Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

3 trả lời
Hỏi chi tiết
2.372
0
1
Tôi yêu Việt Nam
01/08/2017 03:00:41
Soạn bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
I. Kiến thức cơ bản
Đề bài 1: Phân tích bài thơ Hà Nội vắng em của nhà thơ Tê Hanh.
Thế là Hà Nội vắng em
Anh theo các phố đi tìm ngày qua
Phố này bên cạnh vườn hoa
Nhớ khi đón gió, quen mà chưa thân
Phố này đêm ấy có trăng
Cùng đi một đoạn nói bằng lặng im
Phố này lại tưởng anh tìm bóng cây
Ai đi các phố đó đây
Thêm yêu Hà Nội vắng đầy cả em.
1. Tìm hiểu đề
1.1. Tác giả Tế Hanh
- Sinh năm 1921 tại Đông Yên (Quảng Ngãi). Học Sơ học ở quê, sau đó ra Huế học ở trường Khải Định.
- Là người tinh tế, sâu sắc.
- Thơ Tế Hanh đưa người đọc vào một thế giới gần gũi, những kỉ niệm trong thơ ông dễ làm run động lòng người.
- Tác phẩm tiêu biểu: Quê hương, Nhớ con sông quê hương, Lời con đường quê, Ao ước, Hà Nội vắng em…
1.2. Việc trình bày bài thơ thành từng cặp lục bát có ý nghĩa:
Bài thơ được trình bày thành từng cặp lục bát một vừa thể hiện sự xa cách của anh và em, vừa thể hiện tâm trạng khắc khoải, bồn chồn, không yên của chàng trai.
1.3. Từ được dùng nhiều trong bài thơ, ý nghĩa
Từ được dùng nhiều nhất là từ phố. Mỗi khổ thơ có một từ phố như ghi lại dấu chân anh đi qua để tìm em, tìm về với kỉ niệm và hình bóng người yêu. Đó còn là cách đếm trong tâm trạng chia lìa và sự ngẩn ngơ, nuối tiếc khi trở lại với những cái quen thuộc ngày xưa.
1.4. Nội dung cảm xúc của các cặp lục bát 2, 3. 4.
- Cặp thơ thứ 2: Kỉ niệm khi anh với em trong khung cảnh thiên nhiên đầy hương sắc.
- Cặp thơ thứ 3: trở lại với con phố khi tình yêu đã đến nhưng không nói nên lời dù trong khung cảnh thơ mộng.
- Cặp thơ thứ 4: Con phố trong hiện tại, khi anh đã xa em, Hà Nội vắng bóng em.
1.5. Đặc điểm nghệ thuật và sức hấp dẫn của bài tơ
Bài thơ không có từ cổ Hán – Việt, từ mới, cũng như những hình ảnh mới lạ, nhưng bài thơ vẫn có sức hấp dẫn người đọc. Đó là tình cảm chân thành của nhân vật trữ tình, cùng thể thơ lục bát điêu luyện của tác giả.
2. Dàn ý
- Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về nhà thơ Tế Hanh và bài thơ Hà Nội vắng em.
- Thân bài: Sắp xếp các ý đã trình bày trong phần tìm hiểu để thành những luận điểm khái quát theo một trình tự hợp lí.
- Kết luận: Đánh giá và nói lên suy nghĩ của em về bài thơ.
Đề bài 2: Phân tích bốn câu trong bài Hoa cúc của nhà thơ Xuân Quỳnh
1. Tìm hiểu đề
1.1. Nhà thơ Xuân Quỳnh
- Sinh ra ở Hà Đông (Hà Tây), lớn lên ở Hà Nội.
- Trước khi làm nhà thơ, Xuân Quỳnh là một diễn viên múa tài năng, đã từng đi diễn ở nhiều nước trên thế giới.
- Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn tha thiết gắn bó với đời, với người, luôn khao khát tình yêu và hạnh phúc.
- Tác phẩm tiêu biểu: Tơ tằm – Chồi biếc, Hoa dọc chiến hào, Gió Lào cát trắng, Lời ru trên mặt đất…
- Bốn câu trong bài thơ Hoa cúc:
Thời gian đi màu hoa cũ về đâu?
Nay trở lại vẫn như còn mới mẻ
Bao mùa thi hoa vẫn vàng như thế
Chỉ em là đã khác với em xưa.
1.2. Nội dung cơ bản của bốn câu thơ:
- Hai câu đầu: Sự băn khoăn, thắc mắc về cái đã qua trong quá khứ, đồng thời khẳng định cái tươi mới, không thay đổi của tự nhiên, vạn vật.
- Hai câu sau: Thể hiện quy luật của tự nhiên là sự tuần hoàn, trong khi tuổi trẻ của con người đã qua thì không bao giờ trở lại.
- Xuân Quỳnh thể hiện một cách nhìn chân thành, tình cảm và sự cảm nhận của mình về sự trôi chảy của thời gian và sự đổi thay của cuộc đời. Cách thể hiện dù không mới song đã thể hiện được nét riêng của hồn thơ Xuân Quỳnh.
2. Dàn ý
- Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ Hoa cúc. Bài thơ là ý thức của Xuân Quỳnh về mối quan hệ giữa sự hữu hạn của đời người với cái vô hạn của thời gian.
- Thân bài:
+ Suy nghĩ, nhận thức và tâm trạng của Xuân Quỳnh trong bốn câu thơ.
+ Cách thể hiện mối quan hệ giữa cái vô hạn, tuần hoàn với cái hữu hạn không tuần hoàn trong bốn câu thơ.
+ Liên hệ với ý thơ tương tự của nhà thơ Xuân Diệu.
- Kết luận: Cách cảm nhận và thể hiện về thời gian của Xuân Quỳnh thể hiện đặc sắc hồn thơ chị.
II. Rèn luyện kĩ năng
Đề bài: Bình luận hai câu thơ sau của Nguyễn Đình Chiểu:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.
(Dương Từ - Hà Mậu)
Gợi ý làm bài
1. Mở bài
- Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí vốn là một quan niệm truyền thống trong văn học cổ.
- Nguyễn Đình Chiểu đã kế thừa và phát huy cao độ quan điểm đó.
2. Thân bài
- Giải thích khái niệm đạo: đạo đức, đạo lí nói chung của con người.
- Đạo trong quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu không phải là cái gì mới lạ, xa vời mà trái lại rất gần gũi trong cuộc sống. Giữa lúc nước mất nhà tan, thì cái đạo quý nhất là cứu nước, cứu dân. Đạo lí ấy được chở bởi con thuyền văn chương, và con thuyền ấy không bao giờ đắm cho dù chở bao nhiêu đạo lí đi nữa.
- Cũng như con thuyền chở đạo, ngòi bút chống giặc của các nhà thơ, nhà văn không bao giờ biết lùi bước trước sức mạnh của quân thù.
- Dùng văn chương làm vũ khí chiến đấu là quan niệm khá mới của Nguyễn Đình Chiểu. Đó chính là điểm sáng trong quan niệm của nhà thơ.
3. Kết luận
- Hai câu thơ thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc và ý chí chiến đấu của Nguyễn Đình Chiểu.
- Nhà thơ đã nói lên sứ mệnh cao cả của văn chương và người cầm bút trong cuộc đấu tranh chống các thế lực gian tà.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Tôi yêu Việt Nam
05/04/2018 17:08:15

Soạn bài: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

II. Hướng dẫn soạn bài

Luyện tập

1. Mở bài

   - Giới thiệu về tác giả Huy Cận và bài thơ Tràng Giang.

   - Nêu khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ cần phân tích.

2. Thân bài

* Khái quát chung về đoạn thơ: Bốn câu thơ kết thúc bài thơ là khổ thơ hay nhất, đặc sắc nhất, nó vừa thể hiện nội dung, cảm hứng sáng tạo của bài thơ, đồng thời cũng thể hiện phong cách của thơ Huy Cận.

* Nội dung:

   - Cảnh chiều xuống trên sông đẹp nhưng buồn.

   - Tâm trạng của nhà thơ: nỗi buồn nhớ nhà, nhớ quê hương.

* Nghệ thuật:

   - Hình ảnh thơ đối lập, gợi cảm của mây hùng vĩ, của cánh chim bé nhỏ.

   - Sử dụng thành công các từ láy: lớp lớp, dợn dợn; âm điệu thơ phù hợp với việc giãi bà tâm trạng nhà thơ.

   - Đoạn thơ có sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp cổ điển của thơ Đường với bút pháp lãng mạn, hiện đại của thơ Mới.

3. Kết luận: Đánh giá chung về đoạn thơ vừa phân tích.

0
0
Tôi yêu Việt Nam
05/04/2018 17:08:16

Soạn bài: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

   Đối tượng của bài nghị luận về thơ rất đa dạng (một bài thơ, một đoạn thơ, hình tượng thơ, …). Với kiểu bài này, cần tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ, … của bài thơ, đoạn thơ đó.

   Bài viết thường có các nội dung sau:

Luyện tập

   Hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Trường Giang của Huy Cận:

 Lớp lớp mây cao đùn núi bạc Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà 

1. Mở bài: Giới thiệu Huy Cận, bài thơ Trường Giang và đoạn thơ phân tích.

2. Thân bài

* Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ, cảm xúc bao trùm bài thơ.

* Nội dung đoạn thơ bao quát cảnh và tình trong toàn bộ bài thơ

  - Hai câu thơ đầu là bức tranh thiên nhiên vào lúc chiều tà.

   + Một nét vẽ mây núi hùng vĩ.

   + Một cánh chim nhỏ tựa như bóng chiều rơi xuống.

   Thủ pháp tương phản giữa vũ trụ bao la với cá thể nhỏ nhoi làm nổi bật lên nỗi lòng người trong cảnh: cô đơn, nhỏ bé, chấp chơi giữa cuộc đời.

  - Hai câu sau thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê dâng ngập lòng người (tựa như con sóng bao phủ dòng sông). Đó là nỗi khát khao tìm một chỗ dựa cho tâm hồn cô đơn, trống trải (nó không phải là nỗi nhớ nhà thông thường của một người xa quê)

   Nghệ thuật dùng từ láy âm "dợn dợn" lấy cái không có ở ngoại cảnh (không khói hoàng hôn) để nói cái có ở lòng người (nhớ nhà).

* Đánh giá nội dung và nghệ thuật đoạn thơ

  - Đoạn thơ nói lên được nỗi niềm bơ vơ, buồn bã của "cái tôi" trữ tình. Cảm xúc hướng về quê hương cũng là một cách gửi gắm nỗi niềm yêu nước thầm kín của nhà thơ.

  - Bài thơ mang vẻ đẹp cổ điển ở hình thức ngôn ngữ, ở bút pháp tả cảnh, tả tình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo