LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn văn lớp 10 HK 1 & 2

2 trả lời
Hỏi chi tiết
715
1
0
Tô Hương Liên
01/08/2017 03:18:22
10 tổng hợp bộ bài soạn văn học kì 1 và học kì 2. Bộ bài soạn này xuyên suốt quá trình học lớp 10 và sẽ giúp các bạn chuẩn bị bài tốt hơn trước khi lên lớp.
Hãy share cho những bạn khác nhé các bạn !!!

Tuần 1:
- Soạn bài tổng quan văn học Việt Nam
- Soạn bài hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Tuần 2:
- Soạn bài khái quát văn học dân gian Việt Nam
- Soạn bài hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếp theo
- Soạn bài văn bản
Tuần 3:
- Soạn bài chiến thắng Mtao Mxây
- Soạn bài văn bản tiếp theo
Tuần 4:
- Soạn bài truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
- Soạn bài lập dàn ý bài văn tự sự
Tuần 5:
- Soạn bài Uy-lít-xơ trở về
Tuần 6:
- Soạn bài Ra-ma buộc tội
- Soạn bài chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
Tuần 7:
- Soạn bài Tấm Cám
- Soạn bài miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
Tuần 8:
- Soạn bài tam đại con gà
- Soạn bài nhưng nó phải bằng hai mày
Tuần 9:
- Soạn bài ca dao thân than, yêu thương, tình nghĩa
- Soạn bài đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Tuần 10:
- Soạn bài ca dao hài hước
- Soạn bài lời tiễn dặn
- Soạn bài luyện tập viết đoạn văn tự sự
Tuần 11:
- Soạn bài ôn tập văn học dân gian Việt Nam
Tuần 12:
- Soạn bài khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
- Soạn bài phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Tuần 13:
- Soạn bài tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
- Soạn bài cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi
- Soạn bài tóm tắt văn bản tự sự
Tuần 14:
- Soạn bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Soạn bài đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du
- Soạn bài phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiếp theo
Tuần 15:
- Soạn bài vận nước
- Soạn bài có bệnh bảo mọi người
- Soạn bài hứng trở về
- Soạn bài tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng
- Soạn bài thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ
Tuần 16:
- Soạn bài cảm xúc mùa thu
- Soạn bài trình bày một vấn đề
Tuần 17:
- Soạn bài lập kế hoạch cá nhân
- Soạn bài thơ Hai-cư của Ba-sô
- Soạn bài Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu
- Soạn bài nỗi oan của người phòng khuê của Vương Xương Linh
- Soạn bài khe chim kêu
Tuần 18:
- Soạn bài các hình thức, kết câu của văn bản thuyết minh
- Soạn bài lập dàn ý bài văn thuyết minh

----------- NGHỈ TẾT ------------

Tuần 19:
- Soạn bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu
- Soạn bài Nhà nho vui cảnh nghèo
- Soạn bài Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
Tuần 20:
- Soạn bài Thư dụ Vương Thông lần nữa
- Soạn bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Tuần 21:
- Soạn bài Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo)
- Soạn bài Nguyễn Trãi
- Soạn bài Hiền tài là nguyên khí quốc gia
- Soạn bài Phẩm bình nhân vật lịch sử
Tuần 22:
- Soạn bài Tựa "Trích diễm thi tập"
- Soạn bài Thái phó Tô Hiến Thành
Tuần 23:
- Soạn bài Thái sư Trần Thủ Độ
- Soạn bài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
- Soạn bài Luyện tập đọc – hiểu văn bản văn học
Tuần 24:
- Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- Soạn bài Luyện tập về liên kết trong văn bản
- Soạn bài Tóm tắt văn bản thuyết minh
Tuần 25:
- Soạn bài Hồi trống Cổ Thành
- Soạn bài Luận điểm trong bài văn nghị luận
Tuần 26:
- Soạn bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng
- Soạn bài Dế chọi
- Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Tuần 27:
- Soạn bài Nỗi sầu oán của người cung nữ
Tuần 28:
- Soạn bài Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Soạn bài Luyện tập về từ Hán Việt
Tuần 29:
- Soạn bài Trao duyên
- Soạn bài Nỗi thương mình
- Soạn bài Thề nguyền
- Soạn bài Thực hành thao tác chứng minh, giải thích, quy nạp, diễn dịch
Tuần 30:
- Soạn bài Chí khí anh hùng
- Soạn bài Nguyễn Du
- Soạn bài Ngọc Hoa đối mặt với bạo chúa
- Soạn bài Thực hành viết các đoạn văn chứng minh, giải thích, quy nạp, diễn dịch
Tuần 31:
- Soạn bài Khái quát lịch sử tiếng Việt
- Soạn bài Luyện tập trình bày một vấn đề
Tuần 32:
- Soạn bài Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt
Tuần 33:
- Soạn bài Tổng kết lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại
- Soạn bài Văn bản quảng cáo
- Soạn bài Ôn tập vê Làm văn
Tuần 34:
- Soạn bài Ôn tập tiếng Việt
- Soạn bài Viết văn bản báo cáo

