Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài nghị luận về một hiện tượng đời sống

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.247
0
0
Nguyễn Thu Hiền
01/08/2017 02:10:26
Soạn bài nghị luận về một hiện tượng đời sống
I. Kiến thức cơ bản
1. Dạng đề bài
Đề bài nêu lên một hiện tượng trong đời sống qua một số thông tin vắn tắt về một câu chuyện lạ lùng của một con người có thật (chàng thanh niên trẻ tiêu biểu của thành phố Hồ Chí Minh năm 2007 – Nguyễn Hữu Ân).
Yêu cầu của đề bài: Bày tỏ ý kiến của mình về hiện tượng đó
2. Các bước thực hiện
Có thể thực hiện theo các bước sau đây:
2.1. Tìm hiểu đề
- Xác định hiện tượng cần bàn luận: một tấm gương tốt ở lứa tuổi thanh niên rất đáng học tập.
- Suy nghĩ về nội dung bàn luận:
+ Bàn luận những vấn đề gì? (luận điểm)
+ Minh họa những dẫn chứng nào? (luận cứ)
Xác định cách lập luận: vận dụng những thao tác lập luận nào?
2.2. Lập dàn ý
Mở bài: Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận, nhấn mạnh đặc điểm của nó.
Thân bài: Bàn luận về hiện tượng đó:
- Đúng, đẹp như thế nào? Vì sao lại là câu chuyện lạ lùng?
- Đáng ghi nhận và ca ngợi, đáng học tập như thế nào?
- Ở góc độ riêng của mình (học sinh lớp 12), sẽ đi sâu bàn luận vấn đề gì có tính đặc biệt?
- Có cho đó là hiện tượng “phi thường”, cá biệt, khó có thể học tập không?
Kết bài: Nêu suy nghĩ sâu sắc nhất của bản thân về hiện tượng đó.
2.3. Viết bài
Dựa vào dàn ý đã lập (có thể khác dàn ý bài) để viết thành bài văn theo suy nghĩ riêng của em.
Có thể bàn luận toàn diện, cũng có thể chỉ đi sâu vào suy nghĩ tâm huyết nhất của mình (Đề bài viết cập nhật, cần đọc kĩ tư liệu tham khảo về câu chuyện của Nguyễn Hữu Ân).
3. Từ kết quả phân tích văn bản Chia chiếc bánh của mình cho ai?, rút ra kết luận?
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn về một hiện tượng, một vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống, xã hội.
- Bài nghị luận cần nêu rõ hiện tượng, phân tích mặt đúng – mặt sai, lợi – hại, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.
- Sử dụng thao tác lập luận phù hợp, cần chọn góc độ riêng để bàn luận nhằm nêu lên những suy nghĩ của riêng mình.
II. Luyện tập
1. Đọc đoạn văn của Nguyễn Ái Quốc và trả lời câu hỏi
1.1. Nội dung tác giả Nguyễn Ái Quốc bàn luận là hiện tượng thanh niên Việt Nam lúc bấy giờ (những năm 20 của thế kỉ XX): sống không có lí tưởn, mục đích, thiếu nghị lực, chí tiến thủ, chỉ viết vui chơi, hưởng thụ cá nhân mà không biết học tập cho bản thân, cho nước nhà, cho dân tộc. Ngày nay, hiên tượng đó không phải không còn ở một số thanh niên. Cần phải cảnh báo và chấn chỉnh lại.
1.2. Trong văn bản, Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng các thao tác lập luận như so sánh, phân tích, bình luận.
1.3. Cách viết của Nguyễn Ái Quốc rõ ràng, trong sáng, lập luận chặt chẽ, giọng văn tâm huyết, đầy thuyết phục.
2. Bàn luận về hiện tượng “nghiện” karaoke và internet trong nhiều bạn trẻ hiện nay
Với dạn đề này, chúng ta có thể viết bài theo gợi ý dưới đây:
a. Mở bài
Nêu hiện tượng, trích dẫn đề, nhận định chung.
b. Thân bài
- Phân tích hiện tượng
- Bình luận hiện tượng
- Đánh giá chung về hiện tượng
- Phê phán các biểu hiện chưa tốt.
c. Kết luận
Bày tỏ suy nghĩ của bản thân em, đồng thời kêu gọi các bạn trẻ hãy tránh xa những thói quen xấu đó.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Đặng Bảo Trâm
05/04/2018 17:08:14

Soạn bài: Nghị luận về một hiện tượng đời sống

II. Hướng dẫn soạn bài

I. Tìm hiểu đề và lập dàn ý

Câu 1 (trang 66 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

a, Tìm hiểu đề

   - Hiện tượng: việc làm của anh Nguyễn Hữu Ân – vì tình thương “dành hết chiếc bánh thời gian của mình” – chăm sóc cho mẹ và những người bị bệnh hiểm nghèo.

   - Những ý chính cần có:

        + Nguyễn Hữu Ân đã nêu một tấm gương sáng về lòng hiếu thảo, vị tha, đức hi sinh của thanh niên.

        + Lấy dẫn chứng về những tấm gương sáng về lòng vị tha: thế hệ ngày nay có nhiều tấm gương như Nguyễn Hữu Ân.

        + Bên cạnh đó, vẫn còn một số lối sống ích kỷ, vô tâm của một số thanh niên...

        + Dẫn chứng: Từ thực thế cuộc sống.

        + Cần vận dụng các thao tác: phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận.

b, Lập dàn ý

* Mở bài: Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Hữu Ân rồi dẫn đề văn, nêu vấn đề “chia chiếc bánh mì của mình cho ai ?”

* Thân bài

    - Tóm tắt hiện tượng Nguyễn Hữu Ân.

    - Phân tích hiện tượng.

    - Ý nghĩa, bài học rút ra.

    - Mở rộng vấn đề

* Kết bài: Bày tỏ suy nghĩ riêng của mình.

Câu 2 (trang 67 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

   - Bài nghị luận về một hiện tượng đời sống thường có các nội dung: nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng – sai, lợi – hại, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.

   - Diễn đạt cần cần chuẩn xác, có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm, nhất là phần nêu cảm nghĩ riêng.

Luyện tập

Câu 1 (trang 68 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

a,

* Trong văn bản trên, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bàn về hiện tượng: Nhiều thanh niên, sinh viên VN du học nước ngoài dành quá nhiều thời gian cho việc chơi bời, giải trí mà chưa chăm chỉ để học tập, rèn luyện để trở về góp phần xây đất nước.

* Hiện tượng ấy diễn ra: Diễn ra vào đầu thế kỉ XX.

b, Các thao tác lập luận

    - Phân tích: mải chơi bời, không làm gì cả, sống già cỗi, thiếu tổ chức, rất nguy hại cho tương lai đất nước.

    - So sánh: nêu hiện tượng thanh niên sinh viên Trung Hoa du học chăm chỉ, cần cù.

   - Bác bỏ: “Thế thì thanh niên của chúng ta đang làm gì? Nói ra thì buồn, buồn lắm: Họ không làm gì cả”.

c, Cách dùng từ, nêu dẫn chứng xác thực, cụ thể, kết hợp nhuần nhuyễn các cau tường thuật, câu hỏi, câu cảm thán.

d, Xác định lí tưởng sống, mục đích sống, thái độ học tập đúng đắn.

Câu 2 (trang 69 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Lập dàn ý

a, Mở bài: Nêu vấn đề cần nghị luận

b, Thân bài

   - Giải thích vấn đề

       + In - ter - net là một phương tiện thông tin bổ ích giúp cho con người – đặc biệt là sinh viên, học sinh có thể tra cứu những thông tin cho việc học tập.

       + Ka - ra - ô - kê là một loại hình giải trí lành mạnh, sinh viên sau những giờ làm việc và học tập căng thẳng.

   - Thực trạng vấn đề

       + Bên cạnh những lợi ích mà hai loại hình trên mang lại, ở nhiều bạn trẻ thì Ka- ra - ô - kê và in - ter - net vẫn bị lạm dụng và gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

        + Tình trạng nghiện đang là “phong trào” sôi nổi trong giới trẻ hiện nay.

   - Nguyên nhân

        + Chủ quan: Do ham chơi thiếu ý thức học tập...

        + Khách quan: Do bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo, thiếu sự quan tâm của gia đình...

   - Hậu quả:

       + Ảnh hưởng đến thời gia, sức khỏe, tiền bạc.

       + Ảnh hưởng xấu đến tác phong đạo đức, lối sống..

   - Biện pháp giải quyết:

       + Cần phải có những biện pháp thích hợp

       + Phụ huynh cần quan tâm tới con em nhiều hơn.

       + Nhà trường cần có các biện pháp kỉ luật.

       + Bản thân mỗi học sinh cần có ý thức...

   - Liên hệ và mở rộng vấn đề

c. Kết bài: Suy nghĩ của bản thân trước hiện tượng trên.

0
0
Tôi yêu Việt Nam
05/04/2018 17:08:16

Soạn bài: Nghị luận về một hiện tượng đời sống

1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý

a. Tìm hiểu đề

- Vấn đề nghị luận: cách sử dụng "chiếc bánh thời gian" của thanh niên hiện nay.

- Các dẫn chứng minh họa có thể lấy từ đời sống hoặc những tấm gương trong sách báo.

- Các thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận …

b. Lập dàn ý

- Mở bài: Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận

- Thân bài:

   + Tóm tắt việc làm của Nguyễn Hữu Ân: anh dành hầu hết thời gian của mình cho những người bị ung thư giai đoạn cuối.

   + Phân tích hiện tượng Nguyễn Hữu Ân: thể hiện đức tính tốt đẹp, lối sống đẹp, có ích cho xã hội của thanh niên hiện nay. Hiện tượng này có ý nghĩa giáo dục rất lớn đối với thanh thiếu niên.

   + Biểu dương việc làm của Nguyễn Hữu Ân, khẳng định trong xã hội hiện nay có rất nhiều bạn trẻ cũng đã và đang có suy nghĩ đẹp, hành động và lối sống đẹp cho xã hội (dẫn chứng cụ thể bằng các tấm gương, các phong trào có ý nghĩa của thanh thiếu niên …)

   + Bên cạnh những thanh niên "người tốt việc tốt", vẫn có một bộ phận thanh niên sống tiêu cực: vô cảm, lãng phí thời gian vào những trò chơi vô bổ…

- Kết bài: Bài học rút ra cho bản thân từ hiện tượng bàn luận.

2. Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống

- Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn về một hiện tượng, một vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống, xã hội.

- Bài nghị luận cần nêu rõ hiện tượng, phân tích mặt đúng – mặt sai, lợi – hại, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.

- Sử dụng thao tác lập luận phù hợp, cần chọn góc độ riêng để bàn luận nhằm nêu lên những suy nghĩ của riêng mình.

II. Luyện tập

Câu 1: Đọc đoạn văn của Nguyễn Ái Quốc và trả lời câu hỏi

a. Nội dung: tác giả Nguyễn Ái Quốc bàn luận là hiện tượng thanh niên Việt Nam lúc bấy giờ (những năm 20 của thế kỉ XX): sống không có lí tưởng, mục đích, thiếu nghị lực, chí tiến thủ, chỉ viết vui chơi, hưởng thụ cá nhân mà không biết học tập cho bản thân, cho nước nhà, cho dân tộc. Ngày nay, hiên tượng đó không phải không có.

b. Trong văn bản, Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng các thao tác lập luận như so sánh, phân tích, bình luận.

c. Cách viết của Nguyễn Ái Quốc rõ ràng, trong sáng, lập luận chặt chẽ, giọng văn tâm huyết, đầy thuyết phục.

Câu 2: Bàn luận về hiện tượng "nghiện" karaoke và internet trong nhiều bạn trẻ hiện nay.

a. Mở bài: Nêu hiện tượng, trích dẫn đề, nhận định chung.

b. Thân bài

- Karaoke là hình thức giải trí mang tính văn hóa, giúp ta giải bớt căng thẳng trong một ngày học tập làm việc mệt mỏi, vất vả. Đó còn là một cách thắt chặt tình thân giữa bạn bè, đồng nghiệp, người thân.

- Internet ngoài việc giải trí, còn cung cấp thêm nhiều kiến thức bổ ích, giúp ta tiếp cận được với kênh thông tin đa dạng, nhanh, tiện lợi. Đó cũng là cách nâng sự tiếp cận của con người với công nghệ hiện đại.

- Ham thích karaoke và internet cũng có mặt tích cực, có lợi ích nếu như bạn có mục đích lành mạnh, tốt đẹp và biết sử dụng hợp lí thời gian.

- Ngược lại cũng có người "nghiện", ham thích quá thành tật xấu, bỏ bê việc học tập, thậm chí hư hỏng do không kiểm soát được ham thích của mình.

c. Kết bài: Rút ra bài học từ hiện tượng nghị luận.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×