LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào

2 trả lời
Hỏi chi tiết
11.206
4
6
Tôi yêu Việt Nam
01/08/2017 02:37:25
Ngạn ngữ Hi Lạp có câu: “ Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào” . Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến trên?
Xã hội loài người phát triển được như ngày hôm nay là nhờ quá trình không ngừng tìm hiểu, tích lũy và nâng cao tri thức của tất cả các dân tộc trên thế giới. Tri thức rất cần thiết đối với con người và để có được tri thức chỉ có một con đường học tập. Tuy nhiên quá trình học tập, học hỏi không đơn giản mà có rất nhiều chông gai. Vì vậy ngạn ngữ Hi Lạp có câu: “Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào’’ .
"Chùm rễ đắng cay” là những khó khăn mà ta gặp trong quá trình học tập và “ hoa quả ngọt ngào” là thành quả tốt đẹp của một quá trình học tập đầy vất vả. Câu ngạn ngữ này cho ta thấy con đường học tập của chúng ta không thẳng tắp mà có rất nhiều trở ngại nhưng nếu ta có ý chí và quyết tâm vươn lên, nhất định ta sẽ gặt hái được những hoa quả rất ngọt ngào. Giáo sư toán học Ngô Bảo Châu đã trải qua quá trình học tập, nghiên cứu đầy gian nan, vất vả,… để có được danh hiệu cao quý nhất trong lĩnh vực toán học.
Người xưa có câu “ Nhân bất học bất tri lý” có nghĩa là nếu ta không chịu học hành thì không thể làm bất cứ điều gì. Thật vậy, khi mới sinh ra ta chưa biết gì, ta phải học để biết được những qui luật của tự nhiên, của xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân. Làm việc gì ta cũng phải học, các cô chú công nhân , thợ mộc, thợ cắt tóc,… cũng phải học mới và biết cách làm việc. các bác sĩ , kĩ sư, lập trình viên,… càng phải trải qua một quá trình học tập, rèn luyện lâu dài mới có thển đem kiến thức góp ích cho đời. Việc học không thể thực hiên được trong một, hai ngày vì lượng kiến thức bao la, mênh mông như biển cả. Con đường học vấn khó khăn, nhiều chông gai, là “ chùm rễ đắng cay” bởi suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm nhân loại đã tích lũy được một kho tàn tri thức khổng lồ mà sức lực và trí tuệ của con người thì có hạn, liệu con người có đủ kiên nhẫn để chiếm lĩnh nó. Ta phải biết nhẫn nại, cần cù và có phương pháp học tập đúng đắn thì ta việc học của ta mới có hiệu quả và thành công được. Trong những lần thất bại, vấp ngã nếu ta dũng cảm đứng dậy đi tiếp và lấy đó làm những kinh nghiệm, bài học cho bản thân thì chắc chắn một ngày nào đó ta cũng sẽ thành công.Những nhà bác học lỗi lạc, những danh nhân nổi tiếng đều là những người gìau nghị lực vuợt qua bao khó khăn, thiếu thốn để học tập và gặt hái vinh quang.Tuy nhiên họ chưa dặm chân tại đó mà vẫn tiếp tục học, nghiên cứu để mở rộng tầm hiểu biết của bản thân. Việc học tập vô cùng cần thiết và nó càng quan trọng hơn đối với tuổi trẻ, thanh thiếu niên bởi họ là những chủ nhân tương la của đất nước.
Trên con đường học vấn cũng còn không ít hòn đá to ngăn đường cản lối khác như những bạn vì gia đình khó khăn luôn khao khát được cắp sách đến trường, hay các bạn học sinh vùng sâu, vùng muốn có học vấn phải chèo đèo, lội suối, đi bộ hàng chục cây số,… khi ta đã có học vấn tức đó chính là “ hoa quả ngọt ngào”. Lượng kiến thức mà ta thu được sau bao năm học tập, dù chỉ là hạt cát trong sa mạc nhưng cũng phần nào giúp ta đảm bảo cuộc sống và góp phần xây dựng xã hội. Vì thế ta phải ra sức học tập. Nước ta, một đất nước có truyền thống hiếu học với các tấm gương sáng như: Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo đến mức phải ngày kiếm củi đổi gạo nuôi thân, đêm xuống ông không có tiền mua dầu, phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn học bài. Hay Bác Hồ kiên trì tự học tập gian khổ, biết nhiều thứ tiếng và đã đưa Việt Nam thoát khỏi cảnh xiềng xích, khổ đau. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay từ nhỏ nhưng vẫn khổ luyện tập viết bằng chân, bền bỉ học tập, và tốt nghiệp đại học và trở thành người thầy giáo giỏi. Ngày nay cũng có rất nhiều bạn học sinh say mê học tập, tham gia các kì thi quốc tế và mang về nhiều thành tích xuất sắc làm rạng danh đất nước. Đó là bạn Nguyễn Đăng Quý Minh đọat giải nhất cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 41.
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều bạn học sinh lơ là trong việc học tập, làm cha mẹ, thầy cô buồn lòng, hay chỉ gặp một ít khó khăn là buông. Các bạn ấy thật đáng chê trách, rồi tương lai của các bạn sẽ ra sao?
Qua đây em đã hiểu sâu sắc vị đắng của“ chùm rễ đắng cay” để cố gắng và tự hào về học vấn của mình. Em cũng sẽ nói rõ tầm quan trọng của việc học tập và khuyên các bạn chưa nhận thức được vai trò của nó không nên nản chí khi thấy việc học của chúng ta còn nông cạn. Thiếu kiến thức, kinh nghiện ta hãy bồi đắp bằng chính ý chí và nghị lực của mình. Việc tích lũy kiến thức của con người cũng giống như “ kiến tha lâu đầy tổ”.
Điều cũng không kém phần quan trọng là ta phải biết xác định đúng đắn mục đích, động cơ và phương pháp học tập: Học để nắm vững kiến thức văn hóa, khoa học nhằm làm cho đất nước và dân tộc giàu mạnh. Phải nắm vững những kiến thức cơ bản, học bài và làm bài đầy đủ để củng cố kiến thức. Tìm, làm thêm nhiều bài tập khó hơn để nâng cao kiến thức, tham khảo để mở rộng vốn hiểu biết. Học ở sách hay tự học cũng là phương pháp tốt nhưng ta cần phải thực hiện nghiêm túc: đọc có lựa chọn, có suy ngẫm, có hệ thống và ghi nhớ.
Câu ngạn ngữ Hi Lạp “ Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào” là một bài học quý báu và vô cùng cần thiết đối với các bạn học sinh và những ai đang trên con đường tạo dựng sự nghiệp. Học tập là chìa khóa duy nhất giúp chúng ta mở cánh cửa thành công. Dù việc học có gian khổ bao nhiêu cũng đừng nên quản ngại. Có như thế ta mới đủ kiến thức tự tin bước vào đời.



Bàn về học vấn, ngạn ngữ Hi Lạp có câu: Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào.

Anh (chị) hiểu câu nói này như thế nào? Hãy nêu quan điểm của mình về câu nói này.

Trong lịch sử phát triển của nhân loại suốt mấy ngàn năm qua, ở bất cứ quốc gia nào, dân tộc nào, dù lớn hay nhỏ cũng đều có những tài năng xuất chúng. Những học giả uyên bác đã cống hiến nhiều phát minh sáng kiến, nhiều công trình khoa học đem lại lợi ích to lớn, làm thay đổi bộ mặt thế giới và cuộc sống vật chất, tỉnh thần của loài người.

Tài năng của các nhà bác học như Ga-li-lê, Niu-tơn, Men-đê-lê-ép, Anh’ xtanh, Ê-đi-xơn, Đác-uyn, Lô-mô-nô-xốp… được mọi người công nhận và ngưỡng mộ, nhưng liệu mấy ai hiểu rằng để có được những tên tuổi khoa học lớn lao như vậy, họ đã phải học tập và làm việc miệt mài, vất vả đến mức nào. Thực tế cho thấy con người muốn thành công thì phải học tập để tích lũy và nâng cao tri thức. Con đường học tập là con đường gian nan, khổ ải nhưng cuối con đường lại là tương lai đầy ánh sáng. Bàn về vấn để này, ngạn ngữ Hi Lạp có câu: Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào.
Trước hết, chúng ta phải hiểu học vấn là gì và học vấn có vai trò quan trọng như thế nào trong đời sống con người.

Học vấn thường được hiểu là trình độ hiểu biết của từng cá nhân. Học vấn được nâng cao dần dần qua từng cấp học và quá trình tự học trong suốt cả cuộc đời. Học vấn của một người khồng chỉ hận chế ở một lĩnh vực nào đó mà có thể mở rộng rạ nhiều lĩnh vực khác nhau. Học vấn đem lại niềm vui và hạnh phúc cho con người. Ngạn ngữ cổ có câu: Bộ lông làm đẹp con công, học vấn làm đẹp con người, ông cha ta xưa đã từng giáo huấn con cháu: Bất học bất tri lí (Không học không biết đâu là lẽ phải). Hay: Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ. Có học vấn, con người mới cỏ khả năng làm chủ bản thân, gia đình và xã hội. Trên cơ sở học vấn, đời sống vật chất và tinh thần mới được nâng cao.

Học vấn có tầm quan trọng to lớn như vậy và con đường đến với học vấn quả là gian nan, vất vả. Quá trình tích luỹ và nâng cao tri thức không phải là chuyện ngày một ngày hai mà kéo dài suốt cả đời người. Khổng Tử nói: Bể học – không bờ. Lê-nin khuyên thanh niên : Học, học nữa, học mãi. Học ở trường, học trong sảch vở, học lẫn nhau và học ở dân.

Muốn có học vấn, chúng ta phải không ngừng rèn luyện và phấn đấu. Hãy nhìn con kiến tha mồi, con ong làm mật. Việc tích lũy kiến thức của con người giống như kiến tha lâu cũng đầy tổ. Nếu cố gắng học hành thì đến một ngày nào đó, chúng ta sẽ có được một trình độ học vấn vững vàng, phong phú.
Thực tế cho thấy những người nổi tiếng uyên bác đều trải qua quá trình học tập, nghiên cứu lâu dài, lao tâm khổ trí, nếm trải không ít vị đắng cay của thất bậi; thậm chí cả sự nguy hiểm đối với mạng sống của mình. Nhưng với lòng ham mê khoa học và khát vọng chinh phục, họ đã vượt qua tất cả để đi đến thành công.

Trong thực tế, số người cổ đủ điều kiện học tập là rất ít. Phần lớn gặp rất nhiều khổ khăn cả vể vật chất lẫn tinh thần như thiếu tái liệu học tập, bài giảng khó hiểu, bài tập khó giải hay những vấn đề phức tạp trong học tập, nghiên cứu… Rồi gia đinh nghèo túng, bản thân phải vừa học vừa làm thêm để kiếm sống… Tất cả những cái đó ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình học tập của mỗi người, đòi hỏi chủng ta phải cố gắng vượt qua.

Xưa nay, ở nước ta có rất nhiều gương hiếu học đáng khâm phục. Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo đến mức hằng ngày phải kiếm củi đổi gạo nuôi thân. Không có tiền mua dầu thắp sáng, cậu bé phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn để học bài. Ham học như thế nên sau này ông đã đỗ Trạng nguyên.

Lương Thế Vinh từ một trẻ chăn trâu mồ tu chí học hành để rồi trỗ thành nhà toán học nổi tiếng của nước ta. Lê Quý Đôn với sức học, sức nhớ xuất chúng đã trở thành huyển thoại… Đặc biệt, Chủ tịch Hổ Chí Minh kính yêu của dân tộc Việt Nam cũng là một tấm gương tiêu biểu vượt khó trong học tập. Thời trai trẻ, anh thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã xác định cho mình một quan điểm sống đúng đắn là phải đi nhiều nơi, phải học nhiều điều hay, điều mới để giúp ích cho đất nước. Từ một anh Ba phụ bếp trên chiếc tàu buôn của Pháp, người thợ ảnh ở ngõ nhỏ Pônggoăng đến người lao công quét tuyết trong công viên Luân Đôn,… Bác đã trải qua những gian nan cùng cực để thử thách, rèn luyện ý chí, mở rộng, nâng cao tầm hiểu biết về văn hoá và lịch sử nhân loại. Từ đó, Bác rút ra những kinh nghiệm bổ ích, thiết thực phục vụ cho phong trào đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc của nước ta.

Những nhà nông học như Lương Định Của, Võ Tòng Xuân… suốt đời cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học để tai tạo ra các giống lúa có khả năng chống sâu rầy và mang lại năng suất cao để cải thiện đời sống nông dân. Các ông đã góp phần (đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ ba trôn thế giới.

Gần chúng ta hơn nữa là gương sáng của Trần Bình Gấm, học sinh trường chuyên Lê Hồng Phong 1 cô bé bán khoai đậu ba trường đại học; là gương vượt khó của bao Học trò giỏi – hiếu thảo, xứng đáng được nhận học bổng và phần thưởng “Vì ngày mai phát triển” của báo Tuổi Trẻ. Các bạn ấy có chung những đức tính đáng quý là cần cù, siêng năng, không chùn bước trước gian nan thử thách, luôn tu dưỡng tình cảm, đạo đức, không ngừng trau dồi và nâng cao kiến thức khoa học… để một ngày không xa sẽ trở thành những công dân có đủ tài và đức, xứng đáng là lớp chủ nhân tuổi trẻ tài cao của đất nước trong thời đại mới.

Việc học hành vô cùng quan trọng vì nó chỉ phối và tác động rất lớn đến cả đời người. Những đắng cay trên bước đường nâng cao học vấn giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách và biết quý trọng hơn những hoa quả ngọt ngào mà học vấn mang lạì cho cuộc sống.



Học vấn là chùm rễ đắng cay nhưng cho hoa trái ngọt lành. Hãy nêu suy nghĩ cũa em về câu ngạn ngữ ấy???

Mỗi đất nước đều có những nền học vấn riêng mang đậm đà bản sắc dân tộc.Và dù là dân tộc nào thì cũng hiểu rất rõ những giá trị mà học vấn mang lại , cũng như có nhiều kinh nghiệm về những gian khổ qua quá trình rèn luyện và trau dồi tri thức .Cũng chính vì vậy mà người Nga có câu ngạn ngữ rất hay:”Học vấn là chùm rễ đắng cay nhưng cho hoa trái ngọt lành .”

Học vấn là gì?Đó là cả một quá trình dài mà con người thu nhận kiến thức ,kinh nghiệm , những kĩ năng từ thầy cô, bạn bè, sách vở và chính từ cuộc sống. Để rồi từ đó con người biến tất cả những thứ đó thành cái của mình để làm hành trang bước vào đời.

Nói học vấn là chùm rễ đắng cay là vì để việc học tập có hiệu quả, con người phải đầu tư nhiều thời gian, sức lực, tiền của và sự nỗ lực của bản thân cho việc học tập. Chỉ để đi hoc thôi, nhiều người phải đi bộ trên những quãng đường dài hàng chục cây số, phải băng rừng lội suối phải đi trong mưa nắng, phải tranh thủ ngay cả những giờ nghĩ ngơi sau một ngày lao động vất vả …Thêm vào đó người học phải đọc thêm sách tham khảo nghiên cứu tìm tòi, hỏi han thầy cô, bạn bè, phải làm bài, học bài thi cử. Rồi còn có khó khăn là không hiểu được bài , không theo kịp bạn bè, có lúc nhức đầu mệt mỏi. Bao nhiêu vất vả khó nhọc kia chính là” chùm rễ đắng cay” mà người học phải nếm trải.Lại nói học vấn là” hoa trái ngọt lành”bởi khi chương trình học kết thúc người học sẽ bước thêm một bước dài trên con đường tri thức, được khám phá nhiều điều hay trong kho tàng kiến thức nhân loại. Chỉ biết đọc thôi cũng là một khác biệt lớn so với những người mù chữ, nếu học toán ta sẽ biết tính toán những phép toán đơn giản, biết được những định luật lý hóa đơn giản để giải thích các hiện tượng thường gặp trong cuộc sống. Còn với những chương trình chuyên sâu hơn. Người học sẽ trở thành chuyên gia am hiểu khá sâu trong lĩnh vực đó và trở thành thầy dạy cho người khác. Học vấn giúp con người trở nên hiểu biết hơn, hữu ích và được mọi ngừơi tôn trọng. Như thế học vấn mang lại cho người học bao nhiêu điều tốt đẹp, đó là “những hoa trái ngọt lành.”Con đường học vấn mà chúng ta đi hôm nay đầy gian nan thử thách cần vượt qua như những chùm rễ phải cố gắng cắm sâu tận trong lòng đất để hút lấy chất dinh dưỡng của đất mẹ. Lòng đất ở đây tượng trưng cho thế giới vô tận không bờ bến cho sự học. Những chùm rễ quanh năm không thấy ánh sáng mặt trời vẫn kiên cường sống bám vào lòng đất, không gian nan nào không vượt qua…Để đến một ngày được gặt hái những chùm hoa quả ngọt lành. Nhưng bên cạnh đó có những ngừơi không hiểu được những lợi ích mà học vấn mang lại mà trước mắt chỉ thấy những đắng cay và gian nan mà học vấn đem tới, cũng chính vì ý nghĩ thiểu cận như vậy mà việc học của họ chẳng đi tới đâu .Dẫn đến biết bao sự việc tai hại có thể xảy ra. Không học thì không có kiến thức, không có hiểu biết thì không thể nào trở thành một người có ích cho xã hội.

Tuy vậy chúng ta cần nhớ rằng “hoa trái ngọt lành” của học vấn không phải là để người khác phục tùng, vị nể. Vì người học với muc đích như vậy chỉ là kẻ kiêu ngạo. Học vấn ở đây cần được hiểu rộng ra là sự hiểu biết, là tự rèn luyện nhân cách cho bản thân để trở thành người có hiểu biết, có kiến thức sâu rộng, có đạo đức và nhân cách cao đẹp. Chính nhờ trải qua học tập con người sẽ mang lại được những giá trị cao đẹp hơn.

Để mỗi người đều trở thành những người tốt trong xã hội, ngay từ bây giờ chúng ta hãy cố gắng học tập thật tốt và tiếp thu nhiều kiến thức trong cuộc sống cũng như trong môi trường học đường, cố gắng nâng cao học vấn, đó chíng là giúp hoàn thiện bản thân mình cũng như xây dựng đất nước giàu đẹp hơn.

Câu ngạn ngữ trên mãi mãi là một chân lý đúng đắn để mỗi chúng ta nhận thức rõ giá trị của học vấn trong cuộc sống. Hãy học hỏi hơn nữa để cây học vấn của mỗi chúng ta mãi xanh tươi và trĩu nặng những hoa trái ngọt lành.



Ngạn ngữ Hi Lạp có câu: “Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào”. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên?
Kiến thức cũng như học vấn, nó là một thứ rất quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Những người có trình độ học vấn cao thì họ sẽ đạt được nhiều thành tựu, đỉnh cao ở những lĩnh vực khác nhau. Họ cũng là người góp phần cho thế giới ngày càng phát triển và hiện đại hơn. Tuy nhiên, con người phải vượt qua nhiều khó khăn, chông gai trong quá trình học tập để có được kiến thức. VÌ vậy, ngạn ngữ Hi Lạp có câu: “ Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào”.
Đầu tiên, theo ta biết thì “học vấn” không giống học tập, nó là trình độ hiểu biết nhất định của mỗi chúng ta. “Chùm rễ đắng cay” là những khó khăn, vất vả, gian nan trên con đường học tập. Và “hoa quả ngọt ngào” chính là những niềm vui, hạnh phúc, những thành quả tốt đẹp mà ta đạt được sau quá trình học tập đầy chông gai. Cả câu ngạn ngữ muốn cho chúng ta biết về cả hai mặt trong một vấn đề: con đường học vấn tuy đầy những thử thách chông gai nhưng sẽ đem lại nhiều kết quả thật tốt đẹp. Thật vậy, con đường học vấn có rất nhiều khó khăn, đó là những “chùm rễ đắng cay” mà ta phải vượt qua. Bởi vì tri thức nhân loại là vô tận, khả năng con người chúng ta thì có hạn, liệu ta có đủ kiên nhẫn để chiếm lĩnh nó ? Trên con đường học vấn còn có rất nhiều thử thách mà ta phải cố gắng vượt qua để đạt được tri thức. Tuy nhiên, học vấn không chỉ là những hiểu biết, mà ta còn phải rèn luyện cả đạo đức và nhân cách của mỗi người. Muốn có học vấn không phải chỉ vượt qua những khó khăn trên con đường học tập mà còn phải vượt qua chính mình, phải biết rèn luyện những đức tính như cần cù, nhẫn nại,…để đạt được thành quả như mong muốn. Đó là quá trình rèn luyện vất vả mà ta buộc phải vượt qua để đạt được những “hoa quả ngọt ngào”. Kiến thức mà ta thu được sau bao năm học tập dù chỉ là hạt cát nhỏ trong sa mạc, nhưng nó vẫn giúp ta đảm bảo cuộc sống của mình và góp một phần nhỏ xây dựng xã hội ngày càng tiến bộ. Hiểu biết và đạo đức là hai yếu tố quan trọng để có được học vấn cao, vì thế chúng ta phải ra sức học tập và rèn luyện bản thân.
Tấm gương sáng nhất của chúng ta về việc học tập, tìm tòi, nâng cao tri thức chính là Bác Hồ vĩ đại. Bác luôn kiên trì, bền bỉ học tập rất gian khổ để có học vấn cao. Bác biết rất nhiều ngoại ngữ và đã trở thành người rất tài giỏi. Người đã đưa nước Việt Nam thoát khỏi cảnh xiềng xích, khổ đau để có được cuộc sống yên bình, hạnh phúc như hôm nay. Với trình độ học vấn uyên thâm của bác thì bác còn được gọi là doanh nhân văn hoá thế giới. Bên cạnh đó là những tấm gương nhỏ như các nhà khoa học, họ cũng đã rất vất vả để có thể phát minh và sáng tạo ra nhiều thứ mới lạ. Những thứ đó đã góp phần cải tạo xã hội ngày càng văn minh, hiện đại hơn. Nó còn giúp ta nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất và tinh thần. Hiểu sâu sắc được vị đắng của “chùm rễ đắng cay” ấy thì mỗi chúng ta sẽ tự biết cố gắng hơn để rồi tự hào về học vấn của mình. Mỗi chúng ta phải tự xác định được mục đích và quan điểm học tập đúng đắn. Ta không nên nản lòng mà cần phải chống chọi những gai góc, gian lao đó, không ngừng bồi dưỡng nghị lực và quyết tâm theo con đường học vấn.
Học tập là chìa khoá duy nhất giúp chúng ta mở cánh cửa thành công. Đừng nên quản ngại với những “chùm rễ đắng cay” mà hãy đối mặt và vượt qua nó, như thế ta mới có thể nhận được những “hoa quả rất ngọt ngào”. Có như thế, chúng ta mới đủ kiến thức tự tin bước vào đời.


Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
10
♥ Jun's Katty
12/09/2018 22:04:19
bó tay toàn đi chép

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư