LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài tiếng nói của văn nghệ

5 trả lời
Hỏi chi tiết
637
2
0
Bạch Tuyết
01/08/2017 00:58:04
Soạn bài tiếng nói của văn nghệ
Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Bài viết có bố cục khá chặt chẽ, được thể hiện qua hệ thống luận điểm logic, mạch lạc. Giữa các luận điểm vùa có sự tiếp nối tự nhiên vừa bổ sung, giải thích cho nhau.
- Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn là nhận thức mới mẻ, là tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ.
- Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết với cuộc sống của con người, nhất là trong hoàn cảnh những năm đầu kháng chiến.
- Văn nghệ có khả năng cảm hóa, có sức lôi cuốn thật kì diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động con người qua những rung cảm sâu xa.
Câu 2. Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm của người nghệ sĩ. Khác với các bộ môn khoa học nhiều dân tộc, xã hội học, lịch sử học, triết học… thường khám phá, miêu tả và đúc kết các bộ mặt tự nhiên hay xã hội thành những quy luật khách quan văn nghệ tập trung vào khám phá, thể hiện chiều sâu cuộc sống trong các quan hệ, khám phá tính cấp bách, số phận con người. Nội dung của văn nghệ được thể hiện chủ yếu qua những đặc điểm sau:
- Tác phẩm nghệ thuật phản ánh đời sống khách quan nhưng đó không phải là sự sao chép giản đơn, “chụp ảnh” nguyên xi thực tại. Trong sự phản ánh của văn nghệ có cách nhìn, cách đánh giá cuộc sống, đồng thời đó cũng là tư tưởng, là tấm lòng của người nghệ sĩ gửi gắm trong đó.
- Tác phẩm văn nghệ có tính giáo dục, tác động mạnh mẽ đến người đọc nhưng đó không phải là những lí thuyết khô khan mà ngược lại, khả năng tác động của văn nghệ bắt nguồn từ những tình cảm sâu sắc, những say sưa, vui buồn, yêu ghét… của người nghệ sĩ. Nó khiến ta rung động trước những vẻ đẹp của cuộc sống, từ đó làm thay đổi tư tưởng, tình cảm, thậm chí cả quan niệm lối sống, từ đó làm thay đổi tư tưởng, tình cảm, thậm chí cả quan niệm sống, lối sống của ta.
- Nội dung của văn nghệ còn là những rung cảm, nhận thức của từng người tiếp nhận, được mở rộng, lan truyền từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Câu 3. Qua các dẫn chứng được lấy từ các tác phẩm, qua những câu chuyện cụ thể sinh động, Nguyễn Đình Thi đã phân tích một cách thấm thía sự cần thiết của văn nghệ đối với con người.
- Văn nghệ giúp chúng ta sống đầy đủ hơn, phong hú hơn trên phương diện tinh thần.
- Trong những trường hợp con người bị ngăn cách đối với đời sống văn nghệ là sợi dây liên hệ giữa người đó với thế giới bên ngoài.
- Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của chúng ta ngày càng đẹp đẽ, đáng yêu hơn. Một tác phẩm văn nghệ hay giúp con người cảm thấy yêu tin cuộc sống, biết rung cảm và ước mơ trước cái đẹp.
Câu 4. Văn nghệ tác động đến con người qua nội dung của nó và đặc biệt là con đường mà nó đến với người đọc, người nghe:
- Tình cảm là một yếu tố then chốt của văn nghệ. Dù phản ánh cuộc sống nào thì một tác phẩm lớn luôn chan chứa những tình cảm sâu xa của người viết. Không có những tình cảm sâu sắc, mãnh liệt đối với đời sống, một tác phẩm dù đề cập đến những vấn đề rộng lớn đến đâu cũng sẽ trở nên vô nghĩa, ngay cả đối với bản thân người sáng tác.
- Sự tác động của văn nghệ đối với con người chủ yếu cũng qua con đường tình cảm. Những xúc cảm, tâm sự của tác giả đối với đời sống làm lay động cảm xúc của người đọc, người nghe. Bạn đọc được sống cuộc sống mà nhà văn miêu tả, được yêu, ghét, vui, buồn cùng các nhân vật trong đó, dần dần thay đổi suy nghĩ, quan niệm về đời sống, thậm chí thay đổi cả cách ứng xử đối với những người xung quanh. Văn nghệ khiến cho ta cảm thấy yêu cuộc sống hơn, đồng thời muốn đóng góp công sức của mình để làm cho cuộc sống ngày càng đẹp hơn.
Câu 5. Tiếng nói văn nghệ có thể coi là tác phẩm tiêu biểu cho các sáng tác thuộc Văn nghị luận của Nguyễn Đình Thi.
- Bố cục văn bản chặt chẽ, hợp lí, các vấn đề được dẫn dắt tự nhiên, lưu loát.
- Cách viết giàu hình ảnh với những dẫn chứng sinh động, hấp dẫn, cả trong văn chương cũng như trong đời sống.
- Giọng văn chân thành, say sưa, thể hiện những cảm xúc mạnh mẽ của người viết.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Tôi yêu Việt Nam
05/08/2017 00:32:19
TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
Nguyễn Đình Thi


I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Nguyễn Đình Thi (1924-2003) là một nghệ sĩ có tài năng về nhiều mặt. Không chỉ nổi tiếng với những tác phẩm thơ, văn, nhạc, kịch, ông còn là một cây bút lý luận phê bình sắc sảo. Ông tham gia vào các hoạt động văn nghệ từ khá sớm, trên mỗi lĩnh vực đều để lại những tác phẩm nổi tiếng: Đất nước (thơ), Người Hà Nội (nhạc)...
2. Tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ được Nguyễn Đình Thi viết năm 1948, in trong cuốn Mấy vấn đề văn học (lý luận phê bình, xuất bản năm 1956), có nội dung lý luận sâu sắc, được thể hiện qua những rung cảm chân thành của một trái tim nghệ sĩ.
3. Bài viết có bố cục khá chặt chẽ, được thể hiện qua hệ thống luận điểm lô gích, mạch lạc. Giữa các luận điểm vừa có sự tiếp nối tự nhiên vừa bổ sung, giải thích cho nhau:
- Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn là nhận thức mới mẻ, là tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ.
- Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết với cuộc sống của con người, nhất là trong hoàn cảnh những năm đầu kháng chiến.
- Văn nghệ có khả năng cảm hoá, có sức lôi cuốn thật kỳ diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới con người qua những rung cảm sâu xa.
4. Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm của người nghệ sĩ. Khác với các bộ môn khoa học như dân tộc học, xã hội học, lịch sử học, triết học... thường khám phá, miêu tả và đúc kết các bộ mặt tự nhiên hay xã hội thành những quy luật khách quan, văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu cuộc sống trong các quan hệ, khám phá tính cách, số phận con người. Nội dung của văn nghệ được thể hiện chủ yếu qua những đặc điểm sau:
- Tác phẩm nghệ thuật phản ánh đời sống khách quan nhưng đó không phải là sự sao chép giản đơn, "chụp ảnh" nguyên xi thực tại. Trong sự phản ánh của văn nghệ có cách nhìn, cách đánh giá cuộc sống, đồng thời đó cũng là tư tưởng, là tấm lòng của người nghệ sĩ gửi gắm trong đó.
- Tác phẩm văn nghệ có tính giáo dục, tác động mạnh mẽ đến người đọc nhưng đó không phải là những lời thuyết lý khô khan mà ngược lại, khả năng tác động của văn nghệ bắt nguồn từ những tình cảm sâu sắc, những say sưa, vui buồn, yêu ghét... của người nghệ sĩ. Nó khiến ta rung động trước những vẻ đẹp của cuộc sống, từ đó làm thay đổi tư tưởng, tình cảm, thậm chí cả quan điểm sống, lối sống của ta.
- Nội dung của văn nghệ còn là những rung cảm, nhận thức của từng người tiếp nhận, được mở rộng, lan truyền từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
5. Qua các dẫn chứng được lấy từ các tác phẩm, qua những câu chuyện cụ thể, sinh động, Nguyễn Đình Thi đã phân tích một cách thấm thía sự cần thiết của văn nghệ đối với con người:
- Văn nghệ giúp chúng ta sống đầy đủ hơn, phong phú hơn trên phương diện tinh thần.
- Trong những trường hợp con người bị ngăn cách đối với đời sống, văn nghệ là sợi dây liên hệ giữa người đó với thế giới bên ngoài.
- Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của chúng ta ngày càng đẹp đẽ, đáng yêu hơn. Một tác phẩm văn nghệ hay giúp con người cảm thấy yêu tin cuộc sống, biết rung cảm và ước mơ trước cái đẹp.
6. Văn nghệ tác động đến con người qua nội dung của nó và đặc biệt là còn đường mà nó đến với người đọc, người nghe:
- Tình cảm là một yếu tố then chốt của văn nghệ. Dù phản ánh cuộc sống nào thì một tác phẩm lớn luôn chan chứa những tình cảm sâu xa của người viết. Không có những tình cảm sâu sắc, mãnh liệt đối với đời sống, một tác phẩm dù đề cập đến những vấn đề rộng lớn đến đâu cũng sẽ trở nên vô nghĩa, ngay cả đối với bản thân người sáng tác.
- Sự tác động của văn nghệ đối với con người chủ yếu cũng qua con đường tình cảm. Những xúc cảm, tâm sự của tác giả đối với đời sống làm lay động cảm xúc của người đọc, người nghe. Bạn đọc được sống cuộc sống mà nhà văn miêu tả, được yêu, ghét, vui, buồn cùng các nhân vật trong đó, dần dần thay đổi suy nghĩ, quan niệm về đời sống, thậm chí thay đổi cả cách ứng xử đối với những người xung quanh. Văn nghệ khiến cho ta cảm thấy yêu cuộc sống hơn, đồng thời muốn đóng góp công sức của mình để làm cho cuộc sống ngày càng đẹp hơn.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Cách lập luận:
Văn nghị luận cũng là một thể loại quen thuộc trong các sáng tác của Nguyễn Đình Thi. Tiếng nói của văn nghệ có thể coi là tác phẩm tiêu biểu cho các sáng tác thuộc thể loại này:
- Bố cục của văn bản rất chặt chẽ, hợp lý, mọi vấn đề đều được dẫn dắt tự nhiên.
- Cách viết giàu hình ảnh với những dẫn chứng sinh động, hấp dẫn, cả trong văn chương cũng như trong đời sống.
2. Cách đọc:
Thể hiện giọng văn chân thành, say sưa, thể hiện những xúc cảm mạnh mẽ của người viết.
0
0
Nguyễn Thị Nhài
05/04/2018 17:08:10

Soạn bài: Tiếng nói của văn nghệ

Bố cục:

   - Phần 1 (từ đầu ...cách sống của tâm hồn) : Nội dung tiếng nói của văn nghệ.

   - Phần 2 (còn lại) : Sức mạnh lớn lao của văn nghệ trong đời sống con người.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 17 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Bài viết có bố cục khá chặt chẽ với hệ thống luận điểm mạch lạc :

   - Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn là nhận thức mới mẻ, là tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ.

   - Sức mạnh của văn nghệ trong đời sống tâm hồn con người và cuộc sống.

   - Văn nghệ có khả năng cảm hoá, có sức lôi cuốn kỳ diệu.

Câu 2 (trang 17 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ :

       + Phản ánh thực tại xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại.

       + Thể hiện tư tưởng, tình cảm người nghệ sĩ gói vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ.

       + Tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm, nhận thức người đọc như rọi vào bên trong chúng ta một thứ ánh sáng riêng...làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ.

Câu 3 (trang 17 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Con người cần tiếng nói văn nghệ vì văn nghệ có sức mạnh to lớn trong đời sống tâm hồn, trong cuộc sống con người :

   - Văn nghệ làm cho đời sống tinh thần của con người được đầy đủ, phong phú hơn, đem đến cảm xúc yêu ghét, ý đẹp xấu, niềm vui buồn trong lao động, cuộc sống.

   - Văn nghệ góp phần làm tươi mát cuộc sống vất vả, giúp con người biết rung cảm và ước mơ, giữ niềm tin trong cuộc sống.

Câu 4 (trang 17 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Con đường văn nghệ đến với người đọc :

Tư tưởng, nội dung của văn nghệ phản ánh đời sống, người đọc cùng hòa nhập vào cuộc sống của các nhân vật trong đó, tác phẩm văn nghệ đi từ trái tim đến trái tim, tác động vào tình cảm mỗi người.

Câu 5 (trang 17 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Đặc sắc nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi :

   - Bố cục chặt chẽ, hợp lí.

   - Cách viết giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng về thơ văn, về đời sống thực tế.

   - Giọng văn chân thành, đầy cảm hứng.

Luyện tập

(trang 17 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2): Nêu một tác phẩm văn nghệ ...

Đoạn văn tham khảo :

   Mỗi tác phẩm văn nghệ là tiếng lòng của người nghệ sĩ, tác động kì diệu đến tâm tư người đọc. Đọc Thời thơ ấu của Mác-xim Go-rơ-ki, đại văn hào người Nga, tôi thấu hiểu tâm hồn và nỗi đau khổ của những đứa trẻ đáng thương trong xã hội. Đó là những kí ức tuổi thơ không được thơ mộng như chúng ta bây giờ, chứa đựng đầy khổ cực và kìm hãm. Tôi hiểu sâu sắc những đau khổ ấy và nhìn lại bản thân mình, tôi được bố mẹ nuông chiều, được đi học đầy đủ, được sống trong cảnh hòa bình. Tôi biết quanh mình còn rất nhiều người, rất nhiều đứa trẻ không có tuổi thơ màu hồng tươi đẹp. Và vì vậy, tôi càng trân quý hơn cuộc sống của mình, biết rằng mình cần phải cố gắng, phấn đấu, không chỉ cho tôi mà còn cho tương lai đất nước mình, tương lai những đứa trẻ là con, là cháu tôi.

0
0
Nguyễn Thị Nhài
05/04/2018 17:08:11

Soạn bài: Tiếng nói của văn nghệ

Xem thêm: Tóm tắt: Tiếng nói của văn nghệ

Bố cục:

   - Phần 1 (từ đầu đến “một cách sống của tâm hồn”): Nội dung phản ánh và thể hiện của văn nghệ.

   - Phần 2 (đoạn còn lại): Sức mạnh kỳ diệu, lớn lao của văn nghệ đối với đời sống.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Bài viết có bố cục khá chặt chẽ, được thể hiện qua hệ thống luận điểm lô gích, mạch lạc. Giữa các luận điểm vừa có sự tiếp nối tự nhiên vừa bổ sung, giải thích cho nhau:

- Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn là nhận thức mới mẻ, là tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ.

- Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết với cuộc sống của con người, nhất là trong hoàn cảnh những năm đầu kháng chiến.

- Văn nghệ có khả năng cảm hoá, có sức lôi cuốn thật kỳ diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới con người qua những rung cảm sâu xa.

Câu 2:

Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm của người nghệ sĩ. Khác với các bộ môn khoa học như dân tộc học, xã hội học, lịch sử học, triết học... thường khám phá, miêu tả và đúc kết các bộ mặt tự nhiên hay xã hội thành những quy luật khách quan, văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu cuộc sống trong các quan hệ, khám phá tính cách, số phận con người. Nội dung của văn nghệ được thể hiện chủ yếu qua những đặc điểm sau:

- Tác phẩm nghệ thuật phản ánh đời sống khách quan nhưng đó không phải là sự sao chép giản đơn, "chụp ảnh" nguyên xi thực tại. Trong sự phản ánh của văn nghệ có cách nhìn, cách đánh giá cuộc sống, đồng thời đó cũng là tư tưởng, là tấm lòng của người nghệ sĩ gửi gắm trong đó.

- Tác phẩm văn nghệ có tính giáo dục, tác động mạnh mẽ đến người đọc nhưng đó không phải là những lời thuyết lý khô khan mà ngược lại, khả năng tác động của văn nghệ bắt nguồn từ những tình cảm sâu sắc, những say sưa, vui buồn, yêu ghét... của người nghệ sĩ. Nó khiến ta rung động trước những vẻ đẹp của cuộc sống, từ đó làm thay đổi tư tưởng, tình cảm, thậm chí cả quan điểm sống, lối sống của ta.

- Nội dung của văn nghệ còn là những rung cảm, nhận thức của từng người tiếp nhận, được mở rộng, lan truyền từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 3:

Qua các dẫn chứng được lấy từ các tác phẩm, qua những câu chuyện cụ thể, sinh động, Nguyễn Đình Thi đã phân tích một cách thấm thía sự cần thiết của văn nghệ đối với con người:

- Văn nghệ giúp chúng ta sống đầy đủ hơn, phong phú hơn trên phương diện tinh thần.

- Trong những trường hợp con người bị ngăn cách đối với đời sống, văn nghệ là sợi dây liên hệ giữa người đó với thế giới bên ngoài.

- Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của chúng ta ngày càng đẹp đẽ, đáng yêu hơn. Một tác phẩm văn nghệ hay giúp con người cảm thấy yêu tin cuộc sống, biết rung cảm và ước mơ trước cái đẹp.

Câu 4:

Văn nghệ tác động đến con người qua nội dung của nó và đặc biệt là còn đường mà nó đến với người đọc, người nghe:

- Tình cảm là một yếu tố then chốt của văn nghệ. Dù phản ánh cuộc sống nào thì một tác phẩm lớn luôn chan chứa những tình cảm sâu xa của người viết. Không có những tình cảm sâu sắc, mãnh liệt đối với đời sống, một tác phẩm dù đề cập đến những vấn đề rộng lớn đến đâu cũng sẽ trở nên vô nghĩa, ngay cả đối với bản thân người sáng tác.

- Sự tác động của văn nghệ đối với con người chủ yếu cũng qua con đường tình cảm. Những xúc cảm, tâm sự của tác giả đối với đời sống làm lay động cảm xúc của người đọc, người nghe. Bạn đọc được sống cuộc sống mà nhà văn miêu tả, được yêu, ghét, vui, buồn cùng các nhân vật trong đó, dần dần thay đổi suy nghĩ, quan niệm về đời sống, thậm chí thay đổi cả cách ứng xử đối với những người xung quanh. Văn nghệ khiến cho ta cảm thấy yêu cuộc sống hơn, đồng thời muốn đóng góp công sức của mình để làm cho cuộc sống ngày càng đẹp hơn.

Luyện tập

Câu hỏi (trang 17 SGK) :

Gợi ý trả lời:

   Bài viết cần đảm bảo các ý sau:

   + Giới thiệu tác phẩm văn nghê (tên tác phẩm, của tác giả nào, đất nước nào,…).

   + Phân tích ý nghĩa của tác phẩm văn nghệ ấy.

   + Tác động của tác phẩm ấy đối với bản thân em.

Đoạn văn gợi ý:

   Trong các tác phẩm đã đọc, em ấn tượng nhất với truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”, trích “Truyền kì mạn lục” của tác giả Nguyễn Dữ. Tác phẩm này có ý nghĩa rất sâu sắc và để lại nhiều suy ngẫm cho bản thân em. “Chuyện người con gái Nam Xương” kể về số phận bi kịch, oan ức của người con gái đẹp người đẹp nết là Vũ Nương. Nàng đã phải tự vẫn vì tính đa nghi, ghen tuông mù quáng của chồng. Tác phẩm này là tiếng nói tố cáo chế độ phong kiến nam quyền hà khắc chà đạp lên số phận những người phụ nữ tội nghiệp. Nhưng quan trọng hơn, tác giả đã thông qua câu chuyện này để thể hiện ước mơ của nhân dân ta về đạo lí, lẽ phải trong xã hội: người trong sạch, tốt đẹp sẽ được rửa oan, được đền đáp xứng đáng. Sau khi đọc câu chuyện này, em thấy xót thương cho số phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến đồng thời nhận ra được một bài học đáng giá trong cuộc sống: trước khi phán xét một người khác, phải xem xét kĩ vấn đề từ nhiều phía, không mù quáng chủ quan để tránh gây ra tổn thương, nỗi đau cho người khác và cho chính bản thân mình.

Ý nghĩa - Nhận xét

    Qua bài học này, học sinh:

    - Nhận ra được sức mạnh to lớn của văn nghệ đối với cuộc sống con người: văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc, giúp con người có đời sống tinh thần phong phú hơn, tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình.

    - Được bồi dưỡng thái độ trân trọng và niềm yêu thích đối với các tác phẩm nghệ thuật.

0
0
Bạch Tuyết
07/04/2018 11:14:56

Soạn bài: Tiếng nói của văn nghệ

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư