Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài khái quát lịch sử tiếng việt

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
717
0
0
Nguyễn Thị Nhài
01/08/2017 01:07:09
TIẾNG VIỆT: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT
a- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP
Bài tập 1- Tìm ví dụ để minh hoạ cho các biện pháp Việt hoá từ ngữ Hán được vay mượn đã nêu trong bài.
Gợi ý:
Cần chọn ví dụ ở ngay trong một số bài thuộc các bộ môn khoa học tự nhiên đã học trong chương trình, sau đó tìm các ví dụ phù hợp với ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học đã nêu trong SGK. Như vậy việc giải bài tập này sẽ dễ dàng hơn.
Bài tập 2. Anh (chị) cho biết cảm nhận của mình về những ưu điểm của chữ quốc ngữ với tư cách là công cụ phụ trợ của tiếng Việt.
Gợi ý:
HS phát biểu những cảm nhận của cá nhân nhưng cần dựa trên một số ý cơ bản sau:
- Chữ quốc ngữ đơn giản về hình thức kết cấu.
- Giữa chữ và âm, giữa cách viết và cách đọc có sự phù hợp ở mức độ khá cao.
- Chỉ cần học thuộc bảng chữ cái và cách ghép vần là có thể đọc được tất cả mọi từ trong tiếng Việt.
Trong quá trình phát biểu cần minh hoạ bằng các ví dụ.
Bài tập 3. Hãy tìm thêm ví dụ để minh hoạ cho ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học.
Gợi ý:
Trước hết cần thống kê những thuật ngữ có trong một số bài học thuộc các bộ môn khoa học tự nhiên, sau đó tìm các ví dụ phù hợp với ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học:
- Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương Tây.
- Vay mượn thuật ngữ khoa học- kĩ thuật qua tiếng Trung Quốc và đọc theo âm Hán Việt.
- Đặt thuật ngữ thuần Việt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Phạm Văn Phú
05/08/2017 00:36:49
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Việt Nam là một quốc gia nhiều dân tộc, có nhiều ngôn ngữ khác nhau. Tiếng Việt, là ngôn ngữ của dân tộc Việt, đóng vai trò một ngôn ngữ có tính phổ thông, dùng làm công cụ giao tiếp chung. Tiếng Việt giữ vị thế một ngôn ngữ quốc gia.
2. Tiếng Việt, có nguồn gốc rất cổ xưa. Cùng với dân tộc Việt, tiếng Việt có nguồn gốc bản địa rất đậm nét, xuất hiện và trưởng thành từ rất sớm trên lưu vực sông Hồng và sông Mã.

3. Tiếng Việt thuộc họ Nam Á. Trong họ Nam Á, tiếng Việt có quan hệ họ hàng gần gũi với tiếng Mường và mối quan hệ tương đối xa hơn đối với nhóm tiếng Môn – Khmer. Ngoài họ Nam Á, tiếng Việt cũng có mối quan hệ tiếp xúc lâu đời với các ngôn ngữ thuộc nhóm Tày – Tháinhóm Mã Lai - Đa Đảo.
Tiếng Việt đã có quá trình phát triển riêng đầy sức sống, trong sự gắn bó với xã hội người Việt, với sự trưởng thành mạnh mẽ của tinh thần dân tộc tự cường và tự chủ.
II – RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Hãy tìm hiểu về cư dân vùng anh (chị) đang sống:
- Những cư dân đó thuộc những dân tộc nào?
- Hàng ngày, cư dân vùng anh (chị) đang sống dùng ngôn ngữ nào để giao tiếp với nhau?
2. Trong đời sống xã hội Việt Nam ngày nay, tiếng Việt có vai trò gì?
Gợi ý:
- Vai trò một ngôn ngữ có tính chất phổ thông, dùng làm công cụ giao tiếp chung;
- Từ Cách mạng tháng Tám (1945) đến nay, tiếng Việt giữ vai trò của một ngôn ngữ văn hoá phát triển toàn diện được dùng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội Việt Nam.
3. Trình bày về quan hệ họ hàng của tiếng Việt.
Gợi ý:
- Thuộc họ Nam Á;
- Trong họ Nam Á, có quan hệ họ hàng gần gũi với tiếng Mường; xa hơn với nhóm tiếng Môn – Khmer;
- Ngoài họ Nam Á, có quan hệ tiếp xúc với nhóm tiếng Tày – Thái, nhóm Mã Lai - Đa Đảo. Tiếng Việt đã có quá trình phát triển riêng đầy sức sống, trong sự gắn bó với xã hội người Việt, với sự trưởng thành mạnh mẽ của tinh thần dân tộc tự cường và tự chủ.
II – RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Hãy tìm hiểu về cư dân vùng anh (chị) đang sống:
- Những cư dân đó thuộc những dân tộc nào?
- Hàng ngày, cư dân vùng anh (chị) đang sống dùng ngôn ngữ nào để giao tiếp với nhau?
2. Trong đời sống xã hội Việt Nam ngày nay, tiếng Việt có vai trò gì?
Gợi ý:
- Vai trò một ngôn ngữ có tính chất phổ thông, dùng làm công cụ giao tiếp chung;
- Từ Cách mạng tháng Tám (1945) đến nay, tiếng Việt giữ vai trò của một ngôn ngữ văn hoá phát triển toàn diện được dùng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội Việt Nam.
3. Trình bày về quan hệ họ hàng của tiếng Việt.
Gợi ý:
- Thuộc họ Nam Á;
- Trong họ Nam Á, có quan hệ họ hàng gần gũi với tiếng Mường; xa hơn với nhóm tiếng Môn – Khmer;

- Ngoài họ Nam Á, có quan hệ tiếp xúc với nhóm tiếng Tày – Thái, nhóm Mã Lai - Đa Đảo.


Nguồn :
0
0
Trần Đan Phương
05/04/2018 17:08:12

Soạn bài: Khái quát lịch sử Tiếng Việt

Luyện tập

Câu 1 (trang 40 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Ví dụ minh họa cho các biện pháp Việt hóa từ ngữ Hán được vay mượn đã nêu trong bài :

   - Giữ nguyên về nghĩa, chỉ khác cách đọc : tâm, đức, tài, độc lập, hạnh phúc…

   - Rút gọn : thừa trần -> trần ; lạc hoa sinh -> củ lạc.

   - Đảo vị trí các yếu tố : nhiệt náo -> náo nhiệt ; thích phóng -> phóng thích.

   - Đổi khác nghĩa : phương phi (hoa cỏ thơm tho) -> béo tốt ; bồi hồi (đi đi lại lại) -> bồn chồn, xúc động ; đinh ninh (dặn dò) -> yên chí, tin chắc là.

   - Sao phỏng, dịch nghĩa ra tiếng Việt : đan tâm -> lòng son ; cửu trùng -> chín lần.

Câu 2 (trang 40 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Chữ quốc ngữ với tư cách là công cụ phụ trợ của tiếng Việt có những ưu điểm như:

   - Đơn giản về hình thức kết cấu, thuận tiện, dễ viết dễ đọc.

   - Chỉ cần học thuộc bảng chữ cái và cách ghép vần là có thể đọc được tất cả mọi từ trong tiếng Việt.

Câu 3 (trang 40 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Ví dụ minh họa cho ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học đã nêu trong bài :

   - Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương tây: Base --> ba zơ (ba-dơ); cosin --> cô-sin; container --> công-te-nơ; laser --> la-de; logicstics --> Lô-gi-stíc ...

   - Vay mượn thuật ngữ khoa học, kĩ thuật qua tiếng Trung Quốc: bán dẫn, biến trở, nguyên sinh, côn trùng học, đa bội ...

   - Đặt thuật ngữ thuần Việt (dịch ý hoặc sao phỏng): giống loài (thay cho chủng loại), âm kép, âm rung, máy tính, cà vạt, cà phê ...

1
0
Nguyễn Thị Thảo Vân
05/04/2018 17:08:12

Soạn bài: Khái quát lịch sử tiếng Việt

Luyện tập

Câu 1: Một số ví dụ minh họa cho các biện pháp Việt hóa từ ngữ Hán được vay mượn:

Việt hóa theo hình thức sao phỏng, dịch nghĩa ra tiếng Việt:

- Bô lão --> người cao tuổi

- Cẩm thạch --> đá hoa

- Chi lưu --> sông nhánh

- Ái quốc --> yêu nước

- ...

Việt hóa theo kiểu rút gọn, đảo vị trí, thay đổi yếu tố:

- Chính đại quang minh --> quang minh chính đại

- Chính thị --> đích thị

- Diệp lục tố --> diệp lục

- Dương dương tự đắc --> tự đắc

- Đại trượng phu --> trượng phu

- ...

Câu 2: Anh (chị) cho biết cảm nhận của mình về những ưu điểm của chữ quốc ngữ với tư cách là công cụ phụ trợ của tiếng Việt.

- Chữ quốc ngữ đơn giản về hình thức kết cấu, thuận tiện dễ viết, dễ đọc. Những ưu điểm này rõ ràng có tác dụng giúp cho việc phổ cập tiếng Việt được nhanh chóng, giúp cho quá trình sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp không gặp khó khăn và do đó, nó có khả năng thúc đẩy các lĩnh vực khác của đời sống xã hội phát triển.

Câu 3: Ví dụ minh họa cho ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học:

- Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương tây: Base --> ba zơ (ba-dơ); cosin --> cô sin; container --> công-te-nơ; laser --> la-de; logicstics --> Lô-gi-stíc ...

- Vay mượn thuật ngữ khoa học, kĩ thuật qua tiếng Trung Quốc: bán dẫn, biến trở, nguyên sinh, côn trùng học, đa bội ...

- Đặt thuật ngữ thuần Việt (dịch ý hoặc sao phỏng): giống loài (thay cho chủng loại), âm kép, âm rung, máy tính, cà vạt, cà phê ...

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×