---------- NGHỈ HÈ ----------
-

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nga
11/04/2021 16:01:08
+4đ tặng

âu 2: Trình bày quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam

  • Quá trình phát triển của văn học Việt Nam gắn chặt với lịch sử chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước.
  • Đến nay, văn học viết Việt Nam đã trải qua ba thời kì phát triển lớn. Thời kì đầu thuộc loại hình văn học trung đại. Hai thời kì sau thuộc phạm trù văn học hiện đại.
  • Văn học trung đại: gồm hai thành phần là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
    • Văn học chữ Hán tồn tại đến cuối TK XIX đầu thế kỉ XX; chịu ảnh hưởng của học thuyết Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo; tiếp nhận một phần hệ thống thể loại và thi pháp văn học cổ - trung đại Trung Quốc. Văn học chữ Hán có nhiều thành tựu rực rỡ.
    • Văn học chữ Nôm: Bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ XV; đạt tới đỉnh cao ở cuối thế kỉ XIX. Văn học chữ Nôm chịu ảnh hưởng của văn học dân gian khá sâu sắc. Thơ chữ Nôm phát triển hơn văn xuôi chữ Nôm.
  • Văn học hiện đại:
    • Nền văn học hiện đại tiếp xúc với các nền văn học châu Âu. Chủ yếu được viết bằng chữ quốc ngữ. Số lượng tác giả, tác phẩm và người đọc tăng nhanh. Nhiều nhà văn, nhà thơ có thể sống bằng nghề. Đời sống văn học sôi động hơn nhờ có báo chí và kĩ thuật in ấn hiện đại. Lối viết hiện thực lấn át lối viết ước lệ; cái tôi cá nhân dần được khẳng định; nhiều thể loại văn học mới ra đời thay thế hệ thống thể loại cũ.
    • Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nhiều nhà văn, nhà thơ đi theo cách mạng, cống hiến tài năng cho sự nghiệp văn học cách mạng của dân tộc.
    • Sau năm 1975, văn học phán ánh sâu sắc công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miêu tả trung thực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và những tâm tư tình cảm của con người Việt Nam trước ngưỡng cửa hội nhập.

Câu 3: Dùng hiểu biết của mình để làm sáng tỏ nhận định: Văn học Việt Nam đã thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng.

  • Phản ánh mối quan hệ với thiên nhiên.
    • Ở khía cạnh này, các tác phẩm văn học Việt Nam đã khái quát lại quá trình ông cha ta nhận thức cải tạo và chinh phục thế giới tự nhiên. Thiên nhiên bên cạnh những khía cạnh dữ dội và hung bạo, nó còn là người bạn. Vì vậy, nó hiện lên trong thơ văn thân thiết và gần gũi, tươi đẹp và đáng yêu. Nó đa dạng và cũng thay đổi theo quan niệm thẩm mỹ của từng thời.
    • Thiên nhiên trong ca dao, dân ca mang sắc thái vùng miền rõ rệt. Thiên nhiên trong văn học trung đại mang ý nghĩa biểu tượng hoặc thể hiện lí tưởng đạo đức, thẩm mĩ của con người Việt Nam. Thiên nhiên trong văn học hiện đại thể hiện tình yêu quê hương và tình yêu lứa đôi, ...
  • Phản ánh mối quan hệ quốc gia dân tộc
    • Dòng văn học yêu nước đã phản ánh con người Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, dân tộc. Nhiều tác phẩm của dòng văn học này đã trở thành những kiệt tác văn chương bất hủ của dân tộc ta.
    • Tình yêu nước trong văn học dân gian thể hiện nổi bật qua tình yêu làng xóm, tình yêu đối với nơi chôn rau cắt rốn, hoặc qua thái độ căm thù các thế lực ngoại xâm giày xéo quê hương, ...
    • Tình yêu nước trong văn học trung đại thể hiện chủ yếu qua ý thức sâu sắc về quốc gia, dân tộc, về truyền thống văn hóa, truyền thống dựng nước và giữ nước, ... Tình yêu nước trong văn học hiện đại gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giai cấp và lí tưởng xã hội chủ nghĩa.
  • Phản ánh mối quan hệ xã hội
    • Trong xã hội có giai cấp đối kháng, văn học Việt Nam cất lên tiếng nói tố cáo phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với những người dân bị áp bức, bóc lột.
    • Các tác phẩm thuộc mảng sáng tác này đã thể hiện ước mơ da diết về một xã hội dân chủ, công bằng và tốt đẹp. Nhìn thẳng vào thực tại để nhận thức, phê phán và cải tạo xã hội là một truyền thống cao đẹp, là biểu hiện rực rỡ của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học nước ta.
  • Phản ánh ý thức về bản thân
    • Văn học Việt Nam đã ghi lại quá trình lựa chọn, đấu tranh để khẳng định cái đạo lí làm người của dân tộc Việt Nam trong sự kết hợp hài hoà hai phương diện: tâm và thân, phần bản năng và phần văn hoá, tư tưởng vị kỉ và tư tưởng vị tha, ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng. Trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, văn học có thể đề cao mặt này hay mặt khác. Song nhìn chung xu hướng của sự phát triển văn học dân tộc là xây dựng một đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp.

Để nắm chắc nội dung chi tiết bài học cũng như các kiến thức cần thiết để chuẩn bị bài tốt hơn trước khi đến lớp, các em có thể tham khảo thêm

bài giảng Tổng quan văn học Việt Nam.

3. Soạn bài Tổng quan văn học Việt Nam chương trình Nâng cao

Câu 1: Nội dung bài Tổng quan nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử gồm mấy phần, mỗi phần nêu lên những vấn đề gì của nền văn học?

Gợi ý:

  • Nội dung bài Tổng quan nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử gồm ba phần:
    • Các bộ phận, thành phần của nền văn học
    • Các thời kì phát triển của nền văn học
    • Một số nét đặc sắc truyền thống của văn học Việt Nam

Câu 2: Hãy cho biết nền văn học Việt Nam gồm những bộ phận và thành phần nào. Chúng có vị trí như thế nào trong quá trình phát triển của văn học dân tộc?

Gợi ý:

  • Nhìn một cách tổng quát, nền văn học nước ta gồm hai bộ phận phát triển song song và luôn có ảnh hưởng qua lại sâu sắc: văn học dân gian và văn học viết.
  • Văn học dân gian:
    • Nằm trong tổng thể văn hóa dân gian ra đời từ xa xưa và tiếp tục phát triển cho đến ngày nay.
    • Bộ phận văn học này gồm những truyện thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện thơ dân gian, ca dao, tục ngữ, vè, câu đố, chèo,...do người bình dân sáng tác và phổ biến theo lối truyền miệng.
    • Ở Việt Nam, văn học dân gian có vị trí và vai trò rất quan trọng. Trong hàng nghìn năm Bắc thuộc và ở các thời kì dân tộc chưa có chữ viết hoặc chữ viết chưa phổ cập, văn học dân gian đã đóng góp to lớn trong việc giữ gìn, mài giũa và phát triển ngôn ngữ dân tộc, nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân. Tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc và những sáng tạo nghệ thuật độc đáo, tài hoa của văn học dân gian có tác động mạnh mẽ đối với sự hình thành và phát triển của văn học từ nội dung đến hình thức.
  • Văn học viết:
    • Do tầng lớp trí thức sáng tạo nên, chính thức ra đời từ khoảng thế kỉ X như một bước nhảy vọt của tiến trình lịch sử văn học dân tộc.
    • Văn học viết đóng vai trò chủ đạo và thể hiện những nét chính của diện mạo văn học dân tộc.

Câu 3: Lịch sử văn học viết Việt Nam phát triển qua ba thời kì. Dựa vào những tác phẩm văn học đã học ở Trung học cơ sở, hãy chọn cho mỗi thời kì một số tác phẩm tiêu biểu: thời trung đại (tác phẩm chữ Hán, tác phẩm chữ Nôm); thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945; thời kì từ sau Cách mạng đến hết thế kỉ XX (tác phẩm thuộc giai đoạn 1945-1975, tác phẩm thuộc giai đoạn từ sau năm 1975).

Gợi ý:

  • Lịch sử văn học gắn chặt với lịch sử xã hội, lịch sử chính trị của đất nước. Tuy nhiên, không nên đồng nhất lịch sử văn học với lịch sử chính trị, xã hội. Theo quan điểm ấy, lịch sử văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có thể chia làm ba thời kì lớn:
    • Thời kì từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XXI: nền văn học Việt Nam phát triển dưới các triều đại phong kiến. Nó bao gồm hai thành phần văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Thành phần chữ Hán luôn luôn giữ vai trò chính thống, nhưng thành phần chữ Nôm ngày càng phát triển phong phú và có vị trí quan trọng. 
      • Tác phẩm thời kì này có thể như: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ)...
    • Thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945: thời kì văn học này tùy chỉ diễn ra gần nửa thế kỉ, nhưng có nhiều chuyển biến lớn, phản ánh những đổi thay sâu sắc trên đất nước ta về mặt xã hội và ý thức. Tình hình văn học thời kì này nói chung rất phức tạp những đã để lại nhiều thành tựu xuất sắc.
      • Tác phẩm thời kì này có thể kể như: Phan Bội Châu (Xuất dương lưu biệt), Phan Châu Trinh (Đập đá ở Côn Lôn), Nam Cao (Lão Hạc),...
    • Thời kì từ Cách mạng tháng Tám đến hết thế kỉ XX: từ sau Cách mạng tháng Tám nên văn học mới trên đất nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, trở nên thống nhất về tư tưởng và hướng hẳn về đại chúng nhân dân.
      • Tác phẩm thời kì này có thể kể đến như: Nguyên Hồng (Trong lòng mẹ), Chính Hữu (Đồng chí), Tố Hữu (Việt Bắc),...

Câu 4: Phân tích một số các tác phẩm văn học sau đây để chứng minh cho một nét đặc sắc truyền thống của nền văn học Việt Nam: Thánh Gióng, Thạch Sanh, Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Cảnh khuya (Hồ Chí Minh), Làng (Kim Lân), Bến quê (Nguyễn Minh Châu)

Gợi ý:

  • Một số nét đặc sắc có tính truyền thống của văn học dân tộc:
    • Tâm hồn người Việt Nam
      • Lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
      • Lòng yêu nước gắn liền với tình nhân ái.
      • Người Việt gắn bó tha thiết với thiên nhiên.
      • Luôn yêu đời, vui vẻ, luôn tin tưởng ở lẽ tất thắng của điều thiện, của chính nghĩa.
      • Về tình cảm thẩm mĩ, người Việt Nam, chắc hẳn do hoàn cảnh lịch sử hoàn cảnh thiên nhiên và điều kiện văn hóa riêng, dường như nghiêng về cái đẹp xinh xắn hơn là cái đẹp hoành tráng, đồ sộ.
    • Về mặt thể loại văn học:
      • Ở nước ta, thơ có truyền thống lâu đời.
      • Sử thi của các dân tộc ở Tây Nguyên, của dân tộc Mường,..., truyện thơ dân gian của các dân tộc Thái, Nùng, Tày,...còn lưu truyền nhiều thiên bất hủ.
      • Ca dao, dân ca, thơ cổ điểm của người Việt thời phong kiến cũng để lại nhiều viên ngọc quý.
      • Thơ hiện đại, trước cũng như sau Cách mạng tháng Tám 1945, đã góp vào kho tàng văn học dân tộc biết bao kiệt tác.
      • Văn xuôi tiếng Việt ra đời muộn nhưng tốc độ phát triển và trưởng thành hết sức nhanh chóng.
      • Với các thể bút kí, tùy bút, truyện ngắn, tiểu thuyết, văn xuôi Việt Nam đã có thể sánh cùng nhiều nền văn xuôi hiện đại của thế giới.
    • Nền văn học Việt Nam có một sức sống dẻo dai và mãnh liệt.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư