngã.

(1.c) : ốm

=> Phương ngữ Bắc được dùng phổ biến nhất trong ngôn ngữ toàn dân.

Câu 4 (trang 176 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

   - Những từ ngữ địa phương có trong bài Mẹ Suốt là : chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ, nói cứng, kín mình. Những từ này thuộc phương ngữ Trung.

→ Giúp khắc họa rõ nét những đặc trưng có tính chất địa phương của nhân vật trong văn học, làm cho hình ảnh mẹ Suốt càng chân thực, sinh động.

0
0
Nguyễn Thanh Thảo
05/04/2018 17:08:11

Soạn bài: Chương trình địa phương phần tiếng việt

Câu 1: Tìm những phương ngữ em đang sử dụng hoặc trong các phương ngữ khác những từ địa phương mà em biết.

a. Chỉ các sự vật, hiện tượng không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.

- Móm: lá cọ non, phơi tái dùng để gói cơm nắm, thức ăn các loại.

- Nhút: Món ăn làm bằng xơ mít với một số thứ khác, được dùng phổ biến ở Nghệ An – Hà Tĩnh.

- Đước: cây mọc ở vùng ngập mặn Tây Nam Bộ, có rễ chùm lớn, hạt nảy mầm ngay trên cây.

b. Giống về nghĩa nhưng khác nhau về âm với phương ngữ khác hoặc từ toàn dân.

  Miền Bắc  Miền Trung  Miền Nam   Bát         Đọi        Chén   Mẹ          Bố         Má   Bố          Bọ         Ba 

c. Giống âm khác nghĩa với phương ngữ khác hay ngôn ngữ toàn dân.

- Miền Bắc: Hòm làm bằng gỗ hoặc kim loại có đậy nắp.

- Miền Trung và Miền Nam: Hòm là quan tài

Câu 2:

- Có những từ địa phương vì có những sự vật hiện tượng xuất hiện ở địa phương này nhưng không xuất hiện ở địa phương khác.

- Sự xuất hiện từ ngữ địa phương cho thấy Việt Nam, là một đất nước có sự khác biệt giữa các vùng, miền về tự nhiên tâm lý, phong tục tập quán.

Câu 3:

- Giữa ngã – bổ - té, chọn ngã

- Giữa ốm – bệnh, ốm – gầy, chọn ốmbệnh

Như vậy, phương ngữ Bắc dùng phổ biến nhất trong ngôn ngữ toàn dân.

Câu 4:

- Những từ ngữ địa phương có trong bài Mẹ Suốt là: chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ. Những từ này thuộc phương ngữ Trung, chủ yếu sử dụng ở vùng miền Bắc Trung Bộ.

- Việc sử dụng các từ ngữ địa phương này có tác dụng khắc họa rõ nét những đặc trưng có tính chất địa phương của nhân vật trong văn học. Do đó làm cho hình ảnh mẹ Suốt càng chân thực, sinh động.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×