LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài khái quát văn học dân gian Việt Nam

3 trả lời
Hỏi chi tiết
2.422
0
0
Trần Đan Phương
01/08/2017 01:56:05
Soạn bài khái quát văn học dân gian Việt Nam
I. Gợi ý trả lời câu hỏi
1. Trình bày từng đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.
Học sinh tự làm.
2. Ví dụ về từng thể loại :
- Thần thoại : Thần Mặt trăng và Mặt trời ; Trần Trụ trời, Lạc Long Quân – Âu Cơ…
- Truyền thuyết : An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy ; Thánh Gióng….
- Sử thi : Đăm Săn (dân tộc Êđê), Đẻ đất đẻ nước (dân tộc Mường)…
- Truyện cổ tích : Tấm Cám, Sọ Dừa, Sự tích trầu cau…
- Truyện ngụ ngôn : Con hổ, con trâu và người đi cày, Cáo mượn oai hùm, Rùa và thỏ…
- Truyện cười : Đẽo cày giữa đường, Làm theo vợ dặn, Sang cả mình con…
- Tục ngữ :
+ Kiến tha lâu đầy tổ.
+ Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen.
- Câu đố :
+ Mình bằng hạt đỗ ăn giỗ cả làng (câu đố về con ruồi)
+ Nhà xanh mà đóng khố xanh
Tra đỗ, trồng hành, thả lợn vào trong (chiếc bánh chưng).
- Ca dao :
“Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay !
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không ?
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng, như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lòng biết thuở nào ra ?’’
“Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng xung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc, rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân’’.
- Vè : Vè giữ trâu ; Vè đi ở ; Vè chàng Lía…
- Truyện thơ : Phạm Công – Cúc Hoa ; Tống Trân – Cúc Hoa ; Tiễn dặn người yêu….
- Chèo : Thị Mầu lên chùa, Nghêu Sò Ốc Hến…

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Bạch Tuyết
05/04/2018 17:08:11

Soạn bài: Khái quát văn học dân gian Việt Nam

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 19 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian (Văn học dân gian)

    - Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, nó tồn tại và phát triển nhờ truyền miệng.

    - Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể, nó găn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

1.1 Tính truyền miệng

    - Truyền miệng là sự ghi nhớ bằng cách nhập tâm và phổ biến bằng lời nói hoặc trình diễn cho người khác xem, nghe. Văn học dân gian được truyền miệng theo không gian (sự di chuyển tác phẩm từ nơi này sang nơi khác) hoặc theo thời gian (sự lưu truyền tác phẩm qua các đời và các thời đại). Quá trình truyền miệng chủ yếu thông qua diễn xướng dân gian.

1.2 Tính tập thể

    - Tập thể hiểu theo nghĩa hẹp là một nhóm người, theo nghĩa rộng là một cộng đồng dân cư. Tập thể bao gồm nhiều cá nhân nhưng không phải tất cả, mỗi cá nhân tham gia vào quá trình sáng tác này ở những thời điểm khác nhau. Lúc đầu do một người khởi xướng lên, tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận. Sau đó những người khác (địa phương khác, thời đại khác) tham gia sửa chữa, bổ sung làm tác phẩm biến đổi dần. Quá trình bổ sung này thường làm cho tác phẩm phong phú và hoàn thiện hơn. Và vì truyền miệng nên lâu ngày, người ta không nhớ được và cũng không cần nhớ ai là tác giả. Tác phẩm dân gian vì thế đã trở thành của chung.

1.3 Tính thực hành

    - Sinh hoạt cộng đồng là những sinh hoạt chung của nhiều người như lao động tập thể, vui chơi ca hát tập thể, hội hè, lao động... Trong những sinh hoạt này, tác phẩm Văn học dân gian thường đóng vai trò phối hợp hoạt động, tạo nhịp điệu cho hoạt động (hò chèo thuyền, hò đánh cá,...).

    - Văn học dân gian còn tạo không khí để kích thích hoạt động, gợi cảm hứng cho người trong cuộc, tạo sự sảng khoái của con người trong các hoạt động vì thế nó tạo ra hiệu quả trong hoạt động.

Câu 2 (trang 19 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Các thể loại của Văn học dân gian

Thể loại Định nghĩa Ví dụ
Thần thoại Là những tác phẩm kể về các vị thần nhằm giải thích tự nhiên. Phản ánh nhận thức, quan niệm của con người thời cổ về nguồn gốc thế giới và quá trình sáng tạo văn hóa của con người. Thần thoại là loại truyện ra đời sớm nhất. Thần Trụ Trời, Thần Mặt trăng và thần Mặt Trời
Sử thi Còn gọi là anh hùng ca – là những bài ca lịch sử, bài ca ca ngợi các anh hùng, nó gắn liền với những biến cố, sự kiện đặc biệt của lịch sử dân tộc trong một thời kì nhất định. Đăm Săn (dân tộc Ê-đê)
Truyền thuyết Là tác phẩm kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử hoặc có liên quan đến lịch sử theo xu hướng lí tưởng hóa, thể hiện sự ngưỡng mộ, tôn vinh của nhân dân đối với người có công với dân tộc, cộng đồng dân cư. Thánh Gióng, Bà chúa bầu…
Truyện cổ tích Là tác mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về những số phận con người bình dân trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và sự lạc quan của nhân dân. Tấm Cám, Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt
Truyện ngụ ngôn Là tác phẩm ngắn, kết câu chặt chẽ, sử dụng hình ảnh ẩn dụ để kể về những sự việc liên quan về cuộc sống con người, từ đó nêu lên triết lí nhân sinh, bài học kinh nghiệm. Thầy bói xem voi, Ếch ngồi đáy giếng
Truyện cười Là tác phẩm ngắn, kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười giúp giải trí và phê phán. Lợn cưới áo mới
Tục ngữ Câu nói ngắn gọn, hàm súc, phần lớn có hình ảnh, nhịp điệu, đúc kết những kinh nghiệm sống. Tấc đất, tấc vàng. Kiến tha lâu cũng đầy tổ
Câu đố Bài văn hoặc câu nói có vần, mô tả sự vật bằng ẩn dụ những hình ảnh, hiện tượng khác lạ để người nghe tìm lời giải nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy.
Ca dao Tác phẩm thơ trữ tình dân gian, thường được kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, diễn tả thế giới nội tâm của con người. Thân em như tấm lụa đào/Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
Tác phẩm tự sự dân gian bằng văn vần, nói về các sự việc, sự kiện của làng, của nước mang tính thời sự qua lối kể mộc mạc. Bà còng đi chợ trời mưa.
Truyện thơ Là tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ, phản ảnh số phận và khát vọng của con người về hạnh phúc và sự công bằng.
Chèo Tác phẩm kịch hát dân gian, kết hợp các yếu tố trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức, phê phán thói hư tật xấu của xã hội. “Nữ tướng Thục Nương”, “Bà chúa thượng ngàn”

Câu 3 (trang 19 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Các giá trị của văn học dân gian

   - Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc: Văn học dân gian vừa chưa đựng những tri thức về tự nhiên và xã hội, đem lại những giá trị nhân văn và bản sắc văn hóa của các dân tộc.

   - Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người: Văn học dân gian mang đến những bài học nhẹ nhàng mà sâu sắc về đạo lí nhân sinh để giáo dục con người, giúp chúng ta phân biệt thiện – ác thể hiện khát vọng hạnh phúc, giúp cuộc sống có ý nghĩa hơn.

   - Văn học dân gian góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc: Trải qua hàng ngàn năm, Văn học dân gian là nơi lưu giữ những giá trị thẩm mĩ to lớn của mỗi vùng miền, tạo bản sắc riêng biệt là cơ sở cho nền văn học sau này.

1
0
Nguyễn Thanh Thảo
05/04/2018 17:08:12

Soạn bài: Khái quát văn học dân gian Việt Nam

Câu 1: Ba đặc trưng cơ bản của văn học dân gian

- Tính truyền miệng:

Thực chất của quá trình truyền miệng là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng miệng cho người khác. Văn học dân gian khi được phổ biến lại, đã thông qua lăng kính chủ quan (bộ não người) nên thường được sáng tạo thêm. Văn học dân gian thường được truyền miệng theo không gian (từ vùng này qua vùng khác), hoặc theo thời gian (từ đời trước đến đời sau).

Quá trình truyền miệng thường được thực hiện thông qua diễn xướng - tức là hình thức trình bày tác phẩm một cách tổng hợp (nói, hát, kể).

- Tính tập thể:

Tập thể là tất cả mọi người, ai cũng có thể tham gia sáng tác. Nhưng quá trình này, lúc đầu do một người khởi xướng lên, tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận. Sau đó những người khác (địa phương khác, thời đại khác. tham gia sửa chữa, bổ sung cho tác phẩm biến đổi dần. Quá trình bổ sung này thường làm cho tác phẩm phong phú hơn, hoàn thiện hơn.

Mỗi cá nhân tham gia vào quá trình sáng tác này ở những thời điểm khác nhau. Nhưng vì truyền miệng nên lâu ngày, người ta không nhớ được và cũng không cần nhớ ai là tác giả. Tác phẩm dân gian vì thế đã trở thành của chung, ai cũng có thể tùy ý thêm bớt, sửa chữa.

- Tính thực hành:

Sinh hoạt cộng đồng là những sinh hoạt chung của nhiều người như lao động tập thể, vui chơi ca hát tập thể, hội hè... Trong những sinh hoạt này, tác phẩm văn học dân gian thường đóng vai trò phối hợp hoạt động, tạo nhịp điệu cho hoạt động (những bài hò : hò chèo thuyền, hò đánh cá,...).

Không những thế, văn học dân gian còn gây không khí để kích thích hoạt động, gợi cảm hứng cho người trong cuộc (ví dụ những câu chuyện cười được kể trong lao động giúp tạo ra sự sảng khoái, giảm bớt sự mệt nhọc trong công việc).

Câu 2: Văn học dân gian Việt Nam có những thể loại nào? Nêu tên gọi, định nghĩa ngắn gọn và ví dụ cho mỗi thể loại:

Hướng dẫn Soạn bài lớp 10 Hướng dẫn Soạn bài lớp 10 Hướng dẫn Soạn bài lớp 10

Câu 3: Tóm tắt nội dung các giá trị của văn học dân gian:

- Văn học dân gian có giá trị nhiều mặt: Vừa chưa đựng những tri thức về tự nhiên và xã hội, vừa mang những giá trị nhân văn của các dân tộc – là kho tri thức phong phú về đời sống của dân tộc.

- Văn học dân gian có tác dụng giáo dục tốt, là nhân tố quan trọng trong việc hình thành tâm hồn, nhân cách con người Việt Nam. Giáo dục tinh thần nhân đạo, tôn vinh những giá trị con người, yêu thương con người và đấu tranh không mệt mỏi để giải phóng con người khỏi áp bức bất công.

- Văn học dân gian có giá trị về mặt nghệ thuật, là nơi lưu giữ và phát triển nghệ thuật truyền thống vô giá của dân tộc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư