Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài tam đại con gà

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.580
5
1
Trần Đan Phương
01/08/2017 01:28:06
Soạn bài tam đại con gà
(Truyện cười)
I. Gợi ý trả lời câu hỏi
Câu 1. Tìm hiểu mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật “thầy’’ qua việc phân tích ba khía cạnh sau :
- “Thầy’’ liên tiếp bị đặt vào tình huống nào ?
- “Thầy’’ đã giải quyết tình huống đó ra sao ?
- Trong quá trình giải quyết các tình huống, “thầy’’ đã tự bộc lộ cái dốt của mình như thế nào ?
Ông thầy “dốt’’, thích nói chữ đã liên tiếp bị đặt vào những tình huống khó xử. Qua đó đã tự bộc lộ sự dốt nát của mình bằng những mâu thuẫn trái tự nhiên :
- Chữ “kê’’ là gà, thầy lại bảo “dủ dỉ là con dù dì’’.
- Dạy học phải bảo học trò đọc to (nhưng vì sợ sai, có người nghe thấy), thầy lại bảo học trò đọc khe khẽ.
- Muốn biết chữ đúng không, thay vì đi hỏi người giỏi, thầy lại đi khấn thổ công xin ba đài âm dương.
- Chủ nhà phát hiện thầy dạy sai, thầy liên gỡ bó một cách liều lĩnh.
Qua hai tình huống :
+ Bí chữ, học trò hỏi gấp, thầy đáp liều.
+ Chủ nhà phát hiện thầy dạy sai, thầy gỡ bí một cách liều lĩnh.
Ta thấy, từ đầu đến cuối thầy ra sức giấu dốt. Thầy cố gắng che đậy bản thân “dốt’’ của mình, mặc dù trong suy nghĩ thầy cũng tự ý thức được mình dốt (“Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa’’). Đây chính là mâu thuẫn cơ bản nhất, là yếu tố chính để gây cười (dốt > < dấu dốt). Nhưng càng ra sức che đậy sự dốt nát, sự dốt nát lại càng bị phơi bày.
Cây 2. Hãy chỉ ra ý nghĩa phê phán của truyện (Có phải chỉ phê phán một đối tượng cụ thể là anh học trò dốt không ?)
Câu chuyện không phải chỉ phê phán một đối tượng cụ thể là anh học trò dốt mà thông qua đó, nó phê phán tật xấu – giấu dốt – có trong một bộ phận nhân dân. Câu chuyện còn ngầm ý khuyên răn mọi người – nhất là những người đi học – chớ nên giấu dốt vì giấu dốt thì sẽ chẳng bao giờ tiến bộ được, hãy mạnh dạn học hỏi, bổ sung những kiến thức mình còn thiếu.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Thị Thảo Vân
05/04/2018 17:08:11

Soạn bài: Tam đại con gà

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 79 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật “thầy” (anh học trò dốt làm thầy dạy trẻ)

   - “Thầy” liên tiếp bị đặt vào các tình huống khó xử:

       + Là anh học trò học hành dốt nát mà lại làm thầy đồ đi dạy học trò, dạy chữ nhưng lại “thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì”. Học trò hỏi gấp, thầy đáp liều

       + Chủ nhà phát hiện thầy dạy sai thì ra sức bao biện, giấu dốt

   - Cách giải quyết của “thầy”

       + Tình huống thứ nhất: “thầy” chọn cách “nói liều”, sợ sai bảo học trò đọc nhỏ rồi sau đó thay vì hỏi người giỏi “thầy” lại khấn thổ công

       + Tình huống thứ hai: khi chủ nhà phát hiện dạy sai, “thầy” vẫn bao biện, “lí sự cùn”, giấu dốt, không chịu thừa nhận cái sai của mình.

   - Dù cho cái dốt bị đặt vào các tình huống khó xử thì thầy vẫn cố gắng che giấu để rồi càng che giấu thì bản chất càng lộ ra. ở đây ta thấy được sự phi lí trong cả lời nói và hành động của “thầy”. Đây là một thủ pháp nghệ thuật được sử dụng.

Câu 2 (trang 79 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Ý nghĩa phê phán của truyện:

   Câu truyện không chỉ phê phán anh học trò dốt mà phê phán tật xấu giấu dốt, không chịu học hỏi của một bộ phận nhân dân. Câu truyện còn khuyên mọi người đặc biệt là những người đi học: chớ nên giấu dốt, hãy thừa nhận cái sai của mình và mạnh dạn học hỏi từ người khác.

   Truyện chỉ dừng lại ở mức phê phán nên tạo ra tiếng cười mang tính chất sảng khoái, không có tính đả kích gay gắt.

Luyện tập

Thủ pháp gây cười thông qua câu truyện là thủ pháp tăng tiến trong miêu tả và lời nói nhân vật.

   - Các hành động của thầy đồ:

       + Tỏ ra thận trong khi bảo học trò khe khe, rồi xin đài âm dương.

       + Tỏ ra đắc trí khi ngồi bệ vệ trên đường rồi bảo học trò đọc to.

       + Những lời nói của thầy chứa đầy sự phi lí “dủ dỉ là con dù dì”, “dủ dỉ là chị con công, con công là ông con gà” => dạy đến tận tam đại con gà.

0
0
Nguyễn Thu Hiền
05/04/2018 17:08:12

Soạn bài: Tam đại con gà (Truyện cười)

Câu 1:

   Trong truyện Tam đại con gà, "ông thầy" liên tiếp bị đưa vào hai tình huống:

   + Thầy đồ đi dạy học trò nhưng "thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hơi gấp, thầy cuống, nói liều...".

   + Khi bị người nhà phát hiện dạy sai, thầy ra sức bao biện để chối tội và giấu dốt.

   Trong lần thứ nhất, để "giải quyết tình huống", "ông thầy" đã nhắm mắt chọn cách nói liều. Hài ước hơn khi ngay sau đó, "ông thầy" còn viện đến thổ công để "chứng giám" một cách hú họa cho sự dốt nát của mình.

   Trong tình huống thứ hai, "ông thầy" đã giải quyết để bào chữa cho mình bằng một cái "lí sự cùn".

   Ta thấy, từ đầu đến cuối thầy ra sức giấu dốt. Thầy cố gắng che đậy bản thân "dốt" của mình, mặc dù trong suy nghĩ thầy cũng tự ý thức được mình dốt ("Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa"). Đây chính là mâu thuẫn cơ bản nhất, là yếu tố chính để gây cười (dốt > < dấu dốt). Nhưng càng ra sức che đậy sự dốt nát, sự dốt nát lại càng bị phơi bày.

Câu 2:

    Qua hình ảnh thầy đồ trong truyện Tam đại con gà, truyện phê phán một tật xấu trong nội bộ nhân dân, phê phán những người dốt mà không chịu học hỏi, dốt mà cứ cố tình che đậy sự dốt nát của mình. Tuy nhiên cái cười trong truyện ngắn này chủ yếu vẫn mang tính chất giải trí - cười sự ngây ngô và liều lĩnh của thầy đồ, chứ chưa tới mức cười nhằm đả kích và triệt tiêu đối tượng.

0
0
Nguyễn Thị Thảo Vân
07/04/2018 11:16:44

Soạn bài: Tam đại con gà (Truyện cười)

Câu 1:

   Trong truyện Tam đại con gà, "ông thầy" liên tiếp bị đưa vào hai tình huống:

   + Thầy đồ đi dạy học trò nhưng "thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hơi gấp, thầy cuống, nói liều...".

   + Khi bị người nhà phát hiện dạy sai, thầy ra sức bao biện để chối tội và giấu dốt.

   Trong lần thứ nhất, để "giải quyết tình huống", "ông thầy" đã nhắm mắt chọn cách nói liều. Hài ước hơn khi ngay sau đó, "ông thầy" còn viện đến thổ công để "chứng giám" một cách hú họa cho sự dốt nát của mình.

   Trong tình huống thứ hai, "ông thầy" đã giải quyết để bào chữa cho mình bằng một cái "lí sự cùn".

   Ta thấy, từ đầu đến cuối thầy ra sức giấu dốt. Thầy cố gắng che đậy bản thân "dốt" của mình, mặc dù trong suy nghĩ thầy cũng tự ý thức được mình dốt ("Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa"). Đây chính là mâu thuẫn cơ bản nhất, là yếu tố chính để gây cười (dốt > < dấu dốt). Nhưng càng ra sức che đậy sự dốt nát, sự dốt nát lại càng bị phơi bày.

Câu 2:

    Qua hình ảnh thầy đồ trong truyện Tam đại con gà, truyện phê phán một tật xấu trong nội bộ nhân dân, phê phán những người dốt mà không chịu học hỏi, dốt mà cứ cố tình che đậy sự dốt nát của mình. Tuy nhiên cái cười trong truyện ngắn này chủ yếu vẫn mang tính chất giải trí - cười sự ngây ngô và liều lĩnh của thầy đồ, chứ chưa tới mức cười nhằm đả kích và triệt tiêu đối tượng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×