Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài: Đất nước

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
408
0
0
CenaZero♡
05/04/2018 16:34:08

Soạn bài: Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)

I. Tác giả & tác phẩm

1. Tác giả

Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 tại thôn Ưu Điềm, xã phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông là gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ.

Đặc điểm hồn thơ Nguyễn Khoa Điềm: có sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam.

Tác phẩm chính: Đất ngoại ô (thơ, 1972), Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986), Thơ Nguyễn Khoa Điềm (tuyển chọn, 1990), Cõi lặng (thơ, 2007).

2. Tác phẩm

Đoạn trích Đất nước (phần đầu chương V của trường ca) là một trong những đoạn thơ hay về đề tài đất nước trong thơ Việt Nam hiện đại.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 122 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

* Bố cục: 2 phần

   - Phần 1 (từ đầu đến Làm nên đất nước muôn đời): Nói về những khám phá mới mẻ của đất nước trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm.

   - Phần 2 (còn lại): Khai thác sâu tư tưởng cốt lõi “Đất Nước của nhân dân”.

* Trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả trong đoạn trích: trình bày cảm nhận về đất nước từ nhiều phương diện khác nhau và lí giải của tác giả về đất nước, tập trung làm nổi bật tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”.

Câu 2 (trang 122 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Cảm nhận về đất nước trong phần đầu của đoạn trích:

   - Những khám phá của Nguyễn Khoa Điềm về cuội nguồn đất nước: Truy tìm ngọn nguồn của đất nước: Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể, bắt đầu với miếng trầu bà ăn, khi dân mình biết trồng tre đánh giặc, có trong tập tục tóc mẹ bới sau đầu, có trong tình nghĩa mẹ cha, có trong sinh hoạt thường ngày của nhân dân lao động: cái kèo, cột, hạt gạo,...

→ Đất nước bình dị, gần gũi mà thiêng liêng, khám phá mới mẻ, gần gũi của Nguyễn Khoa Điềm cho thấy đấ nước trong bình thường mà cao cả, có cái hàng ngày mà vĩnh hằng.

   - Những khám phá của Nguyễn Khoa Điềm về khái niệm đất nước

       + Đất nước gắn liền với không gian của tình yêu đôi lứa.

       + Đất nước gắn liền với không gian sinh tồn của nhân dân: nơi dân mình đoàn tụ, là nơi chim về, là nơi rồng ở.

       + Đất nước gắn liền với thời gian lịch sử: nhà thơ chắt lọc những hình tượng tiêu biểu từ truyền thuyết Lạc Long Quân, Âu Cơ gợi ra một đất nước bình dị, dễ mến và lấp lánh sắc màu huyền thoại.

   - Trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước

      + Trong thời hiện tại: Khẳng định trong anh và em, trong mỗi người nói chung đều tồn tại một phần đất nước, đất nước hóa thân vào huyết mạch mỗi người.

      + Mơ về tương lai: “Mai này con ta lớn lên... ngày tháng mơ mộng”

→ Tác giả đã thể hiện cái nhìn lạc quan về đất nước, nêu trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước.

Câu 3 (trang 122 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Tư tưởng “Đất nước của nhân dân” được biểu hiện:

* Nhân dân góp phần tô điểm cho đất nước

   - Cách nhìn mới của Nguyễn Khoa Điềm về danh lam thắng cảnh.

   - Những danh lam thắng cảnh được chọn khắp ba miền B - T - N tiêu biểu cho nét đẹp lịch sử, văn hóa, tư tưởng của dân tộc ta.

   - Những hình tượng kì thú của thiên nhiên, đất nước chỉ trở thành danh lam thắng cảnh nhờ những truyện cổ tích truyền thuyết của dân gian đã phủ lên nó chiếc áo lấp lánh huyền thoại.

* Nhân dân là những con người làm nên lịch sử

    - Nhân dân là những anh hùng

    - Nhân dân là những con người hết sức bình dị.

    - Điểm hội tụ và đỉnh cao cảm xúc của nhân vật trữ tình về đất nước được kết tinh qua:

Đất nước này là Đất Nước của nhân dân

       Đất nước của Nhân dân

        Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định nhân dân là linh hồn của đất nước. Cụm từ đất nước của nhân dân nhắc lại hai lần xoáy sâu vào tư tưởng đó.

   - Vai trò của đất nước, của nhân dân với thế hệ trẻ hôm nay.

   - Tác giả tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp của đất nước sẽ mở ra.

Câu 4 (trang 123 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Trong đoạn trích Đất Nước, tác giả sử dụng nhiều chất liệu văn học và văn hóa dân gian từ ca dao, tuc ngữ, đến truyền thuyết, phong tục,...

