Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài phương pháp thuyết minh

6 trả lời
Hỏi chi tiết
1.007
0
0
Phạm Văn Phú
01/08/2017 00:44:42
PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH

A- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP

I-Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học:

Đọc mỗi đoạn trích (SGK)
a. Cho biết tác giả mỗi đoạn trích đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?
b. Phân tích tác dụng của từng phương pháp trong việc làm cho sự vật hay hiện tượng được thuyết minh càng thêm chuẩn xác, sinh động và hấp dẫn.
Gợi ý:
+ Đoạn trích Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên
Đoạn trích thuyết minh về công lao tiến cử người tài giỏi cho đất nước của Trần Quốc Tuấn. Phương pháp thuyết minh mà tác giả sử dụng ở đây là phương pháp nêu ví dụ. Những tên tuổi được nêu ra (Dã Tượng, Yet Kiêu, Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực) đã làm cho vấn đề được thuyết minh trở nên sáng rõ, có sức thuyết phục.
+ Đoạn trích Thi sĩ Ba- sô và "Con đường hẹp thiên lí".
Đoạn trích thuyết minh về các bút danh của Ba-sô. Từ bút danh Mu-nê-phu-sa, bút danh Tô-sây đến bút danh Ba-sô, cái người đọc cần biết là ý nghĩa của các bút danh ấy. Vì vậy, người viết đã sử dụng phương pháp nêu định nghĩa để thuyết minh. Nhờ phương pháp thuyết minh này mà các bút danh của Ba-sô được giải thích một cách sáng rõ.
+ Đoạn trích Con người và con số trên tạp chí Kiến thức ngày nay.
Đoạn trích thuyết minh về cấu tạo phức tạp và đồ sộ của tế bào trong cơ thể người. Phương pháp thuyết minh ở đây là dùng số liệu. Người viết đã đi từ số lượng tế bào (40- 60 000 tỉ) đến số lượng phân tử cấu tạo nên tế bào (6 triệu tỉ phân tử) rồi số lượng nguyên tử cấu tạo nên phân tử (1 tỉ tỉ nguyên tử). Từ đó, để giúp người đọc dễ hình dung, người viết đã liên hệ tới các số liệu khác như số lượng cư dân, số lượng các vì tinh tú,... và đi đến kết luận: "Nếu mỗi nguyên tử dài 1 mm, một tế bào sẽ dài 10 cm, thì một người cao 1,75 m sẽ biến thành người khổng lồ với chiều cao 1.750 km! May thay, điều này không xảy ra vì nguyên tử là cực nhỏ". Sức hấp dẫn của đoạn thuyết minh này chính là các số liệu. Các số liệu đã tạo nên ấn tượng sâu sắc, khó quên ở người đọc.
+ Đoạn trích Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng.
Đoạn trích thuyết minh về nhạc cụ dùng trong hát trống quân. Nhà văn đã sử dụng phương pháp thuyết minh phân tích. Tác giả phân tích tính giản dị của nhạc cụ dùng trong hát trống quân: các loại "hết thảy đều là đồ bỏ"; cách sử dụng vô cùng dân dã; nhưng âm thanh thật "giòn giã". Phương pháp thuyết minh này đã giúp người đọc hiểu được ý nghĩa của đối tượng.

II-Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh:

Bài tập 1.Đọc lại câu văn "Ba-sô là bút danh" đã dẫn trong phần luyện tập trước và cho biết vì sao không thể cho rằng tác giả câu đó đã thuyết minh bằng cách định nghĩa? Tác giả đã thuyết minh bằng cách chú thích, vậy phương pháp này có gì khác phương pháp định nghĩa?
Gợi ý:
Câu văn thuyết minh "Ba-sô là bút danh" không sử dụng phương pháp định nghĩa vì không đặt Ba-sô vào một loại lớn hơn, cũng không chỉ ra yếu tố nói lên đúng đặc điểm bản chất của nhà văn này.
Phương pháp được sử dụng ở đây là phương pháp chú thích. Phương pháp chú thích và phương pháp định nghĩa có những nét khá giống nhau bởi vì về đại thể cả hai đều có cấu trúc cơ bản: “A là B”. Song, hai phương pháp này có những nét khác nhau. Phương pháp định nghĩa có những đòi hỏi chặt chẽ hơn. Phần B trong định nghĩa phải đạt được hai yêu cầu cơ bản. Một là phải đặt đối tượng định nghĩa vào một loại lớn hơn. Hai là phải chỉ ra yếu tố nói lên đúng đặc điểm bản chất của đối tượng để phân biệt nó với các đối tượng cùng loại khác. Phương pháp chú thích không buộc thoả mãn hai yêu cầu đó. Tuy mức độ chuẩn xác không cao nhưng bù lại phương pháp chú thích có khả năng mềm dẻo hơn, dễ sử dụng hơn.
Bài tập 2. Đọc đoạn văn tiếp tục giới thiệu về thi sĩ Ba-sô (SGK) và cho biết đoạn văn được viết để nói về: (1) Niềm say mê cây chuối của Ba-sô; (2) Tại sao có bút danh Ba-sô. Theo anh (chị) trong hai mục đích ấy, mục đích nào là chủ yếu? Đoạn văn có quan hệ nhân quả với nhau không? Nếu có thì đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả? Vì sao có thể nói đoạn thuyết minh ấy đã được trình bày hợp lí và sinh động?
Gợi ý:
Đoạn trích thuyết minh về niềm say mê cây chuối của Ba-sô và tại sao có bút danh Ba-sô. Trong hai mục đích này, mục đích thuyết minh về việc tại sao có bút danh Ba-sô là chủ yếu mặc dù được nói ngắn hơn niềm say mê cây chuối của Ba-sô. Đây chính là mối quan hệ nhân - quả. Cho dù nguyên nhân có được trình bày dài hơn nhưng nội dung thông báo chính vẫn là kết quả. Niềm say mê cây chuối là nguyên nhân dẫn đến bút danh Ba-sô.
Đoạn trích đã được trình bày một cách hợp lí và hấp dẫn bởi vì người viết đã sử dụng phương pháp thuyết minh phù hợp đối tượng thuyết minh. Nhờ đó mà hình ảnh thi sĩ Ba-sô cùng bút danh của ông hiện lên một cách sinh động, sâu sắc.
III-Luyện tập:
Bài tập 1.Nhận xét về sự chọn lựa, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh trong đoạn trích "Hoa lan Việt Nam ” (SGK).
Gợi ý:
Đây là đoạn trích văn bản thuyết minh được viết nhằm cung cấp những tri thức về hoa lan, một loài hoa được ưa chuộng. Người viết tỏ ra có những hiểu biết thật sự khoa học, chính xác, khách quan về hoa lan ở Việt Nam.
Trong đoạn thuyết minh này, tác giả đã phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh: chú thích, phân loại, liệt kê, nêu ví dụ,... nhờ đó mà lời thuyết minh trở nên linh hoạt, sinh động và hấp dẫn.
Bài tập 2-Trong một buổi giao lưu với bạn bè quốc tế, anh (chị) muốn giới thiệu với các bạn một trong những nghề truyền thống của quê mình (trồng lúa, nuôi tằm, làm đồ gốm,...). Hãy viết lời giới thiệu của anh (chị) thành một bài văn thuyết minh dài khoảng 500 chữ.
Gợi ý:
Đây là bài luyện tập mang tính tổng hợp nhưng chủ yếu là lựa chọn và sử dụng phương pháp thuyết minh hợp lí, có hiệu quả. Để bài viết hay cần:
- Tìm tòi, học hỏi để có những hiểu biết chuẩn xác, đầy đủ về nghề truyền thống của quê hương. Đây là yêu cầu trước hết và quan trọng nhất vì không có hiểu biết gì thì không thể thuyết minh.
- Xác định mục đích thuyết minh.
- Vạch đề cương về nội dung thuyết minh.
- Lựa chọn các phương pháp thuyết minh phù hợp với từng nội dung như phương pháp định nghĩa, phương pháp nêu ví dụ để thuyết minh về những nghệ nhân nổi tiếng với nghề truyền thống của quê hương; phương pháp phân tích để thuyết minh về ý nghĩa, giá trị của nghề truyền thống trên lĩnh vực vật chất hoặc văn hoá; phương pháp nguyên nhân - kết quả để thuyết minh vì sao có nghề truyền thống ấy,...

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Phạm Văn Bắc
05/08/2017 01:27:54
PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tích luỹ tri thức để làm bài văn thuyết minh
a) Mục đích hàng đầu của văn bản thuyết minh là cung cấp tri thức cần thiết cho cuộc sống con người. Hãy đọc lại các văn bản thuyết minh Cây dừa Bình Định, Tại sao lá cây có màu xanh lục, Huế, Khởi nghĩa Nông Văn Vân, Con giun đất và cho biết các văn bản này đã sử dụng những tri thức thuộc loại nào?
Gợi ý: Những tri thức về tự nhiên (Địa lí, Sinh học,…); Những tri thức về xã hội (Văn hoá, Lịch sử,…).
b) Để có được tri thức thuộc nhiều lĩnh vực như vậy, chúng ta phải không ngừng quan sát thực tiễn, học tập, trau dồi, tích luỹ vốn hiểu biết. Mục đích của văn bản thuyết minh là tri thức, cơ sở của văn bản thuyết minh cũng là tri thức. Không thể chỉ sử dụng trí tưởng tượng, phán đoán, suy luận làm phương thức xây dựng văn bản thuyết minh.
2. Các cách thuyết minh
a) Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích
- Các câu sau đây có đặc điểm gì giống nhau?
+ Huế là một trong những trung tâm văn hoá, nghệ thuật lớn của Việt Nam.
+ Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng).
Gợi ý: Các câu trên đều có từ “là” - từ biểu thị nhận định mang tính định nghĩa, giải thích.
- Nhận xét về vai trò của kiểu câu định nghĩa, giải thích như trên trong văn bản thuyết minh.
Gợi ý: Phần vị ngữ sau từ “là” thường nêu những kiến thức khái quát về bản chất, đặc trưng, tính chất của đối tượng đứng trước từ “là”. Trong văn bản thuyết minh, những câu loại này đóng vai trò nêu vấn đề, đưa ra nội dung cần thuyết minh.
b) Phương pháp liệt kê
Trong các trích dẫn dưới đây, người viết đã sử dụng phương pháp liệt kê để làm gì?
+ Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm,…
(Cây dừa Bình Định)
+ Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải…
(Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000)
Gợi ý: Người viết đã sử dụng phương pháp liệt kê để kể ra lần lượt các biểu hiện của đối tượng theo trật tự từ lớn đến nhỏ (hoặc ngược lại), giúp người đọc nắm được đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng một cách cụ thể, sáng rõ.
c) Phương pháp nêu ví dụ
Trong đoạn văn dưới đây, người viết đã sử dụng việc nêu ví dụ như thế nào? Nhận xét về tác dụng của việc nêu ví dụ đối với hiệu quả thuyết minh.
Ngày nay, đi các nước phát triển, đâu đâu cũng nổi lên chiến dịch chống thuốc lá. Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la).
(Ôn dịch thuốc lá)
Gợi ý: Việc nêu ra ví dụ cụ thể về thái độ nghiêm khắc với những người hút thuốc lá nơi công cộng có tác dụng thuyết phục về ý thức giữ gìn sức khoẻ cộng đồng, đồng thời nhấn mạnh và kêu gọi mọi người nhìn nhận vấn đề thuốc lá một cách nghiêm túc.
d) Phương pháp dùng số liệu
Ở đoạn văn sau, người viết đưa ra các số liệu nhằm mục đích gì? Nhận xét về tác dụng của cách thuyết minh bằng nêu ví dụ.
Các nhà khoa học cho biết trong không khí, dưỡng khí chỉ chiếm 20% thể tích, thán khí chiếm 3%. Nếu không có bổ sung thì trong vòng 500 năm con người và động vật sẽ dùng hết số dưỡng khí ấy, đồng thời số thán khí không ngừng gia tăng. Vậy vì sao đến nay dưỡng khí vẫn còn? Đó là nhờ thực vật. Thực vật khi quang hợp hút thán khí và nhả ra dưỡng khí. Một héc-ta cỏ mỗi ngày có khả năng hấp thụ 900 kg thán khí và nhả ra 600 kg dưỡng khí. Vì thế trồng cây xanh và thảm cỏ trong thành phố có ý nghĩa cực kì to lớn.
(Nói về cỏ)
Gợi ý: Các số liệu có ý nghĩa thuyết minh cho tầm quan trọng của thực vật nói chung, cỏ nói riêng một cách cụ thể, chân xác. Trong văn bản thuyết minh, nhất đối với lĩnh vực khoa học tự nhiên, các số liệu là cơ sở quan trọng để người viết thuyết minh về một vấn đề gì đó. Số liệu sử dụng trong văn bản thuyết minh phải có độ tin cậy cao, được chứng thực bằng phương pháp khoa học.
e) Phương pháp so sánh
Trong câu văn sau, phép so sánh được dùng như thế nào và với mục đích gì?
Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích lớn gần bằng 3 đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất.
Gợi ý: Thuyết minh về độ rộng lớn của biển Thái Bình Dương, người viết đã tiến hành so sánh với các đại dương khác để giúp người đọc có được ấn tượng cụ thể về diện tích của nó. Phép so sánh có tác dụng làm nổi bật, cụ thể hoá đối tượng cần thuyết minh.
g) Phương pháp phân loại, phân tích
- Trong văn bản Huế, người viết đã trình bày đặc trưng của thành phố Huế theo từng phương diện như thế nào?
Gợi ý: Vẻ đẹp của thành phố Huế đã được giới thiệu ở nhiều mặt: địa thế sông núi, kiến trúc, vườn tược, con người, ẩm thực, truyền thống đấu tranh.
- Việc trình bày đặc trưng của Huế theo từng phương diện như vậy có tác dụng gì? Tại sao lại phải làm như vậy?
Gợi ý: Trước mỗi sự vật, hiện tượng đa dạng, phức tạp, người ta thường tiến hành phân loại, chia nhỏ để tìm hiểu. Nhìn sự vật ở nhiều góc độ khác nhau sẽ đem lại cho chúng ta hình ảnh chân thực, sinh động, phản ánh đúng, sâu sắc đối tượng. Vẻ đẹp đặc trưng của Huế thể hiện ở nhiều phương diện, giới thiệu về vẻ đẹp của Huế, vì thế, không thể cùng một lúc mà phải tiến hành ở từng mặt. Có như thế mới làm cho người đọc cảm nhận được đầy đủ đặc điểm văn hoá của một vùng đất, một địa danh nổi tiếng.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Để xây dựng văn bản thuyết minh Ôn dịch, thuốc lá, người viết đã phải nghiên cứu, tìm hiểu như thế nào?
Gợi ý: Để thuyết minh về tác hại của việc hút thuốc lá, người viết đã phải nghiên cứu, tìm hiểu nhiều vấn đề:
- Tác hại của việc hút thuốc lá đối với người hút;
- Tác hại của việc hút thuốc lá đối với cộng đồng;
- Tỉ lệ hút thuốc lá ở Việt Nam so với các nước Âu - Mĩ;
- Hút thuốc lá và hành vi văn hoá;
- Việc chống hút thuốc lá ở các nước phát triển;
- Thực trạng sức khoẻ cộng đồng ở Việt Nam.
Nghĩa là, người viết phải mở rộng phạm vi tìm hiểu xung quanh vấn đề cần thuyết minh.
2. Phân tích các phương pháp thuyết minh được sử dụng trong văn bản Ôn dịch, thuốc lá.
Gợi ý: Các phương pháp được sử dụng: liệt kê; nêu ví dụ; dùng số liệu; so sánh; phân loại, phân tích. Trong một văn bản thuyết minh, người ta thường kết hợp sử dụng các phương pháp nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất.
3. Đọc văn bản sau và cho biết để có thể thuyết minh về một đối tượng nào đó người ta phải đòi hỏi như thế nào về mặt kiến thức?
NGÃ BA ĐỒNG LỘC
Ngã ba Đồng Lộc là giao điểm giữa hai đường tỉnh lộ số 8 và số 15 thuộc vùng đất đội Hà Tĩnh. Trên một đoạn đường khoảng 20 km mà có những 44 trọng điểm đánh phá của giặc Mĩ và đã phải chịu đựng hơn 2057 trận bom. Ở đây có một tập thể kiên cường gồm 10 cô gái tuổi đời từ 17 đến 20 làm nhiệm vụ san lấp hố bom, làm đường, đào hầm trú ẩn, bảo đảm an toàn cho xe và người qua lại. Ngày 24 - 7 - 1968, sau 18 lần giặc Mĩ cho máy bay đánh phá ác liệt vào khu vực này, cả 10 chị em vẫn trụ lại kiên cường, bất khuất, giữ vững mạch đường đến hơi thở cuối cùng.
Cũng trên mảnh đất anh hùng này đã sinh ra người anh hùng trẻ tuổi La Thị Tám, một cô gái đầy nhiệt tình cách mạng, gan dạ, mưu trí. Liên tục 116 ngày đêm làm nhiệm vụ, chị đã quan sát, đánh dấu những quả bom chưa nổ ở các trọng điểm địch đánh phá ác liệt. Ba lần bị bom nổ vùi lấp, chị vẫn kiên cường bám sát trận địa, đánh dấu đủ, rõ các hút bom, phục vụ đắc lực cho việc phá bom, đảm bảo giao thông thông suốt.
Ngày nay Ngã ba Đồng Lộc trở thành một nơi tưởng niệm những tấm gương oanh liệt của các cô gái thanh niên xung phong trong thời kháng chiến chống Mĩ.
(Báo Quân đội nhân dân, 1975)
Gợi ý: Người viết đã sử dụng những kiến thức cụ thể, chính xác, khách quan như thế nào để thuyết minh về Ngã ba Đồng Lộc?
4. Nhận xét về việc sử dụng các phương pháp thuyết minh trong văn bản trên.
Gợi ý: Các phương pháp được sử dụng: định nghĩa; nêu ví dụ; dùng số liệu. Tinh thần y sinh, ý chí chiến đấu quật cường của các cô gái Đồng Lộc được giới thiệu như thế nào?
5. Nhận xét về cách phân loại trong đoạn văn sau:
Lớp ta có nhiều bạn học chưa tốt. Trong đó có những bạn có điều kiện học tốt nhưng ham chơi, nên học yếu. Có những bạn học được nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn, thường bỏ học, đến chậm nên học yếu. Lại có những bạn vốn kiến thức cơ sở yếu từ lớp dưới, tiếp thu chậm, nên học yếu. Đối với ba nhóm học sinh đó, chúng ta nên có những biện pháp khác nhau để giúp đỡ họ.

Gợi ý: Một trong những tiêu chuẩn của thao tác phân loại là phải đưa ra được những kiểu loại chính xác, đầy đủ, rõ ràng. Sự phân loại trong đoạn văn trên đảm bảo chính xác, đầy đủ nhưng chưa rõ ràng. Cần phải gọi tên mỗi loại nguyên nhân cho ngắn gọn để người đọc nắm được một cách dễ dàng. Chẳng hạn: học yếu vì ham chơi; học yếu vì hoàn cảnh khó khăn; học yếu vì hổng kiến thức.
0
0
Nguyễn Thị Sen
05/04/2018 17:08:08

Soạn bài: Phương pháp thuyết minh

Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh

1. Quan sát học tập, tích lũy tri thức để làm bài văn thuyết minh

   a. Các văn bản thuyết minh Cây dừa Bình Định, Tại sao lá cây có màu xanh lục, Huế, Khởi nghĩa Nông Văn Vân, Con giun đất đã sử dụng những tri thức về tự nhiên (Địa lí, Sinh học,…), tri thức về xã hội (Văn hoá, Lịch sử,…).

   b. Để có các tri thức ấy cần phải quan sát, học tập, tìm tòi, tích lũy kiến thức lâu dài.

   c. Không thể dùng tưởng tượng, suy luận để làm bài văn thuyết minh.

2. Phương pháp thuyết minh

   a. Trong các câu văn ta thường gặp từ “là”. Sau từ “là”, người ta cung cấp những kiến thức về bản chất, đặc trưng của đối tượng . Loại câu văn định nghĩa, giải thích trong văn bản thuyết minh có đặc điểm thường xuất hiện từ “là”, đưa ra được bản chất, đặc trưng đối tượng.

   b. Tác dụng của phương pháp liệt kê : trình bày tri thức theo một trật tự nhất định.

   c. Ví dụ trong đoạn văn là phần trong ngoặc đơn “ở Bỉ, từ năm 1987… 500 đô la”. Đưa ra ví dụ có tác dụng minh họa rõ hơn để người đọc dễ hiểu, tạo tính chính xác, thuyết phục hơn cho lời văn.

   d. Đoạn văn cung cấp những số liệu cụ thể 20%, 3%, 500 năm, một héc-ta, 900kg, 600kg. Việc sử dụng số liệu giúp làm tăng tính thuyết phục của văn bản.

   e. Tác dụng của phương pháp so sánh : đối chiếu, so sánh để làm nổi bật, cụ thể hóa đối tượng cần thuyết minh.

   g. Bài Huế đã trình bày các đặc điểm của thành phố Huế theo những mặt : thiên nhiên, kiến trúc, nhà vườn, món ăn, tinh thần quật cường của nhân dân.

Luyện tập

Câu 1 (trang 128 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Phạm vi tìm hiểu vấn đề trong bài Ôn dịch, thuốc lá :

   - Tác hại thuốc lá với sức khỏe (người hút và những người xung quanh).

   - Tác hại thuốc lá với hành vi văn hóa.

   - Việc chống thuốc lá ở các nước phát triển.

Câu 2 (trang 128 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Các phương pháp thuyết minh được sử dụng trong Ôn dịch, thuốc lá : Phân loại, phân tích; định nghĩa, giải thích; nêu ví dụ; so sánh; dùng số liệu.

Câu 3 (trang 129 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Thuyết minh đòi hỏi kiến thức thực tế, chính xác, đa lĩnh vực. Văn bản Ngã ba Đồng Lộc sử dụng những phương pháp nêu định nghĩa, giải thích (Ngã ba Đồng Lộc là giao điểm…), dùng số liệu (2057 trận bom, sau 18 lần,…)

Câu 4 (trang 129 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Cách phân loại của bạn lớp trưởng là hợp lí, chính xác và đầy đủ.

0
0
Phạm Minh Trí
05/04/2018 17:08:09

Soạn bài: Phương pháp thuyết minh

I- Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh

1. Quan sát, học tập, tích lũy tri thức để làm bài văn thuyết minh

a, Các văn bản thuyết minh vừa học (Cây dừa Bình Định, Tại sao lá cây có màu xanh lục, Huế, Khởi nghĩa Nông Văn Vân, Con giun đất) sử dụng tri thức về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội…

b, Để có được những tri thức đó chúng ta phải quan sát, học tập, tích lũy kiến thức.

   + Quan sát không đơn thuần là nhìn mà chọn những đặc điểm tiêu biểu của sự vật (đặc điểm có tính ý nghĩa về nội dung và hình thức). Biết cách phân tích đặc điểm của sự vật đó.

   + Vai trò của quan sát, học tập, tích lũy là để làm cơ sở, tiền đề cho việc làm bài văn thuyết minh. Có kiến thức thực tế thì bài viết mới trở nên thuyết phục, hấp dẫn.

c, Không thể dùng tưởng tượng, suy luận thuần túy để làm bài văn thuyết minh.

2. Phương pháp thuyết minh

a, Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

   + Trong các câu văn trên người ta thường sử dụng nhiều từ "là. Sau từ đó người ta cung cấp tri thức về bản chất, đặc trưng của đối tượng.

   + Loại câu văn giải thích, định nghĩa trong thuyết minh có đặc điểm thường xuất hiện từ "là", đưa ra bản chất đối tượng.

b, Phương pháp liệt kê

Phương pháp liệt kê có tác dụng đưa ra hàng loạt số liệu, tính chất, đặc điểm của sự vật nào đó nhằm nhấn mạnh, khẳng định đối tượng cần thuyết minh làm rõ.

   + Đoạn Cây dừa Bình Định: liệt kê lợi ích từ tất cả các bộ phận của cây dừa đều hữu dụng.

   + Đoạn trích trong bài "Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 liệt kê hàng loạt tác hại của bao bì ni lông.

c, Phương pháp nêu ra ví dụ

- Nêu ví dụ là phương pháp thuyết minh có tính thuyết phục . Lấy dẫn chứng từ sách báo, đời sống để làm rõ điều mình trình bày.

   + Trong đoạn trích bài Ôn dịch, thuốc lá nêu ví dụ các nước phát triển xử phạt đối với người sử dụng thuốc lá.

d, Phương pháp dùng số liệu

- Phương pháp dùng số liệu là sử dụng những con số có tính định lượng để giải thích, minh họa, chứng minh cho một sự vật, hiện tượng nào đó.

e, Phương pháp so sánh

- Phương pháp so sánh trong văn thuyết minh là so sánh, đối chiếu một sự vật, hiện tượng nào đó trừu tượng, chưa thật gần gũi, còn mới mẻ với mọi người với những sự vật, hiện tượng thông thường, dễ gặp, dễ thấy.

f, Phương pháp phân loại, phân tích

- Áp dụng phương pháp phân loại, phân tích để làm rõ bản chất, đặc điểm của đối tượng, sự vật. Phương pháp này áp dụng với những đối tượng loại sự vật đa dạng, chia ra từng loại để trình bày.

Luyện tập

Bài 1 (trang 128 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

- Bài viết sự hiểu biết sâu sắc của người viết về vấn đề trình bày

Kiến thức y học:

   + Khói thuôc chưa nhiều chất độc.

   + Vòm họng, phế quản, nang phổi bị chất hắc ín trong khói thuốc làm tê liệt.

   + Khói thuốc gây ho hen viêm phế quản.

   + Trong khói thuốc lá có chất đi-o-xin… giảm sút sức khỏe con người.

   + Khói thuốc ung thư vòm họng, ung thư phổi.

   + Chất ni-co-tin trong thuốc lá làm huyết áp tăng cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim.

- Sự hiểu biết về tâm lí xã hội, sự quan tâm tới vấn đề xã hội

   + Bệnh viêm phế quản… hại sức khỏe cộng đồng.

   + Hút thuốc lá nơi công cộng… sinh con suy yếu

   + Từ điếu thuốc sang cốc bia rồi đến ma túy… từ điếu thuốc.

-> Những hiểu biết trên được trình bày chứng tỏ tác giả là người có tầm am hiểu sâu sắc về khoa học, có trình độ chuyên môn và có ý thức trách nhiệm với xã hội.

Bài 2 (trang 128 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

- Tác giả sử dụng nhiều phương pháp thuyết minh trong bài viết để tăng tính chân thực và thuyết phục:

   + Phương pháp so sánh đối chiếu: so sánh tác hại khôn lường của việc hút thuốc với uống rượu (Hẳn rằng người hút thuốc… người uống rượu)

   + Phương pháp phân tích, giải thích: Phân tích các chất độc hại có trong thuốc lá ảnh hưởng tới sức khỏe con người ( trong khói thuốc có… sút kém)

   + Phương pháp nêu ví dụ, số liệu: ngày nay đi các nước phát triển… người vi phạm.

Bài 3 (trang 129 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Văn bản thuyết minh Ngã ba Đồng Lộc

- Kiến thức:

   + Vị trí địa lý của Ngã ba Đồng Lộc

   + Về tập thể 10 cô gái thanh niên xung phong làm nhiệm vụ san lấp hố bom, đào hầm, đảm bảo an toàn giao thông

   + Cô gái La Thị Tám đầy nhiệt tình cách mạng, dũng cảm và mưu trí.

- Phương pháp thuyết minh

   + Liệt kê: kể tên việc làm của 10 cô gái thanh niên xung phong.

   + Phương pháp nêu ví dụ: "ba lần bị bom nổ vui lấp… giao thông thông suốt"

   + Phương pháp dùng số liệu: "Ngày 24/7/ 1968… hơi thở cuối cùng"

Bài 4 (trang 129 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Sự phân loại của lớp trưởng là hợp lý vì chỉ có 3 nguyên nhân dẫn tới việc học yếu trong lớp:

- Có điều kiện học tốt nhưng ham chơi nên học yếu

- Gia đình khó khăn, thường bỏ học, đến lớp chậm nên học yếu.

- Kiến thức yếu, tiếp thu chậm nên học yếu.

- Bạn chốt vấn đề bằng việc nêu ra ý tưởng giúp đỡ các bạn học yếu.

0
0
CenaZero♡
05/04/2018 17:08:12

Soạn bài: Phương pháp thuyết minh

Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh

   - Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh

       + Thông tin về đối tượng thuyết minh phải trung thực, chính xác, khách quan.

       + Trình tự thuyết minh phải hợp lý, khoa học và nhất quán theo không gian, thời gian hay sự việc ... .

       + Có phương pháp thuyết minh phù hợp.

   - Mối quan hệ giữa phương pháp thuyết minh và mục đích thuyết minh (chặt chẽ) :

       + Phương pháp thuyết minh tạm hiểu là một hệ thống cách thức mà người thuyết minh sử dụng mong đạt tới mục đích mà mình đã đạt ra.

       + Không có nhu cầu và mục đích thuyết minh thì không có cơ sở để sử dụng phương pháp thuyết minh.

       + Ngược lại: Nhu cầu thuyết minh sẻ không thể thoả mản, mục đích thuyết minh sẻ không thể đạt được nếu người thuyết minh không có phương pháp thuyết minh phù hợp và hiệu quả.

Một số phương pháp thuyết minh

1. Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học

   Các phương pháp được sử dụng trong từng đoạn văn và tác dụng của nó :

Đoạn văn Phương pháp thuyết minh Tác dụng của phương pháp thuyết minh
(1) Liệt kê, giải thích Bảo đảm tính chuẩn xác và thuyết phục người nghe
(2) Định nghĩa, phân tích, giải thích Cung cấp những thông tin bất ngờ thú vị về bút danh của thi sĩ Ba-sô
(3) Nêu số liệu, so sánh Gây ấn tượng mạnh, tăng sức hấp dẫn và độ chính xác cho thông tin
(4) Phân loại, giải thích Cung cấp thông tin thú vị về loại hình nghệ thuật dân gian

2. Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh

a. So sánh phương pháp thuyết minh bằng định nghĩa và phương pháp thuyết minh bằng chú thích :

   - Giống : có mô hình cấu trúc “A là B”.

   - Khác :

       + Phương pháp thuyết minh bằng định nghĩa : đặt đối tượng thuyết minh vào một loại lớn hơn, rộng hơn ; Phương pháp này chỉ ra được đặc điểm bản chất của sự vật, hiện tượng để phân biệt nó với hiện tượng cùng loại.

       + Phương pháp thuyết minh bằng chú thích : Nêu ra một tên gọi khác hoặc một cách nhận biết khác, chưa phản ánh đầy đủ thuộc tính bản chất của đối tượng.

b. Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân – kết quả

   - Hai mục đích (1) và (2) đều là mục đích của đoạn văn, nhưng (2) mới là mục đích chủ yếu.

   - Các ý của đoạn văn có quan hệ nhân quả hợp lí : Niềm say mê cây chuối (nguyên nhân) -> việc ra đời bút danh Ba-sô (kết quả).

Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh

1. Người làm văn căn cứ vào mục đích thuyết minh để quyết định chọn phương pháp thuyết minh phù hợp.

2. Mục đích chủ yếu nói thật rõ về sự vật, hiện tượng không phải là duy nhất. Phương pháp thuyết minh còn được vận dụng để làm cho văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn, gây hứng thú cho người đọc.

Luyện tập

Câu 1 (trang 51 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Nhận xét các phương pháp thuyết minh được sử dụng trong đoạn văn đã cho : Vận dụng đa dạng các phương pháp thuyết minh phù hợp :

   - Chú thích: Hoa lan …là "Loài hoa vương giả". …là "nữ hoàng của các loài hoa".

   - Phân tích, giải thích: Họ lan thường được chia thành hai nhóm:…

   - Nêu số liệu: Chỉ riêng 10 loài của chi lan Hài Vệ nữ đã….

   - Ngoài sự vận dụng các phương pháp thuyết minh trên tác giả còn sử dụng các yếu tố miêu tả hấp dẫn : Với cánh môi cong lượn như gót hài, cánh hoa trong mãnh và mang hoà sắc tuyệt diệu của trắng, vàng, phớt tím, nâu, khi có làn gió….

   -> Trong đoạn thuyết minh này, tác giả đã phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh: chú thích, phân loại, liệt kê, nêu ví dụ, ... nhờ đó mà bài thuyết minh vừa mang tính chính xác, khách quan vừa sinh động và hấp dẫn.

Câu 2 (trang 52 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Trong một buổi giao lưu với bạn bè quốc tế, anh (chị) muốn giới thiệu với các bạn một trong những nghề truyền thống của quê mình (trồng lúa, nuôi tằm, làm đồ gốm,...). Hãy viết lời giới thiệu của anh (chị) thành một bài văn thuyết minh dài khoảng 500 chữ.

Gợi ý:

   - Giới thiệu chung về đất nước Việt Nam. Đưa ra vai trò quan trọng của lúa trong đời sống người Việt và giới thiệu nghề truyền thống trồng lúa nước.

   - Nguồn gốc : Nghề trồng lúa nước xuất hiện từ lâu đời với hai vựa lúa chính là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

   - Đặc điểm : mỗi năm hai vụ chính, với nhiều giống lúa, đặc biệt là cây lúa được trồng ở vùng đất được bơm ngập nước.

   - Quy trình : Hạt lúc đem ngâm -> gieo hạt lên mạ -> cấy mạ -> dần dần cây lúa sinh trưởng phát triển -> thu hoạch.

   - Công dụng của lúa : hạt làm lương thực, có thể đem xuất khẩu mang giá trị kinh tế, thân lúa phơi thành rơm rạ làm mái nhà, cho bò ăn, đốt làm tro bón ruộng…

   - Suy nghĩ về nghề trồng lúa nước truyền thống với cách trồng lúa hiện nay ở Việt Nam và các nước khác.

   (Trong quá trình thuyết minh cần xác định đúng mục đích thuyết minh là nghề trồng lúa nước truyền thống, chú ý sử dụng các phương pháp thuyết minh cho phù hợp : nêu định nghĩa nghề truyền thống là gì ? nghề trồng lúa nước là gì ? ; đưa số liệu, dẫn chứng về các khu vực còn lưu giữ được nét truyền thống này ; phân tích về quy trình chăm sóc lúa…)

0
0
Phạm Minh Trí
05/04/2018 17:08:12

Soạn bài: Phương pháp thuyết minh

I. Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh

- Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh

    + Đảm bảo cung cấp thông tin về đối tượng muốn thuyết minh một cách trung thực, chính xác, khách quan.

    + Nội dung thuyết minh phải chuẩn xác, hấp dẫn, sinh động.

    + Trình tự thuyết minh phải hợp lý, khoa học và nhất quán theo không gian, thời gian hay sự việc ... .

    + Ngoài tri thức như đã nói trên thì cần phải có phương pháp thuyết minh phù hợp.

- Mối quan hệ giữa phương pháp thuyết minh và mục đích thuyết minh

    + Phương pháp thuyết minh tạm hiểu là một hệ thống cách thức mà người thuyết minh sử dụng mong đạt tới mục đích mà mình đã đạt ra.

    + Không có nhu cầu và mục đích thuyết minh thì không có cơ sở để đi tìm phương pháp thuyết minh.

    + Ngược lại: Nhu cầu thuyết minh sẻ không thể thoả mản, mục đích thuyết minh sẻ không thể đạt được nếu người thuyết minh không có phương pháp thuyết minh phù hợp và hiệu quả.

Kết luận: Phương pháp thuyết minh có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời với mục đích thuyết minh.

II. Một số phương pháp thuyết minh

1. Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học

- Đoạn vặn 1: Phương pháp nêu ví dụ; dùng số liệu; liệt kê. Các ví dụ được nêu ra có kèm theo cả lời bình luận và phân loại có tác dụng làm nổi bật ý Trần Quốc Tuấn là người yêu nước khi ông khéo tiến cử cho đất nước nhiều người tài giỏi.

- Đoạn văn 2: Là đoạn được trình bày theo phương pháp thuyết minh nêu định nghĩa kết hợp phương pháp phân tích.

- Đoạn văn 3: Phương pháp dùng số liệu được kết hợp với phương pháp so sánh. Những số liệu khá mới mẻ về cấu tạo tế bào của con người đã được thuyết minh khéo léo kết hợp những so sánh hấp dẫn khiến cho đoạn văn vừa gây được sự chú ý vừa thuyết phục được người nghe.

- Đoạn văn 4: Phương pháp thuyết minh được sử dụng ở đây là phương pháp phân tích. Phân tích bằng cách miêu tả lại các vật dụng và cách thức chơi chò hát trống quân.

2. Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh

a. Thuyết minh bằng chú thích

VD 1: Ba-sô là bút danh. Bô-sô là tên hiệu. Ba-sô là tên chữ

VD 2: Ba-sô là một nhà thơ nổi tiếng hàng đầu của Nhất Bản. Ta bắt gặp thơ của ông với rất nhiều điều mới lạ, với thể thơ Hai-Cư, Ba-sô thường dùng những nét chấm phá, chỉ gợi chứ không tử, chừa rất nhiều khoảng trống cho trí tưởng tưởng của người đọc.

So sánh phương pháp thuyết minh định nghĩa và phương pháp thuyết minh bằng chú thích

- Giống nhau: Cùng có mô hình cấu trúc A là B: A là đối tượng cần thuyết minh, B là tri thức về đối tượng.

- Khác nhau:

Soạn bài Phương pháp thuyết minh | Soạn văn 10 hay nhất tại

b. Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân - kết quả

- Trong hai mục đích đã nêu ((1) niềm say mê cây chuối của Ba-sô và (2) lai lịch của bút danh Ba sô) thì mục đích (2) là chủ yếu.

- Các ý trong đoạn văn có quan hệ nhân quả với nhau vì từ niềm say mê cây chuối (chỉ nguyên nhân) mới dẫn đến việc ra đời (chỉ kết quả) bút danh Ba-sô.

- Mối quan hệ ấy được trình bày một cách hợp lí: vì giải thích trước sau đó đưa ra kết luận.

- Sinh động: dùng cách nói hình ảnh bóng bẩy, niềm say mê cây chuối được khai thác từ nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau.

III. Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh

- Việc sử dụng phương pháp thuyết minh (bao nhiêu phương pháp và phương pháp cụ thể nào) phải do mục đích thuyết minh quyết định.

- Ngoài mục đích làm rõ sự vật hiện tượng cần được thuyết minh việc sử dụng phương pháp thuyết minh còn phải làm cho văn bản thuyết minh có khả năng gây hứng thú và trở nên hấp dẫn đối với người nghe, người đọc.

Ghi nhớ: SGK Ngữ văn 10 tập 2 trang 51.

IV. Luyện tập

Câu 1:

Các phương pháp thuyết minh được sử dụng trong đoạn văn đã cho là:

- Phương pháp chú thích: Hoa lan đã được người phương Đông tôn là "Loài hoa vương giả" (Vương giả chi hoa). Còn với người phương Tây thì lan là "nữ hoàng của các loài hoa".

- Phương pháp phân tích giải thích: Họ lan thường được chia thành hai nhóm: nhóm phong lan bao gồm tất cả những loài sống bám trên đá, trên cây, có rễ nằm trong không khí. Còn nhóm địa lan lại gồm những loài có rễ nằm trong đất hay lớp thảm mục.

- Phương pháp nêu số liệu: (...) Chỉ riêng 10 loài của chi lan Hài Vệ nữ đã cho thấy sự đa dạng tuyệt vời của hoa và của lá về hình dáng, về màu sắc.

--> Ngoài sự vận dụng các phương pháp thuyết minh trên tác giả còn sử dụng các yếu tố miêu tả hấp dẫn: Với cánh môi cong lượn như gót hài, cánh hoa trong mãnh và mang hoà sắc tuyệt diệu của trắng, vàng, phớt tím, nâu, khi có làn gió nhẹ, hoa Hài Vệ nữ rung rinh tưởng như cánh bướm mảnh mai đang bay lượn.

Đây là đoạn trích văn bản thuyết minh được viết nhằm cung cấp những tri thức về hoa lan, một loài hoa được ưa chuộng. Người viết tỏ ra có những hiểu biết thật sự khoa học, chính xác, khách quan về hoa lan ở Việt Nam.

Trong đoạn thuyết minh này, tác giả đã phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh: chú thích, phân loại, liệt kê, nêu ví dụ, ... nhờ đó mà lời thuyết minh trở nên linh hoạt, sinh động và hấp dẫn.

Câu 2: Trong một buổi giao lưu với bạn bè quốc tế, anh (chị) muốn giới thiệu với các bạn một trong những nghề truyền thống của quê mình (trồng lúa, nuôi tằm, làm đồ gốm,...). Hãy viết lời giới thiệu của anh (chị) thành một bài văn thuyết minh dài khoảng 500 chữ.

Gợi ý:

Đây là bài luyện tập mang tính tổng hợp nhưng chủ yếu là lựa chọn và sử dụng phương pháp thuyết minh hợp lí, có hiệu quả. Để bài viết hay cần:

- Tìm tòi, học hỏi để có những hiểu biết chuẩn xác, đầy đủ về nghề truyền thống của quê hương. Đây là yêu cầu trước hết và quan trọng nhất vì không có hiểu biết gì thì không thể thuyết minh.

- Xác định mục đích thuyết minh.

- Vạch đề cương về nội dung thuyết minh.

- Lựa chọn các phương pháp thuyết minh phù hợp với từng nội dung như phương pháp định nghĩa, phương pháp nêu ví dụ để thuyết minh về những nghệ nhân nổi tiếng với nghề truyền thống của quê hương; phương pháp phân tích để thuyết minh về ý nghĩa, giá trị của nghề truyền thống trên lĩnh vực vật chất hoặc văn hoá; phương pháp nguyên nhân - kết quả để thuyết minh vì sao có nghề truyền thống ấy, ...

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư