LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài ông già và biển cả

4 trả lời
Hỏi chi tiết
900
0
0
Phạm Văn Bắc
01/08/2017 03:12:48
Soạn bài ông già và biển cả của Hê-Minh-Uê
I. Bố cục tác phẩm
Từ Mặt trời đang mọc lên… đến… nước bắn tung trùm lên cả ông lão và con thuyền: Cuộc chiến của Xan-ti-a-gô.
Tiếp đó đến hết: Xan-ti-a-gô đưa con cá về bến.
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi.
Câu 1. Trận chiến của ông già giữa biển khơi.
a. Lúc đầu và với sợi dây.
Cảm nhận độ nghiêng và sức nặng của sợi dây là ông lão biết được con cá đang bơi tròn và vòng tròn rất lớn. Ông dốc hết lực của cả cơ thể để kéo nhưng sợi dây không nhích thêm tí nào nữa. Thế rồi sợi dây thoát đi mất, rồi lại lao hút vào vùng nước tối. Mọi nỗ lực cố gắng của ông đều hoang phí vì con cá ở trong vùng nước tối vẫn còn sức mạnh vô hạn. Mối tương quan lực lượng thật chênh lệch, con cá vẫn chậm rãi lượn vòng như dạo chơi thong thả còn ông lão đã mệt thấu xương, hoa mắt cả tiếng đồng hồ. Nhưng điều khiến lão sợ là dấu hiệu của tuổi già: chóng mặt và choáng váng, không còn sức dẻo dai để cầm cự. Từ độc thoại nội tâm giọng văn chuyển sang đối thoại nội tâm, ông lão nói với chính mình để tự động viên, tự khích lệ tinh thần, làm tăng thêm sức mạnh chiến đấu. Đó là lúc con người lí trí cố gắng vực dậy con người thể xác đã rã rời: Ta không thể tự chơi xô mình và chết trước một con cá như thế này được… Ngay lúc ấy là một cú quật đột ngột làm nảy mạnh sợi dây để giữ cho con cá đừng đau quá. Cũng là lúc ông lão chủ động thế trận và liên tục thu dây và thấy những vòng tròn chậm dần. Con cá đuối sức bơi những vòng tròn nhỏ hơn. Ông lão cầm cự, chờ cho con cá đến gần để tung ra đòn quyết định. Vòng tròn là hình ảnh ẩn dụ nhiều ý nghĩa, trước hết nó biểu hiện sức lực của con cá, nó là vòng xoáy có thể hút lấy ông già…
b. Bây giờ là con cá
Cuối cùng con cá cũng hiện ra khiến ông lão ngạc nhiên trước sự to lớn và vẻ đẹp của nó: cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưới hái lớn, màu tím hồng dựng trên mặt đại dương xanh thẳm… thân hình đồ sộ và những sọc màu tía trên thân hình nó. Vừa ngắm nghía vẻ đẹp của nó, ông lão vừa dốc hết sức ra kéo con cá vào gần hơn. Con cá vẫn còn lượn thêm vòng nữa nhưng ông đã bắt đầu di chuyển được nó. Cán cân lực lượng đã ngang bằng. Phép điệp cú trong lời độc thoại: Ta đã di chuyển được nó thể hiện niềm vui thầm lặng khi ông già sắp tiếp cận được mục tiêu, sắp biến giấc mơ thành hiện thực.
Khi ông lão tập trung hết sức lực, huy động tất cả sức mạnh tinh thần và vật chất: Kéo đi, tay ơi… Hãy đứng vững, đôi chân kia thì con cá cũng trồi dậy sức lực cuối cùng, đang nằm nghiêng nó lật thẳng thân bơi đi. Ông lão lại nói chuyện với con cá bằng những lời thân thiện: Cá này, dẫu sao thì mày cũng sẽ chết. Mày muốn tao cũng chết nữa à?... Tao chưa bao giờ thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ. Lời đối thoại cho thấy con cá là một nhân vật thật sự cũng như thái độ ứng xử của ông già trước thiên nhiên, con người bắt buộc phải khai thác thiên nhiên để mưu cầu sự sống nhưng luôn biết ơn và trân trọng thiên nhiên, nhất là cảm phục trước vẻ đẹp của nó.
Đã mấy lần ông lão cố gắng kìm con cá nhưng nó lại rướn thẳng mình chầm chậm bơi ra xa. Cuối cùng trong cơn hấp hối, con cá bơi gần mạn thuyền, Xan-ti-a-gô buông sợi dây, dẫm chân giữ lại và ông lão vận hết sức lực, phóng ngọn lao xuống sườn con cá. Con cá tung mình lên treo lơ lửng trên không trung rồi rơi sầm xuống làm nước bắn tung trùm lên cả ông lão và con thuyền. Một cảnh tượng thật kì vĩ và hoành tráng, ông già đã chiến thắng con cá bằng sức lực, bằng sự tỉnh táo, khôn khéo và quan trọng hơn là bằng sức mạnh của ý chí, của nghị lực. Thuyết tảng bang trôi cho thấy rằng con người vô cùng nhỏ bé trước thiên nhiên nhưng có khả năng chinh phục được thiên nhiên là nhờ sức mạnh của trí tuệ, của ý chí – những thứ sức mạnh mà thiên nhiên không bao giờ có được. Hình ảnh một con người đơn độc giữa đại dương bao la, nhiều lúc tưởng như bị thiên nhiên quật ngã nhưng con người vẫn chế ngự, chiến thắng thiên nhiên nên đoạn trích là một khúc ca bi tráng về cuộc sống của người lao động và ông lão Xan-ti-a-gô là một anh hùng lao động bình dị, thầm lặng mà hết sức quang vinh.
Câu 2. Cảnh Xan-ti-a-gô đưa cá và thuyền về bến.
Có một chút rắc rối sau chiến thắng là con cá quá lớn lên Xan-ti-a-gô đành kéo con cá kiếm. Công việc nhìn tưởng đơn giản nhưng không hề dành đối với một ông già đã đuối sức và việc ấy trở thành một thứ khổ dịch. Đây là khoảng trống trong ngôn ngữ kể chuyện: khổ dịch không phải vì vất vả mà tác giả triết lí, nhiều khi con người bị ràng buộc bởi thành quả của chính mình. Ông phải luôn tự động viên qua những lời độc thoại: Hãy giữ đầu óc mình tỉnh táo… Làm ngay đi, lão già ơi. Nhờ kinh nghiệm mà ông xoay sở nhẹ nhàng: Ông phải lôi con thuyền lại chỗ nó… luồn sợi dây qua mang cả miệng, quấn một vòng quanh cái kiếm rồi lại đút sợi dây qua miệng ra mang kia, quấn một vòng nữa quanh miệng cá, gút chập sợi dây đôi lại rồi cột vào cái mấu đằng mũi thuyền… Công việc chuẩn bị đưa cá về đã xong thì ông lại đối mặt với nan giải mới: đôi tay và lưng thực sự nhức nhối, đói bụng. Công việc này thì ông giải quyết cũng dễ dàng: uống hai ngụm nước sai khi ăn mấy con tôm sống là lấy lại sức.
Xan-ti-a-gô vừa lái thuyền vừa nghĩ đến thành quả như một giấc mơ. Suốt tám mươi tư ngày liền đi biển đều trở về tay không nhưng Xan-ti-a-gô không hề nản chí, ông luôn hi vọng sẽ bắt được con cá thật lớn mà mình hằng mơ ước nên con cá kiếm trở thành biểu tượng của một giấc mơ đẹp. Nhờ sự kiên trì, nỗ lực hết mình mà lần này ông đã biến ước mơ thành sự thật. Con người sinh ra không phải để dành cho thất bại. Đây là tư tưởng trung tâm trong sáng tác của Hê-minh-uê được thể hiện nổi bật trong đoạn trích.
Câu 3. Đặc sắc nghệ thuật
- Lối kể kết hợp với miêu tả rất giản dị, đặc biệt ngông ngữ đối thoại kết hợp với độc thoại nội tâm nên Xan-ti-a-gô luôn đặt trong sự ứng chiếu với thiên nhiên, làm cho nhân vật không cô đơn giữa trời nước bao la mà có tầm vóc kì vĩ và khi đối thoại với chính mình (cụm từ lão nghĩ nhắc lại nhiều lần), nhân vật được nhân đôi sức mạnh (tinh thần và sức lực).
- Cách hành văn có nhiều “khoảng trắng”, nhiều chi tiết và hình tượng đa nghĩa đã làm nổi rõ nguyên lí tảng bang trôi. Chẳng hạn, Xan-ti-a-gô nghĩ: Con cá là vận may của ta được hiểu là ông không còn mắt vận rủi đeo đẳng, hết thời như dân làng nghĩ, vì đã tám mươi tư ngày qua ông đi biển về tay không. Ý nghĩ ấy còn bộc lộ đức khiêm tốn của một người lao động.
III. Luyện tập
1. Cảm nghĩ của anh / chị về hình tượng Xan-ti-a-gô trong đoạn trích.
2. Anh / chị hiểu như thế nào về nguyên lí tảng bang trôi của Hê-minh-uê? Tìm và phân tích một vài chi tiết trong đoạn trích để làm sáng tỏ.
3. Viết một đoạn văn ngắn phát biểu suy nghĩ của mình về tư tưởng của Hê-minh-uê: Con người sinh ra không phải để dành cho thất bại.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Trần Đan Phương
05/04/2018 17:08:16

Soạn bài: Ông già và biển cả

I. Tác giả & tác phẩm

1. Tác giả

   Ơ-nit Hê-minh-uê (1899 - 1961) là nhà văn Mĩ đã để lại một dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới nói chung. Người thanh niên ấy bước vào đời với nghề làm báo và làm phóng viên mặt trận cho tới kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai.

   Tác phẩm chính: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940), Trong thời đại chúng ta (1925),...

   Dù viết về thể nghiệm của những nhân vật từng tham gia Chiến tranh thế giới nhất và cuộc chiến tranh thế giới chống phát xít hay viết về những trận đấu bò, săn thú dữ, đấu quyền Anh, dù viết về Châu Phi hay Châu Mĩ, ông đều nhằm ý đồ “viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”.

2. Tác phẩm

   Ông già và biển cả (1952) ra mắt bạn đọc trước khi Hê - minh - uê được tặng giải thưởng Nô – ben về văn học năm 1954, là một kết tinh trong lối kể chuyện của Hê -Minh - Uê.

   Truyện kể lại ba ngày hai đêm ra khơi đánh cá của ông lão Xan - ti - a - gô. Trong khung cảnh mênh mông trời biển, chỉ có một mình ông lão, khi chuyện trò chuyện với mây nước, chim cá, khi đuổi theo con cá lớn, khi đương đầu với đàn cá mập đang xông vào xâu xé con cá kiếm của lão, để rốt cục, kéo vào bờ một con cá chỉ còn trơ xương... Thời gian, nhân vật dường như được thu hẹp tới mức cực hạn, những câu chuyện cực kì đơn giản ấy lại gợi mở nhiều tầng ý nghĩa cho người đọc: một cuộc tìm kiếm con cá lớn nhất, đẹp nhất đời, hành trình nhọc nhằn và dũng cảm của người lao động trong một xã hội vô tình, thể nghiệm về thành công và thất bại cuả người nghệ sĩ đơn độc khi theo đuổi ước mơ sáng tạo, rồi trình bày nó ra trước mắt người đời, mối liên hệ giữa con người và thiên nhiên,...

   Ông già và biển cả xuất hiện trên phần nổi của ngôn từ không nhiều, lối viết giản dị song phần chìm của nó rất lớn, bởi đã gợi lên nhiều tầng ý nghĩa mà người đọc sẽ rút ra được tùy theo thể nghiệm và cảm hứng trước hình tượng – đó là biểu hiện của nguyên lí sáng tác do nhà văn đề ra: tác phẩm nghệ thuật như một “tảng băng trôi”.

   Đoạn trích trong sgk nằm ở phần cuối truyện, kể lại việc ông lão đuổi theo và bắt con cá kiếm.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 135 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

   * Sự lặp lại những vòng lượn của con cá kiếm:

   - Vòng lượn gợi lên hình ảnh một ngư phủ lành nghề kiên cường: Chỉ bằng con mắt từng trải và cảm giác đau đớn nơi bàn tay, ông lão ước lượng được khoảng cách ngày càng gần tới đích qua vòng lượn từ rộng tới hẹp, từ xa tới gần của con cá.

   - Vòng lượn vẽ lên những cố gắng cuối cùng nhưng cũng rất mãnh liệt của con cá:

       + Nó cố gắng thoát khỏi sự níu kéo, bủa vây của người ngư phủ.

       + Nó cũng dũng cảm, kiên cường không kém gì đối thủ.

   - Vòng lượn cũng biểu hiện cảm nhận của ông lão về con cá, tập trung vào hai giác quan là thị giác và xúc giác.

   * Cuộc chiến đấu giữa ông lão và con cá kiếm chưa thưc sự diễn ra mà đó chỉ là cảm nhận gián tiếp vì Xan - ti - a - go chưa thể nhìn thấy con cá mà chỉ đoán biết nó qua vòng lượn.

Câu 2 (trang 135 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

   * Cảm nhận về con cá kiếm tập trung vào những giác quan của ông lão bằng thị giác, xúc giác. Cảm nhận qua xúc giác vẫn có phần gián tiếp (qua sợi dây, qua mũi lao) nhưng rất mãnh liệt và ngày càng đau đớn.

   * Cảm nhận về con cá kiếm gợi lên một sự tiếp nhận từ xa đến gần, từ bộ phận đến toàn thể:

   - Trước một con cá lớn như vậy, thoạt tiên ông lão chỉ nhìn thấy từng bộ phận, chỉ tấm công được vào từng bộ phận trước khi nó xuất hiện toàn thể trước mặt ông.

       + “Một cái bóng đen vượt dài qua dưới con thuyền, đến mức lão không thể tin nổi độ dài của nó”.

       + “Cái đuôi lướn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn, màu tím hồng dựng trên mặt đai dương xanh thẫm”.

       + “Cánh vi trên lưng xếp lại, còn bộ vây to sụ bên sườn xòe rộng”.

       + Ông lão: “vận hết sức bình sinh... phóng xuống sườn con cá ngay sau cái vây ngực đồ sộ”.

       + Con cá “phóng vút lên khỏ mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực”.

       + “Nằm ngửa phơi cái bụng ánh bạc của nó lên trời”.

Câu 3: (trang 135 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2): Sự cảm nhận khác lạ của ông lão qua cuộc trò chuyện với con cá

   - Ông lão không chỉ cảm nhận con cá bằng thị giác và xúc giác, không chỉ bằng động tác mà còn bằng cả trái tim, sự cảm thông.

       + Ông lão làm nghề đánh cá, bắt được cá là mục đích, là cuộc sống của ông. Nhưng ông yêu quý nó như “người anh em”, gọi nó là “cu cậu” rất thân mật.

       + Con cá là nhiện thân của cái đẹp, nhưng vì sự tồn tại của mình mà ông phải tiêu diệt, hủy hoại cái thân yêu, quý trọng nhất của đời mình.

   → Bi kịch tinh thần ông lão.

   - Sự cảm nhận của ông lão về đối thủ không nhuốm màu thù hận, không chỉ có quan hệ giữa người đi câu và con cá câu được mà ngược lại:

       + Đó là sự chiêm ngưỡng, sự cảm kích trước vẻ đẹp và sự cao quý của con cá: “Tao chưa hề thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ”.

       + Đó là quan hệ giữa hai kì phùng địch thủ, ngang tài, ngang sức, đều nỗ lực hết mình.

       + Đó là quan hệ giữa con người và cái đẹp, cái mơ ước.

   → Vẻ đẹp cao thượng trong tâm hồn ông lão.

Câu 4 (trang 135 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

   * Hình ảnh con cá kiếm trước và sau khi ông lão chiếm được nó:

   - Khi chưa bị chế ngự: Nó có vẻ đẹp kì vĩ, kiêu hùng.

   → Biểu tượng cho ước mơ, lí tưởng mà mỗi người thường theo đuổi trong cuộc đời.

   - Khi bị chế ngự: Nó mất đi vẻ đẹp mơ hồ, lung linh, trở nên cụ thể hiện thực.

   → Biểu tượng cho ước mơ trở thành hiện thực, không còn khó nắm bắt hoặc xa vời.

   * Qua biểu tượng con cá kiếm gợi cho chúng ta bài học cần phải theo đuổi ước mơ và biến ước mơ thành hiện thực.

Luyện tập

Câu 1 (trang 135 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

   - Trong văn bản, nhiều lần tác giả sử dụng cụm từ lão (ông lão) nghĩ: 24 lần (15 lần trước và 9 lần sau khi giết con cá kiếm). Những hình thức này là dấu hiệu của hình thức độc thoại nội tâm của nhân vật.

   - Nhà văn xây dựng nhân vật ông lão là một nhân vật tâm trạng, một người khiêm tốn , biết lo xa và tài trí: có 18 lần nhà văn sử dụng cụm từ lão (ông lão), nói, lão hứa với tính chất đối thoại. Nhưng trong tác phẩm, những lời nói của ông lão cũng chính là những lời độc thọai nội tâm được đối thoại hóa. Ông lão tự phân thân nói với chính mình để tự động viên chính mình nỗ lực chiến đấu.

   → Thể hiện sự kiên trì, ngoan cường, quyết tâm của ông lão. Qua đó, Hê - Minh - Uê ca ngợi vẻ đẹp về con người: “Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”.

Câu 2 (trang 135 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

   Cách dịch Ông già và biển cả tạo nên sự cân xứng về nhịp điệu tiêu đề. Sự đối lập giữa hai đối tượng một người già cả > < biển lớn mênh mông, dữ dội. Tiêu đề nói lên: sức lực có hạn của con người > < cái vĩ đại bất tử của thiên nhiên.

0
0
Phạm Văn Phú
05/04/2018 17:08:16

Soạn bài: Ông già và biển cả (Hê-Minh-Uê)

Bố cục: gồm 2 phần

- Phần 1 (từ Mặt trời đang mọc lên đến nước bắn tung trùm lên cả ông lão và con thuyền): Cuộc chiến của Xan-ti-a-gô.

- Phần 2 (còn lại): Xan-ti-a-gô đưa con cá về bến.

Câu 1:

Hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm được miêu tả lặp đi lặp lại mang nhiều hàm ý. Trước hết cho thấy, mặc dù đã ba ngày hai đêm đuổi theo con cá kiếm nhưng ông lão cũng chưa nhìn thấy con cá. Ông chỉ cảm nhận tình trạng của con cá qua sợi dây, qua vòng lượn từ rộng tới hẹp, từ xa tới gần của nó và điều đó cũng cho thấy ông lão rất giàu kinh nghiệm. Mặc khác từ những vòng lượn đó mà ta hiểu được sự cố gắng của con cá, mặc dù đã mắc câu nhưng nó vẫn muốn thoát khỏi sự bủa vây của người ngư phủ. Con cá kiếm rất kiên cường.

Câu 2:

Cảm nhận về con cá được niêu tả từ xa đến gần, từ bộ phận đến toàn thể chủ yếu qua xúc giác và thị giác của ông lão. "Đến vòng lượn thứ ba" ông lão mới nhìn thấy con cá nhưng cũng chỉ thấy từng bộ phận: Cái bóng của nó rất dài, cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn, cánh vi trên lưng xếp lại, bộ vây to sụ, ... từ những bộ phận ấy mà cảm nhận con cá thật lớn. Chỉ đến khi con cá bị ông lão đâm trúng tim, nó "phóng vút lên khỏi mặt nước", lúc đó nó mới "phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và còn sức lực" của nó. Con cá không những lớn mà còn rất đẹp. Tính cách của nó mạnh mẽ, bình tĩnh, kiêu hùng.

Câu 3:

- Trong đoạn trích: ông lão không chỉ cảm nhận con cá với cảm xúc của kẻ đi săn, muốn giết đối thủ mà còn coi nó như đối thủ xứng tầm người bạn, người anh em, cảm phục nó.

- Chi tiết:

   + Lời đối thoại với con cá kiếm: đừng nhảy, cá ơi, tao chưa từng thấy ... anh em ạ. => coi con cá như con người.

   + Chiêm ngưỡng con cá kiếm, thưởng thức vẻ đẹp của nó.

   + Thán phục hành động chấp nhận cuộc chiến của nó (con cá có thể lặn xuống làm đứt dây câu hoặc lật thuyền ...)

   + ...

- Mối liên hệ giữa ông lão và con cá: đa diện, phức tạp.

   + Người đi câu - con mồi được câu.

   + Hai kì phùng địch thủ, cân sức cân tài.

   + Hai người bạn cảm thông, chia sẻ.

   + Mối quan hệ giữa cái đẹp và người thưởng thức, hướng tới cái đẹp.

   + Ứng xử giữa con người và môi trường.

Câu 4:

Soạn bài: Ông già và biển cả | Soạn văn 12 | Soạn bài lớp 12

- Hình ảnh con cá kiếm mang ý nghĩa biểu tượng:

   + Thiên nhiên => thể hiện vẻ đẹp, sức mạnh, tính chất kiêu hùng, kì vĩ của tự nhiên.

   + Cuộc sống => những chông gai, thử thách của cuộc đời.

   + Con người: ước mơ về thành quả lao động.

   + Nghệ thuật: ước mơ sáng tạo.

Đặc điểm của nghệ thuật tảng băng trôi qua đoạn trích:

- Phần nổi của "tảng băng trôi": hành trình theo đuổi, chiến đấu để bắt được con cá kiếm của ông lão Xan-ti-a-gô.

- Phần chìm của "tảng băng trôi":

   + Hành trình theo đuổi và thực hiện ước mơ giản dị nhưng lớn lao của con người.

   + Hành trình khám phá vẻ đẹp và chinh phục thiên nhiên của con người.

   + Hành trình vượt qua thử thách để đến với thành công.

   + Con đường đến với thành công hiếm khi bằng phẳng.

   + Cần phải chinh phục tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống của con người nhưng cũng chớ coi thường thiên nhiên. Thiên nhiên là kẻ thù nhưng cũng là bạn của con người. Chiến đấu hết mình để giành thắng lợi trước các lực lượng của tự nhiên nhưng cũng phải biết sống hoà hợp với thiên nhiên.

   + Bài học về niềm tin vào bản thân, vào sức mạnh và khả năng tồn tại của con người trong cuộc sống.

0
0
Nguyễn Thị Sen
07/04/2018 11:24:47

Soạn bài: Ông già và biển cả (Hê-Minh-Uê)

Bố cục: gồm 2 phần

- Phần 1 (từ Mặt trời đang mọc lên đến nước bắn tung trùm lên cả ông lão và con thuyền): Cuộc chiến của Xan-ti-a-gô.

- Phần 2 (còn lại): Xan-ti-a-gô đưa con cá về bến.

Câu 1:

Hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm được miêu tả lặp đi lặp lại mang nhiều hàm ý. Trước hết cho thấy, mặc dù đã ba ngày hai đêm đuổi theo con cá kiếm nhưng ông lão cũng chưa nhìn thấy con cá. Ông chỉ cảm nhận tình trạng của con cá qua sợi dây, qua vòng lượn từ rộng tới hẹp, từ xa tới gần của nó và điều đó cũng cho thấy ông lão rất giàu kinh nghiệm. Mặc khác từ những vòng lượn đó mà ta hiểu được sự cố gắng của con cá, mặc dù đã mắc câu nhưng nó vẫn muốn thoát khỏi sự bủa vây của người ngư phủ. Con cá kiếm rất kiên cường.

Câu 2:

Cảm nhận về con cá được niêu tả từ xa đến gần, từ bộ phận đến toàn thể chủ yếu qua xúc giác và thị giác của ông lão. "Đến vòng lượn thứ ba" ông lão mới nhìn thấy con cá nhưng cũng chỉ thấy từng bộ phận: Cái bóng của nó rất dài, cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn, cánh vi trên lưng xếp lại, bộ vây to sụ, ... từ những bộ phận ấy mà cảm nhận con cá thật lớn. Chỉ đến khi con cá bị ông lão đâm trúng tim, nó "phóng vút lên khỏi mặt nước", lúc đó nó mới "phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và còn sức lực" của nó. Con cá không những lớn mà còn rất đẹp. Tính cách của nó mạnh mẽ, bình tĩnh, kiêu hùng.

Câu 3:

- Trong đoạn trích: ông lão không chỉ cảm nhận con cá với cảm xúc của kẻ đi săn, muốn giết đối thủ mà còn coi nó như đối thủ xứng tầm người bạn, người anh em, cảm phục nó.

- Chi tiết:

   + Lời đối thoại với con cá kiếm: đừng nhảy, cá ơi, tao chưa từng thấy ... anh em ạ. => coi con cá như con người.

   + Chiêm ngưỡng con cá kiếm, thưởng thức vẻ đẹp của nó.

   + Thán phục hành động chấp nhận cuộc chiến của nó (con cá có thể lặn xuống làm đứt dây câu hoặc lật thuyền ...)

   + ...

- Mối liên hệ giữa ông lão và con cá: đa diện, phức tạp.

   + Người đi câu - con mồi được câu.

   + Hai kì phùng địch thủ, cân sức cân tài.

   + Hai người bạn cảm thông, chia sẻ.

   + Mối quan hệ giữa cái đẹp và người thưởng thức, hướng tới cái đẹp.

   + Ứng xử giữa con người và môi trường.

Câu 4:

Soạn bài: Ông già và biển cả | Soạn văn 12 | Soạn bài lớp 12

- Hình ảnh con cá kiếm mang ý nghĩa biểu tượng:

   + Thiên nhiên => thể hiện vẻ đẹp, sức mạnh, tính chất kiêu hùng, kì vĩ của tự nhiên.

   + Cuộc sống => những chông gai, thử thách của cuộc đời.

   + Con người: ước mơ về thành quả lao động.

   + Nghệ thuật: ước mơ sáng tạo.

Đặc điểm của nghệ thuật tảng băng trôi qua đoạn trích:

- Phần nổi của "tảng băng trôi": hành trình theo đuổi, chiến đấu để bắt được con cá kiếm của ông lão Xan-ti-a-gô.

- Phần chìm của "tảng băng trôi":

   + Hành trình theo đuổi và thực hiện ước mơ giản dị nhưng lớn lao của con người.

   + Hành trình khám phá vẻ đẹp và chinh phục thiên nhiên của con người.

   + Hành trình vượt qua thử thách để đến với thành công.

   + Con đường đến với thành công hiếm khi bằng phẳng.

   + Cần phải chinh phục tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống của con người nhưng cũng chớ coi thường thiên nhiên. Thiên nhiên là kẻ thù nhưng cũng là bạn của con người. Chiến đấu hết mình để giành thắng lợi trước các lực lượng của tự nhiên nhưng cũng phải biết sống hoà hợp với thiên nhiên.

   + Bài học về niềm tin vào bản thân, vào sức mạnh và khả năng tồn tại của con người trong cuộc sống.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư