Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài hợp đồng

4 trả lời
Hỏi chi tiết
417
0
0
Phạm Minh Trí
01/08/2017 01:38:47
Soạn bài hợp đồng
1. Đọc hợp đồng mua bán sách giáo khoa ở phần I và rút ra các nhận xét:
- Tại sao cần phải có hợp đồng.
- Hợp đồng ghi lại những nội dung chủ yếu gì.
- Những yêu cầu về nội dung và hình thức của một bản hợp đồng.
- Từ kết quả nhận xét ở bước 1, HS liên hệ thực tế để kể và nêu ra mục đích, nội dung cơ bản của một số hợp đồng thông dụng trong đời sống.
2. Cách làm hợp đồng.
- Dựa trên bản hợp đồng ở phần I trong SGK và các hợp đồng thông dụng được chúng ta có thể thấy:
+ Bản hợp đồng gồm những nội dung nào? Chúng được sắp xếp ra sao?
+ Các thức trình bày nội dung như thế nào?
+ Cách dùng từ ngữ và viết câu trong hợp đồng có gì đặc biệt?
- Rút ra kết luận chung về cách làm hợp đồng qua các mục ở phần ghi nhớ trong SGK.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Thị Nhài
05/08/2017 02:00:09
HỢP ĐỒNG I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Để nắm được đặc điểm của văn bản hợp đồng, em hãy đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------
HỢP ĐỒNG MUA BÁN SÁCH GIÁO KHOA
- Căn cú vào Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày ... tháng ... năm ... của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản hướng dẫn thi hành của các cấp các ngành.
- Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của hai bên .
Hôm nay, ngày ... tháng ... năm ...
Tại địa điển : ...
Chóng t«i gåm :
Bên A :
Công ti cổ phần Sách và Thiết bị trường học ... Sở Giáo dục và Đào tạo...
Địa chỉ : ...
Điện thoại : ... Fax : ...
Tài khoản : ...
Mã số thuế : ...
Đại diện là ông (bà) : ...
Chức vụ : ....
Bên B :
Công ti TNHH : ...
Địa chỉ : ...
Điện thoại : ... Fax : ...
Tài khoản : ...
Mã số thuế : ...
Đại diện là ông (bà) : ...
Chức vụ : ...
Hai bên thoả thuận kí kết Hợp đồng mua bán sách giáo khoa với nội dung và các điều khoản sau :
Điều 1. Nội dung giao dịch : giao, nhận và tiêu thụ sản phẩm sách giáo khoa.
Điều 2. Trách nhiệm và nghĩa vụ bên A
- Bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời sách giáo khoa cho bên B.
- Vận chuyển hàng hoá đến giao cho bên B.
Điều 3. Trách nhiệm và nghĩa vụ của bên B.
- Kiểm tra số lượng, chủng loại, chất lượng và bốc xếp hàng hoá từ phương tiện chuyên chở vào cửa hàng.
- Bảo quản hàng hoá cẩn thận, không để mất mát, hư hỏng.
- Thanh toán đầy đủ và đúng thời gian cho bên A.
- Bán đúng giá đã quy định.
Điều 4. Phương thức thanh toán
- Bên B được hưởng chiết khấu...% tổng giá trị hàng hoá bán được.
- Hằng tháng từ ngày 25 đến 30, hai bên thanh toán với nhau một lần và thống nhất kế hoạch tháng tới.
- Để hàng hoá hư hỏng, mất mát, bên B phải chịu trách nhiệm bồi thường cho bên A.
Điều 5. Hiệu lực của hợp đồng.
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ... tháng ... năm ... đến hết ngày ... tháng ... năm ... Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có điểm nào chưa phù hợp thì hai bên sẽ bàn bạc đi đến thống nhất cách giải quyết.
Hợp đồng này được thành lập thành 2 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 1 bản.
Đại diện bên A Đại diện bên B
(Chức vụ, kí, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (Chức vụ, kí, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
1. Mục đích của văn bản hợp đồng là gì?
Gợi ý: Ghi lại nội dung thoả thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên tham gia giao dịch nhằm đảm bảo thực hiện đúng thoả thuận đã cam kết.
2. Hợp đồng thường có bố cục ra sao?
Gợi ý: Bố cục của hợp đồng thể hiện ở các mục chủ yếu sau:
- Phần mở đầu:
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ
+ Tên hợp đồng
+ Thời gian, địa điểm
+ Họ tên, chức vụ, địa chỉ của các bên kí hợp đồng.
- Phần nội dung:
Ghi lại nội dung của hợp đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất giữa các bên.
- Phần kết thúc: Ghi chức vụ, chữ kí, họ tên của đại diện các bên tham gia kí kết trong hợp đồng và xác nhận dâu của cơ quan (nếu có).
3. Lời văn của hợp đồng phải đảm bảo chặt chẽ, chính xác.
II. Rèn luyện kĩ năng
1. Trong các tình huống sau, những tình huống nào cần viết hợp đồng?
a) Trường em đề nghị với các cơ quan cấp trên cho phép sửa chữa, hiện đại hoá các phòng học.
b) Gia đình em và cửa hàng vật liệu xây dựng thống nhất với nhau về mua bán.
c) Xã em và Công ti Thiên Nông thống nhất đặt đại lí tiêu thụ sản phẩm phân bón, thuốc trừ sâu.
d) Thầy Hiệu trưởng chuyển công tác, cần bàn giao công việc cho thầy Hiệu trưởng mới.
e) Hai bên thoả thuận với nhau về việc mua nhà.
Gợi ý:
Mục đích của hợp đồng là gì? Các tình huống (a), (d) không phù hợp với hợp đồng.
2. Hãy ghi lại phần mở đầu, các mục lớn trong phần nội dung, phần kết thúc và dự kiến các điều kiện cần cụ thể hoá trong bản hợp đồng thuê nhà.
Gợi ý:
- Phần mở đầu:
+ Tiêu ngữ
+ Tên hợp đồng (Hợp đồng thuê nhà)
+ Thời gian, địa điểm
+ Giới thiệu về đối tác của các bên kí hợp đồng: Bên A (bên cho thuê nhà) – Bên B (bên thuê nhà).
- Phần kết thúc: Chữ kí, họ tên của người đại diện bên A – Chữ kí, họ tên người đại diện bên B.
- Một số điều cần cụ thể hoá trong hợp đồng thuê nhà:
+ Trách nhiệm và quyền hạn của bên A.
+ Trách nhiệm và quyền hạn của bên B.

+ Thống kê hiện trạng tài sản.
0
0
Tôi yêu Việt Nam
05/04/2018 17:08:10

Soạn bài: Hợp đồng

I. Đặc điểm của hợp đồng

(trang 138 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2): Trả lời các câu hỏi ...

a + b. Hợp đồng ghi lại thỏa thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên tham gia giao dịch nhằm đảm bảo thực hiện đúng thỏa thuận đã cam kết.

c. Yêu cầu cần đạt của hợp đồng là trình bày theo bố cục :

   - Phần mở đầu: Quốc hiệu và tiêu ngữ, tên hợp đồng, thời gian, địa điểm, họ tên, chức vụ, địa chỉ của các bên kí hợp đồng.

   - Phần nội dung: Ghi lại nội dung của hợp đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất giữa các bên.

   - Phần kết thúc: Ghi chức vụ, chữ kí, họ tên của đại diện các bên tham gia kí kết trong hợp đồng và xác nhận dâu của cơ quan (nếu có).

d. Một số hợp đồng như : Hợp đồng lao động, hợp đồng thuê nhà,...

Luyện tập

Câu 1 (trang 138 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

   - Các tình huống cần viết hợp đồng là b, c, e.

   - Tình huống (a) viết đơn, tình huống (d) viết biên bản bàn giao.

Câu 2 (trang 138 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Hãy ghi lại phần mở đầu, các mục lớn trong phần nội dung, phần kết thúc và dự kiến các điều kiện cần cụ thể hoá trong bản hợp đồng thuê nhà.

   - Phần mở đầu:

       + Quốc hiệu tiêu ngữ

       + Tên hợp đồng (Hợp đồng thuê nhà)

       + Thời gian, địa điểm

       + Giới thiệu về đối tác của các bên kí hợp đồng: Bên A (bên cho thuê nhà) – Bên B (bên thuê nhà).

   - Phần kết thúc: Chữ kí, họ tên của người đại diện bên A – Chữ kí, họ tên người đại diện bên B.

   - Một số điều cần cụ thể hoá trong hợp đồng thuê nhà:

       + Trách nhiệm và quyền hạn của bên A.

       + Trách nhiệm và quyền hạn của bên B.

       + Thống kê hiện trạng tài sản.

0
0
Tôi yêu Việt Nam
05/04/2018 17:08:11

Soạn bài: Hợp đồng

I. Đặc điểm của hợp đồng

Câu 1: Mục đích của văn bản hợp đồng là ghi lại nội dung thoả thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên tham gia giao dịch nhằm đảm bảo thực hiện đúng thoả thuận đã cam kết.

Câu 2: Bố cục của hợp đồng thể hiện ở các mục chủ yếu sau:

- Phần mở đầu:

    + Quốc hiệu và tiêu ngữ

    + Tên hợp đồng

    + Thời gian, địa điểm

    + Họ tên, chức vụ, địa chỉ của các bên kí hợp đồng.

- Phần nội dung:

Ghi lại nội dung của hợp đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất giữa các bên.

- Phần kết thúc: Ghi chức vụ, chữ kí, họ tên của đại diện các bên tham gia kí kết trong hợp đồng và xác nhận dâu của cơ quan (nếu có).

Câu 3: Lời văn của hợp đồng phải đảm bảo chặt chẽ, chính xác.

II. Luyện tập

Câu 1: Các tình huống (a), (d) không phù hợp với hợp đồng.

Câu 2: Hãy ghi lại phần mở đầu, các mục lớn trong phần nội dung, phần kết thúc và dự kiến các điều kiện cần cụ thể hoá trong bản hợp đồng thuê nhà.

- Phần mở đầu:

    + Tiêu ngữ

    + Tên hợp đồng (Hợp đồng thuê nhà)

    + Thời gian, địa điểm

    + Giới thiệu về đối tác của các bên kí hợp đồng: Bên A (bên cho thuê nhà) – Bên B (bên thuê nhà).

- Phần kết thúc: Chữ kí, họ tên của người đại diện bên A – Chữ kí, họ tên người đại diện bên B.

- Một số điều cần cụ thể hoá trong hợp đồng thuê nhà:

    + Trách nhiệm và quyền hạn của bên A.

    + Trách nhiệm và quyền hạn của bên B.

    + Thống kê hiện trạng tài sản.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k