Các chất liệu này khi đưa vào bài thơ đã được nhà thơ sáng tạo lại vì thế mà vừa quen thuộc lại vừa mới lạ.Ví dụ: Con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc, Yêu em từ thuở trong nôi,...các hình ảnh, mô típ nghệ thuật của văn học văn hóa dân gian để làm nên câu thơ, ý thơ của nhà văn (ngày xửa ngày xưa, gừng cay muối mặn...)

→ Tác dụng: Tác giả đã gợi mở được một không gian nghệ thuật, một không khí, một giọng điệu riêng đưa người đọc vào một thế giới đẹp đẽ, lãng mạn của ca dao, giọng điệu truyền thuyết dân gian nhưng vẫn mang màu sắc hiện đại.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Đặng Bảo Trâm
05/04/2018 17:08:15

Soạn bài: Đất nước (Nguyễn Đình Thi)

I. Tác giả & tác phẩm

1. Tác giả

Nguyễn Đình Thi làm thơ từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Thơ ông có bản sắc và giọng điệu riêng, vừa tự do, phóng khoáng vừa hàm súc, sâu lắng suy tư...

Nguyễn Đình Thi có những bài thơ đằm thắm, thiết tha về quê hương, đất nước Việt Nam trong lam lũ, đau thương đứng lên chiến đấu và chiến thắng.

2. Tác phẩm

Đất nước là một thi phẩm xuất sắc, tiêu biểu nhất cho sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Đình Thi. Bài thơ được hoàn thành vào năm 1955 và được đưa vào tập Người chiến sĩ (1956).

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 126 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

* Bố cục bài thơ: 2 phần

   - Phần 1: từ câu đầu đến câu 21: Đất nước được cảm nhận qua hình ảnh mùa thu xưa và nay.

   - Phần 2: đoạn còn lại: Đất nước gian khổ, đau thương từ trong chiến đấu và vinh quang trong chiến thắng.

* Mối quan hệ giữa các phần: Phần đầu của bài thơ chủ yếu được dựa trên cơ sở các đoạn thơ trong bài Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948) và Đêm mít tinh (1949). Phần thứ hai của bài thơ được viết vào năm 1955 – là sự bổ sung cho cảm hứng tổng hợp về đất nước thêm đầy đủ và phong phú.

Câu 2 (trang 126 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Hình ảnh mùa thu trong hoài niệm của nhà thơ:

* Trước hết được khơi nguồn từ một buổi sáng mùa thu:

   - Sáng mát trong.

   - Hương cốm: đặc trưng mùa thu Hà Nội

→ Gợi nỗi nhớ về mùa thu Hà Nội:

       + Sáng chớm lạnh: cái lạnh vừa mới bắt đầum thoáng qua, mơ hồ.

       + Xao xác hơi may: gió thu nhẹ, lành lạnh

=> Buổi sáng giao mùa ở Hà Nội: đẹp nhưng buồn.

* Hình ảnh người ra đi:

    - “ Người ra đi đầu không ngoảnh lại”: quyết tâm, dứt khoát

    - “Sau lưng thềm vắng lá rơi đầy”: lưu luyến, cảm nhận, nhìn thấu bằng trái tim

→ Gắn bó sâu nặng với Hà Nội, với đất nước.

Câu 3 (trang 126 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Đoạn thơ là nói về mùa thu của cách mạng, mùa thu mới nơi Việt Bắc

* Khác rồi:

   - Giữa núi đồi

   - Gió thổi – rừng tre – phấp phới.

   - Trời thu – áo mới.

   - Trong biếc – nói cười.

→ Mùa thu rộn rã, tươi đẹp

→ Tâm trạng vui tươi, phấn chấn, tầm nhìn xa trông rộng, tư thế làm chủ đất trời.

* Đất nước có sự thay đổi lớn

   - Con người từ buồn đến vui: từ nô lệ đến tự do làm chủ.

   - Đất nước mênh mông, giàu đẹp → tự hào, kiêu hãnh:

“Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta...”

Câu 4 (trang 126 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Những suy tư và cảm nhận của Nguyễn Đình Thi về quê hương, đất nước Việt Nam trong phần cuối của bài thơ:

* Hình ảnh đất nước của đau thương:

   - Cánh đồng quê – chảy máu

   - Dây thép gai – đâm nát trời chiều.

   - Bát cơm chan đầy nước mắt

   - Đứa đè cổ - đứa lột da.

→ Đất nước trong những năm chiến tranh: tủi nhục, đau thương...

* Đất nước của những con người anh hùng, dũng cảm, bất diệt:

   - Ngời lên nét mặt quê hương.

    - Bật lên những tiếng căm hờn.

→ Quyết liệt, dữ dội.

   - Nghệ thuật đối lập:

       + Xiềng xích >< trời đầy chim, đất đầy hoa

       + Súng đạn >< yêu nước, thương nhà

=> Khẳng định sức mạnh tinh thần, tâm hồn người Việt Nam.

   - Bốn câu thơ cuối: Hình ảnh đất nước Việt Nam từ bùn đen, bom đạn, khổ đau đứng lên với một vẻ đẹp rực rỡ, chói lọi.

       + Cách ngắt nhịp dồn dập, đều đặn tạo nên một âm hưởng hùng tráng.

       + Thể thơ sáu chữ cân đối.

       + Bút pháp nhân hóa kết hợp với việc sử dụng linh hoạt trong việc sử dụng thành ngữ “tức nước vỡ bờ”.

→ Tạo nên một vẻ đẹp hùng tráng về con người Việt Nam, đất nước Việt Nam.

Câu 5 (trang 126 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Bài thơ được làm theo thể thơ tự do với đặc điểm: các câu thơ dài ngắn khác nhâu, nhịp điệu thơ khi nhanh, khi chậm. Kết hợp với việc lựa chọn hình ảnh có tính khái quát cao.

→ Tác dụng:

   - Dựng lên hình ảnh đất nước giàu đẹp, bất khuất, anh hùng, đứng lên chống kẻ thù để dành chiến thắng.

   - Bộc lộ được những tình cảm, suy nghĩ sâu sắc của tác giả về đất nước, quê hương.

0
0
Nguyễn Thị Nhài
05/04/2018 17:08:16

Soạn bài: Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)

Câu 1: Có thể chia đoạn trích thành 2 phần:

Phần 1(Từ đầu đến "Làm nên Đất Nước muôn đời"): đoạn này nói về vẻ đẹp của đất nước được tác giả so sánh và đánh giá trên nhiều phương diện: văn hóa, phong tục, truyền thống, địa lí, lịch sử, ….

Phần 2 (còn lại): tác giả tập trung làm nổi bật tư tưởng của nhân dân, đất nước là của nhân dân.

Câu 2: Cảm nhận về đất nước

- Cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm thật đa dạng, trên nhiều bình diện, từ chiều dài lịch sử (quá khứ - hiện tại – tương lai), đến chiều rộng của không gian – địa lí và nhất là trong bề dày văn hóa – phong tục, lối sống, tâm hồn, tính cách dân tộc. Cả ba bình diện ấy đều có sự gắn bó, thống nhất với nhau.

- Nhà thơ đã khai thác các thành tố Đất và Nước trong mối quan hệ với không gian – thời gian, với lịch sử và hiện tại. Chiều sâu của lịch sử, truyền thống, phong tục và văn hóa đất nước được gợi lên từ huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ, từ truyền thống Hùng Vương, từ những câu ca dao quen thuộc. Đất nước là không gian sinh tồn của con người (Đất là nơi anh đến trường – Nước là nơi em tắm – Đất Nước là nơi ta hò hẹn ...). Nhưng sự trường tồn của Đất Nước lại chính là sự trường tồn của con người, qua con người (Nhưng ai đã khuất – Những ai bây giờ - Yêu nhau và sinh con đẻ cái – Gánh vấc phần người đi trước để lại – Dặn dò con cháu chuyện mai sau ...).

Câu 3: Tư tưởng đất nước của nhân dân.

   Đất nước là một nhân chứng đáng quý của mỗi người dân việt nam, ở phần 1 đất nước được cảm nhận qua rất nhiều những phương diện như lịch sử, văn hóa, hay chiều dài lịch sử… đất nước hiện lên với những vẻ thân thương gần gũi bởi cốt lõi đất nước mang tư tưởng nhân dân, những hình ảnh quen thuộc của đất nước như hòn trống mái, hay núi vọng phu đây là những hình ảnh của địa danh ở việt nam,đất nước Việt Nam là một đất nước giàu tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, đất nước là nơi vô cùng thiếng liêng những nó lại rất đỗi gần gũi với con người:

 Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương      .... Hãy nhìn rất xa Vào 4.000 năm Đất Nước 

   Đất nước là một vị anh hùng: một minh chứng cho những vị anh hùng đã xả thân vì nghiệp lớn, đât nước là nơi đoàn kết gắn bó của nhân dân trong lao động sản xuất, hình ảnh đất nước được hiện lên trong ca dao tục ngữ mang đậm tính dân tộc sâu sắc, đất nước từ nhân dân do nhân dân và vì nhân dân mà ra tất cả đều phục vụ cho nhân dân, tư tưởng đất nước của dân là tư tưởng cốt yếu trong bài đất nước của Nguyễn Đình Thi.

   Đất nước của Nguyễn Đình Thi đã mang đậm tính chất lịch sử những bề dày lịch sử lâu dài gắn bó từ xưa đến nay, nó mang đậm vẻ đẹp của một dân tộc giàu truyền thống.

Câu 4:

- Đoạn thơ sử dụng nhiều chất liệu văn học và văn hóa dân gian: ca dao, tục ngữ, truyền thuyết, phong tục, lối sống, …

- Tác giả sử dụng sáng tạo các yếu tố dân gian:

   + Có khi lấy lại từng phần của câu ca dao: "yêu em từ thủa trong nôi"

   + Chủ yếu là sử dụng ý, hình ảnh ca dao, truyền thuyết để tạo lên hình tượng thơ mới, gần gũi và mới mẻ.

0
0
Đặng Bảo Trâm
07/04/2018 11:24:42

Soạn bài: Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)

Câu 1: Có thể chia đoạn trích thành 2 phần:

Phần 1(Từ đầu đến "Làm nên Đất Nước muôn đời"): đoạn này nói về vẻ đẹp của đất nước được tác giả so sánh và đánh giá trên nhiều phương diện: văn hóa, phong tục, truyền thống, địa lí, lịch sử, ….

Phần 2 (còn lại): tác giả tập trung làm nổi bật tư tưởng của nhân dân, đất nước là của nhân dân.

Câu 2: Cảm nhận về đất nước

- Cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm thật đa dạng, trên nhiều bình diện, từ chiều dài lịch sử (quá khứ - hiện tại – tương lai), đến chiều rộng của không gian – địa lí và nhất là trong bề dày văn hóa – phong tục, lối sống, tâm hồn, tính cách dân tộc. Cả ba bình diện ấy đều có sự gắn bó, thống nhất với nhau.

- Nhà thơ đã khai thác các thành tố Đất và Nước trong mối quan hệ với không gian – thời gian, với lịch sử và hiện tại. Chiều sâu của lịch sử, truyền thống, phong tục và văn hóa đất nước được gợi lên từ huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ, từ truyền thống Hùng Vương, từ những câu ca dao quen thuộc. Đất nước là không gian sinh tồn của con người (Đất là nơi anh đến trường – Nước là nơi em tắm – Đất Nước là nơi ta hò hẹn ...). Nhưng sự trường tồn của Đất Nước lại chính là sự trường tồn của con người, qua con người (Nhưng ai đã khuất – Những ai bây giờ - Yêu nhau và sinh con đẻ cái – Gánh vấc phần người đi trước để lại – Dặn dò con cháu chuyện mai sau ...).

Câu 3: Tư tưởng đất nước của nhân dân.

   Đất nước là một nhân chứng đáng quý của mỗi người dân việt nam, ở phần 1 đất nước được cảm nhận qua rất nhiều những phương diện như lịch sử, văn hóa, hay chiều dài lịch sử… đất nước hiện lên với những vẻ thân thương gần gũi bởi cốt lõi đất nước mang tư tưởng nhân dân, những hình ảnh quen thuộc của đất nước như hòn trống mái, hay núi vọng phu đây là những hình ảnh của địa danh ở việt nam,đất nước Việt Nam là một đất nước giàu tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, đất nước là nơi vô cùng thiếng liêng những nó lại rất đỗi gần gũi với con người:

 Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương      .... Hãy nhìn rất xa Vào 4.000 năm Đất Nước 

   Đất nước là một vị anh hùng: một minh chứng cho những vị anh hùng đã xả thân vì nghiệp lớn, đât nước là nơi đoàn kết gắn bó của nhân dân trong lao động sản xuất, hình ảnh đất nước được hiện lên trong ca dao tục ngữ mang đậm tính dân tộc sâu sắc, đất nước từ nhân dân do nhân dân và vì nhân dân mà ra tất cả đều phục vụ cho nhân dân, tư tưởng đất nước của dân là tư tưởng cốt yếu trong bài đất nước của Nguyễn Đình Thi.

   Đất nước của Nguyễn Đình Thi đã mang đậm tính chất lịch sử những bề dày lịch sử lâu dài gắn bó từ xưa đến nay, nó mang đậm vẻ đẹp của một dân tộc giàu truyền thống.

Câu 4:

- Đoạn thơ sử dụng nhiều chất liệu văn học và văn hóa dân gian: ca dao, tục ngữ, truyền thuyết, phong tục, lối sống, …

- Tác giả sử dụng sáng tạo các yếu tố dân gian:

   + Có khi lấy lại từng phần của câu ca dao: "yêu em từ thủa trong nôi"

   + Chủ yếu là sử dụng ý, hình ảnh ca dao, truyền thuyết để tạo lên hình tượng thơ mới, gần gũi và mới mẻ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×