Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam

2 trả lời
Hỏi chi tiết
3.070
14
0
Phạm Văn Phú
01/08/2017 02:27:52
TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Gọi đúng tên những trang phục của phụ nữ Việt Nam trong các bức ảnh sau (SGK/22)
Gợi ý:
Thứ tự từ trái sang phải
Ảnh 1: áo bà ba
Ảnh 2: áo tứ thân
Ảnh 3: áo dài

2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài văn “Tà áo dài Việt Nam” (SGK/23)

5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:
1) Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?
2) Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền?
3) Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?
4) Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài?
Gợi ý:
1) Phụ nữ Việt Nam xưa thường mặc chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài, bên trong lấp ló các lớp áo cánh nhiều màu với phong cách tế nhị, kín đáo.
2) Áo dài cổ truyền có áo tứ thân được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng, đằng trước là hai vạt áo không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Riêng áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, rộng gấp đôi vạt phải.
Áo dài tân thời được cải tiến từ áo dài cổ truyền có sự kết hợp hài hòa giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung với hai thân vải trước và sau.
3) Chiếc áo dài phù hợp với vóc dáng của phụ nữ Việt Nam. Khi mặc chiếc áo dài, người phụ nữ Việt Nam trông thướt tha, duyên dáng và dịu dàng hơn.
4) Trong tà áo dài, người phụ nữ đẹp hơn, nhanh nhẹn, uyển chuyển và dịu dàng hơn.

6. Mỗi em chọn đọc một đoạn văn mà mình thích và giải thích vì sao thích đoạn văn đó.
Gợi ý:
Em thích đoạn văn cuối. Đoạn này miêu tả người phụ nữ Việt Nam rất đẹp trong tà áo dài truyền thống.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Điền vào chỗ trống trong phiếu sau để hoàn chỉnh cách làm bài văn tả con vật (SGK/25)
Gợi ý:
Ôn tập về tả con vật
a) Bài văn tả con vật gồm ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu về con vật sẽ tả.
- Thân bài:
+ Tả đặc điểm hình dáng.
+ Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật.
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em đối với con vật.
b) Trình tự tả con vật:
- Tả hình dáng rồi tả hoạt động.
Có thể tả bao quát rồi tả chi tiết.
- Tả hình dáng xen lẫn tả hoạt động, thói quen sinh hoạt của con vật.
c) Các giác quan được sử dụng khi quan sát: mắt, tai, mũi, tay.
d) Biện pháp tu từ thường được sử dụng khi tả con vật: so sánh, nhân hóa.

2. Đọc bài văn “Chim họa mi hót” (SGK/25, 26) và trả lời câu hỏi:
a) Bài văn trên gồm mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?
b) Tác giả bài văn quan sát chim họa mi hót bằng những giác quan nào?
c) Em thích những chi tiết và hình ảnh so sánh nào? Vì sao?
Gợi ý:
a) Bài văn gồm 4 đoạn:
- Đoạn 1: Giới thiệu sự xuất hiện của chim họa mi vào mỗi buổi chiều.
- Đoạn 2: Tả tiêng hót đặc biệt của họa mi.
- Đoạn 3: Tả dáng ngủ ngộ nghĩnh của họa mi trong đêm.
- Đoạn 4: Tả cách hót chào nắng sớm thật dễ thương của họa mi.
b) Tác giả quan sát chim họa mi bằng mắt và tai
c) - Em thích chi tiết tả chim họa mi ngủ. Đây là chi tiết giúp em biết được cách ngủ rất ngộ nghĩnh của họa mi.

- Hình ảnh so sánh: tiếng hót như một điệu đàn trong bóng xế. Hình ảnh so sánh miêu tả đúng tiếng hót của họa mi âm vang giữa buổi chiều tĩnh mịch.

3. a) Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng (hoặc hoạt động) của một con vật mà em yêu thích.
4. Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ tài năng.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
1. Trao đổi với người thân để hiểu cần làm gì để thể hiện mình là người biết tôn trọng giới nữ.
Gợi ý:
Người biết tôn trọng giới nữ cần quan tâm, chia sẻ việc nhà cho mẹ và chị. Nơi công cộng, nhường cho phụ nữ đi trước, nhường chỗ cho phụ nữ ngồi khi đi xe buýt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Việt Khánh Đang Xấu
12/04/2021 20:35:29
+4đ tặng

Đất nước Việt Nam trải qua bốn nghìn năm dựng và giữ nước, có biết bao tấm gương đã anh dũng hi sinh vì độc lập cho dân tộc. Trong các tấm gương về nữ anh hùng, người khiến em khâm phục và ngưỡng mộ nhất là chị Võ Thị Sáu - người con gái miền đất đỏ với tinh thần không hề nao núng trước kẻ thù.

Chị Sáu là nữ anh hùng, sinh năm 1933 ở huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa. Sinh ra và lớn lên trên miền quê giàu truyền thống yêu nước, lại chứng kiến cảnh thực dân Pháp giết chóc đồng bào, chị đã không ngần ngại cùng các anh trai tham gia cách mạng. Năm 14 tuổi, người con gái dũng cảm đã theo anh gia nhập Việt Minh, trốn lên chiến khu chống Pháp. Chị tham gia đội công an xung phong, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên lạc, tiếp tế. Trong khoảng thời gian này, chị Sáu tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương, dùng lựu đạn tiêu diệt hai tên ác ôn và làm bị thương nhiều lính Pháp.

Tháng 2/1950, chị dẫn đầu một tổ, dùng lựu đạn tập kích diệt hai tên ác ôn Cả Suốt, Cả Đay. Không may chị bị sa vào tay địch. Bị bắt giam, chị Sáu tiếp tục làm liên lạc cho các đồng chí trong khám, cùng chị em tại tù đấu tranh đòi cải thiện cuộc sống nhà tù. Chúng dùng mọi cực hình tra tấn, nhưng không khai thác được gì, liền đưa chị về giam ở khám Chí Hòa, Sài Gòn để tiếp tục khai thác và sau đó mở phiên tòa, tuyên án tử hình chị. Tại phiên tòa, tuy  mới 17 tuổi, nhưng chị Võ Thị Sáu đã hiên ngang tỏ rõ khí phách anh hùng của một thiếu nữ Việt Nam làm cho lũ quan tòa và đồng bọn đều phải nể sợ.

Ngày 23/1/1952, chúng thi hành bản án, bắn chết chị ở ngoài hòn đảo xa đất liền này sau hai ngày chúng đưa chị ra đây. Biết sắp bị hành hình, suốt đêm 22, chị đã gửi lòng mình với đất nước và nhân dân bằng những bài ca cách mạng: Lên đàng, Tiến quân ca, Cùng nhau đi hùng binh... Bốn giờ sáng, viên cố đạo liền lên tiếng: "Trước khi chết, con có điều gì ân hận không?". Chị nhìn thẳng vào mặt ông ta và mặt tên chánh án, trả lời: "Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và lũ tay sai bán nước".

Ra đến pháp trường, tên chánh án hỏi chị: "Còn yêu cầu gì trước khi chết?". Chị nói: "Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!". Khi tên chỉ huy ra lệnh cho bọn lính chuẩn bị nổ súng thì chị lập tức ngưng hát và hét lên: "Đả đảo thực dân Pháp!". "Việt Nam độc lập muôn năm!". "Hồ Chủ tịch muôn năm!".

Tinh thần bất khuất, dũng cảm của chị Võ Thị Sáu đã truyền cảm hứng cho biết bao thế hệ thanh niên Việt Nam, tiếp tục viết nên lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc. Cảm phục trước tấm gương người nữ anh hùng, chúng em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt hơn nữa để xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh và tươi đẹp hơn, xứng đáng với sự hi sinh anh dũng của các thế hệ đi trước

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Tiếng Việt Lớp 5 mới nhất
Trắc nghiệm Tiếng Việt Lớp 5 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư