Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em có nhận xét gì về sự khác biệt của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?

Câu 1: Em có nhận xét gì về sự khác biệt của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?
Câu 2: So sánh hai thái độ, hai kiểu hành động của nhân dân và triều đình Huế trước sự xâm lược của thực dân Pháp?
Câu 3: Vì sao triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất 1874? Em có nhận xét gì về Hiệp ước 1874 và Hiệp ước Nhâm Tuất 1862?
Câu 4: Cuộc chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội năm 1882 có gì khác năm 1873?
Câu 5: Nhận xét giữa mặt tích cực, hạn chế, kết quả và ý nghĩa của các đề nghị cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX?
Câu 6: Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào?
Câu 7: Hành động của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết là hành động yêu nước và được đánh giá cao, vì sao?
Câu 8: Thái độ của từng tầng lớp, từng giai cấp đối với phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX như thế nào? Vì sao họ có thái độ như vậy?
7 trả lời
Hỏi chi tiết
3.171
8
1
doan man
12/04/2019 22:34:35
Câu 1: Em có nhận xét gì về sự khác biệt của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?
______________
*Giống nhau:
Đều là phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta.
Đều có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân.
Đều thất bại
*Khác nhau:
Lãnh đạo:
Phong trào Cần Vương: Văn thân sĩ phu yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương
Phong trào nông dân Yên Thế: Nông dân đứng đầu là Đề Thám
Mục tiêu:
Phong trào Cần Vương: Chống Pháp giành lại độc lập dân tộc.
PTND Yên Thế: Mong muốn xây dựng cuộc sống bình quân bình đẳng và sơ khai về kinh tế và xã hội.
Địa bàn hoạt động:
Phong trào Cần Vương: Địa bàn hoạt động rộng khắp Bắc Kì và Trung Kì
Phong trào nông dân Yên Thế: Vùng núi rừng Yên Thế của Bắc Giang.
Tính chất:
PT Cần Vương: Là phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến
Phong trào Yên THế: Là phong trào nông dân mang tính tự phát.
Phong trào Cần Vương phát triển qua hai giai đoạn và kết thúc sớm hơn PTND Yên Thế
Phong trào nông dân Yên Thế phát triển qua 3 giai đoạn và kết thúc trước khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra.
Nguyên nhân thất bại :
- ko liên kết phong trào cả nước
- Lãnh đạo bảo thủ, phong kiến
- Lực lượng ít
- Địa bàn hoạt động hẹp

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
1
doan man
12/04/2019 22:36:06
Câu 2: So sánh hai thái độ, hai kiểu hành động của nhân dân và triều đình Huế trước sự xâm lược của thực dân Pháp?
_____________
* Thái độ và hành động của triều đình Huế :
+ Ngăn cản phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì và ra lệnh bãi binh.
+ Do thái độ cầu hòa của triều đình --> Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì mà không tốn một viên đạn nào( t6.1867).
-Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân diễn ra sôi nổi với những hình thức phong phú:
+ Bất hợp tác với giặc, một số bộ phận nhân dân kiên quyết đấu tranh vũ trang --> nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập ( Đồng Tháp Mười , Tây Ninh , Bến Tre..).
+ Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nuóc như Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu.
=> Thái độ thờ ơ,vô trách nhiệm khi đất nước bị xâm chiếm
*Thái độ của nhân dân ta:
- Ngay từ đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp :
+ Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm cỏ (12 - 1864).
+ Khởi nghĩa của Trương Định ờ Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.
- Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi. liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau :
+ Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời : Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như : Trương Quyền, Nguyễn Trang Trực, Nguyễn Hữu Huân,...
+ Một hộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước : Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Thông...,
=> Yêu nước,quyết tâm không cho giặc xâm chiếm đất nước
2
0
doan man
12/04/2019 22:37:45
Câu 3: Vì sao triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất 1874? Em có nhận xét gì về Hiệp ước 1874 và Hiệp ước Nhâm Tuất 1862?
_________
Vì:
- Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp. Không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.
- Triều đình Huế muốn hoà với Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp
- Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất.
Nhận xét:
- Triều đình đã chính thức đầu hàng, bức bột trước sự xâm lược của Pháp.
- Với việc làm đó, triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống
Pháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc.
- Triều đình sớm tỏ ra hoang mang, giao động vô căn cứ nên lo sợ, dẫn đến những việc làm ngu ngốc và tội lỗi.
- Với nội dung kí kết đó, triều đình đã tiếp tục phản bội lợi ích dân tộc, lợi ích của nhân dân, tạo đà cho quân Pháp có cơ hội lấn tới trên con đường xâm lược nước ta.
2
0
doan man
12/04/2019 22:43:41
Câu 4: Cuộc chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội năm 1882 có gì khác năm 1873?
trả lời
- Tăng cường phòng thủ.
- Cuộc chiến đấu có sự phối hợp trong ngoài.
- Một số người chủ trương trình triều đình thực hiện kế sách chiến đấu lâu dài, dựa vào rừng núi nhưng không được triều đình chấp nhận.
______
Câu 6: Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào?
trả lời
- Cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua chạy lên Tân Sở (Quảng Trị).
- Ngày 13-7-1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương”, kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
=> Một phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX, được gọi là Phong trào Cần Vương.
1
0
doan man
12/04/2019 22:44:29
Câu 7: Hành động của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết là hành động yêu nước và được đánh giá cao, vì sao?
_________
Vì :
+ Lần đầu tiên có một ông vua lấy danh nghĩa ra để kêu gọi toàn dân chống Pháp
+ Sự thắng thế và chủ động tấn công của phái chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn
+ Tăng khí thế và phát triển chống Pháp trong nhân dân vì theo tư tưởng Nho giáo làm dân phải "trung quân ái quốc" nên ng dân sẽ đi theo Nhà vua k/c
+ Biểu hiện của tư tưởng tiến bộ trong nhận thức của tầng lớp phong kiến
3
0
doan man
12/04/2019 22:46:03
Câu 8: Thái độ của từng tầng lớp, từng giai cấp đối với phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX như thế nào? Vì sao họ có thái độ như vậy?
* Giai cấp địa chủ phong kiến:
- Đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Một bộ phận câu kết với đế quốc để áp bức, bóc lột nhân dân.
- Một số địa chủ vừa và nhỏ vẫn có tinh thần yêu nước.
* Giai cấp nông dân:
- Cuộc sống cơ cực trăm bề nên căm ghét chế độ bóc lột của thực dân Pháp, có ý thức dân tộc sâu sắc.
- Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các cuộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp và chế độ phong kiến.
* Tầng lớp tư sản:
- Họ là các chủ hãng buôn bán, nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, chủ xưởng thủ công.
- Họ bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép. Vì có tiềm lực kinh tế yếu ớt, nên họ chỉ muốn có điều kiện làm ăn, buôn bán dễ dàng, chưa có ý thức tham gia vào phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.
* Tầng lớp tiểu tư sản:
- Xuất thân từ các chủ xưởng thủ công nhỏ, những viên chức cấp thấp như thông ngôn, nhà giáo, thư kí, học sinh, kế toán,...
- Cuộc sống của họ có phần dễ chịu hơn nông dân, công nhân nhưng vẫn rất bấp bênh.
- Họ là những người có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.
* Đội ngũ công nhân:
- Phần lớn xuất thân từ nông dân, không có ruộng đất, phải bỏ làng đi ra các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền làm thuê.
- Họ bị thực dân phong kiến và tư sản bóc lột nên sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống lại địa chủ, đòi cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt.
0
0
Kim Thư
12/03/2023 12:16:42
6.-đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5/7/1885,TÔN THẤT HUYẾT hạ lệnh tấn công quân Pháp  ở tòa khâm sứ  và đồn Mang Cá .
-cuộc tấn công thất bại ,tôn thất huyết  đưa vua hàm nghi chạy ra TÂN SỞ(quảng trị);
-tại đây ,13/7/1885,ông nhân danh vua hàm nghi ra "chiếu cần vương",kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
->phong trào cần vương bùng nổ.
DIỄN BIẾN:
-chia làm 2 giai đoạn:
+giai đoạn 1:1885-1888:phong trào sôi động khắp cả nước ,tiêu biểu nhất  là ở TRUNG KÌ và BẮC KÌ.
+giai đoạn 2:từ 1888-1896:tuy vua hàm nghi  bị bắt nhưng phong tròa vẫn duy trì và quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn ,có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư