Soạn bài: Vịnh khoa thi Hương
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (trang 34 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Hai câu đầu:
- Giọng thơ mang tính tự sự, kể lại cuộc thi năm Đinh Dậu theo thông lệ do nhà nước mở: ba năm một lần.
- Điểm đặc biệt: Trường Nam thi lẫn với trường Hà. Từ “lẫn”: lẫn lộn, báo hiệu điều gì thiếu nghiêm túc, ô hợp, láo nháo trong thi cử.
Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
- Hình ảnh:
+ Sĩ tử: lôi thôi, vai đeo lọ → dáng vẻ luộm thuộm, nhếch nhác.
+ Quan trường: ậm ọe, miệng thét loa → ra oai, nạt nộ nhưng đó là cái oai cố tạo, giả vờ.
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng từ láy tượng thanh và tượng hình: ậm ọe, lôi thôi.
+ Đối: lôi thôi sĩ tử >< ậm ọe quan trường.
+ Đảo ngữ: Đảo trật tự cú pháp “lôi thôi sĩ tử”, “ậm ọe quan trường”.
→ Sự láo nháo, lộn xộn của cảnh thi cử lúc bấy giờ.
=> Cảnh trường thi phản ánh sự suy vong của một nền học vấn, sự lỗi thời của đạo Nho.
Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
- Hình ảnh:
+ Quan sứ: công sứ Nam Định, được tiếp đón trọng thể.
+ Mụ đầm: vợ quan sứ, ăn mặc diêm dúa, điệu đà.
→ Sự phô trương, hình thức, không đúng nghi lễ của một kì thi.
- Nghệ thuật đối: Lọng >< váy, trời >< đất, quan sứ >< mụ đầm → Thái độ mỉa mai, châm biếm hạ nhục bọn quan lại, thực dân.
=> Tất cả báo hiệu về một sự sa sút về chất lượng thi cử, bản chất của xã hội thực dân phong kiến.
Câu 4 (trang 34 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Hai câu cuối là sự thức tỉnh các sĩ tử và thái độ của nhà thơ trước cảnh nước mất:
- Câu hỏi tu từ mang ý nghĩa thức tỉnh các sĩ tử về nỗi nhục mất nước. Nhà thơ hỏi người nhưng cũng chính là hỏi mình.
- Giọng thơ mang đậm chất trữ tình có tác dụng lay tỉnh lương tâm, lương tri của các sĩ tử.