Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài kiểm tra truyện trung đại

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.201
3
0
Nguyễn Thị Sen
01/08/2017 01:39:24
Soạn bài kiểm tra truyện trung đại
I. Hướng dẫn trả lời câu hỏi ôn tập
Câu 1. Hệ thống những kiến thức cần thiết.
a. Chuyện người con gái Nam Xương
- Tác giả: Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ 16, quê ở Hải Dương.
- Nội dung chủ yếu: Khẳng định nét đẹp tâm hồn, truyền thống của người phụ nữ Việt Nam đồng thời thể hiện niềm cảm thương cho số phận nhỏ nhoi đầy bi kịch của họ.
- Đặc sắc về nghệ thuật: Tác phẩm tự sự thành công ở cách dựng truyện, dựng nhân vật kết hợp cả tự sự trữ tình và kịch.
b. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
- Tác giả: Phạm Đình Hổ (1768 – 1839), quê ở Hải Dương.
- Nội dung chủ yếu: Đời sống sa hoa vô độ của bọn vua chúa quan lại thời phong kiến vua Lê, chúa Trịnh suy tàn.
- Đặc sắc nghệ thuật: Thể loại văn tùy bút ghi chép sự việc một cách cụ thể, chân thực, sinh động.
c. Hoàn Lê Nhất thống chí (Hồi thứ 14).
- Tác giả: Ngô GIa Văn Phái, quê ở Hà Tây.
- Nội dung chủ yếu: Tái hiện chân thực hình ảnh tuyệt đẹp về người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong công cuộc đại phá quân Thanh và sự thất bại thảm hại của bọn cướp nước, bán nước.
- Đặc sắc nghệ thuật: Tiểu thuyết lịch sử viết theo kiểu chương hồi bằng chữ Hán. Trong đoạn trích, lời trần thuật kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động.
d. Truyện kiều.
- Tác giả: Nguyễn Du (1765 – 1820), quê ở Hà Tĩnh.
- Nội dung chủ yếu: Tác phẩm mang giá trị hiện thực và nhân đạo to lớn: là bức tranh hiện thực về một xã hội bất côn tàn bạo, là tiếng nói thương cảm trước số phận và bi kịch của con người, tố cáo những thế lực xấu xa, khẳng định đề cao tài năng, phẩm chất và những khát vọng chân chín của con người.
- Đặc sắc nghệ thuật: Tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên tất cả mọi phương diện ngôn ngữ cũng như thể loại, là thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học dân tộc.
a. Lục Vân Tiên.
- Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888), quê ở Gia Định.
- Nội dung chủ yếu: Tác phẩm viết về khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả. Khát vọng ấy thể hiện ở những phẩm chất đẹp đễ của hai nhân vật chính: Lục Vân Tiên tài ba dũng cảm trọng nghĩa khinh tài, Kiều Nguyệt Nga hiền hậu nết na ân tình.
- Đặc sắc về nghệ thuật: Là truyện thơ Nôm mang dáng dấp của một truyện để kể hơn để đọc. Ngôn ngữ mộc mạc bình dị, gắn với lời nói thông thường, mang màu sắc địa phương. Tính cách nhân vật bộc lộ chủ yếu qua hành động, cử chỉ, lời nói.
Câu 2. Bi kịch và vẻ đẹp của người phụ nữ qua tác phẩm Chuyện Người con gái Nam Xương và qua các đoạn trích Truyện Kiều.
a. Vẻ đẹp:
- Đẹp ở nhan sắc tài năng (Chị em Thúy Kiều). Đặc biệt là vẻ đẹp của Thúy Kiều.
“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So về tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
- Đẹp ở tâm hồn, tình cảm;
+ Hiếu thảo, thủy chung, son sắc: Thúy Kiều thủy chung với Kim Trọng, hiếu thảo với cha mẹ, Vũ Nương thủy chung với chồng, tận tâm chăm sóc mẹ chồng.
+ Nhận hậu, vị tha.
+ Luôn khát vọng tự do, công lý, chính nghĩa: Thúy Kiều báo ân, báo oán phân minh. Vũ Nương lấy cái chết để bày tỏ sự trong sạch, chết rồi nhưng nhờ Phan Lang nói với chồng lập đàn giải oan, hiện về dương gian trong chốc lát.
b. Bi kịch:
- Đau khổ, oan khuất: Vũ Nương bị nghi oan, không minh oan được, phải gieo mình xuống dòng Hoàng Giang.
- Tình yêu tan vỡ: Thúy Kiều và Kim Trọng đã từng thề nguyền dưới trăng vậy mà bỗng chốc mối tìn ấy tan vỡ. Đau đớn thay!
- Nhân phẩm bị chà đạp: Vũ Nương bị chồng mắng mỏ, đến nỗi phải tự vẫn. Thúy Kiều bị coi như một món quà hàng đem ra mua bán, bị giam hãm ở lầu Ngưng Bích trong nỗi cô đơn tuyệt vọng.
Câu 3. Bộ mặt xấu xa của giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến:
- Ăn chơi xa hoa trụy lạc (Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh)
- Hèn nhát cầu cứu ngoại bang một cách nhục nhã: vua mình Lê Chiêu Thống (Hoàng Lê Nhất Thống Chí).
- Giả dối bất nhân, vì tiền mà tang tận lương tâm (Truyện Kiều).
Câu 4. Gợi ý phân tích các hình tượng nhân vật.
a. Tham khảo tại đây: Nhân vật Quang Trung – Nguyễn Huệ.
b. Nhân vật Lục Vân Tiên:
- Vân Tiên có lý tưởng đạo đức cao đẹp. Sẵn sàng làm việc nghĩa, làm việc vô tư không màng danh lợi.
+ Lục Vân Tiên tài ba dũng cảm: một mình với cây gậy trên tay đã đánh tan bọn cướp vừa đông vừa có vũ khí.
+ Lục Vân Tiên trọng nghĩa khinh tài: Đánh tan bọn cướp cứu Kiều Nguyệt Nga nưng không nhận “báo đức thù công” của Kiều Nguyệt Nga.
Câu 5. Những nét chính về thời đại và gia đình Nguyễn Du.
- Nguyễn Du (1765 – 1820) tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở làng Tiên Điền huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông xuất thân trong một gia đình đại quý tộc phong kiến nổi tiếng về văn học. Cha là tiến sĩ Nguyễn Nghiễm, làm quan tới chức tể tướng. Anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khán cũng làm quan to dưới thời Lê – Trịnh.
- Ông sống vào cuối Lê đầu Nguyễn, lúc chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng, khởi nghĩa nông dân bùng nổ khắp nơi, đặc biệt là khởi nghĩa nông dân Tây Sơn.
- Nguyễn Du phải chịu lưu lạc nhiều nơi, khi ở Tây Sơn, khi ở Thái Bình, khi ở Hà Tĩnh, ông bất đắc dĩ phải nhận lời. Ông từng được hai lần cử đi làm chánh sức ở Trung Quốc (lần thứ hai chưa kịp đi thì mất).
- Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng am hiểu văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Quốc, đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người, tạo cho ông một vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học đồng thời là con người có trái tim giàu yêu thương.
- Nguyễn Du để lại những tác phẩm có giá trị lớn cả chữ Hán và chữ Nôm:
+ Chữ Hán: Ba tập (243 bài).
+ Chữ Nôm: Xuất sắc nhất là truyện “Đoạn trường tân thanh” còn gọi là “Truyện Kiều”.
Tóm tắt “Truyện Kiều”: Như SGK, chú ý ba phần:
Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước.
Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc.
Phần thứ ba: Đoàn tụ.
Câu 6. Phân tích giá trị nhân đạo của truyện Kiều qua một số trích đoạn.
- Khẳng định, đề cao giá trị chân chính của con người.
+ Ca ngợi vẻ đẹp, hình thức của Kiều.
+ Ca ngợi vẻ đẹp và tài năng trí tuệ của Kiều.
- Lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo đã chà đạp lên con người (Mã Giám Sinh mua Kiều).
+ Thương cảm trước những khổ đau bi kịch của con người (Mã Giám Sinh mua Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích).
+ Đề cao lòng nhân hậu, ước mơ công lý, chính nghĩa (Thúy Kiều báo ân báo oán).
Câu 7. Phân tích thành công nghệ thuật truyện Kiều qua các đoạn trích đã học.
- Nghệ thuật sử dụng ngôn từ hết sức điêu luyện, nâng tiếng Việt lên một tầm cao mới. Trong truyện Kiều, ngôn ngữ dân tộc đã đạt đến đỉnh cao rực rỡ. Ngôn ngữ không chỉ mang chức năng biểu đạt, biểu cảm mà còn mang chức năng thậm mỹ.
- Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên nổi lên hai nét chính:
+ Trực tiếp tả cảnh thiên nhiên.
+ Tả cảnh để ngụ tinh (Đây chứng tỏ cây bút tài hoa của một nghệ sỹ thiên tài).
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật (Nguyễn Du có biệt tài miêu tả nhân vật).
+ Khắc họa nhân vật bằng bút pháp ước lệ (Chị em Thúy Kiều).
+ Khắc họa tính cách nhân vật qua miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ (Mã Giám Sinh).
+ Miêu tả đời sống nội tâm nhân vật thông qua ngôn ngữ đối thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình (Kiều ở lầu Ngưng Bích).
+ Khắc họa tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại (Thúy Kiều báo ân báo oán).
+ Lý tưởng hóa nhân vật chính diện, hiện thực hóa nhân vật phản diện.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Thị Nhài
05/08/2017 02:40:22
KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI 1. Kiến thức cơ bản:
Số TT
Tên văn bản (đoạn trích, tác phẩm)
Tác giả
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
1
Chuyện người con gái Nam Xương
Nguyễn Dữ
Phẩm chất tốt đẹp và số phận oan trái của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến
Khắc hoạ quá trình tâm lí và tính cách nhân vật, nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn.
2
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Phạm Đình Hổ
Cuộc sống xa hoa của vua chúa, quan lại phong kiến.
Nghệ thuật viết tuỳ bút chân thực, hấp dẫn.
3
Hoàng Lê nhất thống chí
Ngô gia văn phái
Vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận bi thảm của lũ vua quan phản nước, hại dân.
Lối văn trần thuật đặc sắc kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động.
4
Truyện Kiều
Nguyễn Du
Cảm hứng nhân văn, nhân đạo, sự trân trọng sắc đẹp, tài năng, phẩm cách con người.
Bút pháp nghệ thuật ước lệ, nghệ thuật miêu tả và khắc hoạ hình tượng đặc sắc.
5
Truyện Lục Vân Tiên
Nguyễn Đình Chiểu
Khát vọng cứu đời, giúp người, ca ngợi tinh thần trọng nghĩa, khinh tài.
Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, lối kể chuyện tự nhiên, sinh động.
2. Vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ:
- Số phận bi kịch, đau khổ, oan khuất (nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương), bi kịch điển hình của người phụ nữ bị chà đạp nhân phẩm (nhân vật Thuý Kiều trong Truyện Kiều).
- Vẻ đẹp của người phụ nữ: vẻ đẹp nhan sắc và tài năng (chị em Thuý Kiều), vẻ đẹp về tâm hồn, hiếu thảo, thuỷ chung (Vũ nương, Thúy Kiều), khát vọng tự do, công lý (Thuý Kiều).
3. Bộ mặ xấu xa, thối nát của giai cấp thống trị, của xã hội phong kiến:
- Ăn chơi xa hoa, truỵ lạc (Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh).
- Hèn nhát, xu nịnh ngoại bang (Hoàng Lê nhất thống chí).
- Giả dối, bất nhân, vì tiền mà táng tận lương tâm (Truyện Kiều).
4. Phân tích hình tượng các nhân vật:
- Nguyễn Huệ:
+ Lòng yêu nước nồng nàn;
+ Quả cảm, tài trí;
+ Nhân cách cao đẹp.
- Lục Vân Tiên:
+ Lí tưởng đạo đức cao đẹp;
+ Thể hiện quan điểm đạo đức Nho gia avf quan niệm đạo đức của nhân dân.
5. Nguyễn Du và Truyện Kiều:
- Nguyễn Du (1765-1820) quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; sinh trưởng trong một gia đình đại quí tộc có truyền thống về văn học.
Cuộc đời Nguyên Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật: chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi.
Nguyễn Du sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc rồi về ở ẩn tại quê nội Hà Tĩnh, sau đó ra làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn. Năm 1813-1814 ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Năm 1820 ông được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc lần thứ hai nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh, mất tại Huế.
- Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hoá dân tộc và văn chương Trung Quốc. Ông có vốn sống phong phú, niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân.
- Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị lớn cả bằng chữ Hán và chữ Nôm.
0
0
Phạm Văn Phú
05/04/2018 17:08:09

Soạn bài: Kiểm tra truyện trung đại

Câu 1 (trang 134 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

STTTên văn bảnTác giảNội dung chínhĐặc sắc nghệ thuật
1Chuyện người con gái Nam XươngNguyễn DữPhẩm chất tốt đẹp và số phận oan trái người phụ nữ dưới chế độ phong kiếnKhắc hoạ tâm lí, tính cách nhân vật, nghệ thuật dựng truyện, chi tiết kì ảo
2Chuyện cũ trong phủ chúa TrịnhPhạm Đình HổCuộc sống xa hoa của vua chúa, quan lại thời Lê TrịnhNghệ thuật viết tuỳ bút chân thực, hấp dẫn
3Hoàng Lê nhất thống chíNgô gia văn pháiVẻ đẹp người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ với chiến công đại phá quân Thanh, kết cục thảm bại của bọn xâm lược và vua tôi Lê Chiêu ThốngLối văn trần thuật đặc sắc kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động
4Truyện KiềuNguyễn DuCảm hứng nhân văn, nhân đạo : trân trọng cái đẹp, đề cao khát vọng sống, hạnh phúc và ước mơ về công líBút pháp ước lệ, nghệ thuật miêu tả nhân vật và thiên nhiên
5Truyện Lục Vân TiênNguyễn Đình ChiểuKhát vọng cứu đời, giúp người, ca ngợi chính nghĩaNgôn ngữ mộc mạc, bình dị, lối kể chuyện tự nhiên, sinh động

Câu 2 (trang 134 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Người phụ nữ qua Chuyện người con gái Nam XươngTruyện Kiều :

Vẻ đẹp người phụ nữ :

   - Nhan sắc tài năng : chị em Thúy Kiều nghiêng nước nghiêng thành, Kiều thì thông minh thiên bẩm, giỏi về cầm kì thi họa. Vũ Nương tư dung tốt đẹp.

   - Tâm hồn, tình cảm:

       + Hiếu thảo, thủy chung : Thúy Kiều luôn nhớ thương Kim Trọng, bán mình cứu cha và em. Vũ Nương thủy chung , luôn giữ khuôn phép, chăm sóc mẹ chồng.

       + Khát vọng tự do, chính nghĩa: Thúy Kiều báo ân, báo oán phân minh. Vũ Nương lấy cái chết bày tỏ trong sạch, nhờ Phan Lang nói với chồng lập đàn giải oan.

Bi kịch số phận :

   - Chịu đau khổ, oan khuất : Vũ Nương bị nghi oan, không minh oan được, phải gieo mình xuống dòng Hoàng Giang. Kiều phải trải qua bao dâu bể cuộc đời.

   - Tình yêu tan vỡ : Tình yêu Thúy Kiều với Kim Trọng tan vỡ.

   - Nhân phẩm bị chà đạp : Vũ Nương bị chồng nghi oan.Thúy Kiều bị coi như một món hàng đem ra mua bán, bị giam hãm trong nỗi cô đơn tuyệt vọng.

Câu 3 (trang 134 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Bộ mặt xấu xa, thối nát của giai cấp thống trị, của xã hội phong kiến:

   - Xa hoa, truỵ lạc, bóc lột dân chúng (Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh)

   - Hèn nhát, xu nịnh ngoại bang (Hoàng Lê nhất thống chí).

   - Giả dối, bất nhân, vì tiền mà táng tận lương tâm (Truyện Kiều).

Câu 4 (trang 134 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

   - Nguyễn Huệ:

Người anh hùng dân tộc yêu nước, quả cảm, có tài cầm quân, tầm nhìn xa trông rộng, nhân cách cao đẹp.

   - Lục Vân Tiên:

       + Một trang anh hùng hảo hán có lí tưởng đạo đức cao đẹp.

       + Thể hiện quan điểm đạo đức Nho gia và quan niệm đạo đức của nhân dân.

Câu 5 (trang 134 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Nguyễn Du và Truyện Kiều:

   - Thời đại : Sống vào cuối thế kỉ XVIII là giai đoạn lịch sử đầy biến động : chế độ phong kiến rối ren, khủng hoảng, phong trào nông dân nổi lên khắp nơi.

   - Gia đình : Sinh ra trong gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học.

   - Cuộc đời : Sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc rồi trở về quê nội Hà Tĩnh, đi nhiều, tiếp xúc nhiều khiến ông có vống sống phong phú. Từng làm quan dưới triều Nguyễn và đi sứ Trung Quốc.

Câu 6 (trang 134 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều :

   - Đề cao con người : ca ngợi vẻ đẹp nhan sắc và tài năng, vẻ đẹp tâm hồn của Kiều và Vân (Chị em Thúy Kiều)

   - Thương cảm trước những đau khổ của con người : Kiều phải bán mình chuộc cha, sống cảnh cô đơn tuyệt vọng (Kiều ở lầu Ngưng Bích).

   - Tố cáo xã hội phong kiến : Con người bị coi như món hàng, đồng tiền có một ma lực đáng sợ (Mã Giám Sinh mua Kiều).

   - Đề cao khát vọng công lí, hạnh phúc : Thúy Kiều báo ân báo oán.

Câu 7 (trang 134 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Thành công nghệ thuật của Truyện Kiều :

   - Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên : bằng những từ ngữ giàu tính tạo hình (Cảnh ngày xuân), thủ pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc (Kiều ở lầu Ngưng Bích).

   - Nghệ thuật miêu tả nhân vật : Nhân vật có tính điển hình cao bằng nghệ thuật ước lệ (Chị em Thúy Kiều), miêu tả đời sống nội tâm ấn tượng

0
0
Trần Đan Phương
05/04/2018 17:08:11

Soạn bài: Kiểm tra truyện trung đại

Câu 1: Lập bảng thống kê, ghi những kiến thức cần thiết vào từng cột theo mẫu

STT Tên văn bản Tác giả Nội dung chính Đặc sắc nghệ thuật
1 Chuyện người con gái Nam Xương Nguyễn Dữ Phẩm chất tốt đẹp và số phận oan trái của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến Khắc hoạ quá trình tâm lí và tính cách nhân vật, nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn
2 Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh Phạm Đình Hổ Cuộc sống xa hoa của vua chúa, quan lại phong kiến Nghệ thuật viết tuỳ bút chân thực, hấp dẫn
3 Hoàng Lê nhất thống chí Ngô gia văn phái Vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận bi thảm của lũ vua quan phản nước, hại dân. Lối văn trần thuật đặc sắc kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động
4 Truyện Kiều Nguyễn Du Cảm hứng nhân văn, nhân đạo, sự trân trọng sắc đẹp, tài năng, phẩm cách con người Bút pháp nghệ thuật ước lệ, nghệ thuật miêu tả và khắc hoạ hình tượng đặc sắc
5 Truyện Lục Vân Tiên Nguyễn Đình Chiểu Khát vọng cứu đời, giúp người, ca ngợi tinh thần trọng nghĩa, khinh tài Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, lối kể chuyện tự nhiên, sinh động

Câu 2: Bi kịch và vẻ đẹp của người phụ nữ qua tác phẩm Chuyện Người con gái Nam Xương và qua các đoạn trích Truyện Kiều.

a. Vẻ đẹp:

- Đẹp ở nhan sắc tài năng (Chị em Thúy Kiều). Đặc biệt là vẻ đẹp của Thúy Kiều.

- Đẹp ở tâm hồn, tình cảm:

    + Hiếu thảo, thủy chung, son sắc: Thúy Kiều thủy chung với Kim Trọng, hiếu thảo với cha mẹ, Vũ Nương thủy chung với chồng, tận tâm chăm sóc mẹ chồng.

    + Nhận hậu, vị tha.

    + Luôn khát vọng tự do, công lý, chính nghĩa: Thúy Kiều báo ân, báo oán phân minh. Vũ Nương lấy cái chết để bày tỏ sự trong sạch, chết rồi nhưng nhờ Phan Lang nói với chồng lập đàn giải oan, hiện về dương gian trong chốc lát.

b. Bi kịch:

- Đau khổ, oan khuất: Vũ Nương bị nghi oan, không minh oan được, phải gieo mình xuống dòng Hoàng Giang.

- Tình yêu tan vỡ: Thúy Kiều và Kim Trọng đã từng thề nguyền dưới trăng vậy mà bỗng chốc mối tình ấy tan vỡ. Đau đớn thay!

- Nhân phẩm bị chà đạp: Vũ Nương bị chồng mắng mỏ, đến nỗi phải tự vẫn. Thúy Kiều bị coi như một món quà hàng đem ra mua bán, bị giam hãm ở lầu Ngưng Bích trong nỗi cô đơn tuyệt vọng.

Câu 3: Bộ mặt xấu xa, thối nát của giai cấp thống trị, của xã hội phong kiến:

- Ăn chơi xa hoa, truỵ lạc (Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh)

- Hèn nhát, xu nịnh ngoại bang (Hoàng Lê nhất thống chí).

- Giả dối, bất nhân, vì tiền mà táng tận lương tâm (Truyện Kiều).

Câu 4: Phân tích hình tượng các nhân vật:

- Nguyễn Huệ:

    + Lòng yêu nước nồng nàn

    + Quả cảm, tài trí

    + Nhân cách cao đẹp

- Lục Vân Tiên:

    + Lí tưởng đạo đức cao đẹp

    + Thể hiện quan điểm đạo đức Nho gia và quan niệm đạo đức của nhân dân

Câu 5: Nguyễn Du và Truyện Kiều:

- Tiểu sử

    + Nguyễn Du (1765-1820) quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; sinh trưởng trong một gia đình đại quí tộc có truyền thống về văn học.

    + Cuộc đời Nguyên Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật: chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi.

    + Nguyễn Du sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc rồi về ở ẩn tại quê nội Hà Tĩnh, sau đó ra làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn. Năm 1813-1814 ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Năm 1820 ông được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc lần thứ hai nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh, mất tại Huế.

- Học vấn: Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hoá dân tộc và văn chương Trung Quốc. Ông có vốn sống phong phú, niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân.

- Sự nghiệp: Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị lớn cả bằng chữ Hán và chữ Nôm.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×