LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài lẽ ghét thương

4 trả lời
Hỏi chi tiết
906
0
0
Nguyễn Thị Sen
01/08/2017 02:06:27
Soạn bài lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu
(Trích Truyện Lục Vân Tiên)
I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Những điều ông Quán ghét
10 câu thơ trong đoạn trích nói về lẽ ghét. Ghét việc tầm phào, ghét vua Trụ mê dâm, U Vương, Lệ Vương gây ra nhiều mối rắc rối, Ngũ Bá chia rẽ, đổ nát, sớm đầu tối đánh… Căn nguyên của cái ghét ở đây là do lòng thương dân, vì dân, ghét những kẻ hại dân, làm cho nhân dân sa hầm sẩy hang, chịu lầm than, nhọc nhằn… Nỗi khổ của dân được lặp lại nhiều lần, rải rác ở các câu 10, 12, 14, 16 thể hiện tấm lòng thường dân tha thiết của nhà thơ.
Để giãi bày cái ghét sâu sắc, tác giả sử dụng điệp từ ghét. Đoạn thơ có 8 từ ghét thì riêng hai câu thơ mở đầu đã có 4 từ:
Quán rằng: “Ghét việc tầm phào”
Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm.
Kết hợp với biện pháp điệp ngữ, phép tăng cấp diễn tả mùi vị, độ sâu tăng dần của cái ghét. Từ cái ghét có vị cay sang cái ghét có vị đắng, đến ghét có vị sâu của lòng người, ghét vào tận tâm. Cách diễn đạt tăng cấp cho thấy cái ghét đã kết tinh thành cái căm thù. Ông Quán căm thù những kẻ hại dân. Điều này thể hiện tính nhân dân trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
Câu 2. Những điều ông Quán thương
Đối với cái ghét là lẽ thương, 16 câu thơ kế tiếp như lời tự bạch của ông Quán về tình thương: thương những người có tài cao chí cả, muốn cứu đời, giúp dân nhưng lại gặp rủi ro, bất hạnh nên không thực hiện được chí hướng. Phép điệp từ tiếp tục sử dụng với 9 từ thương trong đoạn thơ này.
Lòng thương của ông Quán thật rộng lớn: thương Nhan Tử mất sớm, dở dang công danh; thương Gia Cát Lượng có tài thao lược không cứu vãn được thời Hán mạt; thương Đồng Trọng Thư tài đức hơn người mà bị dồn vào thế bí; thương Đào Tiềm khí tiết thanh cao lại lui về ở ẩn; thương Hàn Dũ can vua bị đày…
Đoạn thơ được viết theo bút pháp ước lệ, mượn chuyện sách vở để nói chuyện đời. Tác giả kể về các nho gia đáng kính, đồng thời cũng nói về người đời đáng kính.
Ngôn ngữ thật sinh động với những trạng ngữ gợi tả: nếu ghét cay, ghét đắng, đa đoan, lằng nhằng… thì thương cái dở dang, phôi pha, bùi ngùi, chẳng may, bị lời xua đuổi…
Đoạn thơ kết thúc:
Xem qua kinh sử mấy lần
Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương
Cho thấy vì thương nên ghét. Đây là hai mặt tình cảm đối lập nhưng xuất phát từ lòng thương dân sâu sắc.
Câu 3. Nội dung, nghệ thuật và nhân vật trong đoạn trích
Nội dung: Nội dung đoạn trích thể hiện thái độ yêu thương nhân dân và vì dân. Đó là một tiêu chuẩn lớn để nhận định các giá trị, tư tưởng đạo lí trong Truyện Lục Vân Tiên. Thái độ yêu, ghét của tác giả thể hiện qua lời ông Quán. Tấm lòng nhân vật cũng là tấm lòng tác giả. Ghét những kẻ hại dân, thương nhưng ai biết thương dân. Dù đoạn thơ dùng nhiều đển cố của lịch sử Trung Hoa xưa nhưng thực ra để nói chuyện đương thời. Điều này cho thấy lẽ ghét thương của cụ Đồ Chiểu rất chân thành, không hề nặng sách vở.
Nghệ thuật: Đoạn thơ có nhiều điển cố nhưng đều là kiến thức phổ thông. Người bình dân vẫn thường nghe nên có thể hiểu được. Ngôn ngữ thơ chân chất, cách nói như đinh đóng cột, biểu hiện tâm huyết của tác giả. Hình thức câu thơ tuy đơn điệu nhưng không nhàm chán mà trái lại còn tô đậm tấm lòng thương ghét của nhà thơ, thể hiện rõ mạch cảm xúc trữ tình của nhà thơ.
Nhân vật: Trong Truyện Lục Vân Tiên, ngoài Ngư Ông, ông Tiều còn có ông Quán; họ đều là những lao động nghèo nhưng thực chất là hạng nho sĩ ẩn dật. Họ có đạo đức cao quý, có lối sống thanh cao và thường ra tay cứu giúp người đời.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Phạm Minh Trí
05/04/2018 17:08:13

Soạn bài: Lẽ ghét thương (Trích Truyện Lục Vân Tiên)

I. Vài nét về tác phẩm

1. Tác phẩm Lục Vân Tiên

   - Hoàn cảnh sáng tác: Khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX.

   - Thể loại: Truyện thơ Nôm bác học nhưng mang nhiều tính dân gian.

   - Nội dung: Cốt truyện xoay quanh cuộc xung đột giữa thiện và ác, nhằm đề cao tinh thần nhân nghĩa, thể hiện khát vọng lí tưởng của tác giả và nhân dân đương thời về một xã hội tốt đẹp, ở đó mối quan hệ giữa con người với con người đều thấm đượm tình cảm yêu thương, nhân ái.

2. Đoạn trích Ghét lẽ thương là đoạn thơ trích từ câu 473 đến câu 504 của truyện Lục Vân Tiên, kể lại cuộc đối thoại giữa ông Quán và bốn chàng nho sinh (Vân Tiên, Từ Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm) khi họ cùng uống rượu, làm thơ trong quán của ông trước lúc vào trường thi.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 48 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

   - Những đời vua mà ông Quán ghét: đời Kiệt, Trụ, đời U, Lệ, đời Ngũ bá thời Xuân Thu, đời thúc quý.

→ Tất cả các triều đại được nhắc đến trong lời ông Quán đều có một điểm chung, đó là sự suy tàn. Những người đứng đầu nhà nước thì say đắm trong tửu sắc, không chăm lo đến đời sống nhân dân.

=> Phê phán các triều đại suy tàn, Nguyễn Đình Chiểu đã đứng trên lập trường của nhân dân. Đó là cơ sở của sự ghét, ghét sâu sắc, cay nghiệt đến tột cùng cảm xúc.

   - Những lẽ thương mà ông Quán hướng đến: đức thánh nhân, thầy Nhan Tử, ông Gia Cát, thầy Đồng Tử, người Nguyên Lượng, ông Hàn Dũ, thầy Liêm, Lạc.

→ Đây đều là những người có tài, có đức, có chí muốn hành đạo giúp đời, giúp dân nhưng không đạt được sở nguyện của mình. Những con người này đều có những nét đồng cảnh với Nguyễn Đình Chiểu, bởi thế tình thương ở đây chính niềm cảm thông sâu sắc từ tấm lòng của nhà thơ.

=> Nguyễn Đình Chiểu đã xuất phát từ chính cuộc đời, từ sự an bình của nhân dân mà thương, tiếc cho những tài năng bị các triều đại vua chúa vùi dập.

Câu 2 (trang 48 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Đoạn trích khá thành công trong việc sử dụng cặp đối nghĩa ghét – thương. Từ ghét và thương đều được lặp lại 12 lần, sắp đặt sóng đôi, đăng đối khá linh hoạt (hay ghét – hay thương; thương ghét – ghét thương...) để qua đó giúp biểu hiện nổi bật và phân minh hai tình cảm trong tâm hồn tác giả. Với nhà thơ, ghét và thương rành rọt, không lẫn lộn và đều sâu nặng, không nhạt nhòa, chung chung. Việc lặp lại hai từ này cũng giúp tăng thêm cường độ cảm xúc trong: yêu thương và căm ghét đều đạt đến sự tột cùng, mãnh liệt.

Câu 3 (trang 48 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

       Vì chưng hay ghét cũng là hay thương

Câu thơ mang tính chất triết lí đạo đức mà giàu chất trữ tình và dạt dào cảm xúc. Thương và ghét là hai tình cảm có mối quan hệ khăng khít với nhau trong tâm hồn nhà thơ. Tình cảm thương, ghét cứ đan xen nối tiếp nhau, hòa cùng một nhịp với cuộc đời, với nhân dân.

=> Đó là đỉnh cao tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu.

II. Luyện tập

(trang 48 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Theo anh (chị) ...

Câu thơ thâu tóm toàn bộ ý nghĩa tư tưởng và tình cảm của đoạn trích là câu:

       Vì chưng hay ghét cũng là hay thương

Bởi thương và ghét là hai tình cảm có mối quan hệ khăng khít, không thể tách rời trong tâm hồn nhà thơ. Bởi càng thương thì càng ghét. Tình cảm ghét và thương cứ đan xen, nối tiếp nhau. Ghét suy cho cùng cũng chỉ là một biểu hiện khác của tình yêu thương.

0
0
Nguyễn Thanh Thảo
05/04/2018 17:08:13

Soạn bài: Lẽ ghét thương (Nguyễn Đình Chiểu)

I. Hướng dẫn Soạn bài

Câu 1:

- Những điều ông Quán ghét: 10 câu thơ trong đoạn trích nói về lẽ ghét. Ghét việc tầm phào, ghét vua Trụ mê dâm, U Vương, Lệ Vương gây ra nhiều mối rắc rối, Ngũ Bá chia rẽ, đổ nát, sớm đầu tối đánh … Điểm chung của các vua chúa được nhắc đến: ăn chơi, hoang dâm vô độ, tranh quyền, đoạt lợi, không quan tâm đến chính sự đang rối ren, không nghĩ đến đời sống lầm than cực nhọc của dân. Căn nguyên của cái ghét ở đây là do lòng thương dân, vì dân, ghét những kẻ hại dân, làm cho nhân dân sa hầm sẩy hang, chịu lầm than, nhọc nhằn…

- Lẽ thương của ông Quán: gồm 14 câu, nói đến những bậc hiền tài phải chịu lận đận, không thỏa được ước nguyện giúp đời như: Khổng Tử, Nhan Uyên, Gia Cát Lượng, Đổng Trọng Thư, Hàn Dũ, … đều là những trí thức nho sĩ có tài, có đức, ngay thẳng nhưng không gặp thời. Từ chỗ tiếc thương cho những bậc tài trí, cũng là tiếc cho đời, Nguyễn Đình Chiều tìm thấy bóng dáng mình trong đó: mơ ước lập thân để giúp đời nhưng lại gặp nhiều bất hạnh.

Câu 2:

   Đoạn trích khá thành công trong việc sử dụng cặp từ đối nghĩa ghét – thương. Từ ghétthương đều được lặp lại 12 lần, sắp đặt sóng đôi, đăng đối khá linh hoạt. (hay ghét – hay thương; thương ghét – ghét thương; ghét ghét – thương thương; lại ghét – lại thương). Phép lặp cũng như sự vận dụng linh hoạt hai từ ghét – thương đã giúp biểu hiện nổi bật và phân minh hai tình cảm trong tâm hồn tác giả. Trong trái tim tác giả, ghét và thương rành rọt, không mập mờ, lẫn lộn và đều sâu nặng, không nhạt nhòa, chung chung. Việc lặp lại hai từ này cũng làm tăng cường độ của cảm xúc: yêu thương và căm ghét đều đạt đến độ tột cùng, đều hết sức nồng nhiệt.

Câu 3:

   Yêu và ghét là hai tình cảm có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời trong tâm hồn của nhà thơ. Bởi thương đến xót xa trước cảnh nhân dân phải chịu lầm than, khổ cực, thương những con người tài đức mà bị vùi dập, phải mai một tài năng, chí nguyện nên Nguyễn Đình Chiểu càng căm ghét sâu sắc những kẻ làm hại dân, hại đời, đẩy con người vào những cảnh ngộ éo le, oan nghiệt. Trong trái tim yêu thương mênh mông của nhà thơ, hai tình cảm yêu, ghét cứ đan cài, nối tiếp nhau hòa cùng nhịp đập với cuộc đời, với nhân dân, bởi "Vì chưng hay ghét cũng là hay thương". Đó chính là đỉnh cao tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu.

II. Luyện tập

   Trong đoạn trích có câu "Vì chưng hay ghét cũng vì hay thương" đã thâu tóm toàn bộ ý nghĩa tư tưởng và tình cảm của cả đoạn. Bởi thương yêu và căm ghét có mối quan hệ khăng khít với nhau. Càng xót xa trước cành nhân dân bị lầm than, thương những người tài hoa bị vùi dập. Nguyễn Đình Chiểu càng căm ghét những kẻ hại dân hại nước. Trong trái tim mênh mông của nhà thơ yêu ghét đều phân minh rõ ràng.

0
0
Trần Bảo Ngọc
07/04/2018 11:22:55

Soạn bài: Lẽ ghét thương (Nguyễn Đình Chiểu)

I. Hướng dẫn Soạn bài

Câu 1:

- Những điều ông Quán ghét: 10 câu thơ trong đoạn trích nói về lẽ ghét. Ghét việc tầm phào, ghét vua Trụ mê dâm, U Vương, Lệ Vương gây ra nhiều mối rắc rối, Ngũ Bá chia rẽ, đổ nát, sớm đầu tối đánh … Điểm chung của các vua chúa được nhắc đến: ăn chơi, hoang dâm vô độ, tranh quyền, đoạt lợi, không quan tâm đến chính sự đang rối ren, không nghĩ đến đời sống lầm than cực nhọc của dân. Căn nguyên của cái ghét ở đây là do lòng thương dân, vì dân, ghét những kẻ hại dân, làm cho nhân dân sa hầm sẩy hang, chịu lầm than, nhọc nhằn…

- Lẽ thương của ông Quán: gồm 14 câu, nói đến những bậc hiền tài phải chịu lận đận, không thỏa được ước nguyện giúp đời như: Khổng Tử, Nhan Uyên, Gia Cát Lượng, Đổng Trọng Thư, Hàn Dũ, … đều là những trí thức nho sĩ có tài, có đức, ngay thẳng nhưng không gặp thời. Từ chỗ tiếc thương cho những bậc tài trí, cũng là tiếc cho đời, Nguyễn Đình Chiều tìm thấy bóng dáng mình trong đó: mơ ước lập thân để giúp đời nhưng lại gặp nhiều bất hạnh.

Câu 2:

   Đoạn trích khá thành công trong việc sử dụng cặp từ đối nghĩa ghét – thương. Từ ghétthương đều được lặp lại 12 lần, sắp đặt sóng đôi, đăng đối khá linh hoạt. (hay ghét – hay thương; thương ghét – ghét thương; ghét ghét – thương thương; lại ghét – lại thương). Phép lặp cũng như sự vận dụng linh hoạt hai từ ghét – thương đã giúp biểu hiện nổi bật và phân minh hai tình cảm trong tâm hồn tác giả. Trong trái tim tác giả, ghét và thương rành rọt, không mập mờ, lẫn lộn và đều sâu nặng, không nhạt nhòa, chung chung. Việc lặp lại hai từ này cũng làm tăng cường độ của cảm xúc: yêu thương và căm ghét đều đạt đến độ tột cùng, đều hết sức nồng nhiệt.

Câu 3:

   Yêu và ghét là hai tình cảm có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời trong tâm hồn của nhà thơ. Bởi thương đến xót xa trước cảnh nhân dân phải chịu lầm than, khổ cực, thương những con người tài đức mà bị vùi dập, phải mai một tài năng, chí nguyện nên Nguyễn Đình Chiểu càng căm ghét sâu sắc những kẻ làm hại dân, hại đời, đẩy con người vào những cảnh ngộ éo le, oan nghiệt. Trong trái tim yêu thương mênh mông của nhà thơ, hai tình cảm yêu, ghét cứ đan cài, nối tiếp nhau hòa cùng nhịp đập với cuộc đời, với nhân dân, bởi "Vì chưng hay ghét cũng là hay thương". Đó chính là đỉnh cao tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu.

II. Luyện tập

   Trong đoạn trích có câu "Vì chưng hay ghét cũng vì hay thương" đã thâu tóm toàn bộ ý nghĩa tư tưởng và tình cảm của cả đoạn. Bởi thương yêu và căm ghét có mối quan hệ khăng khít với nhau. Càng xót xa trước cành nhân dân bị lầm than, thương những người tài hoa bị vùi dập. Nguyễn Đình Chiểu càng căm ghét những kẻ hại dân hại nước. Trong trái tim mênh mông của nhà thơ yêu ghét đều phân minh rõ ràng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư