Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài: Đi đường (Tẩu lộ - Hồ Chí Minh)

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
313
0
0
Tôi yêu Việt Nam
05/04/2018 18:54:23

Soạn bài: Đi đường (Tẩu lộ - Hồ Chí Minh)

"Đi đường" cũng là một bài thơ trong tập Nhật kí trong tù. Bác viết bài thơ này để ghi lại cảm hứng lúc đi đường khi bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác.

Câu 1: Đọc hiểu phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ

Câu 2: - Bài thơ có kết cấu khá chuẩn về kiểu kết cấu của bài thơ tứ tuyệt Đường luật: 4 câu có trình tự:

   + Câu 1: khai (mở)

   + Câu 2: thừa (nâng cao, triển khai ý câu khai)

   + Câu 3: chuyển (chuyển ý)

   + Câu 4: hợp (tổng hợp)

Câu 3:

Hệ thống điệp ngữ ở nguyên tác có tác dụng rõ rệt trong việc tạo nhịp điệu, âm hưởng cho mạch thơ. Các chữ tẩu lộ - tẩu lộ, trùng san – trùng san – trùng san gợi ra cái trùng điệp gian nan của dặm đường dài. Bài thơ dịch làm mất đi điệp ngữ ở câu mở đầu.

Câu 4:

- Câu thơ thứ hai miêu tả cái khó khăn vất vả triền miên của người đi bộ đường núi. Nghệ thuật điệp ngữ trùng san (lớp núi) và chữ hữu (lại) đà góp phần làm nổi bật, nhấn mạnh và làm sâu sắc ý thơ. Câu thơ dường như thấp thoáng có bóng dáng nhân vật trữ tình - người tù cách mạng Hồ Chí Minh. Người đã từng trải qua bao lần chuyển lao bằng đường núi đầy khổ ải. Từ sự thấm thía vể nỗi gian lao triển miên của người đi đường núi, Người suy ngẫm về con đường cách mạng, con đường đời.

- Câu thơ cuối: "Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".

Con người từ tư thế vị đày đọa tưởng như không thể nào vượt qua nổi bỗng trở thành một du khách ung dung say đắm cảnh non sông. Câu thơ cuối diễn tả niềm hạnh phúc bất ngờ nhưng xứng đáng đến với con người đã kì công trèo qua bao dãy núi vô cùng gian khổ.

Câu 5:

Bài thơ Đi Đường không thuộc loại thơ tức cảnh hay tự sự mà chủ yếu thiên về suy nghĩ, triết lý nhưng không phải triết lý lên giọng dạy đời như lời kể chuyện, tâm sự của chính Bác trong những ngày tù đày.Bốn câu thơ bình dị mà cô đọng, rất tiết kiệm ngôn từ và lời chặt chẽ, logic, vừa tự nhiên, chân thực, vừa chứa đựng tư tưởng sâu xa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×