Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài: Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều)

2 trả lời
Hỏi chi tiết
712
0
0
Trần Bảo Ngọc
05/04/2018 17:50:44

Soạn bài: Kiều ở lầu Ngưng Bích

(trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Bố cục:

   - Phần 1 (sáu câu thơ đầu): Cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích.

   - Phần 2 (tám câu thơ tiếp theo): Nỗi nhớ thương của Kiều đối với Kim Trọng và với cha mẹ mình.

   - Phần 3 (tám câu thơ cuối cùng): Tâm trạng buồn bã, sầu thảm của Thúy Kiều thể hiện qua bức tranh thiên nhiên.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Trong sáu câu thơ đầu, khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích với không gian, thời gian được nhìn qua con mắt của nhân vật, bộc lộ hoàn cảnh tâm trạng cô đơn, tội nghiệp của Thuý Kiều:

- Kiều bị giam lỏng trong lầu Ngưng Bích: khoá xuân

- Vẻ mênh mông, chống chếnh của không gian tô đậm tình cảnh cô đơn, trơ trọi của Kiều: non xa, trăng gần, bốn bề bát ngát, xa trông, non xa, trăng gần … Đúng là: Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

- Hình ảnh trăng, mây sớm đèn khuya biểu đạt sự quay vòng của thời gian. Cùng với những hình ảnh gợi tả không gian, sự tuần hoàn đều đặn của thời gian càng nhấn đậm thêm tình cảnh cô đơn, buồn bã của Kiều.

Câu 2:

Tám câu thơ tiếp theo trực tiếp nói lên nỗi nhớ thương của Kiều. Đầu tiên Kiều nhớ tới Kim Trọng. Điều này vừa phù hợp quy luật tâm lý (những người trẻ tuổi bao giờ cũng nhớ người yêu trước), vừa thể hiện sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du. Nhớ Kim Trọng, nàng nhớ lời thề ước dưới trăng, thương chàng Kim Trọng đêm ngày đau đáu trông chờ uổng công vô ích.

Tiếp đó, Nàng nhớ đến cha mẹ. Nàng thương xót cha mẹ già yêu mà nàng không được chăm sóc. Nàng tưởng tượng cảnh nơi quê nhà tất cả đã đổi thay mà sự đổi thay lớn nhất là cha mẹ ngày một thêm già yếu. Lần nào khi nhớ về cha mẹ, Kiều cũng "nhớ ơn chín chữ cao sâu" và luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành, phụ công nuôi dạy con cái của cha mẹ. Cũng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ lại khác nhau với những lí do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau.

Trong cảnh ngộ ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất. Nhưng nàng đã quên cảnh ngộ bản thân để nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ. Những suy nghĩ này cho thấy Kiều là người tình chung thủy, người con hiếu thảo, người phụ nữ có tấm lòng vị tha đáng trọng.

Câu 3:

Ở tám câu thơ cuối đoạn trích, Nguyễn Du đã cho thấy một bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Cảnh vật được miêu tả qua tâm trạng, tâm trạng nhuốm lên cảnh vật, cảnh vật thể hiện tâm trạng:

- Sắc thái của bức tranh thiên nhiên thể hiện từng trạng thái tình cảm của Thuý Kiều:

    + Nhớ thương cha mẹ, quê hương, cảnh vật là:

     Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa. 

    + Nhớ người yêu, xót xa cho tình duyên lỡ dở, thì cảnh là:

    Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu. 

    + Buồn tủi, đau đớn cho thân mình, thì cảnh là:

    Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. 

Như vậy, từng chi tiết, hình ảnh khung cảnh thiên nhiên đều mang đậm trạng thái tình cảm của Thuý Kiều. Mỗi cảnh là mỗi tình, song tất cả đều buồn thương, đúng là: "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ".

- Cụm từ Buồn trông lặp lại bốn lần trong tám câu thơ như những đợt sóng lòng trùng điệp, càng khiến nỗi buồn dằng dặc, mênh mông, kết hợp với cái nhìn từ xa đến gần, thu hẹp dần vào nội cảm con người để đến cuối đoạn thì tâm trạng cô đơn, sầu nhớ, cảm giác đau đớn trào lên. Sóng gió nổi lên như sự báo về những đau khổ ê chề rồi đây sẽ xảy ra đối với Kiều, là dự cảm cho một đoạn đời "Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần.".

Luyện tập

Câu 1 (trang 96 SGK):

   - Tả cảnh ngụ tình là một bút pháp đặc trưng của văn học trung đại nói chung, của ngòi bút Nguyễn Du nói riêng với cơ chế là tả cảnh thông qua đó để bộc lộ tâm trạng con người, tả cảnh để nói tình chứ không chỉ là bức tranh tả cảnh thuần túy.

   - Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tám câu thơ cuối:

    → Cảnh vật ở tám câu thơ cuối được nhìn qua con mắt của Thúy Kiều nên nhuốm màu tâm trạng rõ rệt.

    → Buồn trông cửa bể chiều hôm - Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa: gợi liên tưởng đến những chuyến đi xa, rời khỏi bến đỗ => tâm trạng cô đơn, lac lõng trong tình cảnh lưu lạc của Thúy Kiều.

    → Buồn trông ngọn nước mới sa - Hoa trôi man mác biết là về đâu: hoa tượng trưng cho vẻ đẹp, nhưng bây giờ lại bị vùi dập giữa dòng nước => Nỗi âu lo về số phận long đong, vô định của Thúy Kiều.

    → Buồn trông nội cỏ rầu rầu - Chân mây mặt đất một màu xanh xanh: Màu xanh không còn là biểu hiện cho sức sống => cảnh vật nhuốm màu tâm trạng của con người, chịu sự chi phối của tâm trạng nên giờ đây màu xanh cũng trở nên buồn tẻ, màu xanh từ cỏ cây đến đất trời khiến người ta không biết nhìn về đâu.

    → Buồn trông gió cuốn mặt duềnh - Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi => Dự cảm chẳng lành của Kiều về số phân đầy trắc trở, gập ghềnh của mình.

    => Toàn bộ tám câu thơ đều nhằm khắc họa tâm trạng lạc lõng, cô đơn, đầy âu lo của Thúy Kiều về số phận của chính mình.

Câu 2 (trang 96 SGK):

    Học thuộc lòng đoạn thơ

Ý nghĩa - Nhận xét

   - Học sinh thấy được nét đặc sắc của đoạn trích này, đây là một trong những đoạn miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất trong Truyện Kiều.

   - Học sinh phân tích được giá trị của bút pháp tả cảnh ngụ tình trong trích đoạn.

   - Qua đoạn trích, học sinh đồng cảm với cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và thấy được tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Đặng Bảo Trâm
07/04/2018 11:14:54

Soạn bài: Kiều ở lầu Ngưng Bích

(trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Bố cục:

   - Phần 1 (sáu câu thơ đầu): Cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích.

   - Phần 2 (tám câu thơ tiếp theo): Nỗi nhớ thương của Kiều đối với Kim Trọng và với cha mẹ mình.

   - Phần 3 (tám câu thơ cuối cùng): Tâm trạng buồn bã, sầu thảm của Thúy Kiều thể hiện qua bức tranh thiên nhiên.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Trong sáu câu thơ đầu, khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích với không gian, thời gian được nhìn qua con mắt của nhân vật, bộc lộ hoàn cảnh tâm trạng cô đơn, tội nghiệp của Thuý Kiều:

- Kiều bị giam lỏng trong lầu Ngưng Bích: khoá xuân

- Vẻ mênh mông, chống chếnh của không gian tô đậm tình cảnh cô đơn, trơ trọi của Kiều: non xa, trăng gần, bốn bề bát ngát, xa trông, non xa, trăng gần … Đúng là: Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

- Hình ảnh trăng, mây sớm đèn khuya biểu đạt sự quay vòng của thời gian. Cùng với những hình ảnh gợi tả không gian, sự tuần hoàn đều đặn của thời gian càng nhấn đậm thêm tình cảnh cô đơn, buồn bã của Kiều.

Câu 2:

Tám câu thơ tiếp theo trực tiếp nói lên nỗi nhớ thương của Kiều. Đầu tiên Kiều nhớ tới Kim Trọng. Điều này vừa phù hợp quy luật tâm lý (những người trẻ tuổi bao giờ cũng nhớ người yêu trước), vừa thể hiện sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du. Nhớ Kim Trọng, nàng nhớ lời thề ước dưới trăng, thương chàng Kim Trọng đêm ngày đau đáu trông chờ uổng công vô ích.

Tiếp đó, Nàng nhớ đến cha mẹ. Nàng thương xót cha mẹ già yêu mà nàng không được chăm sóc. Nàng tưởng tượng cảnh nơi quê nhà tất cả đã đổi thay mà sự đổi thay lớn nhất là cha mẹ ngày một thêm già yếu. Lần nào khi nhớ về cha mẹ, Kiều cũng "nhớ ơn chín chữ cao sâu" và luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành, phụ công nuôi dạy con cái của cha mẹ. Cũng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ lại khác nhau với những lí do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau.

Trong cảnh ngộ ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất. Nhưng nàng đã quên cảnh ngộ bản thân để nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ. Những suy nghĩ này cho thấy Kiều là người tình chung thủy, người con hiếu thảo, người phụ nữ có tấm lòng vị tha đáng trọng.

Câu 3:

Ở tám câu thơ cuối đoạn trích, Nguyễn Du đã cho thấy một bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Cảnh vật được miêu tả qua tâm trạng, tâm trạng nhuốm lên cảnh vật, cảnh vật thể hiện tâm trạng:

- Sắc thái của bức tranh thiên nhiên thể hiện từng trạng thái tình cảm của Thuý Kiều:

    + Nhớ thương cha mẹ, quê hương, cảnh vật là:

     Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa. 

    + Nhớ người yêu, xót xa cho tình duyên lỡ dở, thì cảnh là:

    Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu. 

    + Buồn tủi, đau đớn cho thân mình, thì cảnh là:

    Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. 

Như vậy, từng chi tiết, hình ảnh khung cảnh thiên nhiên đều mang đậm trạng thái tình cảm của Thuý Kiều. Mỗi cảnh là mỗi tình, song tất cả đều buồn thương, đúng là: "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ".

- Cụm từ Buồn trông lặp lại bốn lần trong tám câu thơ như những đợt sóng lòng trùng điệp, càng khiến nỗi buồn dằng dặc, mênh mông, kết hợp với cái nhìn từ xa đến gần, thu hẹp dần vào nội cảm con người để đến cuối đoạn thì tâm trạng cô đơn, sầu nhớ, cảm giác đau đớn trào lên. Sóng gió nổi lên như sự báo về những đau khổ ê chề rồi đây sẽ xảy ra đối với Kiều, là dự cảm cho một đoạn đời "Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần.".

Luyện tập

Câu 1 (trang 96 SGK):

   - Tả cảnh ngụ tình là một bút pháp đặc trưng của văn học trung đại nói chung, của ngòi bút Nguyễn Du nói riêng với cơ chế là tả cảnh thông qua đó để bộc lộ tâm trạng con người, tả cảnh để nói tình chứ không chỉ là bức tranh tả cảnh thuần túy.

   - Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tám câu thơ cuối:

    → Cảnh vật ở tám câu thơ cuối được nhìn qua con mắt của Thúy Kiều nên nhuốm màu tâm trạng rõ rệt.

    → Buồn trông cửa bể chiều hôm - Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa: gợi liên tưởng đến những chuyến đi xa, rời khỏi bến đỗ => tâm trạng cô đơn, lac lõng trong tình cảnh lưu lạc của Thúy Kiều.

    → Buồn trông ngọn nước mới sa - Hoa trôi man mác biết là về đâu: hoa tượng trưng cho vẻ đẹp, nhưng bây giờ lại bị vùi dập giữa dòng nước => Nỗi âu lo về số phận long đong, vô định của Thúy Kiều.

    → Buồn trông nội cỏ rầu rầu - Chân mây mặt đất một màu xanh xanh: Màu xanh không còn là biểu hiện cho sức sống => cảnh vật nhuốm màu tâm trạng của con người, chịu sự chi phối của tâm trạng nên giờ đây màu xanh cũng trở nên buồn tẻ, màu xanh từ cỏ cây đến đất trời khiến người ta không biết nhìn về đâu.

    → Buồn trông gió cuốn mặt duềnh - Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi => Dự cảm chẳng lành của Kiều về số phân đầy trắc trở, gập ghềnh của mình.

    => Toàn bộ tám câu thơ đều nhằm khắc họa tâm trạng lạc lõng, cô đơn, đầy âu lo của Thúy Kiều về số phận của chính mình.

Câu 2 (trang 96 SGK):

    Học thuộc lòng đoạn thơ

Ý nghĩa - Nhận xét

   - Học sinh thấy được nét đặc sắc của đoạn trích này, đây là một trong những đoạn miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất trong Truyện Kiều.

   - Học sinh phân tích được giá trị của bút pháp tả cảnh ngụ tình trong trích đoạn.

   - Qua đoạn trích, học sinh đồng cảm với cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và thấy được tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư