Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài: Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)

4 trả lời
Hỏi chi tiết
521
0
0
Phạm Văn Bắc
05/04/2018 16:59:59

Soạn bài: Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)

Câu 1 (trang 135 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Soạn văn lớp 9 | Soạn bài lớp 9

Câu 2 (trang 135 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Dẫn chứng về những cách phát triển của từ vựng :

   - Phát triển nghĩa của từ : mũi (của người). VD: mũi thuyền, mũi tàu, ...

   - Phát triển số lượng từ :

       + Tạo thêm từ mới: sách đỏ, tiền khả thi, kinh tế tri thức, ...

       + Mượn từ ngữ nước ngoài : a-xít, ra-đi-ô, ca-me-ra, băng cát-xét, ...

Câu 3 (trang 135 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Không có ngôn ngữ nào mà từ mượn chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng từ. Vì bất cứ từ nào cũng phải chứa đựng một nghĩa nhất định, tăng số lượng từ cũng là tăng số lượng nghĩa của từ.

II. Từ mượn

Câu 1 (trang 135 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Từ mượn là từ có nguồn gốc từ ngôn ngữ tiếng nước ngoài.

Câu 2 (trang 135 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Nhận định (c) đúng. Vay mượn là hiện tượng phổ biến ở tất cả các ngôn ngữ, vay mượn vừa làm giàu vốn ngôn ngữ của dân tộc, vừa để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt.

Câu 3 (trang 135 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Những từ mượn như săm, lốp, ga, xăng, phanh là những từ mượn đã được Việt hóa. Những từ như a-xít, ra-đi-ô, vi-ta-min là những từ mượn theo hình thức phiên âm.

III. Từ Hán Việt

Câu 1 (trang 136 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Từ Hán Việt là từ có nguồn gốc tiếng Hán đã được người Việt sử dụng theo cách của mình.

Câu 2 (trang 136 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Câu (b) là quan niệm đúng bởi vì nền văn hóa và ngôn ngữ của người Việt chịu ảnh hưởng rất lớn của ngôn ngữ Hán suốt mấy ngàn năm phong kiến, nó là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán.

IV. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội

Câu 1 (trang 136 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

   - Thuật ngữ : từ dùng trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định.

   - Biệt ngữ xã hội : những từ ngữ chỉ dùng trong một nhóm người, một tầng lớp xã hội nhất định.

Câu 2 (trang 136 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Vai trò của thuật ngữ hiện nay:

   - Đánh giá sự phát triển của các lĩnh vực khoa học, sự đi lên của một đất nước.

   - Là điều không thể thiếu khi muốn nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ.

Câu 3 (trang 136 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Một số từ ngữ là biệt ngữ xã hội:

   - Trong nghề y : chuyên khoa ti vi, chuyên khoa moi tiền, ...

   - Trong nghề giáo : cháy giáo án, chuồn giờ, cúp học, bác sĩ gây mê (thầy cô dạy quá buồn ngủ)...

   - Trong buôn bán : mấy vé, mấy xanh (đô la), cớm (công an)...

   - Lứa tuổi học sinh : trứng ngỗng (điểm 0), cọc trâu (điểm 1), phao (tài liệu chép bài),...

V. Trau dồi vốn từ

Câu 1 (trang 136 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Các hình thức trau dồi vốn từ

   - Nắm được đầy đủ, chính xác nghĩa của từ và dùng từ một cách chính xác trong từng trường hợp cụ thể

   - Rèn luyện thêm những từ chưa biết để làm tăng vốn từ.

Câu 2 (trang 136 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

   - Bách khoa toàn thư: từ điển bách khoa, ghi đầy đủ tri thức của các ngành.

   - Bảo hộ mậu dịch: chính sách bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài trên thị trường nước mình.

   - Dự thảo: thảo ra (soạn) để thông qua (động từ), bản thảo đưa ra (danh từ).

   - Đại sứ quán: cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài do một đại sức đặc mệnh toàn quyền đứng đầu

   - Hậu duệ: con cháu người đã chết.

   - Khẩu khí: khí phách của con người toát ra qua lời nói.

   - Môi sinh: môi trường sinh sống của sự vật.

Câu 3 (trang 136 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Sửa lỗi dùng từ

   a. - Sai về dùng từ béo bổ, béo bổ là từ dùng để chỉ thức ăn nuôi cơ thể.

   - Sửa lại: dùng từ béo bở thay thế, béo bở mang lại nhiều lợi nhuận.

   b. - Sai về dùng từ đạm bạc – đạm bạc là sự ăn uống đơn giản, đáp ứng nhu cầu tối thiểu của cơ thể.

   - Sửa lại : thay bằng tệ bạc - tệ bạc là hành động vô ơn không giữ trọng nghĩa tình.

   c. - Sai về cách dùng từ tấp nập – tấp nập là chỉ sự đông người qua lại.

   - Sửa lại : dùng từ tới tấp, tới tấp là liên tiếp, dồn dập.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Thanh Thảo
05/04/2018 17:08:09

Soạn bài: Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)

I. Từ tượng thanh và từ tượng hình

Câu 1 (trang 146 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

   - Từ tượng thanh là mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.

   - Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

Câu 2 (trang 146 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Những loài vật nào có tên gọi mô phỏng âm thanh tiếng kêu của nó: bò, bê, tắc kè, mèo, (chim) cuốc, (chim) chích choè, tu hú, đa đa, bìm bịp, ba ba,...

Câu 3 (trang 146 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Các từ lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ là những từ tượng hình. Hình ảnh đám mây đã được miêu tả một cách sinh động từ màu sắc cho đến hình dáng, sự thay đổi hình dáng, màu sắc.

II. Một số phép tu từ từ vựng

Câu 1 (trang 147 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

   - So sánh : đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng nhằm làm rõ sự vật, tăng tính gợi cảm.

   - Ẩn dụ : gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.

   - Nhân hoá : gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối,... trở nên gần gũi với con người.

   - Hoán dụ : gọi tên sự vật này bằng tên của một sự vật khác có quan hệ gần gũi.

   - Nói quá : phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

   - Nói giảm nói tránh : dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

   - Điệp ngữ : lặp lại từ ngữ (hoặc cả một cụm) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.

   - Chơi chữ : lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

Câu 2 (trang 147 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Đặc sắc nghệ thuật của những câu thơ là :

   a. - Ẩn dụ : Hoa, cánh dùng để chỉ Thúy Kiều (cái bé nhỏ, thoảng qua)

Lá, cây : dùng để chỉ gia đình Kiều (cái căn bản, lâu dài)

→ Đây là câu Thúy Kiều khuyên cha toan tự vẫn, ý nói thà để con bán mình đi xa, còn cha phải sống để trông nom mẹ và các em.

   b. - So sánh : tiếng đàn của Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió, tiếng mưa.

→ thể hiện sự đa dạng về các cung bậc và âm thanh của tiếng đàn.

   c. - Nói quá : Kiều đẹp đến mức hoa phải ghen, liễu phải hờn, làm đổ cả nước, làm nghiêng cả thành.

→ Khẳng định sắc đẹp của Kiều là không gì sánh bằng, một vẻ đẹp hiếm có.

   d. - Nói quá : gác kinh nơi Kiều bị giam lỏng, viện sách nơi Thúc Sinh đọc sách là hai nơi rất gần nhau thế mà giờ đây cách xa như cách vạn dặm.

→ diễn tả sự ngăn cách của Kiều và Thúc Sinh lúc bấy giờ.

   e. - Chơi chữ : tài và tai là hai chữ gần âm nhưng khác nghĩa. Tài là tài hoa, tài năng; còn tai là tai họa, tai ương.

→ Sự phũ phàng của số phận người tài hoa, suy ngẫm về đời.

Câu 3 (trang 147 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Nghệ thuật độc đáo trong các câu thơ :

   a. - Phép điệp : năm chữ còn trong câu thơ ngắn, từ đa nghĩa say sưa.

   - Tác dụng : khẳng định sự say sưa của anh với rượu, đúng hơn là cô bán rượu. Sự say sưa đó là một sự hiển nhiên tất yếu như trời đất non nước vậy.

   b. - Phép nói quá : đá núi to lớn sừng sững thế kia mà gươm có thể mài mòn, nước sông nhiều đến vậy mà voi cũng có thể uống cạn.

   - Tác dụng : diễn tả sức mạnh to lớn của nghĩa quân Lam Sơn.

   c. - Phép so sánh : so sánh âm thanh tiếng suối trong như tiếng hát.

   - Tác dụng : diễn tả tiếng suối êm dịu, trong lành đưa đến cho con người nhiều cảm xúc êm đềm, thể hiện được tâm hồn thơ mộng của tác giả.

   d. - Phép nhân hóa : vầng trăng cũng có tình cảm, hành động như con người, nhòm vào khe cửa để ngắm nhìn con người.

   - Tác dụng : tăng sự sinh động của hình ảnh, nói lên sự gắn bó tri âm tri kỉ giữa trăng và người, trăng đáp lại cái nhìn của người thi sĩ.

   e. - Phép ẩn dụ : em bé trên lưng là mặt trời của mẹ.

   - Tác dụng : em bé là nguồn sống, nguồn hi vọng của đời mẹ. Cách nói kín đáo giàu tính biểu tượng.

0
0
Nguyễn Thị Nhài
05/04/2018 17:08:11

Soạn bài: Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)

I. Sự phát triển của từ vựng

Câu 1: Sơ đồ cách thức phát triển từ vựng:

Tổng về từ vựng lớp 9

Câu 2:

- Phát triển nghĩa của từ: mũi (của người). VD: mũi thuyền, mũi tàu, ...

- Tăng số lượng từ ngữ:

    + Tạo thêm từ mới: sách đỏ, tiền khả thi, kinh tế tri thức, ...

    + Mượn từ ngữ nước ngoài: cách mạng, dân quyền, cộng hòa, xà phòng, a-xít, ra-đi-ô, ...

Câu 3:

Không có ngôn ngữ nào mà từ mượn chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng. Nếu như vậy thì mỗi từ ngữ chỉ có một nghĩa và số lượng từ ngữ sẽ rất lớn, trí nhớ con người không thể nào nhớ hết.

II. Từ mượn

Câu 1: Từ mượn là từ có nguồn gốc từ ngôn ngữ tiếng nước ngoài.

Câu 2: Câu (c) là câu nhận định đúng. Vay mượn là hiện tượng phổ biến ở tất cả các ngôn ngữ, vay mượn vừa làm giàu vốn ngôn ngữ của dân tộc, vừa để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt.

Câu 3: Những từ mượn như săm, lốp, ga, xăng, phanh là những từ mượn đã được Việt hóa. Còn những từ như a-xít, ra-đi-ô, vi-ta-min là những từ mượn theo hình thức phiên âm.

III. Từ Hán Việt

Câu 1: Từ Hán Việt là từ có nguồn gốc tiếng Hán đã được người Việt sử dụng theo cách của mình.

Câu 2: Câu (b) là quan niệm đúng bởi vì nền văn hóa và ngôn ngữ của người Việt chịu ảnh hưởng rất lớn của ngôn ngữ Hán suốt mấy ngàn năm phong kiến, nó là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán.

IV. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội

Câu 1:

- Thuật ngữ: là từ dùng trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định.

- Biệt ngữ xã hội: những từ ngữ chỉ dùng trong một nhóm người nhất định, tầng lớp xã hội nhất định.

Câu 2: Vai trò của thuật ngữ trong đời sống xã hội hiện nay:

- Thuật ngữ phát triển là sự đánh giá sự phát triển của các lĩnh vực khoa học, sự đi lên của một đất nước.

- Thuật ngữ là điều không thể thiếu khi muốn nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ.

- Phải dùng đúng thuật ngữ và tránh không được lạm dụng.

Câu 3: Liệt kê một số từ ngữ là biệt ngữ xã hội:

- Trong nghề y: chuyên khoa ti vi, chuyên khoa moi tiền, …

- Trong nghề giáo: cháy giáo án, chuồn giờ, cúp học, bác sĩ gây mê (thầy cô dạy quá buồn ngủ)…

- Trong buôn bán: mấy vé, mấy xanh (đô la), cớm (công an)…

V. Trau dồi vốn từ

Câu 1: Các hình thức trau dồi vốn từ

- Nắm được đầy đủ, chính xác nghĩa của từ và dùng từ một cách chính xác trong từng trường hợp cụ thể

- Rèn luyện thêm những từ chưa biết để làm tăng vốn từ

Câu 2:

- Bách khoa toàn thư: từ điển bách khoa, ghi đầy đủ tri thức của các ngành.

- Bảo hộ mẫu dịch: chính sách bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài trên thị trường nước mình.

- Dự thảo: thảo ra để thông qua (động từ), bản thảo đưa ra để thông qua (danh từ).

- Đại sứ quán: cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài do một đại sức đặc mệnh toàn quyền đứng đầu

- Hậu duệ: con cháu người đã chết.

- Khẩu khí: khí phách của con người toát ra qua lời nói.

- Môi sinh: môi trường sinh sống của sự vật.

Câu 3: Sửa lỗi dùng từ

a.

- Sai về dùng từ béo bổ, béo bổ là từ dùng để chỉ thức ăn nuôi cơ thể.

- Sửa lại: dùng từ béo bở thay thế, béo bở mang lại nhiều lợi nhuận.

b.

- Sai về dùng từ đạm bạc – đạm bạc là sự ăn uống đơn giản, đáp ứng nhu cầu tối thiểu của cơ thể.

- Sửa lại: dùng từ tệ bạc thay thế - tệ bạc là hành động vô ơn không giữ trọng nghĩa tình.

c.

- Sai về cách dùng từ tấp nập – tấp nập là chỉ sự đông người qua lại.

- Sửa lại: dùng từ tới tấp, tới tấp là liên tiếp, dồn dập.

0
0
Tôi yêu Việt Nam
05/04/2018 17:08:11

Soạn bài: Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)

I. Từ tượng thanh và từ tượng hình

Câu 1:

- Từ tượng thanh là mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.

- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

Câu 2:

Những loài vật nào có tên gọi mô phỏng âm thanh tiếng kêu của nó: bò, tắc kè, mèo, (chim) cuốc, (chim) chích choè,…

Câu 3:

Các từ lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ là những từ tượng hình. Hình ảnh đám mây đã được gợi tả một cách sinh động

II. Các biện pháp tu từ từ vựng

Câu 1:

a.

- So sánh: đối chiếu giữa sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng.

- Nhân hoá: gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

- Ẩn dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.

- Hoán dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó.

b.

- Nói quá: phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

- Nói giảm nói tránh: dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

c. Điệp ngữ: lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.

d. Chơi chữ: lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,… làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

Câu 2:

a.

- Phép ẩn dụ: Hoa, cánh dùng để chỉ Thúy Kiều (cái bé nhỏ, thoảng qua)

Lá, cây: dùng để chỉ gia đình Kiều (cái căn bản, lâu dài)

- Đây là câu Thúy Kiều khuyên cha toan tự vẫn, ý nói thà để con bán mình đi xa, còn cha phải sống để trông nom mẹ và các em.

b.

- Phép so sánh: so sánh tiếng đàn của Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió, tiếng mưa.

- Tác dụng: thể hiện sự đa dạng về các cung bậc và âm thanh của tiếng đàn tuyệt diệu.

c.

- Phép nói quá: Kiều đẹp đến mức hoa phải ghen, liễu phải hờn, làm đổ cả nước, làm nghiêng cả thành.

- Tác dụng: khẳng định sắc đẹp của Kiều là không gì sánh bằng, một vẻ đẹp hiếm có.

c.

- Phép nói quá: gác kinh nơi nàng Kiều bị giam lỏng, viện sách nơi Thúc Sinh đọc sách là hai nơi rất gần nhau thế mà giờ đây cách xa giống như hàng vạn dặm.

- Tác dụng: diễn tả sự ngăn cách và xa cách của Kiều và Thúc Sinh lúc bấy giờ.

e.

- Phép chơi chữ: tà và tai chữ gần âm nhưng khác nhau về nghĩa. Tài là tài hoa, tài năng; còn tai là tai họa, tai ương.

- Tác dụng: nói đến sự phũ phàng của số phận người tài hoa.

Câu 3:

a.

- Phép điệp: năm chữ còn trong câu thơ ngắn, từ đa nghĩ say sưa.

- Tác dụng: khẳng định sự say sưa của anh đối với rượu và đặc biệt say sưa với cô bán rượu, anh say vì rượu thì ít mà say vì cô bán rượu thì nhiều. Sự say sưa đó là một sự hiển nhiên tất yếu như trời đất non nước vậy.

b.

- Phép nói quá: đá núi to lớn sừng sững thế kia mà gươm có thể mài mòn, nước sông nhiều đến vậy mà voi cũng có thể uống cạn.

- Tác dụng: diễn tả sức mạnh to lớn của nghĩa quân Lam Sơn, tạo cảm giác mạnh cho người nghe.

c.

- Phép so sánh: so sánh tiếng người trong như tiếng hát.

- Tác dụng: diễn tả tiếng suối êm dịu, trong lành đưa đến cho con người nhiều cảm xúc thẩm mĩ.

d.

- Phép nhân hóa: vầng trăng cũng có tình cảm, hành động như con người, nhòm vào khe cửa để ngắm nhìn con người.

- Tác dụng: làm tăng sự sinh động của hình ảnh, nói lên sự gắn bó tri âm tri kỉ giữa trăng và người.

e.

- Phép ẩn dụ: em bé trên lưng là mặt trời của mẹ.

- Tác dụng: em bé là nguồn sống, nguồn hi vọng của đời mẹ. Cách nói kín đáo giàu tính biểu tượng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo