Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài: Ôn tập phần làm văn

6 trả lời
Hỏi chi tiết
943
2
0
Bạch Tuyết
05/04/2018 18:05:08

Soạn bài: Ôn tập phần làm văn

Câu 1:

- Văn bản cần có tính thống nhất để không rời xa hay lạc sang chủ đề khác.

- Tính thống nhất của văn bản được thể hiện ở các phương diện: Nhan đề, đề mục, quan hệ giữa các phần trong văn bản, các từ ngữ then chốt được lặp đi lặp lại.

Câu 2: Để viết thành một đoạn văn, cần lưu ý:

- Sách mở rộng trước mắt ta những chân trời mới: qua sách ta có thể xuống tận đại dương bao la sâu thẳm để tìm hiểu cuộc sống của các loài cá và dạo chơi giữa những đảo san hô đẹp tuyệt vời. Qua sách ta có thể lên được những đỉnh cao chót vót của nóc nhà thế giới Hy Mã Lạp Sơn, hay đến với Nam Cực xa xôi để ngắm nhìn các chí chim cánh cụt giữa biển băng trắng xóa. Sách còn giúp ta vượt trùng dương đến với nước Mỹ sôi động văn minh, đến với nước Pháp sang trọng, cổ kính hay châu Phi rực lửa hoang dã ... Vì vậy em rất thích đọc sách.

- Tại sao lại không yêu thích mùa hè được nhỉ? Mùa hè ta được nghỉ ngơi thư giãn sau chín tháng học tập căng thẳng. Ta lại còn được đi du lịch biển, leo núi, cắm trại hoặc đến sinh hoạt tại các câu lạc bộ mà mình yêu thích như âm nhạc, nấu ăn, hội họa, thẩm mỹ, ... Mùa hè thật hấp dẫn phải không các bạn?

Câu 3: Chúng ta cần tóm tắt văn bản tự sự vì:

   + Để lưu giữ và nhớ lại khi cần thiết.

   + Để giới thiệu ngắn gọn văn bản đó cho người khác biết.

   + Để trích dẫn trong những trường hợp cần thiết.

Muốn tóm tắt văn bản tự sự, cần phải theo đúng trình tự sau:

   + Đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề văn bản.

   + Xác định nội dung chính cần tóm tắt.

   + Sắp xếp nội dung theo một trình tự hợp lí.

   + Viết thành bản tóm tắt.

Câu 4: Việc viết văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm giúp cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn, đồng thời thể hiện được thái độ tình cảm của người kể.

Câu 5: Khi viết (nói) đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm cần chú ý: Yếu tố tự sự là chính, cần lập dàn ý theo nội dung tự sự, khi viết phải luôn bám sát dàn ý đó. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm chỉ có ý nghĩa bổ trợ, có thể đưa vào cho bài văn thêm sinh động nhưng nhưng nên lạm dụng.

Câu 6: Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống hàng ngày. Văn bản thuyết minh cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

Một số văn bản thuyết minh thường gặp:

   + Giới thiệu một sản phẩm mới.

   + Giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc một di tích lịch sử.

   + Giới thiệu tiểu sử một danh nhân, một nhà văn.

   + Giới thiệu một tác phẩm...

Câu 7: Điều kiện để làm văn bản thuyết minh:

   + Xác định đối tượng cần phải được thuyết minh.

   + Xác định rõ phạm vi, tri thức khách quan, khoa học về đối tượng cần được thuyết minh đó.

   + Lựa chọn phương pháp thuyết minh thích hợp.

   + Tìm bố cục thích hợp.

Một số phương pháp thuyết minh sự vật thường gặp:

   + Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.

   + Phương pháp liệt kê.

   + Phương pháp nêu ví dụ.

   + Phương pháp dùng số liệu.

   + Phương pháp so sánh.

   + Phương pháp phân loại, phân tích.

VD: bài "Thông tin về trái đất năm 2000" dùng phương pháp liệt kê, nêu ví dụ phân tích, so sánh dùng trong bài "Ôn dịch thuốc lá".

Câu 8: Bố cục thường gặp nhất khi làm bài thuyết minh bao gồm ba phần:

- Phần mở đầu

Đây là phần giới thiệu đối tượng cần phải thuyết minh (đồ dùng, sản phẩm, di tích, danh lam thắng cảnh...).

- Phần thân bài

Trình bày một cách chi tiết, cụ thể về các mặt như : cấu tạo, đặc điểm, lợi ích, và những điểm nổi bật khác của đối tượng.

- Phần kết bài

Bày tỏ thái độ đối với đối tượng.

Câu 9: Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm... mà người viết nêu ra trong bài.

- Tính chất của luận điểm:

   + Chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra.

   + Luận điểm là một hệ thống: có luận điểm chính, luận điểm phụ

   + Các luận điểm vừa có sự liên kết chặt chẽ vừa có sự phân biệt với nhau và được sắp xếp theo một trật tự hợp lí.

Ví dụ: Với đề bài "Vì sao chúng ta phải đổi mới phương pháp học tập", có thể đưa ra một số luận điểm như sau:

   + Phương pháp học tập có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập.

   + Phương pháp học tập cũ (thụ động, máy móc...) hạn chế kết quả học tập.

   + Cần xây dựng phương pháp học tập mới (tích cực, chủ động...) nhằm mang lại hiệu quả cao...

Câu 10:

- Sự kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm trong văn nghị luận:

   + Yếu tố biểu cảm giúp cho văn bản nghị luận có hiệu quả thuyết phục vì nó có tác động tới tình cảm của người nghe.

   + Yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho việc trình bày luận cứ trong văn bản nghị luận được rõ ràng cụ thể và sinh động hơn, làm tăng sức thuyết phục.

- Nếu ví dụ: văn bản "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn.

   + yếu tố biểu cảm: thể hiện qua việc tác giả bày tỏ thái độ căm giận sục sôi của mình đối với sự ngạo mạn của bọn giặc và lên án thái độ bàn quan vô trách nhiệm đối với vận nước của các tướng sĩ.

   + Yếu tố tự sự: nêu gương các bậc anh hùng xả thân vì nghĩa trong sử sách và tình cảm gắn bó chủ tướng và tướng sĩ trong quá khứ.

   + Yếu tố miêu tả: là đoạn miêu tả thái độ hống hách ngạo mạn của kẻ thù.

Câu 11: Văn bản tường trình là văn bản dùng để trình bày lại một cách cụ thể, chi tiết những thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra hậu quả để những người có trách nhiệm hoặc cơ quan có thẩm quyền xem xét.

Văn bản thông báo là văn bản dùng để truyền đạt thông tin cụ thể của cơ quan, đoàn thể, người tổ chức đến những người dưới quyền, thành viên đoàn thể, hoặc những ai quan tâm đến nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.

- Văn bản thông báo và văn bản tường trình giống nhau ở chỗ:

   + Đều là những văn bản thuộc loại hành chính

   + Đều có nơi gửi (hoặc người gửi) và nơi nhận (hoặc người nhận).

- Khác nhau:

   + Văn bản thông báo là nhằm truyền đạt thông tin cụ thể của cơ quan, đoàn thể, người tổ chức báo cho những người dưới quyền, thành viên đoàn thể, hoặc những ai quan tâm đến nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.

   + Văn bản tường trình là nhằm để trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra hậu quả cần phải xem xét. Người viết tường trình là người có liên quan đến sự việc. Người nhận tường trình là cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Tôi yêu Việt Nam
05/04/2018 17:08:09

Soạn bài: Ôn tập phần làm văn

Câu 1 (trang 151 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

   Một văn bản cần có tính thống nhất vì nếu không có sự thống nhất chủ đề, văn bản sẽ bị phân tán, không tập trung được vào vấn đề chính hoặc lạc sang vấn đề khác trong khi triển khai văn bản.

   Tính thống nhất của văn bản được thể hiện ở các mặt sau:

   - Nhan đề và các đề mục trong văn bản.

   - Trong các mối quan hệ giữa các phần của văn bản.

   - Các từ ngữ then chốt trong văn bản.

Câu 2 ( trang 151 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

   - Đoạn văn a:

   Em rất thích đọc sách, chủ yếu là sách văn học và khoa học đời sống. Đến với sách là đến với thế giới của những chân trời vô tận như nhà văn Maxim Goroki có nói: "Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới". Không một ai có thể phủ nhận được giá trị bổ ích và kì diệu mà sách mà sách mang lại. Vì thế em đã xây dựng cho mình kế hoạch đọc sách hiệu quả em bằng cách tìm ra phương pháp đọc và sự chọn lọc đầu sách kĩ lưỡng. Đọc sách luôn mang lại cho em niềm vui và những tri thức quý báu trong kho tàng kinh nghiệm vô tận của nhân loại.

   - Đoạn văn b:

   Trong bốn mùa của trời đất, có lẽ mùa hè là mùa sôi động nhất. Những tiếng ve sầu râm ran trong kẽ lá, hoa phượng vĩ nở rực một khoảng trời cũng là lúc báo hiệu hè đã sang. Một mùa hè tràn đầy sức sống và niềm vui. Những cô cậu học trò sau một năm học tập giờ không còn bận bịu với sách vở nữa. Chào đón mùa hè, người ta đón nhận sự bừng tỉnh đến mãnh liệt của cái nắng vàng gay gắt đi kèm với những âm thanh sôi động ồn ào. Mùa hè thật hấp dẫn!

Bài 3 (trang 151 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

  Chúng ta cần tóm tắt văn bản tự sự vì:

   - Để chắt lọc và hiểu nội dung chính của văn bản.

   - Để giới thiệu ngắn gọn nhất văn bản đó cho người khác biết.

   - Để lưu giữ và nhớ lại khi cần thiết.

  Để tóm tắt được văn bản cần:

   - Đọc kĩ văn bản và hiểu đúng chủ đề của văn bản.

   - Xác định những nội dung chính cần tóm lược.

   - Viết thành bản tóm tắt một cách khách quan.

Bài 4 (trang 151 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

   Tác giả viết văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm:

   - Yếu tố miêu tả giúp văn bản giàu hình ảnh, trực quan sinh động hơn.

   - Yếu tố biểu cảm khiến văn bản tự sự thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết.

Bài 5 ( trang 151 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

   Khi viết văn bản tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm cần chú ý:

   - Không sa đà vào miêu tả hay biểu cảm thái quá.

   - Xác định mục đích chính là tự sự ( kể chuyện).

   - Yếu tố miêu tả, biểu cảm là phụ.

Bài 6 (trang 151 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

  Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống hằng ngày, cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

  - Văn bản thuyết minh cần phải đảm bảo:

   + Trình bày tri thức một cách khách quan, trung thực, hữu ích tới người đọc.

   + Diễn đạt rõ ràng, chính xác, chặt chẽ và hấp dẫn.

  - Một số văn bản thuyết minh thường gặp:

   + Giới thiệu một sản phẩm mới

   + Giới thiệu một đặc sản địa phương

   + Giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc một di tích lịch sử

   + Giới thiệu tiểu sử danh nhân, nhà văn…

   + Giới thiệu một tác phẩm

Bài 7 (trang 151 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

  Muốn làm một văn bản thuyết minh, chúng ta cần phải:

   - Xác định rõ đối tượng cần thuyết minh

   - Xác định rõ phạm vi, tri thức khách quan, khoa học về đối tượng cần được thuyết minh đó.

   - Lựa chọn phương pháp thuyết minh thích hợp

   - Tìm bố cục thích hợp

  Một số phương pháp thuyết minh sự vật thường gặp:

   - Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.

   - Phương pháp liệt kê.

   - Phương pháp nêu ví dụ.

   - Phương pháp dùng số liệu.

   - Phương pháp so sánh.

   - Phương pháp phân loại, phân tích.

Bài 8 (trang 151 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

   Bố cục thường gặp nhất khi làm bài văn thuyết minh là bố cục bao gồm 3 phần:

   - Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh

   - Thân bài: Trình bày một cách chi tiết, cụ thể về các mặt như: cấu tạo, đặc điểm, lợi ích, và những điểm nổi bật khác của đối tượng.

   - Kết bài: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng.

Bài 9 ( trang 151 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

  Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết nêu ra trong bài.

  Tính chất của luận điểm:

   - Chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra.

   - Luận điểm là một hệ thống: có luận điểm chính và luận điểm phụ.

   - Các luận điểm vừa có sự liên kết chặt chẽ vừa có sự phân biệt với nhau và được sắp xếp theo một trật tự hợp lí.

Bài 10 (trang 151 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

  Văn bản nghị luận không phải chỉ cần tới yếu tố biểu cảm mà còn cần tới cả yếu tố tự sự và miêu tả.

   + Yếu tố tự sự là yếu tố đùng để trình bày một chuỗi các sự việc, sự kiện nối tiếp nhau, sự việc này nối tiếp sự việc kia để cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

   + Yếu tố miêu tả là yếu tố giúp người đọc, người nghe hình dung ra những đặc điểm, tính chất nổi bật của người, cảnh, làm cho chúng trở nên sinh động, hấp dẫn trước mắt người đọc, người nghe như những gì chúng vốn có.

  - Các yếu tố như tự sự, miêu tả, biểu cảm giúp cho văn bản nghị luận trở nên rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, đỡ khô khan và có sức truyền cảm hứng thuyết phục hơn.

  Soi chiếu vào tác phẩm Thiên đô chiếu:

   + Yếu tố tự sự: khi kể về những lần dời đô của nhà Thương tới nhà Chu nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh.

   + Yếu tố miêu tả: miêu tả về những lợi thế của thành Đại La: tiện hướng nhìn sông dựa núi, thế rồng cuộn hổ ngồi, đất đai cao thoáng, muôn vật phong phú, tốt tươi.

   + Yếu tố biểu cảm: Biểu cảm trực tiếp tình cảm của mình trước sự hao tốn dưới hai triều Đinh, Lê (trẫm rất đau xót).

Bài 11 (trang 151 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

   Văn bản thông báo là văn bản dùng để truyền đạt thông tin cụ thể của cơ quan, đoàn thể, người tổ chức để báo cho những người dưới quyền, thành viên, đoàn thể hoặc những người quan tâm đến nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.

   Văn bản tường trình là văn bản được trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra hậu quả cần phải xem xét.

Xem lại sự giống và khác nhau của hai loại văn bản này ở bài "Luyện tập làm văn bản thông báo"

0
0
Trần Đan Phương
05/04/2018 17:08:12

Soạn bài: Ôn tập phần làm văn

I. Lí thuyết

Câu 1 (trang 150 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Đặc điểm các kiểu văn bản :

   - Tự sự : kể, trình bày sự việc, câu chuyện một cách có trình tự, ...

   - Tthuyết minh : Giới thiệu đối tượng để thuyết phục người nghe.

   - Nghị luận : Dùng lí lẽ, dẫn chứng để phân tích, chứng minh, bình luận, ... một vấn đề thuộc văn học hay đời sống.

   * Phải kết hợp các loại văn bản này vì chúng có quan hệ hữu cơ trong thực tế, và vì khi viết, nếu có kết hợp, chất lượng bài viết sẽ tốt hơn.

Câu 2 (trang 150 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

   - Sự việc và chi tiết tiêu biểu là những sự việc, chi tiết nổi bật nhất, biểu thị tập trung nhất tư tưởng, chủ đề của tác phẩm tự sự.

   - Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu : quan sát, suy ngẫm, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng, ... nhằm phát hiện ra những sự việc, chi tiết có ý nghĩa nhất, giúp cho việc bộc lộ chủ đề, xây dựng tính cách nhân vật được rõ nét nhất.

Câu 3 (trang 150 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Lưu ý trong cách lập dàn ý một bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm :

   - Tương tự như dàn ý của bài văn tự sự bình thường.

   - Trong Thân bài, cần bố trí các đoạn để có thể miêu tả và biểu cảm đối với nhân vật, hoàn cảnh. Trong phần kết cũng thường có những đoạn biểu cảm.

   - Không nên miêu tả và biểu cảm lan man, mục đích chính là góp phần làm sáng rõ, tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện.

Câu 4 (trang 150 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

   Các phương pháp thuyết minh thường được sử dụng trong bài văn thuyết minh : Nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích…

Câu 5 (trang 150 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Để bài văn thuyết minh được chuẩn xác và hấp dẫn :

   - Tính chính xác : Tìm hiểu kĩ các thông tin về đối tượng, thu thập tài liệu…

   - Tính hấp dẫn : đưa chi tiết cụ thể, sinh động, con số chính xác, so sánh làm nổi bật sự khác biệt, có phối hợp nhiều kiến thức về nhiều mặt.

Câu 6 (trang 150 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

   - Cách lập dàn ý cho bài văn thuyết minh : có đủ tri thức cần thiết cho bài thuyết minh; sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí.

   - Cách viết đoạn mở đầu : nêu đề tài bài viết (đối tượng nào?); mục đích thuyết minh; nêu ý nghĩa và tầm quan trọng của đối tượng thuyết minh để thu hút người đọc (người nghe) ...

   - Cách viết phần thân bài :

       + Đoạn văn cung cấp tri thức (thông báo) : cung cấp những thông tin chính xác, cập nhật, lựa chọn, phục vụ cho mục đích thuyết minh.

       + Đoạn văn lập luận : Dùng lí lẽ, dẫn chứng để phân tích thông tin.

   - Cách viết phần kết bài : Trở lại với đề tài của văn bản thuyết minh, lưu lại những ấn tượng ở người nghe (người đọc).

Câu 7 (trang 150 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

   - Cấu tạo của một lập luận : luận điểm, luận cứ, luận chứng.

   - Các thao tác nghị luận : phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp và so sánh.

   - Cách lập dàn ý cho bài nghị luận :

       + Hiểu đúng đề bài nghị luận (kiểu bài, vấn đề nghị luận, phạm vi kiến thức).

       + Tìm ý cho bài văn : tìm các luận điểm, luận cứ, từ khái quát đến cụ thể, chi tiết.

       + Lập dàn ý : lựa chọn, sắp xếp, triển khai các luận điểm, luận cứ sao cho hợp lí.

Câu 8 (trang 150 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

   - Văn bản tự sự:

       + Yêu cầu tóm tắt : kể hoặc viết lại ngắn gọn những sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính (tóm tắt phải trung thành với văn bản gốc).

       + Cách thức tóm tắt : Đọc kĩ văn bản, nắm được kết cấu, nhân vật, mâu thuẫn, xung đột, ... ; Kể lại các chi tiết chính dựa theo kết cấu, bố cục.

   - Với yêu cầu tóm tắt nhân vật chính nhưng không theo điểm nhìn của truyện, phải xây dựng kết cấu mới, theo điểm nhìn mới.

   - Văn bản thuyết minh :

       + Yêu cầu : Tóm tắt phải rõ ràng, chính xác, sát với nội dung gốc.

       + Cách thức : xác định mục đích yêu cầu tóm tắt; đọc văn bản gốc để nắm vững đối tượng thuyết minh; tìm bố cục văn bản. Từ đó, tóm lược các ý để tóm tắt.

Câu 9 (trang 150 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

Kế hoạch cá nhân Quảng cáo
Đặc điểm

- Nội dung : bản dự kiến những công việc sắp tới của cá nhân.

- Hình thức : trình bày khoa học, cụ thể về thời gan, mục tiêu cần đạt...

- Nội dung : những thông tin về sản phẩm hoặc về loại dịch vụ.

- Hình thức : súc tích, hấp dẫn và kích thích tâm lí khách hàng.

Cách viết

- Ngoài tiêu đề, ta có 2 phần:

    + Phần đầu : họ tên, địa chỉ.

    + Phần hai : nội dung công việc, thời gian, địa điểm và dự kiến kết quả.

- Nội dung thông tin độc đáo, hấp dẫn, ấn tượng, thể hiện tính ưu việt của sản phẩm hay dịch vụ.

- Hình thức : Quy nạp hay so sánh; từ ngữ khẳng định tuyệt đối.

Câu 10 (trang 150 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Cách thức trình bày một vấn đề :

   - Chào hỏi, tự giới thiệu.

   - Lần lượt trình bày các nội dung đã định.

   - Kết thúc và cảm ơn.

Luyện tập

Câu 1 (trang 150 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): HS xem lại các bài tập về lập dàn ý, viết đoạn văn trong bài văn tự sự trong danh mục bài soạn Ngữ văn 10 :

   - Lập dàn ý bài văn tự sự và Luyện tập viết đoạn văn tự sự (Ngữ văn 10 tập 1).

   - Lập dàn ý bài văn thuyết minh (Ngữ văn 10 tập 1) và Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh (Ngữ văn 10 tập 2).

Câu 2 (trang 150 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Tóm tắt nội dung các bài :

Bài 1 - Khái quát văn học dân gian Việt Nam (Ngữ văn 10 tập 1).

a. Văn học dân gian là gì ?

b. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian (3 đặc trưng).

c. Các thể loại của văn học dân gian (12 thể loại chính)

d. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian:

   - Kho tri thức bách khoa của nhân dân các dân tộc.

   - Giáo dục đạo lí làm người.

   - Giá trị nghệ thuật : văn học dân gian mang đậm đà bản sắc dân tộc.

Bài 2 : Truyện Kiều (Phần một : Tác giả) (Ngữ văn 10, tập 2, tuần 28).

a. Thân thế, sự nghiệp.

   - Cuộc đời nhiều thăng trầm trong một thời đại đầy biến động.

   - Làm quan cho nhà Nguyễn (1802), từng đi sứ Trung Quốc...

b. Các sáng tác chính : Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục (Chữ Hán), Truyện Kiều, Văn tế thập loại chúng sinh (Chữ Nôm), ...

c. Giá trị tư tưởng, nghệ thuật trong các sáng tác :

   - Giá trị tư tưởng:

       + Giá trị hiện thực (Tố cáo bọn quan lại và thế lực ghê gớm của đồng tiền ...).

       + Giá trị nhân đạo (xót thương, đau đớn cho thân phận con người; ngợi ca vẻ đẹp con người, trân trọng khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, tình yêu, công lí, ..).

   - Giá trị nghệ thuật : thơ chữ Hán giản dị mà tinh luyện, tài hoa; thơ Nôm đạt tới đỉnh cao rực rỡ; đóng góp lớn cho sự phát triển tiếng Việt.

d. Đánh giá chung về thiên tài Nguyễn Du : một đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.

Bài 3 : Văn bản văn học (Ngữ văn 10, tập 2)

1. Tiêu chí của một văn bản văn học.

   - Phản ánh và khám phá cuộc sống, bồi dưỡng tư tưởng, tâm hồn, có tính thẩm mĩ.

   - Ngôn từ trong văn bản có nhiều tìm tòi sáng tạo, có hình tượng mang hàm nghĩa sâu sắc, phong phú.

   - Thuộc một thể loại nhất định với những quy ước thẩm mĩ riêng, ...

2. Cấu trúc của văn bản văn học:

   Gồm nhiều tầng lớp : ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa.

0
0
Phạm Văn Bắc
05/04/2018 17:08:12

Soạn bài: Ôn tập phần làm văn

I. Lí thuyết

Câu 1: Nêu đặc điểm của các kiểu văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận và các yêu cầu kết hợp chúng trong thực thế viết văn bản. Cho biết vì sao cần kết hợp các kiểu văn bản đó với nhau?

- Đặc điểm của văn bản tự sự: kể lại, trình bày lại sự việc, câu chuyện một cách có trình tự, ...

- Đặc điểm của văn bản thuyết minh: Giới thiệu một số nét cơ bản về đối tượng để thuyết phục người nghe theo quan điểm của người viết.

- Đặc điểm của văn bản nghị luận: Dùng lí lẽ, và thực tế để phân tích, chứng minh, bình luận, ... một vấn đề thuộc văn học hay đời sống.

- Sở dĩ cần kết hợp các loại văn bản này vì chúng có quan hệ hữu cơ trong thực tế, và vì khi viết, nếu có kết hợp, chất lượng bài viết sẽ tốt hơn.

Câu 2: Sự việc và chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự là gì? Cho biết cách chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu khi viết kiểu văn bản này?

- Sự việc và chi tiết tiêu biểu là những sự việc, chi tiết nổi bật nhất, biểu thị tập trung nhất tư tưởng, chủ đề của tác phẩm tự sự.

- Khi viết văn bản tự sự, muốn lựa chọn các sự việc, chi tiết tiêu biểu, cần có công quan sát, suy ngẫm, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng, ... nhằm phát hiện ra những sự việc, chi tiết nào có ý nghĩa nhất, giúp cho việc bộc lộ chủ đề, xây dựng tính cách nhân vật được rõ nét nhất.

Câu 3: Trình bày cách lập dàn ý, viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

Để lập dàn ý cho một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm, cần lưu ý những điểm sau đây:

- Dàn ý đó cũng tương tự như dàn ý của bài văn tự sự bình thường khác.

- Tuy nhiên, trong thân bài (phần chính của chuyện), cần bố trí các đoạn để có thể miêu tả và biểu cảm đối với nhân vật, hoàn cảnh nhân vật. Trong phần kết cũng thường có những đoạn biểu cảm.

- Chú ý: Không nên miêu tả và biểu cảm lan man, chỉ nên tập trang khắc hoạ hình tượng nhân vật, như miêu tả ngoại hình, miêu tả nội tâm, miêu tả và biểu cảm về hoàn cảnh nhân vật ...

Câu 4: Trình bày các phương pháp thuyết minh thường được sử dụng trong một bài văn thuyết minh.

Phương pháp thuyết minh là một hệ thống những cách thức được sử dụng nhằm đạt được mục đích đặt ra. Phương pháp thuyết minh rất quan trọng đối với bài văn thuyết minh. Nắm được phương pháp, người viết (người nói) mới truyền đạt đến người đọc (người nghe) những hiểu biết về sự vật, sự việc, hiện tượng một cách hiệu quả.

Các phương pháp thuyết minh đã học ở THCS gồm: nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích.

Ở lớp 10, các phương pháp thuyết minh trên được củng cố và nâng cao. Ngoài ra, chương trình còn giới thiệu một số phương pháp mới khác, như: thuyết minh bằng cách chú thích; thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân - kết quả.

Câu 5: Làm thế nào để viết được một bài văn thuyết minh chuẩn xác và hấp dẫn?

Văn bản thuyết minh có mục đích cung cấp cho người nghe (người đọc) những tri thức về sự vật khách quan. Cho nên văn bản trước hết cần chuẩn xác.

Muốn chuẩn xác cần chú ý tìm hiểu thấu đáo trước khi viết; thu thập tài liệu tham khảo, chú ý đến thời điểm xuất bản của các tài liệu để có thể cập nhật những tìm tòi phát kiến mới cũng như thấy được những thay đổi thường có.

Văn thuyết minh còn có nhiệm vụ đặc trưng, đó là thuyết phục được người đọc (người nghe). Bài viết vì thế cần tạo được hấp dẫn.

Muốn làm cho văn bản hấp dẫn cần đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động, những con số chính xác; so sánh để làm nổi bật sự khác biệt, khắc sâu vào trí nhớ người đọc (người nghe); làm cho câu văn thuyết minh biến hoá linh hoạt; khi cần nên phối hợp nhiều loại kiến thức để đối tượng thuyết minh được soi rọi từ nhiều mặt.

Câu 6: Trình bày cách lập dàn ý và viết các đoạn văn thuyết minh.

- Cách lập dàn ý cho bài văn thuyết minh:

Muốn lập dàn ý cho bài văn thuyết minh, cần nắm vững các kiến thức cần thiết về dàn ý và có kĩ năng xây dựng dàn ý nói chung; có đầy đủ tri thức cần thiết cho bài thuyết minh của mình; và cuối cùng, cần sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí.

- Cách viết đoạn mở đầu của bài văn thuyết minh: cần nêu đề tài bài viết (như giới thiệu đối tượng nào?); cho người đọc biết mục đích thuyết minh của bài viết; nêu ý nghĩa và tầm quan trọng của đối tượng thuyết minh để thu hút người đọc (người nghe) ...

- Cách viết phần thân bài: Tuỳ theo từng bài văn cụ thể để lựa chọn cách viết phù hợp. Trong phần thân bài có nhiều đoạn văn với những mục đích, nội dung khác nhau. Thông thường, có thể xác định những đoạn văn sau:

    + Đoạn văn cung cấp tri thức (thông báo). Trong đoạn văn này, cần cung cấp những thông tin chính xác, cập nhật và quan trọng hơn là những thông tin đó phải được lựa chọn, phục vụ cho mục đích thuyết minh.

    + Đoạn văn lập luận: Dùng lí lẽ để phân tích thông tin, chỉ rõ ý nghĩa của các thông tin ấy có liên quan đến mục tiêu thuyết minh như thế nào.

    + Đoạn văn thuyết phục: Đây là đoạn trực tiếp tác động đến cảm xúc, suy nghĩ của người nghe (người đọc). Tuỳ theo đối tượng người nghe (mgười đọc) để có những lời lẽ thuyết phục phù hợp.

- Cách viết phần kết bài: Trở lại với đề tài của văn bản thuyết minh, lưu lại những ấn tượng ở người nghe (người đọc).

Câu 7: Trình bày về cấu tạo của một lập luận, các thao tác nghị luận và cách lập dàn ý bài văn nghị luận.

- Cấu tạo của một lập luận:

    + Lập luận gồm luận điểm, luận cứ, luận chứng.

    + Luận điểm là vấn đề được đưa ra để bàn bạc. Luận cứ là những cơ sở làm chỗ dựa về mặt lí luận và thực tiễn. Luận chứng là những ví dụ thực tế nhằm chứng minh cho luận điểm, luận cứ.

- Các thao tác nghị luận:

    + Thao tác nghị luận là những động tác được thực hiện theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật được quy định trong hoạt động nghị luận.

    + Các thao tác nghị luận gồm: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp và so sánh.

- Muốn lập được dàn ý cho bài nghị luận, cần:

    + Nhận thức đúng đề bài nghị luận (kiểu bài nghị luận, vấn đề nghị luận, phạm vi tài liệu).

    + Tìm ý cho bài văn. Tìm ý chính là tìm ra các luận điểm, luận cứ, từ khái quát đến cụ thể, chi tiết.

    + Lập dàn ý là việc lựa chọn, sắp xếp, triển khai các luận điểm, luận cứ lồng vào bố cục ba phần sao cho hợp lí.

Câu 8: Trình bày yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự, văn bản thuyết, minh.

- Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự:

    + Yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự là kể lại hoặc viết lại một cách ngắn gọn những chuyện cơ bản xảy ra với nhân vật chính. Tóm tắt phải trung thành với văn bản gốc.

- Cách thức tóm tắt văn bản tự sự:

    + Đọc kĩ văn bản, nắm được kết cấu, nhân vật, mâu thuẫn, xung đột, ...

    + Kể lại các chi tiết chính dựa theo kết cấu, bố cục, sao cho bật ra mâu thuẫn, xung đột.

Với yêu cầu tóm tắt nhân vật chính nhưng không theo điểm nhìn của truyện, phải xây dựng kết cấu mới, theo điểm nhìn mới.

- Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản thuyết minh:

    + Yêu cầu: Tóm tắt phải rõ ràng, chính xác, sát với nội dung cơ bản của văn bản gốc.

    + Muốn tóm tắt một văn bản thuyết minh ta cần xác định mục đích yêu cầu tóm tắt; đọc văn bản gốc để nắm vững đối tượng thuyết minh; tìm bố cục văn bản. Từ đó, tóm lược các ý để hình thành văn bản tóm tắt.

Câu 9: Nêu đặc điểm và cách viết kế hoạch cá nhân, quảng cáo.

Đặc điểm và cách viết kế hoạch cá nhân:

- Đặc điểm của kế hoạch cá nhân:

    + Về nội dung: Kế hoạch cá nhân là bản dự kiến những công việc sắp tới của cá nhân.

    + Về hình thức: Kế hoạch cá nhân được trình bày một cách khoa học, cụ thể về thời gan, mục tiêu cần đạt...

- Cách viết bản kế hoạch cá nhân:

Ngoài tiêu đề, kế hoạch cá nhân có 2 phần:

    + Phần đầu: ghi rõ họ tên, địa chỉ (nếu cần).

    + Phần hai: nêu nội dung công việc, thời gian, địa điểm và dự kiến kết quả đạt được.

Lời văn ngắn gọn, giản lược, nên kẻ bảng.

Đặc điểm và cách viết quảng cáo:

- Đặc điểm quảng cáo:

    + Về nội dung: là những thông tin về sản phẩm hoặc về loại dịch vụ.

    + Về hình thức: súc tích, hấp dẫn và kích thích tâm lí khách hàng.

- Cách viết quảng cáo:

    + Chọn nội dung quảng cáo. Nội dung thông tin phải độc đáo, hấp dẫn, gây ấn tượng, thể hiện tính ưu việt của sản phẩm hay loại dịch vụ.

    + Chọn hình thức quảng cáo: Quy nạp, hay so sánh; sử dụng từ ngữ khẳng định tuyệt đối.

Câu 10: Nêu cách thức trình bày một vấn đề.

Trước khi trình bày, cần tìm hiểu trình độ học vấn, yêu cầu, tâm lí, sở thích của người nghe; lựa chọn nội dung và lập dàn ý cho bài trình bày.

Các bước trình bày thường theo thứ tự:

- Chào hỏi, tự giới thiệu.

- Lần lượt trình bày các nội dung đã định.

- Kết thúc và cảm ơn.

II. Luyện tập

Câu 1: Lập dàn ý, viết các kiểu đoạn văn trong văn tự sự, thuyết minh.

Gợi ý: xem lại các bài tập về lập dàn ý, viết các kiểu đoạn văn trong văn tự sự, thuyết minh đã học trong chương trình lớp 10.

Câu 2: Hãy tóm tắt nội dung các bài: Khái quát văn học dân gian Việt Nam (Ngữ văn 10 tập 1), Nguyễn Du và bài Văn bản văn học (Ngữ văn 10, tập 2).

Bài 1 - Tóm tắt bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam (Ngữ văn 10 tập 1).

Bài viết theo các ý:

a. Văn học dân gian là gì? (Văn học truyền miệng, do nhân dân lao động sáng tác và lưu truyền, phục vụ các sinh hoạt khác nhau của cộng đồng).

b. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian (Tính truyền miệng, tính tập thể, tính thực hành).

c. Các thể loại của văn học dân gian (12 thể loại chính: thần thoại, sử thi, truyền thuyết). Nêu ngắn gọn khái niệm về mỗi thể loại.

d. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian:

- Kho tri thức bách khoa của nhân dân các dân tộc.

- Giáo dục đạo lí làm người.

- Giá trị nghệ thuật: văn học dân gian mang đậm đà bản sắc dân tộc.

Bài 2: Tóm tắt bài Nguyễn Du (Ngữ văn 10, tập 2, tuần 28).

Các ý chính:

a. Thân thế, sự nghiệp. Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình đại quý tộc có nhiều đời và nhiều người làm quan to.

- Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm trong một thời đại đầy biến động. Lên 10 tuổi, Nguyễn Du mồ côi cả cha lẫn mẹ. Nhà Lê sụp đổ (1789), Nguyễn Du sống cuộc đời phiêu dạt, chìm nổi long đong. Hơn 10 năm gió bụi, sống gần nhân dân, thấm thìa bao nỗi ấn lạnh kiếp người, Nguyễn Du đã khẳng định tư tưởng nhân đạo trong sáng tác của mình. Chính nỗi bất hạnh lớn đã làm nên một nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại.

- Làm quan cho nhà Nguyễn (1802) tới chức Học sĩ điện cần Chánh, được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc... Nhưng có những mâu thuẫn phức tạp của một thiên tài đứng giữa một giai đoạn lịch sử đầy bi kịch.

b. Các sáng tác chính . Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục (Chữ Hán), Truyện Kiều, Văn tế thập loại chúng sinh (Chữ Nôm), ...

c. Giá trị tư tưởng, nghệ thuật trong các sáng tác.

- Giá trị tư tưởng:

    + Giá trị hiện thực (Phản ánh hiện thực xã hội với cái nhìn sâu sắc; tố cáo sự bất nhân của bọn quan lại và thế lực tác oai tác quái ghê gớm của đồng tiền ...).

    + Giá trị nhân đạo (Niềm quan tâm sâu sắc đến thân phận con người; cảm hứng bao trùm là cảm hứng xót thương, đau đớn; ngợi ca vẻ đẹp con người, trân trọng những khát vọng của họ đặc biệt là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, tình yêu, công lí, ..).

- Giá trị nghệ thuật: thơ chữ Hán giản dị mà tinh luyện, tài hoa; thơ Nôm đạt tới đỉnh cao rực rỡ; đóng góp lớn cho sự phát triển tiếng Việt.

d. Đánh giá chung về thiên tài Nguyễn Du: một đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Thời đại, hoàn cảnh gia đình và năng khiếu bẩm sinh đã tạo nên thiên tài Nguyễn Du. Tư tưởng bao trùm là chủ nghĩa nhân đạo.Thơ ông kết tinh những thành tựu văn hoá dân tộc. Truyện Kiều là một kiệt tác ...

Bài 3: Tóm tắt bài Văn bản văn học (Ngữ văn 10, tập 2)

Các ý chính:

1. Khi nào một văn bản được coi là văn bản văn học (Tiêu chí).

a. Phản ánh và khám phá cuộc sống, bồi dưỡng tư tưởng và tâm hồn, thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.

b. Ngôn từ trong văn bản có nhiều tìm tòi sáng tạo, có hình tượng mang hàm nghĩa sâu sắc, phong phú.

c. Thuộc một thể loại nhất định với những quy ước thẩm mĩ riêng, ...

2. Cấu trúc của văn bản văn học:

Gồm nhiều tầng lớp: ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa.

0
0
Đặng Bảo Trâm
05/04/2018 17:08:16

Soạn bài: Ôn tập phần làm văn

Những nội dung kiến thức cần ôn tập

1. Các kiểu văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông:

   - Tự sự: trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục nhằm biểu hiện con người, đời sống, tư tưởng, thái độ,...

   - Thuyết minh: Trình bày thuộc tính, nguyên nhân, kết quả của sự vật, hiện tượng, vấn đề...nhằm giúp người đọc có tri thức và thái độ đúng đắn với đối tượng được thuyết minh.

   - Nghị luận: trình bày tư tưởng quan điểm, nhận xét, đánh giá,... đối với các vấn đề xã hội hoặc văn học qua các luận điểm, luận cứ, lập luận có tính thuyết phục.

   Ngoài ra còn có các loại văn bản khác: văn bản báo chí, văn bản hành chính,văn bản tổng kết, bản tin,...

2. Để viết được một văn bản, cần thực hiện:

   - Tìm hiểu đề, xác định được yêu cầu bài viết.

   - Tìm và chọn ý cho bài văn.

   - Lập dàn ý.

   - Viết văn bản theo dàn ý đã xác định.

   - Đọc lại và hoàn chỉnh bài viết.

3. Ôn tập về văn nghị luận

a. Đề tài cơ bản của văn nghị luận trong nhà trường:

   - Nghị luận về tư tưởng đạo lí.

   - Nghị luận về một hiện tượng đời sống (nghị luận xã hội).

   - Nghị luận về một tác phẩm hoặc một đoạn trích.

   - Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.

   * Điểm chung:

       + Đều trình bày tư tưởng, quan điểm, nhận xét đánh giá... đối với các vấn đề nghị luận.

       + Đều sử dụng các yếu tố lập luận có tính thuyết phục.

   * Điểm khác biệt:

       + Đối với đề bài nghị luận xã hội, người viết cần có vốn sống, vốn hiểu biết thực tế, hiểu biết xã hội phong phú, sâu sắc,...

       + Đối với đề bài nghị luận văn học: người viết cần phải nắm chắc kiến thức văn học, cảm thụ tác phẩm,...

b. Lập luận trong văn nghị luận

   - Lập luận gồm: Luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận.

   - Luận điểm là ý kiến thể hiện quan điểm của người viết đối với vấn đề nghị luận. Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng để soi sáng cho luận điểm. Phương pháp lập luận là cách xây dựng, sắp xếp luận cứ theo một hệ thống khoa học, chặt chẽ để làm sáng tỏ luận điểm.

   - Yêu cầu cơ bản và các xác định luận cứ cho luận điểm: Luận cứ phải tiêu biểu, chính xác, đầy đủ và được sắp xếp, phân tích, lí giải hợp lí, thuyết phục.

   - Các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích, so sánh, bác bỏ.

   - Khi lập luận cần tránh:

       + Luận điểm không rõ ràng, chính xác.

       + Luận cứ không đầy đủ, không tiêu biểu.

       + Cách lập luận thiếu thuyết phục...

c. Bố cục của bài văn nghị luận

   - Mở bài có vai trò nêu vấn đề nghị luận, định hướng cho bài nghị luận và thu hút sự chú ý của người đọc (người nghe).

       + Yêu cầu của mở bài: thông báo chính xác, ngắn gọn về đề tài, hướng người đọc vào đề tài một cách tự nhiên, gợi hứng thú với vấn đề được trình bày trong văn bản.

       + Cách mở bài: có thể trực tiếp hoặc gián tiếp.

   - Thân bài: là phần chính của bài viết. Nội dung cơ bản của phần thân bài là triển khai vấn đề thành các lập luận điểm, luận cứ với cách sử dụng các phương pháp lập luận thích hợp.

       + Các nội dung của phần thân bài phải được sắp xếp một cách có hệ thống, các nội dung phải có quan hệ chặt chẽ, logic.

       + Giữa các đoạn trong phần thân bài phải có sự chuyển ý để đảm bảo tính liên kết giữa các ý, các đoạn.

c. Kết bài có vai trò thông báo về sự kết thúc của việc trình bày đề tài, nêu đánh giá khái quát của người viết về những vấn đề nổi bật nhất của vấn đề, gợi liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn.

d. Diễn đạt trong văn nghị luận

   - Yêu cầu:

       + Chặt chẽ, thuyết phục cả về lí trí và tình cảm.

       + Cách dùng từ, viết câu chính xác, linh hoạt.

       + Giọng văn sinh động thích hợp với nội dung biểu đạt.

Luyện tập

1. Đề bài

Đề 1 (trang 183 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

   * Xô - cơ - rát sẽ nói với người khách: “Nếu câu chuyện của anh muốn kể không đúng sự thật, cũng không tốt đẹp, thậm chí chẳng cần thiết cho tôi thì tại sao anh phải kể”.

   * Nội dung của câu chuyện là phê phán hiện tượng có người chuyên đi nói xấu người khác. Truyện cũng đồng thời ca ngợi sự thông minh, hóm hỉnh, đạo đức của Xô - cơ – rát. - Câu chuyện là một bài học quý báu về tình bạn, về đạo lí và lối sống đúng đắn.

   - Bài học rút ra cho bản thân: Phải đảm bảo tính chân thực, tốt đẹp, có ích của sự vật được nghe, được kể.

Đề 2: (trang 183 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2): tự chọn và phân tích một đoạn thơ mà mình yêu thích nhất trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm.

Yêu cầu luyện tập

a, Tìm hiểu đề

   * Hai đề bài trên thuộc kiểu bài nghị luận:

   - Đề bài 1 thuộc dạng đề nghị luận về một hiện tượng trong cuộc sống.

   - Đề bài 2 thuộc dạng đề nghị luận văn học phân tích một đoạn thơ trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm.

   * Những thao tác lập luận cần sử dụng:

- Đề 1: (trang 183 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2): thao tác phân tích kết hợp với bình luận

- Đề 2: (trang 183 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2): thao thác phân tích kết hợp với các thao thác chứng minh, giải thích, so sánh, bình luân để đánh giá những tư tưởng của đoạn thơ.

   * Những luận điểm dự kiến:

- Đề 1: (trang 183 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

       + Mục đích của ba câu hỏi mà Xô - cơ - rát đưa ra.

       + Rút ra kết luận về câu nói cuối cùng của nhà triết học Xô - cơ - rát: ông có thể sẽ nói điều gì?

       + Bình luận và rút ra bài học cho bản thân từ câu chuyện trên.

- Đề 2: (trang 183 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

       + Giá trị nội dung của đoạn thơ.

       + Giá trị nghệ thuật của đoạn thơ.

b, Lập dàn ý

* Đề 1 (trang 183 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

   - Mở bài: Giới thiệu và trích dẫn câu chuyện.

   - Thân bài:

       + Mục đích của ba câu hỏi mà Xô - cơ - rát đã đưa ra: tìm hiểu tính chất câu chuyện sắp xảy ra (Có đúng không? Có tốt không? Và có ích không?).

       + Rút ra kết luận về câu nói cuối truyện của nhà triết học: ông có thể đã nói nói với người khách: “Nếu câu chuyện của anh muốn kể không đúng sự thật, cũng không tốt đẹp, thậm chí chẳng cần thiết cho tôi thì tại sao anh phải kể”.

       + Bình luận và rút ra bài học cho bản thân:

   Nội dung của câu chuyện là phê phán hiện tượng có người chuyên đi nói xấu người khác. Truyện cũng đồng thời ca ngợi sự thông minh, hóm hỉnh, đạo đức của Xô - cơ - rát. Câu chuyện là một bài học quý báu về tình bạn, về đạo lí và lối sống đúng đắn.

   Bài học rút ra cho bản thân: Phải đảm bảo tính chân thực, tốt đẹp, có ích của sự vật được nghe, được kể.

   - Kết bài: Khẳng định lại tính có ích của câu chuyện và khái quát bài học rút ra được.

* Để 2: (trang 183 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

   - Mở bài: Giới thiệu đoạn trích và nội dung đoạn trích.

   - Thân bài:

       + Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, vị trí đoạn trích.

       + Phân tích những giá trị về nội dung tư tưởng.

       + Phân tích những giá trị nghệ thuật của đoạn trích.

       + Ý nghĩa đoạn thơ: đoạn thơ đã góp phần thể hiện giá trị tác phẩm như thế nào?

   - Kết bài: Khẳng định giá trị đoạn thơ cũng như bài thơ.

c, Tập viết mở bài

   Gợi ý

- Đề 1: (trang 183 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2): (trích dẫn câu chuyện)

   Xô - cơ - rát đã nói gì với người khách của mình? Nhà triết gia nổi tiếng ấy đã cho chúng ta bài học bổ ích gì trong cuộc sống?

- Đề 2: (trang 183 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2): Nguyễn Khoa Điềm là một gương mặt biểu của lớp nhà thơ trẻ trong kháng chiến chống Mỹ. Nét độc đáo trong phong cách thơ của nhà văn là có nhiều tìm tòi, khám phá những ý tưởng sâu sắc về nhân dân đất nước. Điều ấy được thể hiện rất rõ trong bài thơ Đất Nước và trong đoạn trích...

d. Tự chọn một ý trong dàn ý để viết thành một đoạn văn.

0
0
CenaZero♡
05/04/2018 17:08:16

Soạn bài: Ôn tập phần làm văn

Ôn tập các kiến thức đã học

Câu 1: Các kiểu loại văn bản đã được học ở THPT

a) Tự sự: Trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục nhằm biểu hiện con người, đời sống, tư tưởng, thái độ ...

b) Thuyết minh: Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả của sự vật, hiện tượng, vấn đề ... nhằm giúp người đọc có tri thức và tháiđộ đúng đắn đối với đối tượng được thuyết minh.

c) Nghị luận: trình bày tư tưởng, quan điểm,nhận xét, đánh giá, ... đối với các vấn đề xã hội hoặc văn học qua các luận diểm, luận cứ,lập luận có tính thuyết phục ...

Ngoài ra còn có các loại văn bản khác: Văn bản báo chí, văn bản hành chính, kế hoạch cánhân, quảng cáo, bản tin,văn bản tổng kết, ...

Câu 2: Các bước viết văn bản:

- Tìm hiểu đề, xác định yêu cầu bài viết

- Tìm và chọn ý cho bài văn

- Lập dàn ý

- Viết văn bản theo dàn ý đã xác định

- Đọc lại và hoàn chỉnh bài viết

Câu 3: Văn nghị luận

a. Đề tài cơ bản của văn nghị luận trong nhà trường

- Nghị luận xã hội:

   + Về một hiện tượng trong đời sống

   + Về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

- Nghị luận văn học:

   + Về một ý kiến bàn về văn học.

   + Về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.

Khi viết về những đề tài đó ta thấy có những điểm chung và những điểm khác biệt:

- Điểm chung:

   + Đều trình bày tư tưởng, quan điểm, nhận xét đánh giá, ... đối với các vấn đề nghị luận.

   + Đều sử dụng các yếu tố lập luận có tính thuyết phục.

- Điểm khác biệt:

   + Đối với đề bài nghị luận xã hội, người viết cần có vốn sống, vốn hiểu biết thực tế, hiểu biết xã hội phong phú, sâu sắc, ...

   + Đối với đề bài nghị luận văn học, người viết cần phải có kiến thức văn học, khả năng lí giải các vấn đề văn học, cảm thụ các tác phẩm, hình tượng văn học.

b. Lập luận trong văn nghị luận

- Lập luận gồm: Luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận.

- Luận điểm là tư tưởng cơ bản của bài văn nghị luận; luận cứ bao gồm cả lí lẽ và dẫn chứng để giải thích và chứng minh cho luận điểm; phương pháp lập luận là cách xây dựng, sắp xếp luận cứ theo một hệ thống khoa học, chặt chẽ để làm sáng tỏ luận điểm.

- Các yêu cầu cơ bản cách xác định luận cứ cho luận điểm:

   + Lí lẽ phải có cơ sở, phải dựa trên những chân lí, lí lẽ đã được thừa nhận.

   + Dẫn chứng phải chính xác, phù hợp với lí lẽ đã đượcthừa nhận.

- Các lỗi thường gặp khi lập luận và cách khắc phục (tự nêu).

- Kể tên các thao tác lập luận cơ bản:

   + Thao tác lập luận giải thích

   + Thao tác lập luận chứng minh

   + Thao tác lập luận phân tích

   + Thao tác lập luận so sánh

   + Thao tác lập luận bác bỏ

   + Thao tác lập luận bình luận

- Các lí lẽ và dẫn chứng phải phù hợp và tập trung làm sáng tỏ luận điểm.

- Các lỗi thường gặp khi lập luận và cách khắc phục:

   + Nêu luận điểm không rõ ràng, trùng lặp, không phù hợp với bản chất của vấn đề cần giải quyết.

   + Nêu luận cứ không đầy đủ, thiếu chính xác, thiếu chân thực, trùng lặp hoặc quá rườm rà, không liên quan đến luận điểm cần trình bày.

   + Lập luận mâu thuẩn, luận cứ không phù hợp với luận điểm.

c. Bố cục của bài văn nghị luận

Một bài văn nghị luận phải có ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. Ba phần trên phải thống nhất, có quan hệ chặt chẽ với nhau.

- Phần mở bài nhằm thông báo chính xác, ngắn gọn vấn đề cần nghị luận, hướng người đọc, người nghe vào nội dung cần bàn luận một cách tự nhiên, gợi sự hứng thú đối với người đọc đối với vấn đề cần bàn luận.

- Thân bài là phần chính của bài viết. Nội dung cơ bản của phần thân bài là triển khai vấn đè thành các luận điểm, luận cứ bằng các cách lập luận thích hợp.

   + Giữa các đoạn trong bài phải có sự chuyển ý, phải cách nhau bằng một dấu chấm xuống dòng và một chỗ thụt đầu dòng.

- Kết bài thông báo về sự kết thúc của việc trình bày vấn đề, nêu đánh giá khái quát của người viết về những khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề; gợi liên tưởng sâu sắc hơn, rộng hơn.

d. Diễn đạt trong văn nghị luận

Diễn dạt cần chặt chẽ, thuyết phục cả về lí trí và tình cảm. Muốn vậy, cần dùng từ, viết câu chính xác, linh hoạt; giọng văn chủ yếu là trang trọng, nghiêm túc nhưng cần chú ý thay đổi giọng văn sao cho sinh động thích hợp với nội dung biểu đạt; sử dụng các phép tu từ về từ và về câu một cách hợp lí.

II. Luyện tập

Đề 1: Về câu chuyện Ba câu hỏi của nhà triết học Xô-cơ-rát (Hi Lạp) đối với người khách.

a. Tìm hiểu đề:

- Kiểu bài:

   + Nghị luận xã hội (Nghị luận về một hiện tượng trong cuộc sống - đề 1)

   + Nghị luận văn học (Phân tích một đoạn thơ - đề 2)

- Đề 1 chủ yếu vận dụng thao tác phân tích, bình luận, đề 2 chủ yếu vận dụng thao tác phân tích.

Những luận điểm cơ bản:

- Với đề 1:

   + Mục đích của ba câu hỏi mà Xô-cơ-rát đưa ra là gì? (Tìm hiểu tính chất câu chuyện sắp phải nghe: Có đúng không?; có tốt không; Và có ích không?).

   + Rút ra kết luận về câu nói cuối truyện của nhà triết học Xô-cơ-rát: Ông có thể đã nói gì? ("Nếu câu chuyện của anh muốn kể không có thật, cũng không tốt dẹp, thậm chí chẳng cần thiết cho tôi thì tại sao anh lại phải kể")

   + Bình luận và rút ra bài học cho bản thân (Phải bảo đảm tính chân thực, tốt đẹp, có ích của sự việc được nghe, kể)

- Với đề 2:

   + Giá trị nội dung của đoạn thơ

   + Giá trị nghệ thuật của đoạn thơ ...

b. Lập dàn ý cho bài viết

ĐỀ 2: Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau đây trong đoạn trích "Đất nước" của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm:

 "Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi    ...... Đất nước có từ ngày đó". 

A. Mở bài

- Nguyễn Khoa Điềm (1943) thuộc thế hệ nhà thơ chống Mỹ cứu nước.Đất nước, nhân dân, cách mạng luôn là nguồn cảm hứng phong phú của thơ ông.

- "Đất nước" là một đoạn trích thuộc chương V trong bản trường ca "Mặt đường khát vọng" của Nguyễn Khoa Điềm, sáng tác năm 1971, tại chiến trường Bình Trị Thiên.

- Chín câu thơ đầu của đoạn thơ:

 "Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi    ...... Đất nước có từ ngày đó". 

Là những cảm nhận sâu sắc của nhà thơ về sự sinh thành và phát triển của Đất nước qua những hình tượng cụ thể, sinh động, gợi cảm sôi nổi và thiết tha.

B. Thân bài

- Toàn đoạn thơ có chín câu, được viết theo thể thơ tự do, hình ảnh thơ giàu sức liên tưởng ..., nhà thơ giúp cho người đọc có những suy nghĩ, cảm nhận về cội nguồn và sự hình thành của Đất nước một cách sâu sắc.

- Trước hết,ở hai câu thơ đầu của đoạn thơ, Tác giả đi tìm sự lý giải về sự sinh thành của đất nước. Đất nước có từ bao giờ? Để trả lời cho câu hỏi này, nhà thơ đã viết:

"Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi,

Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể"

Tham vọng tính tuổi của Đất nước của nhà thơ thật khó bởi chính cái "ngày xửa ngày xưa" (thời gian nghệ thuật thường thấy trong truyện cổ tích) có tính phiếm chỉ, trừu tượng, không xác định. Đó là thời gian huyền hồ, hư ảo, thời gian mang màu sắc huyền thoại. Song chính ở "cái ngày xửa ngày xưa" đó, nhà thơ đã giúp cho chúng ta nhận thức được: Đất nước đã có từ rất lâu, rất xa, từ bao giờ chẳng biết. Chỉ biết rằng: khi ta cất tiếng khóc chào đời, thì Đất nước đã hiện hữu.

Không dừng lại ở khát vọng đo đếm tuổi của đất nước, nhà thơ còn nỗ lực hình dung về khởi đầu và quá trình trưởng thành của đất nước:

"Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn,

Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc"

Phải chăng, khởi thủy của đất nước là văn hóa được kết tinh từ tâm hồn và tính cách anh hùng của con người Việt Nam. Ở đây,hình ảnh "miếng trầu" đã là một hình tượng nghệ thuật giàu tính thẩm mỹ từng xuất hiện trong các câu chuyện cổ tích, ca dao, tục ngữ. Bởi lẽ, "miếng trầu" là hiện thân của tình yêu thương, lòng thủy chungcủa tâm hồn dân tộc. Từ truyền thuyết dân gian đến tác phẩm thơ văn hiện đại, cây tre đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh tinh thần dân tộc quật cường đánh giặc cứu nước và giữ nước.

Và còn nữa, trong quá trình trưởng thành, đất nước còn gắn liền với với đời sống văn hóa tâm linh, bằng phong tục tập quán lâu đời còn truyền lại và bằng chính cuộc sống lao động cần cù vất vả của nhân dân:

"Tóc mẹ búi sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên,

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng ..."

Đọan thơ, bằng những ý thơ giàu sức liên tưởng, nhà thơ đã đưa người đọc trở về với những nét đẹp văn hóa một thời của người phụ nữ Việt Nam bằng hình ảnh "tóc mẹ búi sau đầu", gợi tả một nét đẹp thuần phong mỹ tục của người Việt; và những câu ca dao xưa ca ngợi vẻ đẹp đậm tình nặng nghĩa trong cuộc sống vợ chồng "cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn". Không những vậy, hình ảnh thơ còn thể hiện sự cảm nhận về đất nước gắn với nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, lấy hạt gạo làm gia bản ...

- Có thể nói,đoạn thơ mở đầu trả lời cho câu hỏi về cội nguồn đất nước - một câu hỏi quen thuộc, giản dị bằng cách nói cũng rất giản dị, tự nhiên nhưng cũng rất mới lạ: nhà thơ không tạo ra khỏang cách sử thi để chiêm ngưỡng và ca ngợi đất nước hoặc dùng những hình ảnh mĩ lệ, mang tính biểu tượng để cảm nhận và lý giải, mà dùng cách nói rất đỗi giản dị,tự nhiên với những gì gần gũi, thân thiết, bình dị nhất.

Giọng thơ thâm trầm, trang nghiêm; cấu trúc thơ theo lối tăng cấp: Đất nước đã có; Đất nước bắt đầu; Đất nước lớn lên; Đất nước có từ ... giúp cho người đọc hình dung cả quá trình sinh ra, lớn lên, trưởng thành của đất nước trong thời gian trường kỳ của con người Việt Nam qua bao thế hệ. Đặc biệt là cách nhà thơ viết hoa hai từ Đất nước (vốn là một danh từ chung) cũng đã giúp ta cảm nhận tình yêu và sự trân trọng của nhà thơ khi nói về đất nước, quê hương của mình.

C. Kết bài

Tóm lại, chín câu thơ mở đầu cho đoạn trích "Đất nước" đã thật sự để lại những ấn tượng và cảm xúc sâu sắc cho người đọc về sự sinh thành và trưởng thành của đất nước. Bởi lẽ, đoạn thơ đã giúp cho tất cả mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, những ai mà còn có những nhận thức mơ hồ về đất nước mình thật sự phải suy gẫm.Bởi lẽ, đoạn thơ còn cho chúng ta hiểu được đất nước thật thân thương và gần gũi biết nhường nào .Từ đó đoạn thơ bồi dưỡng thêm cho chúng ta về tình yêu đất nước, quê hương mình và biến tình yêu ấy bằng thái độ, hành động dựng xây, bảo vệ đất nước.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K