Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài phong cách ngôn ngữ khoa học

3 trả lời
Hỏi chi tiết
1.454
0
0
Bạch Tuyết
01/08/2017 01:57:08
Soạn bài phong cách ngôn ngữ khoa học
I. Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học
1. Văn bản khoa học
Tuy đều sử dụng ngôn ngữ khoa học và phục vụ giao tiếp trong lĩnh vực khoa học, nhưng các văn bản khoa học có thể phân chia thành ba loại:
a. Các văn bản chuyên sâu, bao gồm chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận, báo cáo khoa học, dự án… Những văn bản này đòi hỏi phải chính xác về thông tin, logic trong lập luận, chặt chẽ nghiêm ngặt trong kiến giải. Loại văn bản này thường giới hạn trong những chuyên ngành khoa học (văn bản a).
b. Các văn bản văn bản dùng để giảng dạy các môn khoa học, bao gồm: giáo trình, giáo án… giảng dạy các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhân văn. Những văn bản này ngoài yêu cầu về khoa học còn có yêu cầu về sư phạm, tức là phải trình bày nội dung dễ đến khó, từ thấp đến cao, phù hợp với trình độ học sinh theo từng cấp, từng lớp, cố định lượng kiến thức từng tiết, từng bài (văn bản b).
c. Các văn bản phố biến khoa học (khoa học đại chúng), bao gồm: sách phổ biến khoa học, các bài báo, bút kí khoa học, phê bình, điểm sách, nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học đến đông đảo bạn đọc. Loại văn bản này yêu cầu viết cho dễ hiểu, hấp dẫn. Vì vậy có thể dùng lối miêu tả, bút kí, dùng cách ví von so sánh và các biện pháp tu từ, sao cho ai cũng có thể hiểu được và có thể đưa khoa học và cuộc sống (văn bản c).
2. Ngôn ngữ khoa học
- Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong các loại văn bản khoa học, phạm vi giao tiếp và truyền thụ kiến thức khoa học như khoa học tự nhiên (Toán, Lí, Hóa, Sinh…) và khoa học xã hội nhân văn (Triết học, Xã hội học, Giáo dục học, Tâm sinh lí học, Sử học, Chính trị học…)
- Ngôn ngữ khoa học phần lớn sử dụng dạng viết, cũng có thể sử dụng ở dạng nói (hội thảo, thuyết trình, nói chuyện…) nhưng dù ở dạng nào cũng có những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học.
II. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học
Ngôn ngữ khoa học khác ngôn ngữ thuộc các phong cách khác về mặt từ ngữ và cú pháp, đặc biệt là cách trình bày, lập luận trong một văn bản khoa học.
1. Nhận xét về từ ngữ và câu văn trong văn bản khoa học
a. Từ ngữ trong các văn bản khoa học phần lớn cũng là những từ ngữ thông thường. Ví dụ: Ta hãy, Thế nào là, và luôn thể… (đoạn văn của Hoài Thanh). Nhưng những từ nữ này chỉ có một nghĩa. Văn bản khoa học không dùng đa nghĩa, không dùng từ theo nghĩa bóng và ít dùng các biện pháp tu từ.
b. Văn bản khoa học có một số lượng nhất định các thuật ngữ khoa học.
Ví dụ: Vec tơ, đoạn thẳng (hình học); thơ, thơ cũ, thơ mới, thơ tự do… (nghiên cứu văn học). Thuật ngữ khoa học là những từ chứa đựng khái niệm cơ bản của chuyên ngành khoa học, là công cụ để tư duy khoa học. Những thuật ngữ đó có thể được xây dựng từ ngữ thông thường, ví dụ trong hình học có: điểm, đường, đoạn thẳng, góc… cũng có thể vay mượn từ hệ thống ngôn ngữ khoa học nước ngoài như: ôxi, hiđrô, cacbonat canxi (hóa học).
Thuật ngữ về lớp từ vựng khoa học chuyên ngàng mang tính khái quát, tình trừu tượng và tính hệ thống, không giống với từ ngữ thông thường mà người dân sử dụng khi giao tiếp hằng ngày.
c. Ngoài ra, trong văn bản khoa học còn sử dụng các kí hiệu bằng chữ số Ả Rập (1, 2, 3…), chữ La Mã (I, II, III…), những con chữ (a, b, c…), những biểu đồ, công thức trừu tượng. Như vậy, tính trừu tượng là một đặc trưng khái quát của ngôn ngữ khoa học.
d. Câu văn trong văn bản khoa học là một đơn vị thông tin, đơn vị phán đoán, logic, được xây dựng từ hai khái niệm khoa học trở lên theo một quan hệ nhất định. Ví dụ: Quả đất là một hành tinh quay chung quanh mặt trời.
Câu văn trong văn bản khoa học đòi hỏi tính chính xác không phải bằng cảm nhận mà bằng phán đoán lí trí chặt chẽ, đúng đắn. Câu phải dựa trên cú pháp chuẩn, không dùng câu đặc biệt, không dùng biện pháp tu từ cú pháp. Văn bản khoa học phải chính xác (xem các ví dụ về cách viết sai của học sinh trong SGK). Như vậy, tính lí trí là một đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học.
e. Nét chung nhất của ngôn ngữ khoa học là thứ ngôn ngữ phi cá thể: ít mang màu sắc cá thể. Tính phi cá thể trong sử dụng ngôn ngữ là đặc trưng thứ ba của ngôn ngữ khoa học, trái với phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật mang dấu ấn cá thể của người dùng.
2. Định nghĩa phong cách ngôn ngữ khoa học
Phong cách ngôn ngữ khoa học là phong cách ngôn ngữ trong các văn bản khoa học mang các đặc trưng cơ bản là tính trừu tượng, tính lí trí và tính phi cá thể, thể hiện ở những yêu cầu dùng từ, đặt câu và tạo văn bản.
III. Luyện tập
1. Đọc lại bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX để trả lời ba câu hỏi trong bài tập.
2. Giải thích và phân biệt những từ ngữ khoa học với những từ ngữ thông thường qua các ví dụ trong môn HÌnh học: điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, mặt thẳng, góc, đường tròn, góc vuông…
(Gợi ý: Căn cứ vào đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ khoa học ở lĩnh vực hình học để phân biệt với từ ngữ thông thường tương ứng).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Tô Hương Liên
05/04/2018 17:08:15

Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học

Luyện tập

Câu 1 (trang 76 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

a. Văn bản Khái quát văn học Việt nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX trình bày những nội dung khoa học:

   - Những tiền đề phát triển của văn học.

   - Các giai đoạn phát triển và thành tựu qua mỗi giai đoạn.

   - Những đặc điểm chung về nội dung và nghệ thuật.

b, Văn bản thuộc ngành khoa học nghiên cứu văn học thuộc loại khoa học giáo khoa.

c. Đặc điểm dạng viết của ngôn ngữ trong văn bản dễ nhận thấy là ở hệ thống các đề mục hợp lí, dễ hiểu, sử dụng nhiều thuật ngữ thuộc lĩnh vực văn học.

Câu 2 (trang 76 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

   - Điểm:

        + Ngôn ngữ thông thường: hình nhỏ nhất, thường hình tròn, mà mắt có thể nhìn thấy.

        + Ngôn ngữ khoa học: được hiểu như phần không gian có kích thước mọi chiều bằng không.

   - Đoạn thẳng:

        + Ngôn ngữ thông thường: Đoạn không cong queo, gãy khúc, không lệch về một bên nào cả.

       + Ngôn ngữ khoa học: Đoạn ngắn nhất nối hai điểm với nhau.

   - Mặt phẳng

       + Ngôn ngữ thông thường: bề mặt của một vật bằng phẳng, không lồi, lõm, gồ ghề.

       + Ngôn ngữ khoa học: là một khái niệm cơ ản trong toán học, là một tập hợp tất cả các điểm trong không gian ba chiều.

Câu 3 (trang 76 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

* Đoạn văn dùng nhiều thuật ngữ khoa học: khảo cổ, người vượn, hạch đá, mảnh tước, rìu tay, di chỉ, công cụ đá,..

* Tính lí trí, logic:

   - Câu đầu tiên nêu luận điểm khái quát: “Những nhà pháy hiện của các nhà khảo cổ nước ta chứng tỏ Việt Nam xưa kia đã từng là nơi sinh sống của người vượn”.

   - Các câu tiếp theo nêu lên luận cứ (luận cứ là các cứ liệu thực tế).

   - Đoạn văn có lập luận và kết cấu diễn dịch.

Câu 4 (trang 76 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Ví dụ

Nước là tài nguyên vô cùng quý giá và cần thiết đối với mỗi con người. Trên thực tế, có thể thấy rằng, khi nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng đã gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Khi nguồn nước ô nhiễm sẽ làm tăng nguy cơ ung thư, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai sản,… Theo thống kê của Bộ y tế và Bộ tài nguyên môi trường, trung bình mỗi năm ở Viêt Nam có khoảng 9000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện sinh hoạt kém. Bên cạnh đó có gần 200.000 trường hợp mắc bệnh ung thu mới phát hiện mà sử dụng nguồn nước ô nhiễm chính là một trong những nguyên nhân chính.

Do vậy, việc bảo vệ nguồn nước là hết quan trọng và cần thiết không chỉ mỗi quốc gia mà đó còn là nhiệm vụ chung của toàn nhân loại. Để giải quyết triệt để các vấn đề ô nhiễm nguồn nước cần phải có chiến lược cụ thể. Bên cạnh đó, mỗi người cần có thức bảo vệ môi trường nước xung quanh chúng ta để hướng tới một môi trường thân thiện và tốt đẹp hơn đối với mỗi con người.

0
0
Phạm Văn Phú
05/04/2018 17:08:16

Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học

I. Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học

1. Văn bản khoa học

   Các văn bản khoa học có thể phân chia thành ba loại:

a. Các văn bản chuyên sâu: bao gồm chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận, báo cáo khoa học, dự án… Những văn bản này đòi hỏi phải chính xác về thông tin, logic trong lập luận, chặt chẽ nghiêm ngặt trong kiến giải.

b. Các văn bản văn bản dùng để giảng dạy các môn khoa học, bao gồm: giáo trình, giáo án… giảng dạy các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhân văn. Những văn bản này ngoài yêu cầu về khoa học còn có yêu cầu về sư phạm, tức là phải trình bày nội dung dễ đến khó, từ thấp đến cao, phù hợp với trình độ học sinh theo từng cấp, từng lớp, cố định lượng kiến thức từng tiết, từng bài

c. Các văn bản phố biến khoa học (khoa học đại chúng), bao gồm: sách phổ biến khoa học, các bài báo, bút kí khoa học, phê bình, điểm sách, nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học đến đông đảo bạn đọc. Loại văn bản này yêu cầu viết cho dễ hiểu, hấp dẫn.

2. Ngôn ngữ khoa học

– Khái niệm : Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là trong văn bản khoa học.

– Ở dạng viết: ngoài sử dụng từ ngữ, còn dùng các kí hiệu, các công thức hay sơ đồ, bảng biểu…

– Ở dạng nói ngôn ngữ khoa học yêu cầu ở mức độ cao về phát âm chuẩn, diễn đạt mạch lạc và phải có đề cương viết trước.

II. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học

   Ngôn ngữ trong văn bản khoa học mang các đặc trưng cơ bản: tính khái quát, tính trừu tượng, tính lí trí, tính logic, tính khách quan, phi cá thể. Điều đó được thể hiện qua cách sử dụng từ ngữ, cú pháp, cách trình bày, lập luận, …

III. Luyện tập

Câu 1: Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng thán Tám 1945 đến hết thế kỉ XX là một văn bản khoa học:

a. Văn bản đó trình bày nội dung khoa học về lịch sử văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX, cụ thể là:

- Khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến hết 1975:

   + Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa.

   + Các chặng đường văn học và những thành tựu chính.

   + Những đặc điểm cơ bản

- Khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX:

   + Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa.

- Những chuyển biến và một số thành tựu.

b. Văn học đó thuộc ngành khoa học xã hội.

c. Văn bản này được viết bằng ngôn ngữ khoa học

- Hệ thống đề mục được sắp xếp từ lớn đến nhỏ, từ khái quát đến cụ thể.

- Sử dụng nhiều thuật ngữ khoa học xã hội, đặc biệt là thuật ngữ văn học (Ví dụ: Đường lối văn nghệ, truyện ngắn, kí, thơ, đề tài, chủ đề, khuynh hướng sử thi, xu hướng văn học, cảm hứng lãng mạn, tính nhân bản, nhân văn, …)

- Kết cấu văn bản rõ ràng, chặt chẽ do các câu, các đoạn được sắp xếp theo trật tự mạch lạc, làm nổi bật lập luận trong từng đoạn, cả bài.

Câu 2:

- Đoạn thẳng:

   + Ngôn ngữ thông thường: Đoạn không cong queo, gãy khúc, không lệch về một bên nào cả.

   + Ngôn ngữ khoa học: Đoạn ngắn nhất nối hai điểm với nhau.

- Mặt phẳng:

   + Ngôn ngữ thông thường: Bề mặt của một vật bằng phẳng, không lồi, lõm, gồ ghề.

   + Ngôn ngữ khoa học: là một khái niệm cơ bản trong toán học, là một tập hợp tất cả các điểm trong không gian ba chiều.

- Góc:

   + Ngôn ngữ thông thường: Có thể là một phần, một phía (Ăn hết một góc; "Triều đình riêng một góc trời/ Gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà")

   + Ngôn ngữ khoa học: Phần mặt phẳng giới hạn bởi hai nửa đường thẳng cùng xuất phát từ một điểm

Tương tự các từ còn lại như điểm, đường thẳng, đường tròn, góc vuông, … các bạn có thể tự giải thích và phân biệt.

Câu 3:

– Đoạn văn dùng nhiều thuật ngữ khoa học: khảo cổ, hạch đá, mảnh tước, di chỉ xương, …

- Câu văn mang tính phán đoán logic: Những phát hiện của nhà khảo cổ … của người vượn. (câu 1)

- Các câu liên kết chặt chẽ và mạch lạc:

   + Câu 1: Nêu luận điểm (một phán đoán)

   + Câu 2 + 3 + 4: Nêu 3 luận cứ, mỗi luận cứ là một chứng tích trong khảo cổ.

--> Làm cho luận điểm có sức thuyết phục cao.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư