LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài nhớ đồng

4 trả lời
Hỏi chi tiết
824
0
0
Bạch Tuyết
01/08/2017 00:48:26
Soạn bài nhớ đồng của Tố Hữu
Câu 1. Cảm hứng của bài thơ được gợi lên bởi tiếng hò dội vào nhà tù. Vì sao tiếng hò lại có sức gợi cảm như thế đối với nhà thơ ?
- Tiếng hò vang lên lẻ loi, đơn độc giữa trưa yên tĩnh, sâu lắng, gợi cảm giác buồn, hiu quạnh, đồng điệu với cảnh ngộ và tâm trạng người tù.
- Tiếng hò gợi dậy tất cả những gì của thế giới bên ngoài. Đó là âm thanh của cuộc sống bên ngoài đến được với nhà tù, âm thanh tiêu biểu của xứ Huế, gợi nỗi nhớ đồng quê, nhớ người dân quê da diết.
Câu 2. Những câu thơ được dùng làm điệp khúc cho bài thơ :
- Gì sâu bằng những trưa thương nhớ.
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò !
- Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ai !
- > Mỗi cặp câu được lặp lại hai lần, xen kẽ nhau. Việc lặp lại như vậy tạo được hiểu quả nghệ thuật cao, tác dụng như một điệp khúc, nhấn mạnh tô đậm cảm xúc của cả bài thơ :
+ Nỗi hiu quạnh : Hiu quạnh trong âm thanh tiếng hò não nùng, hiu quạnh của trưa vắng, hòa điệu cùng nỗi hiu quạnh của người tù một mình đối diện với bốn bức tường giam hoàn toàn cách biệt với thế giới bên ngoài.
+ Nỗi thương nhớ : được khơi gợi từ tiếng hò, từ sự quạnh hiu. Thương nhớ đồng quê (từ cảnh sắc đến người dân quê).
+ Bao trùm là âm điệu tiếng than về nỗi quạnh hiu cùng cực của một người tha thiết yêu đời, say mê hoạt động bị cách li khỏi cuộc đời.
Câu 3. Niềm yêu quý thiết tha và nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê hương, đồng bào được diễn tả bằng những hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu nào ?
- Hình ảnh đồng quê được hình dung rõ ràng, cụ thể, không chỉ bằng đường nét, màu sắc mà còn có cả hương vị, hơi mát… Tất cả đều là những cảnh sắc đơn sơ, quen thuộc mà rất đỗi thân thương (màu sắc : ô mạ xanh ; không khí yên bình ; ruồng tre mát, thở yên vui ; hương vị : gió cồn thơm, khoai ngọt sắn bùi ; âm thanh : lúa xao xác, tiếng xe lùa nước hòa tiếng hò não nùng – những âm thanh buồn nhưng lại thể hiện được hồn quê).
- Bao trùm là âm điệu tiếng than về nỗi quạnh hiu cùng cực của một người tha thiết yêu đời, say mê hoạt động bị cách li khỏi cuộc đời.
Câu 4. Niềm yêu quý thiết tha và nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê hương, đồng bào được diễn tả bằng những hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu nào ?
- Hình ảnh đồng quê được hình dung rõ ràng, cụ thể, không chỉ bằng đường nét, màu sắc, mà còn có cả hương vị, hơi mát. Tất cả đều là những cảnh sắc đơn sơ, quen thuộc mà rất đỗi thân thương (màu sắc : ô mạ xanh ; không khí yên bình ; ruộng tre mát, thở yên vui ; hương vị : gió cồn thơm, khoai ngọt sắn bùi ; âm thanh : lúa xao xác, tiếng xe lùa nước hòa tiếng hò não nùng – những âm thanh buồn nhưng lại thể hiện được hồn quê).
- Hình ảnh người dân quê lam lẽ nhọc nhằn, vất vả nhưng vẫn đầy lạc quan. Trong hình dung của tác giả, họ là người gieo mầm sự sống (từ ngữ : lưng con xuống luống cày ; bùn hi vọng nức hương ngây, vãi giống tung trời…). Đặc biệt, lí tưởng cách mạng đã đưa Tố Hữu xích lại gần gũi với người dân quê và cảm nhận được tâm hồn rất đẹp của họ :
Đâu những hồn thân tự thuở
Nhưng hồn quen dãi gió dầm mưa
Những hồn chất phác hiền như đất
Khoai sắn tình quê rất thiệt thà.
- Câu căm, từ cảm thán, thủ pháp điệp láy đi lát lại tạo âm điệu da diết (chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ).
(1) Cảm nghĩ về niềm say mê lí tưởng, khát khao tự do và hành động của nhà thơ qua đoạn thơ từ câu « Đâu những ngày xưa tôi nhớ tôi » đến hết bài.
Các em có thể so sánh hình ảnh nhà thơ khỉ ở hai khổ thơ đối lập.
- Trước khi gặp lí tưởng cách mạng :
+ Băn khoăn
+ Vân vơ
+ Quanh quẩn
= > Tâm hồn bế tắc
- Sau khi gặp lú tưởng cách mạng.
+ Như cánh chim vui say bay liệng trong không gian bao la, bát ngát.
= > Tâm hồn được giải phóng.
Các em thử rút ra ý nghĩa của việc tưởng nhớ quá khứ của nhà thơ trong cảnh bị giam cầm. (Gợi ý: Hình ảnh con chim tự do hoạt động ngày nào giờ đây là “Cánh chim buồn nhớ gió mây” gợi niềm say mê lí tưởng, khát khao được hoạt động, được cùng đồng chí chiến đấu tha thiết như thế nào).
Câu 5. Nhận xét chung về tâm trạng tác giả thể hiện trong bài thơ:
Bài thơ không dùng lại nỗi thương nhớ đồng quê mà còn là thương nhớ cuộc sống, thương nhớ đồng bào, kháo khát tự do, bất bình với thực tại tù đày.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Phạm Văn Phú
05/04/2018 17:08:13

Soạn bài: Nhớ đồng

I. Vài nét về tác phẩm

Đầu năm 1939, tình hình thế giới trở nên căng thẳng, cuộc đại chiến lần thứ hai có nguy cơ bùng nổ, thực dân Pháp quay lại đàn áp phong trào cách mạng ở Đông Dương. Cuối tháng 4 năm ấy, Tố Hữu bị chính quyền thực dân bắt ở Huế trong một đợt khủng bố Đảng Cộng sản. Nhớ đồng được viết trong những ngày nhà thơ bị giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế). Bài thơ này thuộc phần “Xiềng xích” của tập Từ ấy.

II. Hướng dẫn đọc thêm

Câu 1 (trang 48 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Trong bài thơ, cảm hứng của nhà thơ được gợi lên từ một tiếng âm thanh đặc biệt - tiếng hò quê hương. Tiếng hò ở đây được lặp lại nhiều lần:

   - Tiếng hò lẻ loi đơn độc giữa trưa:

       + Không gian đồng vắng

       + Thời gian trưa vắng

→ Nhân vật trữ tình cảm nhận được sự hiu quạnh của đời buồn tủi nhọc nhằn, lòng người đang bị giam cầm trong tù ngục cách biệt với cuộc sống bên ngoài.

   - Tiếng hò đồng cảm với nỗi nhớ thương đồng quê của tác giả.

       + Tiếng than khắc khoải, da diết → diễn tả cõi lòng hoang vắng của nhân vật trữ tình vì cách biệt với thế giới bên ngoài → nỗi cô đơn, hiu quạnh của người tha thiết yêu đời.

       + Sự lặp lại nhiều lần của tiếng hò → tô đậm cảm xúc triền miền vì nỗi nhớ da diết.

Câu 2 (trang 48 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Trong bài thơ, Tố Hữu sử dụng khá nhiều phép điệp, nhất là điệp khúc: Gì sâu bằng những trưa thương nhớ, Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh và điệp từ “đâu”.

   - Tác dụng:

       + Thể hiện nỗi nhớ thương da diết và sự cô đơn tự đáy lòng sâu thẳm của nhà thơ. Nỗi nhớ thương được so sánh bằng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (Gì sâu bằng những trưa thương nhớ, Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh).

       + Điệp từ “đâu” lặp lại liên tiếp ở các khổ thơ trải ra mênh mông nỗi nhớ của nhà thơ. Nó khơi gợi để nhà thơ hồi tưởng và nhớ thương về những gì đã gắn bó máu thịt với mình.

=> Trong cảnh tù ngục tối tăm, nhà thơ chỉ có thể nghe và cảm nhận những gì thân thuộc nhất bằng tâm hồn nhạy cảm của mình.

Câu 3 (trang 48 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Bài thơ không chỉ thể hiện nỗi cô đơn, hiu quạnh của những buổi trưa thương nhớ và sâu sắc hơn cả vẫn là niềm yêu quý thiết tha và nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê hương, đồng bào.

   - Đồng quê hiện lên nỗi nhớ thương của tác giả hiện lên qua những hình ảnh: Cồn thơm, ruồng tre mát, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai ngọt sắn bùi, chiều nương phủ bãi đồng, xóm làng và con đường thân thuộc, xóm nhà tranh thấp, con đường quen.

→ Tất cả đều đơn sơ gần gũi quen thuộc, thân thương nhưng đều bị ngăn cách.

   - Con người gần gũi thân thương:

       + Những lưng còng xuống luống cày.

       + Những bàn tay vãi giống.

       + Một giọng hò đưa bố mẹ già xa đơn chiếc.

→ Nỗi nhớ chân thật đậm tình thương mến.

=> Lựa chọn hình ảnh gần gũi, quen thuộc, giọng thơ da diết, giục gọi vừa gợi nỗi nhớ thương vừa gợi nỗi buồn sâu xa thấm thía.

Câu 4 (trang 48 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Niềm say mê lí tưởng, khát khao tự do và hành động của nhà thơ được thể hiện qua đoạn thơ cuối:

       Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi

       Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời

       ...

       Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh

       Ôi ruộng đồng quê hương nhớ ơi

   - Trước thời điểm “Từ ấy” đây là lúc người thanh niên vẫn đang băn khoăn, đang tha thiết đi tìm lẽ sống.

   - Khi gặp được lí tưởng cách mạng nhà thơ cảm thấy say mê, sung sướng, nhẹ nhàng như được nâng cánh.

Câu 5 (trang 48 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Sự vận động tâm trạng của tác giả trong bài thơ:

   Từ tiếng hò → đồng quê → đồng bào → nhớ chính mình → từ quá khứ → hiện tại →say mê lí tưởng → khát khao tự do.

   Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ tự nhiên mà logic. Nó rất hợp với tâm trạng của một người chiến sĩ đang khao khát hành động nhưng lại bị giam cầm, tù hãm.

0
0
Phạm Văn Phú
05/04/2018 17:08:14

Soạn bài: Nhớ đồng (Tố Hữu)

Bố cục: 3 phần:

– Phần 1 (9 khổ thơ đầu): khát khao và nỗi nhớ của người tù cộng sản với cuộc sống tư do bên ngoài.

– Phần 2 (2 khổ tiếp): nhớ những ngày còn ở ngoài tự do.

– Phần 3 (còn lại): thực tại phòng giam ngột ngạt.

Câu 1:

- Tiếng hò vang lên lẻ loi, đơn độc giữa trưa yên tĩnh, sâu lắng, gợi cảm giác buồn, hiu quạnh, đồng điệu với cảnh ngộ và tâm trạng người tù.

- Tiếng hò gợi dậy tất cả những gì của thế giới bên ngoài. Đó là âm thanh của cuộc sống bên ngoài đến được với nhà tù, âm thanh tiêu biểu của xứ Huế, gợi nỗi nhớ đồng quê, nhớ người dân quê da diết.

Câu 2:

Trong bài thơ Tố Hữu dùng khá nhiều phép điệp, nhất là điệp khúc: Gì sâu bằng những trưa thương nhớ, Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh và điệp từ "đâu". Việc lặp lại như vậy tạo được hiểu quả nghệ thuật cao, tác dụng như một điệp khúc, nhấn mạnh tô đậm cảm xúc của cả bài thơ:

- Nỗi hiu quạnh: Hiu quạnh trong âm thanh tiếng hò não nùng, hiu quạnh của trưa vắng, hòa điệu cùng nỗi hiu quạnh của người tù một mình đối diện với bốn bức tường giam hoàn toàn cách biệt với thế giới bên ngoài.

- Nỗi thương nhớ: được khơi gợi từ tiếng hò, từ sự quạnh hiu. Thương nhớ đồng quê (từ cảnh sắc đến người dân quê).

- Bao trùm là âm điệu tiếng than về nỗi quạnh hiu cùng cực của một người tha thiết yêu đời, say mê hoạt động bị cách li khỏi cuộc đời.

Câu 3:

- Hình ảnh đồng quê được hình dung rõ ràng, cụ thể, không chỉ bằng đường nét, màu sắc mà còn có cả hương vị, hơi mát ... . Tất cả đều là những cảnh sắc đơn sơ, quen thuộc mà rất đỗi thân thương (màu sắc: ô mạ xanh; không khí yên bình; ruồng tre mát, thở yên vui; hương vị: gió cồn thơm, khoai ngọt sắn bùi; âm thanh: lúa xao xác, tiếng xe lùa nước hòa tiếng hò não nùng – những âm thanh buồn nhưng lại thể hiện được hồn quê).

- Bao trùm là âm điệu tiếng than về nỗi quạnh hiu cùng cực của một người tha thiết yêu đời, say mê hoạt động bị cách li khỏi cuộc đời.

Câu 4:

 Đâu những ngày xưa tôi nhớ tôi ... Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi! 

Đoạn thơ tạo hai hình ảnh đối lập: hình ảnh của nhà thơ trước khi gặp lí tưởng cách mạng được tái hiện trong kí ức (những ngày xưa tôi nhớ tôi) và hình ảnh sau khi đến với lí tưởng cách mạng:

- Trước khi gặp lí tưởng cách mạng: băn khoăn, vẩn vơ, quanh quẩn, tâm hồn bế tắc, chán nản.

- Sau khi gặp lí tưởng cách mạng: như cánh chim vui say, bay liệng trong không gian bao la, bát ngát. Tâm hồn được giải phóng, rộng mở, hòa nhập với cuộc đời.

- Từ hai hình ảnh đối lập, nhà thơ quay về với thực tại: cánh chim buồn nhớ gió mây. Hình ảnh con chim tự do ngày nào giờ đây trong cảnh giam cầm, nhớ gió mây gợi niềm say mê lí tưởng, khao khát được hoạt động, được cùng đồng chí, đồng bào chiến đấu.

Câu 5:

Nhận xét chung về tâm trạng tác giả thể hiện trong bài thơ:

Bài thơ không dùng lại nỗi thương nhớ đồng quê mà còn là thương nhớ cuộc sống, thương nhớ đồng bào, kháo khát tự do, bất bình với thực tại tù đày.

0
0
Bạch Tuyết
07/04/2018 11:23:00

Soạn bài: Nhớ đồng (Tố Hữu)

Bố cục: 3 phần:

– Phần 1 (9 khổ thơ đầu): khát khao và nỗi nhớ của người tù cộng sản với cuộc sống tư do bên ngoài.

– Phần 2 (2 khổ tiếp): nhớ những ngày còn ở ngoài tự do.

– Phần 3 (còn lại): thực tại phòng giam ngột ngạt.

Câu 1:

- Tiếng hò vang lên lẻ loi, đơn độc giữa trưa yên tĩnh, sâu lắng, gợi cảm giác buồn, hiu quạnh, đồng điệu với cảnh ngộ và tâm trạng người tù.

- Tiếng hò gợi dậy tất cả những gì của thế giới bên ngoài. Đó là âm thanh của cuộc sống bên ngoài đến được với nhà tù, âm thanh tiêu biểu của xứ Huế, gợi nỗi nhớ đồng quê, nhớ người dân quê da diết.

Câu 2:

Trong bài thơ Tố Hữu dùng khá nhiều phép điệp, nhất là điệp khúc: Gì sâu bằng những trưa thương nhớ, Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh và điệp từ "đâu". Việc lặp lại như vậy tạo được hiểu quả nghệ thuật cao, tác dụng như một điệp khúc, nhấn mạnh tô đậm cảm xúc của cả bài thơ:

- Nỗi hiu quạnh: Hiu quạnh trong âm thanh tiếng hò não nùng, hiu quạnh của trưa vắng, hòa điệu cùng nỗi hiu quạnh của người tù một mình đối diện với bốn bức tường giam hoàn toàn cách biệt với thế giới bên ngoài.

- Nỗi thương nhớ: được khơi gợi từ tiếng hò, từ sự quạnh hiu. Thương nhớ đồng quê (từ cảnh sắc đến người dân quê).

- Bao trùm là âm điệu tiếng than về nỗi quạnh hiu cùng cực của một người tha thiết yêu đời, say mê hoạt động bị cách li khỏi cuộc đời.

Câu 3:

- Hình ảnh đồng quê được hình dung rõ ràng, cụ thể, không chỉ bằng đường nét, màu sắc mà còn có cả hương vị, hơi mát ... . Tất cả đều là những cảnh sắc đơn sơ, quen thuộc mà rất đỗi thân thương (màu sắc: ô mạ xanh; không khí yên bình; ruồng tre mát, thở yên vui; hương vị: gió cồn thơm, khoai ngọt sắn bùi; âm thanh: lúa xao xác, tiếng xe lùa nước hòa tiếng hò não nùng – những âm thanh buồn nhưng lại thể hiện được hồn quê).

- Bao trùm là âm điệu tiếng than về nỗi quạnh hiu cùng cực của một người tha thiết yêu đời, say mê hoạt động bị cách li khỏi cuộc đời.

Câu 4:

 Đâu những ngày xưa tôi nhớ tôi ... Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi! 

Đoạn thơ tạo hai hình ảnh đối lập: hình ảnh của nhà thơ trước khi gặp lí tưởng cách mạng được tái hiện trong kí ức (những ngày xưa tôi nhớ tôi) và hình ảnh sau khi đến với lí tưởng cách mạng:

- Trước khi gặp lí tưởng cách mạng: băn khoăn, vẩn vơ, quanh quẩn, tâm hồn bế tắc, chán nản.

- Sau khi gặp lí tưởng cách mạng: như cánh chim vui say, bay liệng trong không gian bao la, bát ngát. Tâm hồn được giải phóng, rộng mở, hòa nhập với cuộc đời.

- Từ hai hình ảnh đối lập, nhà thơ quay về với thực tại: cánh chim buồn nhớ gió mây. Hình ảnh con chim tự do ngày nào giờ đây trong cảnh giam cầm, nhớ gió mây gợi niềm say mê lí tưởng, khao khát được hoạt động, được cùng đồng chí, đồng bào chiến đấu.

Câu 5:

Nhận xét chung về tâm trạng tác giả thể hiện trong bài thơ:

Bài thơ không dùng lại nỗi thương nhớ đồng quê mà còn là thương nhớ cuộc sống, thương nhớ đồng bào, kháo khát tự do, bất bình với thực tại tù đày.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư