Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài tấm cám

4 trả lời
Hỏi chi tiết
4.263
15
5
Đặng Bảo Trâm
01/08/2017 03:05:31
Soạn bài tấm cám
I. Gợi ý trả lời câu hỏi
Câu 1. Phân tích diễn biến của truyện để thấy mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám đã diễn ra như thế nào (lưu ý các đoạn về cái yếm đỏ, con bống, thử giày, cái chết của Tấm, chim vàng anh, chiếc khung cửi).
Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám diễn ra từ đầu đến cuối truyện. Ban đầu, đó là mâu thuẫn giữa mẹ ghẻ và con chồng. Mẹ con Cám ghét Tấm, cay nghiệt với Tấm vì Tấm là con riêng của chồng. Họ muốn chiếm hết cả những gì thuộc về Tấm, cả tinh thần lẫn vật chất. Chi tiết “cái yếm đỏ’’ là sự bốc lột về vật chất, “con cá bống’’ là người bạn tâm tình của Tấm (tinh thần) cũng bị mẹ con Cám đoạt lấy. Và việc mẹ con Cám trộn thóc với gạo bắt Tấm nhặt để khỏi đi chơi hội, cũng là tước đi quyền vui chơi của Tấm. Tuy nhiên các xung đột trên cũng chỉ đang ở phạm vi gia đình, chưa đến mức gay gắt một mất một còn. Đến lúc Tấm trở thành vợ vua, mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám phát triển ở mức cao hơn, vượt ra khỏi phạm vi gia đình. Đó là mâu thuẫn mang tính quan hệ xã hội, Mẹ con Cám từ sự ghét bỏ Tấm đã chuyển sang hành động loại bỏ, muốn tiêu diệt Tấm tới cùng.
Còn Tấm, ban đầu ở mức độ mâu thuẫn gia đình, Tấm chỉ nhẫn nhịn hoặc phản ứng yếu ớt. Đến khi xung đột đến mức gay gắt, bị mẹ con dì hãm hại, Tấm đã có sự phản ứng mạnh mẽ và cuối cùng đã hành động quyết liệt.
Câu 2. Phân tích từng hình thức biến hóa của Tấm. Quá trình biến hóa của Tấm nói lên ý nghĩa gì ?
Quá trình biến hóa của Tấm có thể tóm tắt như sau :
Tấm (trèo cau chết) ….. chim vàng anh ….. cây xoan đào ….. khung cửi …. Quả thị …… Tấm hóa lại kiếp người (xinh đẹp hơn xưa).
Trước sự tàn độc của mẹ con Cám, Tấm đã chết, nhưng trong quan niệm dân gian chết không phải là chấm dứt tất cả. Những người chết oan ức có thể đấu tranh ngay khi đã chết. Cũng vì quan niệm ấy mà Tấm đã được dân gian cho hóa thân 4 lần. Sự hóa thân nhiều lần của Tấm thể hiện sức sống mãnh liệt, không có thế lực thù địch nào tiêu diệt được.
Trong sự hóa thân của Tấm ta thấy có sự ảnh hưởng của thuyết luân hồi và thuyết nhân quả của đạo Phật. Vì Tấm là người tốt nên được tái sinh thành người và được hưởng hạnh phúc. Tuy nhiên, tư tưởng này đã được nhân dân cải tiến, mang tính thực tiễn hơn. Tấm đã tìm được hạnh phúc nay trong cuộc đời này chứ không phải ở một thế giới nào khác.
Câu 3. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về hành động trả thù của Tấm đối với Cám ?
Như đã nói ở trên, mâu thuẫn giữa Tấm và Cám là mâu thuẫn gay gắt, một mất một còn, không thể hóa giải được. Mẹ con Cám hết lần này đến lần khác hại Tấm, quyết tâm tiêu diệt Tấm đến cùng. Do đó, Tấm chỉ có hai sự lựa chọn, hoặc là Tấm sống (thì Cám phải chết), hoặc là Tấm chết. Bởi thế, hành động Tấm giết Cám không phải chỉ là vấn đề trả thù mà còn là vấn đề sinh tồn. Để bảo vệ tính mạng va hạnh phúc của mình, Tấm chỉ có một chọn lựa duy nhất là phải giết Cám. Hành động trả thù của Tấm thể hiện quan điểm của nhân dân : “ác giả ác báo’’.
Câu 4. Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện (Tấm và mẹ con Cám đại diện cho các lực lượng đối lập nào, trong gia đình hay ngoài xã hội ?).
- Mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ (dì ghẻ > < con chồng)
- Mâu thuẫn giữa thiện và ác.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Trần Đan Phương
05/04/2018 17:08:11

Soạn bài: Tấm Cám

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 72 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

   - Diễn biến của truyện chia thành hai giai đoạn:

        + Từ đoạn truyện về cái yếm đỏ, sau đó là đoạn truyện Tấm đi hội đã phản ánh mâu thuẫn sâu sắc giữa Tấm và mẹ con Cám, xoay quanh các sự việc trong cuộc sống hàng ngày. Tấm bị mẹ con Cám bóc lột tất cả vật chất và tinh thần.

        + Đoạn còn lại liên quan đến cái chết của Tấm và sự hóa than của Tấm cho thấy mâu thuẫn lúc này không chỉ đơn giản là mâu thuẫn gia đình, nó phát triển lên rộng hơn là mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn giai cấp.

   - Từ diễn biến ấy ta có thể thấy rõ sự hình thành của hai tuyến nhân vật:

        + Tuyến mẹ con Cám: độc ác, tàn nhẫn, không từ thủ đoạn nào để giết Tấm

        + Tuyến nhân vật Tấm: từ một cô gái chỉ có những hành động phản kháng yếu ớt đã mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn để đấu tranh giành lại hạnh phúc.

Câu 2 (trang 72 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

   Tấm sau khi chết đi hóa thân thành các vật: chim vàng anh, hai cây xoan đào, khung cửi, quả thị => Sự hóa thân ấy đã cho thấy quan niệm về sự đồng nhất giữa người và vật, và sức sống mãnh liệt mà không thế lực nào có thể tiêu diệt được. Bên cạnh đó, nhân dân ta đã gửi gắm qua niệm: cái chết không phải là sự kết thúc, đặc biệt, những người chết oan ức vẫn sẽ đấu tranh ngay cả khi họ đã chết.

   Sự hóa thân của Tấm còn cho ta thấy sự ảnh hưởng của thuyết luân hồi và thuyết nhân quả trong đạo Phật. Tấm “ở hiền” nên sẽ “gặp lành” bởi vậy nên sau bốn lần hóa thân Tấm đã được trở lại làm người. Có thể thấy tư tưởng này đã được nhân dân cải tiến, trở nên thiết thực hơn. Tấm tìm được hạnh phúc ở kiếp này chứ không phải ở thế giới bên kia hay một thế giới nào khác.

Câu 3 (trang 72 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Hành động trả thù của Tấm đối với Cám:

   Mâu thuẫn giữa Tấm và Cám gay gắt, quyết liệt, là vấn đề một mất một còn. Vậy nên, Tấm chỉ có hai lựa chọn một là trả thù Cám (Cám chết) hoặc là Tấm chết. Bởi vậy hành động trả thù của Tấm cũng có thể hiểu nó không còn chỉ là vấn đề trả thù nữa mà nó còn là vấn đề sinh tồn. Qua hành động trả thù của Tấm, nhân dân ta gửi gắm quan niệm: “ác giả ác báo”, “gieo nhân nào, gặt quả ấy”. Cám phải nhận sự trừng phạt thích đáng sau tất cả những gì Cám đã làm.

Câu 4 (trang 72 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện:

   - Mâu thuẫn xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ (mâu thuẫn dì ghẻ - con chồng): nguyên nhân của mâu thuẫn này là vấn đề thừa kế gia sản và những quyền lợi khác giữa các thành viên trong gia đình.

   - Mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác: cuộc đấu tranh giữa người lương thiện và kẻ gian ác, bất lương.

   - Mâu thuẫn xã hội: mâu thuẫn về quyền lợi, địa vị, đẳng cấp xã hội. Tuy nhiên mâu thuẫn này còn khá mờ nhạt.

1
0
Nguyễn Thị Nhài
05/04/2018 17:08:12

Soạn bài: Tấm Cám

I. Hướng dẫn học bài

Câu 1:

   Diễn biến của truyện có thể chia thành hai giai đoạn:

- Từ đoạn truyện về chiếc yếm đỏ đến đoạn truyện Tấm đi xem hội phản ánh mâu thuẫn xoay quanh những quyền lợi về vật chất và tinh thần trong cuộc sống hàng ngày.

- Đoạn còn lại liên quan đến cái chết của Tấm và sự hóa thân trở đi trở lại của cô, xuất hiện những mâu thuẫn về địa vị và quyền lợi đẳng cấp (mâu thuẫn xã hội) nên tính quyết liệt của mâu thuẫn hiện rõ hơn.

   Diễn biến của cốt truyện cho ta hình dung về xu hướng phát triển của hai tuyến nhân vật:

- Tuyến mẹ con Cám: càng ngày càng tỏ ra độc ác hơn, tàn nhẫn hơn.

- Tuyến nhân vật Tấm, từ những hành động và phản ứng yếu ớt, cô đã trở nên quyết liệt và chủ động hơn để đòi lại hạnh phúc đích thực của mình.

Câu 2:

   Tấm sau khi chết đã hóa thân trở đi trở lại thành: chim vàng anh - hai cây xoan đào - khung cửi - quả thị, nghĩa là đều hóa thành vật. Sự hóa thân thần kì này phản ánh một quan niệm của dân gian xưa: quan niệm đồng nhất giữa người và vật. Cả bốn hình thức biến hóa này đều cho thấy vẻ đẹp về phẩm chất của nhân vật vẫn không thay đổi: bình dị và sáng trong. Bốn lần biến hóa còn cho thấy sự biến chuyển trong ý thức đấu tranh của nhân vật.

   Ví dụ: Khi là chim vàng anh, nhìn thấy Cám đang giặt áo, chim nhắc nhở: "Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao". Nhưng khi chiếc khung cửi lên lời, lại là lời đe dọa:

    Cót ca, cót két    Lấy tranh chồng chị    Chị khoét mắt ra 

   Có thể nói ý nghĩa chung nhất của quá trình biến hóa ấy là thể hiện sức sống mãnh liệt của Tấm. Sức sống ấy không thể bị tiêu diệt bởi bất cứ một thế lực nào. Và nó chính là nguyên nhân quan trọng nhất tạo nên chiến thắng cuối cùng của nhân vật.

Câu 3:

   Mâu thuẫn giữa Tấm và Cám là mâu thuẫn gay gắt, một mất một còn, không thể hóa giải được. Mẹ con Cám hết lần này đến lần khác hại Tấm, quyết tâm tiêu diệt Tấm đến cùng. Do đó, Tấm chỉ có hai sự lựa chọn, hoặc là Tấm sống (thì Cám phải chết), hoặc là Tấm chết. Bởi thế, hành động Tấm giết Cám không phải chỉ là vấn đề trả thù mà còn là vấn đề sinh tồn. Để bảo vệ tính mạng và hạnh phúc của mình, Tấm chỉ có một chọn lựa duy nhất là phải giết Cám. Hành động trả thù của Tấm thể hiện quan điểm của nhân dân: "ác giả ác báo".

Câu 4: Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện Tấm Cám.

   Mâu thuẫn và xung đột trong truyện cổ tích này trước hết là mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ đại (mâu thuẫn dì ghẻ mâu thuẫn con chồng). Nguyên nhân bắt nguồn từ việc kế thừa tài sản và hưởng những quyền lợi vật chất của các thành viên (con cái) trong gia đình. Truyện cũng thấp thoáng xuất hiện những mâu thuẫn xã hội (về quyền lợi và địa vị) nhưng không phải là chủ đạo. ý nghĩa chung nhất của tác phẩm toát lên từ mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác. Đó là cuộc đấu tranh giữa người lương thiện và những kẻ bất lương.

II. Luyện tập

   Những đặc trưng của thể loại truyện cổ tích thần kì được biểu hiện trong Tấm Cám:

0
0
CenaZero♡
07/04/2018 11:16:43

Soạn bài: Tấm Cám

I. Hướng dẫn học bài

Câu 1:

   Diễn biến của truyện có thể chia thành hai giai đoạn:

- Từ đoạn truyện về chiếc yếm đỏ đến đoạn truyện Tấm đi xem hội phản ánh mâu thuẫn xoay quanh những quyền lợi về vật chất và tinh thần trong cuộc sống hàng ngày.

- Đoạn còn lại liên quan đến cái chết của Tấm và sự hóa thân trở đi trở lại của cô, xuất hiện những mâu thuẫn về địa vị và quyền lợi đẳng cấp (mâu thuẫn xã hội) nên tính quyết liệt của mâu thuẫn hiện rõ hơn.

   Diễn biến của cốt truyện cho ta hình dung về xu hướng phát triển của hai tuyến nhân vật:

- Tuyến mẹ con Cám: càng ngày càng tỏ ra độc ác hơn, tàn nhẫn hơn.

- Tuyến nhân vật Tấm, từ những hành động và phản ứng yếu ớt, cô đã trở nên quyết liệt và chủ động hơn để đòi lại hạnh phúc đích thực của mình.

Câu 2:

   Tấm sau khi chết đã hóa thân trở đi trở lại thành: chim vàng anh - hai cây xoan đào - khung cửi - quả thị, nghĩa là đều hóa thành vật. Sự hóa thân thần kì này phản ánh một quan niệm của dân gian xưa: quan niệm đồng nhất giữa người và vật. Cả bốn hình thức biến hóa này đều cho thấy vẻ đẹp về phẩm chất của nhân vật vẫn không thay đổi: bình dị và sáng trong. Bốn lần biến hóa còn cho thấy sự biến chuyển trong ý thức đấu tranh của nhân vật.

   Ví dụ: Khi là chim vàng anh, nhìn thấy Cám đang giặt áo, chim nhắc nhở: "Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao". Nhưng khi chiếc khung cửi lên lời, lại là lời đe dọa:

    Cót ca, cót két    Lấy tranh chồng chị    Chị khoét mắt ra 

   Có thể nói ý nghĩa chung nhất của quá trình biến hóa ấy là thể hiện sức sống mãnh liệt của Tấm. Sức sống ấy không thể bị tiêu diệt bởi bất cứ một thế lực nào. Và nó chính là nguyên nhân quan trọng nhất tạo nên chiến thắng cuối cùng của nhân vật.

Câu 3:

   Mâu thuẫn giữa Tấm và Cám là mâu thuẫn gay gắt, một mất một còn, không thể hóa giải được. Mẹ con Cám hết lần này đến lần khác hại Tấm, quyết tâm tiêu diệt Tấm đến cùng. Do đó, Tấm chỉ có hai sự lựa chọn, hoặc là Tấm sống (thì Cám phải chết), hoặc là Tấm chết. Bởi thế, hành động Tấm giết Cám không phải chỉ là vấn đề trả thù mà còn là vấn đề sinh tồn. Để bảo vệ tính mạng và hạnh phúc của mình, Tấm chỉ có một chọn lựa duy nhất là phải giết Cám. Hành động trả thù của Tấm thể hiện quan điểm của nhân dân: "ác giả ác báo".

Câu 4: Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện Tấm Cám.

   Mâu thuẫn và xung đột trong truyện cổ tích này trước hết là mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ đại (mâu thuẫn dì ghẻ mâu thuẫn con chồng). Nguyên nhân bắt nguồn từ việc kế thừa tài sản và hưởng những quyền lợi vật chất của các thành viên (con cái) trong gia đình. Truyện cũng thấp thoáng xuất hiện những mâu thuẫn xã hội (về quyền lợi và địa vị) nhưng không phải là chủ đạo. ý nghĩa chung nhất của tác phẩm toát lên từ mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác. Đó là cuộc đấu tranh giữa người lương thiện và những kẻ bất lương.

II. Luyện tập

   Những đặc trưng của thể loại truyện cổ tích thần kì được biểu hiện trong Tấm Cám:

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo