Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
7.150
26
2
Phạm Minh Trí
01/08/2017 01:52:30
Soạn bài từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
I. Từ ngữ địa phương.
Các từ ngữ in đậm trong các ví dụ trong SGK.
- Từ “ngô” là từ sử dụng phổ biến trong toàn dân.
- Các từ “bắp, bẹ” là từ địa phương.
II. Biệt ngữ xã hội.
a. Đoạn văn trích trong tác phẩm Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng có hai từ: “mẹ, mợ” là tiếng gọi “mẹ” trước Cách mạng tháng Tám ở tầng lớp thượng lưu trong thành phố Hà Nội, Nam Định (kể cả tiếng gọi cha bằng “cậu”).
b. “Ngỗng” là bài tập làm văn chỉ đạt điểm 2 (thai hình dáng con ngỗng), còn “trúng tủ” là bài tập làm văn hay bài tập nào đó (đề văn, câu hỏi) rơi vào đúng phần ôn tập, đã học kĩ, thuộc bài. Các từ này thường được giới học sinh dùng.
III. Sử dụng từ địa phương, biệt ngữ xã hội.
1. Từ địa phương này gây khó hiểu cho những người ở địa phương khác, cho nên, khi giao tiếp với người địa phương khác nên tránh dùng từ địa phương và thay bằng từ toàn dân. Nhưng trong văn thơ, dùng từ địa phương đúng chỗ và đúng mức có thể tạo cho tác phẩm có những màu sắc riêng thú vị.
2. Trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ, do ảnh hưởng của ngôn ngữ văn học, một số từ địa phương bị hạn chế phạm vi sử dụng. Ngược lại, một số từ địa phương dần dần trở thành từ toàn dân. Các từ trong đoạn thơ của Hồng Nguyên và Nguyên Hồng thật ra cũng đã dể hiểu như: tui (tôi), ví (với), hiện chừ (bây giờ), ra ri (như thế này).
Các từ “dằm thượng” (túi áo trên), mõi (lấy trộm) là tiếng lóng riêng của một lớp người nào đó. Đó là biệt ngữ xã hội.
IV. Luyện tập
1. Tìm một số từ ngữ địa phương và nêu từ ngữ toàn dân tương ứng.
Từ ngữ địa phương
Từ ngữ toàn dân
Giời
Răng, rứa
Đọi
Thơm
Hĩm
Trời
Thế nào, thế
Bát
Dứa
Con gái
2. Một số từ ngữ của tầng lớp học sinh hoặc của tầng lớp xã hội khác.
- Của học sinh: ngỗng (điểm hai), quay (nhìn, sao chép bài làm của người khác hoặc tài liệu lén lúc mang theo khi kiểm tra), học gạo (cắm đầu học không còn chú ý đến việc khác, chỉ nhằm học thuộc được nhiều)..
- Của giới chọi gà: chầu (hiệp), chêm (đâm cựa), chiến (đá khỏe), chính (cựa), dốt (nhát), nạp (xáp đá)…
3. Trong giao tiếp, chỉ dùng tiếng địa phương trong trường hợp người nói chuyện với mình cùng địa phương, còn trong các trường hợp khác (b, c, d, đ, e, g trong SGK) đều không nên dùng từ ngữ địa phương.
4. Tìm hiểu một số từ ngữ địa phương:
- “Bố đi đâu hĩm, mẹ đâu rồi?”
(Mẹ Tơm – Tố Hữu)
- “Độc lập nhớ viền chơi ví chắc” (Nhớ - Hồng Nguyên)
Viền là về.
Ví chắc là với nhau.
- « Nỗi niềm chi rứa Huế ơi ? » (Tố Hữu)
Chi rứa là gì thế.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
7
3
Tôi yêu Việt Nam
05/08/2017 01:18:55
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Từ ngữ địa phương
a. Từ ngữ địa phương là gì?
+ Căn cứ vào phạm vi sử dụng, người ta chia thành nhiều lớp từ khác nhau, trong đó có từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương. Từ ngữ toàn dân là từ ngữ được toàn dân sử dụng một cách thống nhất.
+ Từ ngữ địa phương là những từ ngữ chỉ được dùng trong phạm vi một hoặc một số địa phương nhất định.
Ví dụ:
+ Từ địa phương Bắc Bộ: U (mẹ), giời (trời)…
+ Từ địa phương Trung Bộ: mô (nào, chỗ nào), tê (kìa), răng (thế nào, sao), rứa (thế) , ..
+ Từ địa phương Nam Bộ: heo (lợn), thơm (dứa), ghe (thuyền), …
+ Con về tiền tuyến xa xôi
Nhớ bầm, yêu nước cả đôi mẹ hiền.
(Tố Hữu)
b. Các kiểu từ ngữ địa phương
+ Từ ngữ địa phương tương ứng nghĩa với từ ngữ toàn dân:
Ví dụ:
+ Nam Bộ: tô- bát, ghe - thuyền, cây viết - cây bút, …
+ Nghệ Tĩnh: bọ - cha, mô - đâu, tê -kìa, trốc - đầu, khau - gầu, tru - trâu, …
- Từ địa phương chỉ những sự vật, hiện tượng chỉ có ở một hoặc một số địa phương (khi được sử dụng phổ biến sẽ gia nhập vốn từ toàn dân).
Ví dụ:
+ Nam Bộ: sầu riêng, mãng vịt, mù u
+ Trung Bộ: nhút, chẻo - nước mắm
+ Bắc Bộ: thủng (đơn vị để đong thóc, gạo), …
2. Biệt ngữ xã hội
a. Biệt ngữ xã hội là gì?
Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xây dựng nhất định.
b. Ví dụ
+ Biệt ngữ của triều đình phong kiến: hoàng đế, trẫm, khanh, thánh thể, long thể, long nhan, mặt rồng, băng hà…
+ Biệt ngữ của những người theo đạo Thiên chúa: lỗi, ơn ích, mình thánh, nữ tu, cứu rỗi, ông quản, vọng mình thánh, lễ kiêng việc xác, quan thầy…
c. Lưu ý: Biệt ngữ khác với từ nghề nghiệp: Từ nghề nghiệp là những từ biểu thị công cụ, sản phẩm lao động, quá trình sản xuất của một nghề nào đó trong xã hội. Những từ này chủ yếu được lưu hành và sử dụng trong những người cùng làm một nghề.
Ví dụ:
+ Nghề dệt: xa, ống, suốt, thoi, go, hồ sợi, đánh suốt, sợi mộc, sợi hồ, ….
+ Nghề làm mòn: móc, lá, vanh, bắt vanh,…
3. Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
- Nhằm tăng giá trị biểu cảm, khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần phải chú ý đến tình huống giao tiếp:
Ví dụ:
Chuối dầu vờn đã lổ
Cam đầu ngõ đã vàng
Em nhớ ruộng nhớ vườn
Không nhớ anh răng được
(Trần Hữu Chung)
lổ: trổ
Đây là những từ thuộc phương ngữ Trung Bộ. Khi sử dụng, nó đã làm tăng tính địa phương của tác phẩm.
răng: sao
+ Trên mấy nhà sàn buồn tênh, ba bốn bà ké nhìn ra, nhớ những ngày vui của các đồng chí đóng tại nhà mình.
(Nguyễn Huy Tưởng)
"Bà ké" gợi cho ta hình ảnh bà mẹ người dân tộc thiểu số Việt Bắc. Trong kháng chiến, những người mẹ đó không quản ngại hy sinh, gian khổ giúp bộ đội trên đường hành quân đi chiến dịch.
- Trong thơ văn, có thể dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội để tô đậ thêm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ và tính cách nhân vật.
- Trong khẩu ngữ, chỉ nên dùng từ ngữ địa phương ngay tại địa phương đó hoặc giao tiếp với người cùng địa phương, cùng tầng lớp xã hội để tạo sự thân mật, tự nhiên.
- Muốn tránh lạm dụng từ nữg địa phương và biệt ngữ xã hội cần phải tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.
II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 1. Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc vùng khác mà em biết. Nêu từ những địa phương tương ứng (nếu có).
Mẫu: nhút (Nghệ Tĩnh), mẵng cầu (Nam Bộ), bánh cáy (Thái Bình). Đây là những từ chỉ tên những sản phẩm duy nhất có ở địa phương, cho nên không có từ toàn dân tương ứng.
2. Tìm một số biệt ngữ xã hội mà em biết, giải thích nghĩa của những từ đó và đặt câu.
Gợi ý:
+ Giới chọi gà: chầu (hiệp), chêm (đâm cựa), chiến (đá khoẻ), dốt (nhát) …
+ Của học sinh: ngỗng (điểm hai), quay (nhìn, sao chép tài liệu), học gạo (học nhiều, không còn chú ý đến việc khác)…
Đặt câu:
Ví dụ:
Con lông trì và con lông cảo bắt đầu vào chầu hai.
3. Những từ ngữ sau đây là từ ngữ địa phương, em hãy tìm những từ ngữ tương đương trong vốn từ toàn dân:
a. Từ địa phương Bắc Bộ: giăng, thấm chớp, thâu róm…
b. Từ địa phương Trung Bộ: nác, tru, nỏ, thẹn, …
c. Từ địa phương Nam Bộ: anh hai, bàn ủi, cây viết, chả lụa, đậu phộng, hột gà, …
Gợi ý:
Từ toàn dân tương ứng với:
a. Từ địa phương Bắc Bộ: giăng - trăng; thấm chớp - sấm chớp, thâu róm - sâu róm.
b. Từ địa phương Nam Bộ: anh hai - anh cả; bàn ủi - bàn là; cây viết - cây bút; đậu phộng - đậu tương; hột gà - trứng gà….
c. Từ địa phương Trung Bộ: nác - nước, tru - trâu, nỏ - không, thẹn - xấu hổ. 4. Trong các từ đồng nghĩa: cọp, khái, hổ từ nào là từ địa phương từ nào là từ toàn dân? Vì sao?
Gợi ý:

“Khái" là từ địa phương miền Trung Trung Bộ, cọp là từ toàn dân, hổ là từ toàn dân.
2
0
Tô Hương Liên
05/04/2018 17:08:08

Soạn bài: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Từ ngữ địa phương

   - Từ địa phương : bắp, bẹ

   - Từ ngữ toàn dân: ngô

Biệt ngữ xã hội

   a. Trong các đoạn văn này, có chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ dùng từ mợ vì hai từ cùng nói về một người, nhưng ở hai trường hợp khác nhau. “mẹ” là cách gọi khi tự nói với lòng mình, gọi phổ biến chung, gọi “mợ” khi nói với người cô, đó là cách gọi trước Cách mạng tháng Tám.

   b. Từ ngỗng có nghĩa là điểm thấp (điểm 2 – hình dáng con ngỗng giống số 2), trúng tủ có nghĩa là đề thi vào đúng câu đã học kĩ.

   Tần lớp thường dùng các từ này là giới học sinh, sinh viên.

Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội

Câu 1 (trang 57 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội cần chú ý không nên quá lạm dụng vì không phải từ nào đối tượng giao tiếp cũng có thể hiểu được.

Câu 2 (trang 57 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Trong văn thơ các tác giả vẫn dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội vì chúng có thể làm tăng hiệu quả biểu đạt.

Luyện tập

Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Từ ngữ địa phương Từ ngữ toàn dân
tía, thầy, cậu
hùm, cọp
mô, rứa

khau
cha, bố
hổ
đâu, thế nào
kia
gầu (múc nước)

Câu 2 (trang 59 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   - Một số từ ngữ của tầng lớp học sinh:

       + ngỗng (điểm 2), cọc trâu (điểm 1), trứng (điểm 0) : Bài viết của tao được con ngỗng mày ạ.

       + phao (tài liệu): Phao này khó phát hiện lắm!

Câu 3 (trang 59 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   - Trường hợp nên dùng từ ngữ địa phương: a

   - Trường hợp nên dùng từ ngữ toàn dân: b, c, d, e, g

Câu 4* (trang 59 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Một số câu ca dao, hò, vè của địa phương:

   - Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

   Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.

(Ca dao)

(tê – kia, ni – này)

1
1
CenaZero♡
05/04/2018 17:08:09

Soạn bài: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

I- Từ ngữ địa phương

- Bắp và bẹ ở đây ở đều có nghĩa là "ngô". Trong ba từ bắp, bẹ, ngô, từ nào là từ địa phương, từ nào được sử dụng trong toàn dân?

- Bắp và từ bẹ đều là từ ngữ địa phương. Từ ngô là từ ngữ toàn dân.

II. Biệt ngữ xã hội

a, Trong đoạn văn trên tác giả có chỗ dùng là "mẹ", có chỗ lại dùng "mợ". Bởi vì Trong lòng mẹ là hồi ký nên tác giả dùng từ "mẹ"- từ ngữ hiện tại. Nhưng những dòng đối thoại tác giả dùng từ "mợ" vì đoạn đối thoại đó nằm trong kí ức.

Trước cách mạng tháng Tám 1945 tầng lớp thượng lưu ở nước ta gọi mẹ là "mợ", gọi cha là "cậu".

b, Từ "ngỗng" có nghĩa là điểm hai- hình dạng con ngỗng giống điểm 2

- Điểm yếu, từ "trúng tủ" có nghĩa là ôn trúng những gì mình đã đoán được, làm trúng bài khi thi cử, kiểm tra.

- Đây đều là từ ngữ học sinh hay sử dụng.

III- Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội

1.

- Việc sử dụng từ ngữ địa phương hay biệt ngữ xã hội cần chú ý hoàn cảnh giao tiếp để sử dụng cho phù hợp.

- Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội bởi không phải đối tượng nào cũng hiểu nghĩa của từ và sử dụng được những từ đó.

2.

Tác giả Nguyên Hồng trong bài Nhớ, Bỉ vỏ có sử dụng các từ ngữ địa phương như "mô", "bầy tui", "ví"… nhằm:

   + Làm tăng giá trị biểu cảm cho đoạn thơ

   + Tô đậm màu sắc địa phương, tầng lớp xã hội và tính cách nhân vật.

Luyện tập

Bài 1 (trang 58 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Từ ngữ địa phương Từ ngữ toàn dân
Má (nam bộ) Mẹ
Bọ (Nghệ Tĩnh) Cha
Mô ( Nghệ Tĩnh) Đâu
Cây viết ( Nam bộ) Cây bút
Trái thơm (Nam bộ) Quả dứa
O ( Hà Tĩnh)
Con tru ( Trung bộ) Con trâu
Heo (nam bộ) Con lợn

Bài 2 ( trang 59 sgk Ngữ văn 8 tập 10)

- Biệt ngữ của học sinh:

   + Từ "gậy" – chỉ điểm 1

   + Từ "học gạo" – học nhiều, không chú ý tới những việc khác

   + Từ " quay cóp"- nhìn tài liệu trong giờ thi, giờ kiểm tra

   + Từ "trượt vỏ chuối"- chỉ việc thi trượt

- Biệt ngữ của vua quan trong triều đình phong kiến xưa: trẫm, khanh, long bào, ngự gia, ngự bút, long bào…

- Biệt ngữ của bọn lưu manh, trộm cắp ở thành phố: chọi, choai, xế lô, dạt vòm, rụng, táp lô…

Bài 3 (trang 59 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Những trường hợp không nên sử dụng từ ngữ địa phương:

b, Người nói chuyện với mình là người ở địa phương khác

c, Khi phát biểu ý kiến ở trên lớp

d, Khi làm bài tập làm văn

e, Khi viết đơn từ, báo cáo gửi thầy giáo, cô giáo

g, Khi nói chuyện với người nước ngoài biết tiếng Việt

Bài 4 ( trang 59sgk Ngữ văn 8 tập 1)

Ví dụ:

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

(Ca dao)

      Bầm ơi, có rét không bầm

Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn.

(Bầm ơi, Tố Hữu)

      Trèo lên trên rẫy khoai lang

Chẻ tre đan sịa cho nàng phơi khoai.

( Hò ba lí của Quảng Nam)

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×