Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

5 trả lời
Hỏi chi tiết
1.826
2
2
Nguyễn Thị Thảo Vân
01/08/2017 02:42:25
Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Truyện Lục Vân Tiên được kết cấu theo kiểu thông thường của các loại truyện đời xưa. Đó là kiểu kết cấu truyền thống của loại truyện phương Đông, nghĩa là theo chương hồi, xoay quanh diễn biến cuộc đời các nhân vật chính. Truyện được viết ra nhằm mục đích trực tiếp truyền dạy đạo lý làm người.
Câu 2. Hành động đánh cướp bộc lộ tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng trọng nghĩa của Lục Vân Tiên. Chàng chỉ có một mình, tay không trong khi bọn cướp đông người, gươm giáo đầy đủ, thanh thế lẫy lừng. “Người đều sợ nó có tài đương khôn”. Vậy mà Vân Tiên vẫn bẻ cây làm gậy xông vào đánh cướp. Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả thật đẹp – vẻ đẹp của người dũng tướng theo phong cách văn chương thời xưa, có thể so sánh với những hình mẫu lí tưởng như dũng tướng Triệu Tử Long trong Tam Quốc – không mấy ai không thán phục…!
Hành động của Vân Tiên chứng tỏ cái đức của con người vì nghĩa quên thân, đem cái tài và sức mạnh của bậc anh hùng bênh vực kẻ yếu, chiến thắng những thế lực tàn bạo.
Thái độ cư xử của Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp lại bộc looj tư cách của con người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, rất từ tốn, nhân hậu. Thấy hai cô hái chưa hết hãi hùng. Vân Tiên “động lòng” tìm cách an ủi họ và ân cần hỏi han/ Khi nghe họ nói muốn được lạy tạ ơn, Vân Tiên vội gạt đi ngay “Làm ơn không để trông người trả ơn”, từ chối lời mời về thăm nhà Nguyệt Nga, để cha nàng đền đáp, từ chối nhận chiếc trâm vàng của nàng, chỉ cùng nhau xướng họa một bài thơ rồi thanh thản ra đi. Dường như đối với Vân Tiên, làm việc nghĩa là một bổn phận, một lẽ tự nhiên. Đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán.
Với những nét tính cách đó, hình ảnh Lục Vân Tiên là một hình ảnh đẹp, hình ảnh lí tưởng mà tác giả gửi gắm niềm tin và ước vọng của mình.
Câu 3. Là người chịu ơn, trong đoạn truyện này, Kiều Nguyệt Nga cũng đã bộc lộ những nét đẹp trong tâm hồn. Qua lời lẽ nàng giãi bày với Lục Vân Tiên, có thể thấy nàng là một cô gái khuê các, thùy mị, nết na, có học thức, cách xưng hô “quân tử”, “tiện thiếp” khiêm nhường; cách nói văn vẻ, dịu dàng, mực thước, cách trình bày vấn đề rõ ràng, khúc chiết vừa đáp ứng đầy đủ những điều thăm hỏi ân cần của Lục Vân Tiên, vừa thể hiện chân thành niềm cảm kích, xúc động của mình.
Trước xe quân tử tạm ngồi
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.
Nàng là người chịu ơn cứu mạng, Vân Tiên đã cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng. Nàng rất áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn. Bởi thế cuối cùng nàng đã tự nguyện gắn bó cuộc đời với chàng trai khẳng khái hào hiệp đó và đã giám liều mình để giữ trọn ân tình thủy chung với chàng.
Nét đẹp đó của Kiều Nguyệt Nga khiến người đọc cảm mến.
Câu 4. Nhân vật trong đoạn truyện được miêu tả chủ yếu qua hành động, cử chỉ, lời nói. Do mục đích sáng tác ban đầu là để đọc truyền miệng, kể thơ, vì thế tác giả ít chú ý khắc họa chân dung ngoại hình, cũng ít đi sâu và diễn biến nội tâm, giống như truyện cổ dân gian. Hai nhân vật chính trong đoạn được giới thiệu bằng vài nét ước lệ còn chủ yếu được đặt trong những mối quan hệ xã hội, trong những tình huống xung đột của đời sống, rồi bằng hành động, cử chỉ, lời nói của mình tự bộc lộ tính cách.
Câu 5. Ngôn ngữ tác giả mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường, mang màu sắc địa phương Nam Bộ. Nó có phần thiếu trau chuốt, uyển chuyển nhưng lại phù hợp với ngôn ngữ kể, rất tự nhiên, dễ đi vào quần chúng.
Ngôn ngữ đa dạng, phù hợ với diễn biến trình tự tính cách nhân vật.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
2
Phạm Minh Trí
05/08/2017 00:56:34
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
(Trích Truyện Lục Vân Tiên)
Nguyễn Đình Chiểu

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu từng được xem là "một trong những sản phẩm hiếm có của trí tuệ con người có cái ưu điểm lớn là diễn tả được trung thực những tình cảm của một dân tộc" (Lời nói đầu bản dịch của G. Ô-ba-rê, trong Một số tư liệu về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, NXB Khoa học xã hội, 1965).
2. . Truyện Lục Vân Tiên có kiểu kết cấu ước lệ theo khôn mẫu của truyện truyền thống: người tốt gặp gian truân, bị kẻ xấu hãm hại nhưng được phù trợ và cứu giúp, cuối cùng được đền đáp xứng đáng, kẻ xấu bị trừng trị. Đây là loại truyện thể hiện khát vòng cháy bỏng của nhân dân: ở hiền gặp lành, cái thiện chiến thắng cái ác.
3. Hình ảnh Lục Vân Tiên trong đoạn trích là một chàng trai nghĩa hiệp, tài giỏi, không chịu nổi cảnh "bất bình":
- Vân Tiên ghé lại bên đàng,
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô…
- Vân Tiên tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang
Hành động đó thể hiện tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng cao thượng của Vân Tiên. Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả theo phong cách văn chương cổ, đó là theo cách so sánh với mẫu hình lí tưởng Triệu Tử Long (Triệu Vân) một mình phá vòng vay của Tào Tháo trong trận Đương Dang (Đương Dương) nổi tiếng.
Thái độ cư xử của Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp cũng thể hiện rõ bản chất của con người hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu. Tuy có màu sắc của lễ giáo phong kiến (Khoa khoan ngồi đó chớ ra – Nàng là phận gái, ta là phận trai) nhưng đoạn thơ vẫn thể hiện đức tính khiêm nhường đáng quí của chàng.
4. Đoạn trích cũng cho thấy: Kiều Nguyệt Nga tuy là cô gái khuê các nhưng thuỳ mị, nết na, có học thức. Trước ân nhân, nàng giãi bày rất chan thành:
Trước xe quân tử tạm ngồi
Xin cho tiện thiếp lay rồi sẽ thưa
Không những thế, nàng còn tỏ ra rất áy náy, tìm mọi cách để trả ơn chàng, và ý thức sâu sắc rằng:
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cũng ngươi
Đó là một vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, cũng là vẻ đẹp lí tưởng nhân văn của tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
4. Truyện Lục Vân Tiên ban được Nguyễn Đình Chiểu sáng tác và truyền miệng qua các môn đệ, dưới hình thức "kể thơ", tác giả trực tiếp thể hiện tình cảm của mình đối với nhân vật, do đó có tính dân gian đậm nét.
Ngôn ngữ thể hiện trong đoạn trích là ngôn ngữ bình dân, giản dị, gần với lời ăn tiếng nói của người dân Nam Bộ, rất tự nhiên cho nên nó có sức sống lâu bền trong đời sống.
II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
1. Đoạn thơ có nhiều đoạn đối thoại, cần đọc rõ giọng của nhân vật.

2. Đây cũng là đoạn thơ có nhiều thuận lợi cho việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm, từ đó có thể hiểu thêm về sắc thái đa dạng của ngôn ngữ.
0
0
Trần Bảo Ngọc
05/04/2018 17:08:09

Soạn bài: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Bố cục:

   - Phần 1 (14 câu đầu) : Lục Vân Tiên đánh cướp.

   - Phần 2 (còn lại) : Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga trò chuyện.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 115 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Kiểu kết cấu truyền thống được sử dụng : trình tự thời gian và kết cấu người tốt gặp gian truân, bị hãm hãi nhưng được phù trợ và cứu giúp, cuối cùng được đền đáp xứng đáng (anh hùng cứu mĩ nhân). Đây là kết cấu thể hiện khát vọng nhân dân ở hiền gặp lành.

Câu 2 (trang 115 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Phẩm chất Lục Vân Tiên :

   - Mẫu người lí tưởng, phẩm chất anh hùng, dũng cảm, coi trọng lẽ phải, văn võ song toàn : thấy người gặp nạn liền cứu giúp, một mình đánh được lũ cướp hung ác.

   - Coi trọng lễ nghĩa, trọng nghĩa khí : cứu người không mong trả ơn, không muốn Nguyệt Nga ra khỏi xe tránh làm ảnh hưởng đến danh dự, tiết nghĩa của nàng.

Câu 3 (trang 115 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Nét đẹp tâm hồn Kiều Nguyệt Nga :

   - Con gái khuê các, thùy mị, nết na, có học thức : xưng hô “tiện thiếp – quân tử”, lời nói khiêm nhường, mực thước; thái độ kính trọng, hàm ơn.

   - Trọng tình nghĩa : nhận sự cứu giúp của Vân Tiên, mong được trả ơn chàng.

   - Người con hiếu thảo : vâng lời cha mẹ làm lễ nghi gia dù lòng không muốn.

Câu 4 (trang 115 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Nhân vật trong đoạn trích được miêu tả chủ yếu qua hành động, ngôn ngữ, cử chỉ. Một phần vì Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ mù, cảm nhận mọi việc xung quanh chủ yếu là hành động lời nói tốt hơn.

Truyện Lục Vân Tiên gần với truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích, truyện thơ Nôm bình dân…), kể theo trình tự thời gian, nhân vật nhất quán tốt và xấu.

Câu 5 (trang 115 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Ngôn ngữ tác giả trong đoạn trích : mộc mạc, bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày, mang đậm màu sắc Nam Bộ.

Luyện tập

(trang 116 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Hãy phân biệt sắc thái riêng ...

Sắc thái riêng từng lời thoại của mỗi nhân vật trong đoạn trích :

   - Vân Tiên : mạnh mẽ, dứt khoát, hùng hồn (với Phong Lai), nhẹ nhàng với Nguyệt Nga.

   - Phong Lai : hung dữ, ngạo mạn, gian ác và vô học.

   - Nguyệt Nga : dịu dàng khuê các, đoan trang.

0
0
Nguyễn Thị Sen
05/04/2018 17:08:11

Soạn bài: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

(Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)

Bố cục:

   - Phần 1 (mười bốn câu thơ đầu): Lục Vân Tiên giữa đường gặp chuyện bất bình ra tay cứu giúp.

   - Phần 2 (những câu thơ còn lại): Cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Truyện Lục Vân Tiên có kiểu kết cấu ước lệ theo khôn mẫu của truyện truyền thống: người tốt gặp gian truân, bị kẻ xấu hãm hại nhưng được phù trợ và cứu giúp, cuối cùng được đền đáp xứng đáng, kẻ xấu bị trừng trị. Đây là loại truyện thể hiện khát vòng cháy bỏng của nhân dân: ở hiền gặp lành, cái thiện chiến thắng cái ác.

Câu 2:

Hình ảnh Lục Vân Tiên trong đoạn trích là một chàng trai nghĩa hiệp, tài giỏi, không chịu nổi cảnh "bất bình":

 - Vân Tiên ghé lại bên đàng, Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô… - Vân Tiên tả đột hữu xông Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang 

Hành động đó thể hiện tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng cao thượng của Vân Tiên. Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả theo phong cách văn chương cổ, đó là theo cách so sánh với mẫu hình lí tưởng Triệu Tử Long (Triệu Vân) một mình phá vòng vay của Tào Tháo trong trận Đương Dang (Đương Dương) nổi tiếng.

Thái độ cư xử của Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp cũng thể hiện rõ bản chất của con người hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu. Tuy có màu sắc của lễ giáo phong kiến (Khoa khoan ngồi đó chớ ra – Nàng là phận gái, ta là phận trai) nhưng đoạn thơ vẫn thể hiện đức tính khiêm nhường đáng quí của chàng.

Câu 3:

Là người chịu ơn, trong đoạn truyện này, Kiều Nguyệt Nga cũng đã bộc lộ những nét đẹp trong tâm hồn. Qua lời lẽ nàng giãi bày với Lục Vân Tiên, có thể thấy nàng là một cô gái khuê các, thùy mị, nết na, có học thức, cách xưng hô "quân tử", "tiện thiếp" khiêm nhường; cách nói văn vẻ, dịu dàng, mực thước, cách trình bày vấn đề rõ ràng, khúc chiết vừa đáp ứng đầy đủ những điều thăm hỏi ân cần của Lục Vân Tiên, vừa thể hiện chân thành niềm cảm kích, xúc động của mình.

   Trước xe quân tử tạm ngồi  Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa. 

Nàng là người chịu ơn cứu mạng, Vân Tiên đã cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng. Nàng rất áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn. Bởi thế cuối cùng nàng đã tự nguyện gắn bó cuộc đời với chàng trai khẳng khái hào hiệp đó và đã giám liều mình để giữ trọn ân tình thủy chung với chàng. Nét đẹp đó của Kiều Nguyệt Nga khiến người đọc cảm mến.

Câu 4:

Truyện Lục Vân Tiên ban được Nguyễn Đình Chiểu sáng tác và truyền miệng qua các môn đệ, dưới hình thức "kể thơ", tác giả trực tiếp thể hiện tình cảm của mình đối với nhân vật, do đó có tính dân gian đậm nét.

Ngôn ngữ thể hiện trong đoạn trích là ngôn ngữ bình dân, giản dị, gần với lời ăn tiếng nói của người dân Nam Bộ, rất tự nhiên cho nên nó có sức sống lâu bền trong đời sống.

Câu 5:

Ngôn ngữ tác giả mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường, mang màu sắc địa phương Nam Bộ. Nó có phần thiếu trau chuốt, uyển chuyển nhưng lại phù hợp với ngôn ngữ kể, rất tự nhiên, dễ đi vào quần chúng. Ngôn ngữ đa dạng, phù hợ với diễn biến trình tự tính cách nhân vật.

Luyện tập

Câu hỏi (trang 116 SGK): Sắc thái riêng từng lời thoại của mỗi nhân vật trong đọn trích (Phong Lai, Vân Tiên, Nguyệt Nga).

   + Phong Lai: Giọng ngang tàng, hống hách, kiêu căng.

   + Vân Tiên:

    → Khi nói chuyện với Phong Lai: Cương quyết.

    → Khi nói chuyện với chủ tớ Kiều Nguyệt Nga: quan tâm, nhã nhặn, giữ khoảng cách.

   + Kiều Nguyệt Nga: giọng cảm kích, biết ơn, chân thành, nhẹ nhàng, đầy thiện cảm khi nói chuyện với Lục Vân Tiên.

Ý nghĩa - Nhận xét

    - Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật: Lục Vân Tiên - tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài, Kiều Nguyệt Nga - hiền hậu, nết na, ân tình. Từ đó thấy được khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả.

    - Bên cạnh đó, học sinh biết phân tích một nhân vật văn học thông qua ngôn ngữ, cử chỉ.

0
0
Phạm Minh Trí
07/04/2018 11:14:54

Soạn bài: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

(Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)

Bố cục:

   - Phần 1 (mười bốn câu thơ đầu): Lục Vân Tiên giữa đường gặp chuyện bất bình ra tay cứu giúp.

   - Phần 2 (những câu thơ còn lại): Cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Truyện Lục Vân Tiên có kiểu kết cấu ước lệ theo khôn mẫu của truyện truyền thống: người tốt gặp gian truân, bị kẻ xấu hãm hại nhưng được phù trợ và cứu giúp, cuối cùng được đền đáp xứng đáng, kẻ xấu bị trừng trị. Đây là loại truyện thể hiện khát vòng cháy bỏng của nhân dân: ở hiền gặp lành, cái thiện chiến thắng cái ác.

Câu 2:

Hình ảnh Lục Vân Tiên trong đoạn trích là một chàng trai nghĩa hiệp, tài giỏi, không chịu nổi cảnh "bất bình":

 - Vân Tiên ghé lại bên đàng, Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô… - Vân Tiên tả đột hữu xông Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang 

Hành động đó thể hiện tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng cao thượng của Vân Tiên. Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả theo phong cách văn chương cổ, đó là theo cách so sánh với mẫu hình lí tưởng Triệu Tử Long (Triệu Vân) một mình phá vòng vay của Tào Tháo trong trận Đương Dang (Đương Dương) nổi tiếng.

Thái độ cư xử của Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp cũng thể hiện rõ bản chất của con người hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu. Tuy có màu sắc của lễ giáo phong kiến (Khoa khoan ngồi đó chớ ra – Nàng là phận gái, ta là phận trai) nhưng đoạn thơ vẫn thể hiện đức tính khiêm nhường đáng quí của chàng.

Câu 3:

Là người chịu ơn, trong đoạn truyện này, Kiều Nguyệt Nga cũng đã bộc lộ những nét đẹp trong tâm hồn. Qua lời lẽ nàng giãi bày với Lục Vân Tiên, có thể thấy nàng là một cô gái khuê các, thùy mị, nết na, có học thức, cách xưng hô "quân tử", "tiện thiếp" khiêm nhường; cách nói văn vẻ, dịu dàng, mực thước, cách trình bày vấn đề rõ ràng, khúc chiết vừa đáp ứng đầy đủ những điều thăm hỏi ân cần của Lục Vân Tiên, vừa thể hiện chân thành niềm cảm kích, xúc động của mình.

   Trước xe quân tử tạm ngồi  Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa. 

Nàng là người chịu ơn cứu mạng, Vân Tiên đã cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng. Nàng rất áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn. Bởi thế cuối cùng nàng đã tự nguyện gắn bó cuộc đời với chàng trai khẳng khái hào hiệp đó và đã giám liều mình để giữ trọn ân tình thủy chung với chàng. Nét đẹp đó của Kiều Nguyệt Nga khiến người đọc cảm mến.

Câu 4:

Truyện Lục Vân Tiên ban được Nguyễn Đình Chiểu sáng tác và truyền miệng qua các môn đệ, dưới hình thức "kể thơ", tác giả trực tiếp thể hiện tình cảm của mình đối với nhân vật, do đó có tính dân gian đậm nét.

Ngôn ngữ thể hiện trong đoạn trích là ngôn ngữ bình dân, giản dị, gần với lời ăn tiếng nói của người dân Nam Bộ, rất tự nhiên cho nên nó có sức sống lâu bền trong đời sống.

Câu 5:

Ngôn ngữ tác giả mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường, mang màu sắc địa phương Nam Bộ. Nó có phần thiếu trau chuốt, uyển chuyển nhưng lại phù hợp với ngôn ngữ kể, rất tự nhiên, dễ đi vào quần chúng. Ngôn ngữ đa dạng, phù hợ với diễn biến trình tự tính cách nhân vật.

Luyện tập

Câu hỏi (trang 116 SGK): Sắc thái riêng từng lời thoại của mỗi nhân vật trong đọn trích (Phong Lai, Vân Tiên, Nguyệt Nga).

   + Phong Lai: Giọng ngang tàng, hống hách, kiêu căng.

   + Vân Tiên:

    → Khi nói chuyện với Phong Lai: Cương quyết.

    → Khi nói chuyện với chủ tớ Kiều Nguyệt Nga: quan tâm, nhã nhặn, giữ khoảng cách.

   + Kiều Nguyệt Nga: giọng cảm kích, biết ơn, chân thành, nhẹ nhàng, đầy thiện cảm khi nói chuyện với Lục Vân Tiên.

Ý nghĩa - Nhận xét

    - Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật: Lục Vân Tiên - tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài, Kiều Nguyệt Nga - hiền hậu, nết na, ân tình. Từ đó thấy được khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả.

    - Bên cạnh đó, học sinh biết phân tích một nhân vật văn học thông qua ngôn ngữ, cử chỉ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo