SOẠN BÀI TẬP ĐỌC LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ
A. KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM
Đọc rõ ràng, trôi chảy văn bản. Ngừng nghỉ đúng chỗ có dấu câu. Nhấn giọng ở những từ ngữ trọng tâm của văn bản: như những từ chỉ tính chất, đặc điểm của sự việc và cách xử lí các sự việc đó.
B. TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI
Câu 1: Người xưa đặt ra luật tục để làm gì?
Trả lời: Ngựời xưa đặt ra luật tục đế bảo vệ cuộc sông bình yên cho cộng đồng của mình.
Câu 2: Kể những việc mà người Ê-đê cho là có tội?
Trả lời: Đó là những việc:
- Tội không hỏi mẹ cha.
- Tội ăn cắp.
- Tội giúp kẻ có tội.
- Tội dẫn đường cho giặc đến đánh làng mình.
Câu 3: Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê xử phạt rất công bằng.
Trả lời: Đó là những chi tiết:
- Chuyện nhỏ thì xử nhẹ (phạt tiền một song).
- Chuyện lớn thì xử nặng (phạt tiền một co).
- Người phạm tội là người bà con anh em cũng xử vậy.
- Tội quá sức con người thì phải chịu chết.
* Tang chứng phải chắc chắn (phải nhìn tận mắt, bắt tận tay; lấy và giữ được gùi, khăn, áo, dao... của kẻ phạm tội; đánh dấu nơi xảy ra sự việc) mới được kết tội, phải có vài ba người làm chứng, tai nghe, mắt thấy thì tang chứng mới có giá trị.
Câu 4: Hãy kể tên một số luật của nước ta hiện nay mà em biết. Trả lời: Có thể nêu một số luật sau đây:
- Luật Giao thông đường bộ; Luật Dân sự; Luật Tố tụng hình sự; Luật Nghĩa vụ quân sự; Luật Giáo dục; Luật Bảo vệ môi trường; Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật Hôn nhân v.v...
* Nội dung chính: Luật tục ngày xưa của người Ê-đê quy định xử phạt rất nghiêm minh công bằng nhằm bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng.