Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài: Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt (tập 1)

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
366
0
0
Nguyễn Thị Sen
05/04/2018 18:23:03

Soạn bài: Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt

Từ vựng

1. Lí thuyết

2. Thực hành

   a. Sơ đồ :

Soạn văn lớp 8 | Soạn bài lớp 8

   - Truyền thuyết : truyện dân gian về các nhân vật và sự kiện xa xưa, có nhiều yếu tố thần kì.

   - Truyện cổ tích : truyện dân gian kể về cuộc đời, số phận một số nhân vật quen thuộc, có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.

   - Truyện ngụ ngôn : truyện dân gian mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió chuyện con người trong xã hội.

   - Truyện cười : truyện dân gian dùng hình thức gây cười để mua vui, phê phán, đả kích thói hư tật xấu.

   → Trong những câu giải thích có từ chung là “truyện dân gian”.

   b. Ví dụ về biện pháp nói quá hoặc nói giảm nói tránh trong ca dao :

   - Nói quá: “Lỗ mũi mười tám gánh lông / Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho”

   - Nói giảm nói tránh :

   Tiếc thay hạt gạo tám xoan

   Thổi nồi đồng điếu lại chan nước cà.

   c.

   – Câu có dùng từ tượng hình : Áo dài Việt Nam duyên dáng, thướt tha.

   - Câu có dùng từ tượng thanh: Những máy múc bên công trường cứ ầm ầm trút đá.

Ngữ pháp

1. Lí thuyết

2. Thực hành

   a.

    – Câu có dùng trợ từ và tình thái từ :

   “ Ôi, ngay đến thầy cũng hắt hủi con !”

   - Câu có dùng trợ từ và tình thái từ :

   “ Chính mẹ là người đã ngăn cản không cho con đi học ư ?”

   b. Câu ghép trong đoạn trích : “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”

   Có thể tách các vế của câu ghép thành các câu đơn. Nhưng khi tách thành các câu đơn thì sự liên tục của sự kiện không được thể hiện rõ ràng bằng khi gộp lại.

   c. Câu ghép trong đoạn trích là câu thứ nhất và câu thứ ba. Các vế câu được nối với nhau bằng quan hệ từ (cũng như, bởi vì).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Thị Thảo Vân
05/04/2018 17:08:09

Soạn bài: Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt (Tập 1)

I- Từ vựng

1. Lý thuyết

2. Thực hành

a, Truyện dân gian gồm:

Truyện cổ tích, truyện truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, truyện cười

b, Ca dao Việt Nam hai ví dụ về biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm nói tránh

- Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

- Gió đưa cây cải về trời

Rau dăm ở lại chịu lời đắng cay.

c, Viết hai câu có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh

+ Bầy chim sẻ hót líu lo trên cành cây cạnh đầu hồi nhà.

+ Tiếng bầy dế rích rích… ri ri dưới mặt đất còn ẩm hơi nước sau cơn mưa.

+ Dáng mẹ liêu xiêu trong nắng chiều.

II. Ngữ pháp

1. Lý thuyết

2. Thực hành

a, Viết hai câu trong đó một câu có dùng trợ từ và tình thái từ, một câu có dùng trợ từ và thán từ.

+ Nó đi chơi những hai ngày à? (câu dùng trợ từ và tình thái từ)

+ Trời ơi, chính nó là người tiết lộ bí mật! ( dùng trợ từ và thán từ)

b, Câu ghép trong đoạn trên:

- Pháp/ chạy, Nhật/ hàng, vua Bảo Đại/ thoái vị.

- Nếu tách câu ghép đã xác định thành các câu đơn. Nếu thay đổi thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi.

c, Câu ghép

+ Chúng ta/không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào (cũng như) ta/không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên.

+ Có lẽ tiếng Việt của chúng ta/ đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta/ rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay/ là cao quý, vĩ đại nghĩa là rất đẹp.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×