Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài: Thúy Kiều báo ân báo oán (Trích Truyện Kiều)

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
312
0
0
Nguyễn Thu Hiền
05/04/2018 18:03:25

Soạn bài: Thúy Kiều báo ân báo oán

(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Bố cục:

   - Phần 1 (mười hai câu thơ đầu): cảnh Thúy Kiều báo ân cho Thúc Sinh.

   - Phần 2 (hai mươi hai câu thơ còn lại): Thúy Kiều báo oán Hoạn Thư.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Mười hai câu đầu đoạn trích tả cảnh Thúy Kiều báo ân. Từ lời của Kiều nói với Thúc Sinh có thể thấy nàng rất trân trọng việc Thúc Sinh chuộc nàng khỏi lầu xanh. Nàng gọi Thúc Sinh là "Người cũ" mang sắc thái thân mật, gần gũi, rồi lại gọi là "cổ nhân" mang sắc thái trang trọng. Với nàng dù có "Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân" cũng chưa dễ xứng với ơn nghĩa nặng của Thúc Sinh. Trong khi nói với Thúc Sinh. Kiều cũng nhắc về Hoạn Thư. Điều đó chứng tỏ vết thương lòng mà Hoạn Thư gây ra cho Kiều đang còn quá xót xa. Có sự khác nhau trong ngôn ngữ của Kiều nói với Thúc Sinh, Kiều dùng nhiều từ điển cố "Sâm Thương" cách nói trang trọng này phù hợp với chàng thư sinh họ Thúc đồng thời diễn tả được tấm lòng biết ơn trân trọng của Kiều. Còn lúc nói về Hoạn Thư, ngôn ngữ của Kiều lại hết sức bình dị. Nàng dùng những thành ngữ quen thuộc "Kẻ cắp bà già gặp nhau", "Kiến bỏ miệng chén" với những từ Việt dễ hiểu: hàng động trừng phạt kẻ ác theo quan điểm của nhân dân phải được diễn đạt bằng lời ăn tiếng nói của nhân dân.

Câu 2:

Những lời đầu tiên của Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu mỉa mai, đay nghiến:

   Thoắt trông nàng đã chào thưa: "Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!   Đàn bà dễ có mấy tay Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan!   Dễ dàng là thói hồng nhan, Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều" 

Bằng giọng điệu đầy vẻ châm biếm, Kiều gọi Hoạn Thư là "tiểu thư", cẩn thận báo cho mụ ta biết về "luật nhân quả" ở đời "càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều". Kiều tin chắc vào chiến thắng đến mức sẵn sàng chấp nhận đấu khẩu!

Câu 3:

Thế nhưng Hoạn Thư thật xứng với danh tiếng "Bề ngoài thơn thớt nói cười – Mà trong nham hiểm giết người không dao":

   Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu Khấu đầu dưới chiếu, liệu điều kêu ca.   Rằng: "Tôi chút phận đàn bà, Ghen tuông thì cũng người ta thường tình..." 

Giữa dáng điệu bề ngoài với lời nói bên trong của Hoạn Thư có cái gì đó rất mâu thuẫn. Nếu quả thật đã "hồn lạc phách xiêu", Hoạn Thư khó có thể biện hộ cho mình một cách khéo léo như vậy. Không những khẳng định "ghen tuông chỉ là thói thường của đàn bà", Hoạn Thư còn kể đến những việc mà tưởng như mụ đã "làm ơn" cho Thuý Kiều: cho ra nhà gác để viết kinh, khi Thuý Kiều trốn đã không đuổi bắt... Đó là những lí lẽ rất khôn ngoan mà Kiều khó lòng bác bỏ được. Thì ra, vẻ "hồn lạc phách xiêu" chỉ là bộ điệu mà mụ ta tạo ra để đánh vào chỗ yếu của Thuý Kiều. Đứng trước cơ hội duy nhất để có thể thoát tội, mụ đã vận dụng tất cả sự khôn ngoan, lọc lõi của mình.

Câu 4:

Rốt cuộc, người thua trong cuộc đấu trí, đấu khẩu đó lại chính là Thuý Kiều. Bằng chứng là khi nghe xong những lời "bào chữa" của Hoạn Thư, Thuý Kiều đã xuôi lòng mà tha bổng cho mụ, không những thế lại còn khen: "Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời" và tự nói với mình rằng: "Làm ra mang tiếng con người nhỏ nhen".

Kết cục đó có thể bất ngờ với người đọc nhưng lại rất hợp lí với lô gích của tác phẩm. Đoạn "báo ân" với Thúc Sinh đã cho thấy: dù thế nào đi nữa, nàng vẫn là người phụ nữ đa sầu đa cảm, nặng tình nặng nghĩa. Một người phụ nữ như thế, thật khó có thể đối đầu được với một kẻ gian ngoan, quỷ quyệt như Hoạn Thư.

Câu 5:

Qua đoạn trích có thể thấy Thúy Kiều là người trọng ân nghĩa. Những ai đã giúp đỡ nàng đều được nhớ tới và đến ơn xứng đáng. Thúc Sinh là một ví dụ. Còn với Hoạn Thư, nàng kiên quyết trừng phạt. Nhưng trước thái độ khôn ngoan kêu ca "đến mực, phải lời", Kiều đã tha bổng. Nàng tha Hoạn Thư cho thấy Kiều là người không hẹp hòi, không nhỏ nhen, không cố chấp. Sự rộng lượng của nàng càng làm cho người ta, kể cả Hoạn Thư – kẻ thù, phải tâm phục, khẩu phục.

Hoạn Thư là một người phụ nữ nham hiểm và hết mực khôn ngoan.

Luyện tập

Câu hỏi (trang 109 SGK): Những biểu hiện đa dạng nhưng hợp lí, nhất quán trong tính cách của Thúy Kiều và Hoạn Thư.

    + Thúy Kiều:

    → Có yêu, có ghét rõ ràng, lúc thì rất ôn hòa, lúc lại rất cương quyết, cứng rắn: Nàng trả ơn đền nghĩa cho Thúc Sinh, ngược lại trừng phạt Hoạn Thư - người đã từng có tội với nàng.

    → Tuy nhiên, mọi hành động của Thúy Kiều đều dựa trên nguyên tắc đạo lý: nàng là người thấu hiểu đạo lý, nên mới đền ơn cho người đã cưu mang mình, đồng thời tha tội cho Hoạn Thư bởi nàng thấu hiểu cho phận đàn bà, ghen tuông là chuyện thường tình.

    + Hoạn Thư:

    → Trước sau Hoạn Thư đều là người khôn ngoan, mưu kế. Dù run sợ trước lời buộc tội của Kiều nhưng vẫn khôn khéo đưa ra được lời biện minh để thoát tội cho bản thân, lợi dụng lòng đồng cảm của Thúy Kiều: Về tình cảm riêng, tuy vẫn rất yêu quý tài năng của Thúy Kiều nhưng cảnh chồng chung thì ai nào chịu được, nên thói ghen tuông cũng là thường tình.

Ý nghĩa - Nhận xét

    - Qua đoạn trích, học sinh thấy được nét tính cách nhất quán trong hai nhân vật Thúy Kiều va Hoạn Thư.

    - Cảm nhận được nội dung tư tưởng của đoạn trích: đoạn trích thể hiện ước mơ công lí chính nghĩa theo quan điểm của quần chúng nhân dân, ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.

    - Học sinh phân tích được đặc sắc nghệ thuật trong ngồi bút xây dựng tính cách nhân vật trông qua ngôn ngữ đối thoại của tác giả Nguyễn Du.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Thu Hiền
07/04/2018 11:14:54

Soạn bài: Thúy Kiều báo ân báo oán

(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Bố cục:

   - Phần 1 (mười hai câu thơ đầu): cảnh Thúy Kiều báo ân cho Thúc Sinh.

   - Phần 2 (hai mươi hai câu thơ còn lại): Thúy Kiều báo oán Hoạn Thư.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Mười hai câu đầu đoạn trích tả cảnh Thúy Kiều báo ân. Từ lời của Kiều nói với Thúc Sinh có thể thấy nàng rất trân trọng việc Thúc Sinh chuộc nàng khỏi lầu xanh. Nàng gọi Thúc Sinh là "Người cũ" mang sắc thái thân mật, gần gũi, rồi lại gọi là "cổ nhân" mang sắc thái trang trọng. Với nàng dù có "Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân" cũng chưa dễ xứng với ơn nghĩa nặng của Thúc Sinh. Trong khi nói với Thúc Sinh. Kiều cũng nhắc về Hoạn Thư. Điều đó chứng tỏ vết thương lòng mà Hoạn Thư gây ra cho Kiều đang còn quá xót xa. Có sự khác nhau trong ngôn ngữ của Kiều nói với Thúc Sinh, Kiều dùng nhiều từ điển cố "Sâm Thương" cách nói trang trọng này phù hợp với chàng thư sinh họ Thúc đồng thời diễn tả được tấm lòng biết ơn trân trọng của Kiều. Còn lúc nói về Hoạn Thư, ngôn ngữ của Kiều lại hết sức bình dị. Nàng dùng những thành ngữ quen thuộc "Kẻ cắp bà già gặp nhau", "Kiến bỏ miệng chén" với những từ Việt dễ hiểu: hàng động trừng phạt kẻ ác theo quan điểm của nhân dân phải được diễn đạt bằng lời ăn tiếng nói của nhân dân.

Câu 2:

Những lời đầu tiên của Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu mỉa mai, đay nghiến:

   Thoắt trông nàng đã chào thưa: "Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!   Đàn bà dễ có mấy tay Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan!   Dễ dàng là thói hồng nhan, Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều" 

Bằng giọng điệu đầy vẻ châm biếm, Kiều gọi Hoạn Thư là "tiểu thư", cẩn thận báo cho mụ ta biết về "luật nhân quả" ở đời "càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều". Kiều tin chắc vào chiến thắng đến mức sẵn sàng chấp nhận đấu khẩu!

Câu 3:

Thế nhưng Hoạn Thư thật xứng với danh tiếng "Bề ngoài thơn thớt nói cười – Mà trong nham hiểm giết người không dao":

   Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu Khấu đầu dưới chiếu, liệu điều kêu ca.   Rằng: "Tôi chút phận đàn bà, Ghen tuông thì cũng người ta thường tình..." 

Giữa dáng điệu bề ngoài với lời nói bên trong của Hoạn Thư có cái gì đó rất mâu thuẫn. Nếu quả thật đã "hồn lạc phách xiêu", Hoạn Thư khó có thể biện hộ cho mình một cách khéo léo như vậy. Không những khẳng định "ghen tuông chỉ là thói thường của đàn bà", Hoạn Thư còn kể đến những việc mà tưởng như mụ đã "làm ơn" cho Thuý Kiều: cho ra nhà gác để viết kinh, khi Thuý Kiều trốn đã không đuổi bắt... Đó là những lí lẽ rất khôn ngoan mà Kiều khó lòng bác bỏ được. Thì ra, vẻ "hồn lạc phách xiêu" chỉ là bộ điệu mà mụ ta tạo ra để đánh vào chỗ yếu của Thuý Kiều. Đứng trước cơ hội duy nhất để có thể thoát tội, mụ đã vận dụng tất cả sự khôn ngoan, lọc lõi của mình.

Câu 4:

Rốt cuộc, người thua trong cuộc đấu trí, đấu khẩu đó lại chính là Thuý Kiều. Bằng chứng là khi nghe xong những lời "bào chữa" của Hoạn Thư, Thuý Kiều đã xuôi lòng mà tha bổng cho mụ, không những thế lại còn khen: "Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời" và tự nói với mình rằng: "Làm ra mang tiếng con người nhỏ nhen".

Kết cục đó có thể bất ngờ với người đọc nhưng lại rất hợp lí với lô gích của tác phẩm. Đoạn "báo ân" với Thúc Sinh đã cho thấy: dù thế nào đi nữa, nàng vẫn là người phụ nữ đa sầu đa cảm, nặng tình nặng nghĩa. Một người phụ nữ như thế, thật khó có thể đối đầu được với một kẻ gian ngoan, quỷ quyệt như Hoạn Thư.

Câu 5:

Qua đoạn trích có thể thấy Thúy Kiều là người trọng ân nghĩa. Những ai đã giúp đỡ nàng đều được nhớ tới và đến ơn xứng đáng. Thúc Sinh là một ví dụ. Còn với Hoạn Thư, nàng kiên quyết trừng phạt. Nhưng trước thái độ khôn ngoan kêu ca "đến mực, phải lời", Kiều đã tha bổng. Nàng tha Hoạn Thư cho thấy Kiều là người không hẹp hòi, không nhỏ nhen, không cố chấp. Sự rộng lượng của nàng càng làm cho người ta, kể cả Hoạn Thư – kẻ thù, phải tâm phục, khẩu phục.

Hoạn Thư là một người phụ nữ nham hiểm và hết mực khôn ngoan.

Luyện tập

Câu hỏi (trang 109 SGK): Những biểu hiện đa dạng nhưng hợp lí, nhất quán trong tính cách của Thúy Kiều và Hoạn Thư.

    + Thúy Kiều:

    → Có yêu, có ghét rõ ràng, lúc thì rất ôn hòa, lúc lại rất cương quyết, cứng rắn: Nàng trả ơn đền nghĩa cho Thúc Sinh, ngược lại trừng phạt Hoạn Thư - người đã từng có tội với nàng.

    → Tuy nhiên, mọi hành động của Thúy Kiều đều dựa trên nguyên tắc đạo lý: nàng là người thấu hiểu đạo lý, nên mới đền ơn cho người đã cưu mang mình, đồng thời tha tội cho Hoạn Thư bởi nàng thấu hiểu cho phận đàn bà, ghen tuông là chuyện thường tình.

    + Hoạn Thư:

    → Trước sau Hoạn Thư đều là người khôn ngoan, mưu kế. Dù run sợ trước lời buộc tội của Kiều nhưng vẫn khôn khéo đưa ra được lời biện minh để thoát tội cho bản thân, lợi dụng lòng đồng cảm của Thúy Kiều: Về tình cảm riêng, tuy vẫn rất yêu quý tài năng của Thúy Kiều nhưng cảnh chồng chung thì ai nào chịu được, nên thói ghen tuông cũng là thường tình.

Ý nghĩa - Nhận xét

    - Qua đoạn trích, học sinh thấy được nét tính cách nhất quán trong hai nhân vật Thúy Kiều va Hoạn Thư.

    - Cảm nhận được nội dung tư tưởng của đoạn trích: đoạn trích thể hiện ước mơ công lí chính nghĩa theo quan điểm của quần chúng nhân dân, ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.

    - Học sinh phân tích được đặc sắc nghệ thuật trong ngồi bút xây dựng tính cách nhân vật trông qua ngôn ngữ đối thoại của tác giả Nguyễn Du.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×