Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Sự khác biệt giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và châu Á? Nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay. Tại sao nói hòa bình ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc

Câu 1: Sự khác biệt giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và châu Á.
Câu 2: Nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay. Tại sao nói hòa bình ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc
Câu 3: Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp tập trung vào những nguồn lợi nào? So sánh với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất
Câu 4: Kể tên các tổ chức của Liên Hợp Quốc đang hoạt động ở Việt Nam mà em biết
9 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.877
2
0
doan man
25/12/2018 19:31:24
Câu 1.
+ Nét khác biệt cơ bản:
- Châu Á, châu Phi đấu tranh chống bọn đế quốc thực dân và tay sai để giải phóng dân tộc và chủ quyền.
- Khu vực Mĩ Latinh đấu tranh chống lại các thế lực thân Mĩ để thành lập các chính phủ dân tộc, dân chủ, qua đó giành độc lập và chủ quyền dân tộc.
+ Nguyên nhân của sự khác biệt:
- Hầu hết các nước ở châu Á, châu Phi là thuộc địa, nửa thuộc địa hOặc phụ thuộc của chủ nghĩa đế quốc và tay sai giành độc lập và chủ quyền đã bị mất.
- Khu vực Mĩ Latinh vốn là những nước cộng hòa độc lập, nhưng thực tế là thuộc địa kiểu mới của Mĩ, nên nhiệm vụ và mục tiêu đấu tranh là chống lại các thế lực thân Mĩ để thành lập các chính phủ dân tộc, dân chủ, qua đó giành được độc lập và chủ quyền của dân tộc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
mỹ hoa
25/12/2018 19:31:36
1/
1
0
mỹ hoa
25/12/2018 19:32:46
4/ Tên các tổ chức Liên Hợp Quốc có mặt tại Việt nam
FAO: Quĩ Nông nghiệp và Lương thực LHQ
ILO: Tổ chức Lao động quốc tế
IOM: Tổ chức DI dân quốc tế
UNAIDS: Chương trình phối hợp của LHQ về AIDS
UNDP: Chương trình phát triển LHQ
UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa của LHQ
UNFPA: Quĩ Dân số LHQ
UNHCR: Cao ủy LHQ về người tị nạn
UNICEF: Quĩ Nhi đồng LHQ
UNIDO: Tổ chức phát triển công nghiệp LHQ
UNIFEM: Quĩ phát triển LHQ cho phụ nữ
UNODC: Văn phòng ma túy và tội phạm LHQ
UNV: Tổ chức tình nguyện LHQ
WHO: Tổ chức Y tế thế giới
IMF: Quĩ tiền tệ quốc tế
IFAD: Quĩ phát triển nông nghiệp quốc tế
WB (WORLD BANK): Ngân hàng thế giới
WIDO:TỔ chức sở hữu tri thức thế giới
IMF:Quỹ tiền tệ thế giới
IPU:Tổ chức Bưu chính thế giới
ICAO:Cơ quan hàng Không Dân Dụng Quốc Tế
IMO:Cơ quan Hàng Hải Quốc Tế
UNEP:Chương trình môi trường LHQ
CERF:Quỹ Cứu trợ khẩn cấp trung ương
1
0
doan man
25/12/2018 19:33:04
câu 2. * Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay:
Tháng 12/1989, Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh, mở ra một thời kì mới trong quan hệ quốc tế:
+ Xuất hiện xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
+ Đang xác lập một Trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm.
+ Các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
+ Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái.
*Xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.
1
0
doan man
25/12/2018 19:33:30
câu 2.
Nói: “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển" vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc vì:
1. Thời cơ:
- Các nước có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và khu vực, có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
2. Thách thức:
- Nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hậu.
- Hội nhập với thế giới nhưng các nước cần giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
⟹ Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách, đường lối phù hợp đưa đất nước từng bước phát triển hoà nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới.
1
0
doan man
25/12/2018 19:35:05
câu 3. * Những chính sách khai thác về công - nông - thương nghiệp, giao thông vận tải và kinh tế:
Thực dân Pháp đã đầu tư mạnh với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các nghành kinh tế Việt Nam. Chỉ trong vòng 6 năm ( 1924 - 1929 ), số vốn đầu tư vào Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam lên đến 4 tỉ phrăng ( tăng 6 lần so với trước chiến tranh ).
- Nông nghiệp:
+ Năm 1924, vốn đầu tư vào nông nghiệp là 50 triệu phrăng, đến năm 1927 đã lên đến 400 triệu phrăng, gấp 10 lần trước chiến tranh.
+ Diện tích các đồn điền cao su, trồng lúa, cà phê,... được mở rộng. Diện tích trồng cao su từ 1500 ha năm 1918 lên đến 78.620 ha năm 1930. Nhiều công ti trồng cây cao su ra đời: Công ti đất đỏ, Công ti Mi-sơ-lanh, Công ti trồng cây nhiệt đới.
- Công nghiệp: Tư bản Pháp chú trọng đầu tư vào khai thác mỏ, trước hết là mỏ than:
+ Nhiều công ti khai thác than mới được thành lập như Công ti than Hạ Long - Đồng Đăng, Công ti than và kim khí Đông Dương, Công ti than Tuyên Quang, Công ti than Đông Triều,...
+ Ngoài than, các cơ sở khai thác mỏ thiếc, kẽm, sắt đều được bổ sung thêm vốn, tăng thêm công nhân và đẩy mạnh tiến độ khai thác. Một số cơ sở chế biến quặng kẽm, thiếc, các nhà máy tơ sợi Hải Phòng, Nam Định, nhà máy rượu Hà Nội, Nam Định, nhà máy diêm Hà Nội, Bến Thủy, nhà máy đường Tuy Hòa, gạo Chợ lớn,... đã được nâng cấp và mở rộng quy mô.
- Thương nghiệp:
+ Ngoại thương có sự tăng tiến hơn trước: trước chiến tranh, hàng hóa Pháp nhập vào Đông Dương mới chiếm 37 %, đến những năm 1929 - 1930 đã lên đến 63 % tổng số hàng nhập. Quan hệ giao lưu buôn bán nội địa cũng được đẩy mạnh.
+ Đánh thuế rất nặng các hàng hóa nhập từ nước ngoài mà chủ yếu là của Trung Quốc và Nhật Bản nhằm nắm chặt thị trường Việt Nam ( và Đông Dương ) cho tư bản độc quyền Pháp.
- Giao thông vận tải:
+ Mục đích:
phát triển giao thông vận tải nhằm phục vụ công cuộc khai thác và vận chuyển nguyên vật liệu, lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.
+ Cụ thể:
• Đường sắt xuyên Đông Dương được nối thêm đoạn Đồng Đăng - Na Sầm ( 1922 ), Vinh - Đông Hà ( 1927 ). Đến năm 1932, Pháp đã xây dựng 2389 km đường sắt trên lãnh thổ Việt Nam.
• Hệ thống giao thông đường thủy tiếp tục được khai thác. Ngoài các cảng đã có từ trước như cảng Hải Phòng, Sài Gòn, thực dân Pháp xúc tiến xây dựng các cảng Hòn Gai, Bến Thủy.
• Các đô thị được mở rộng và dân cư đông hơn.
- Kinh tế:
+ Ngân hàng Đông Dương nắm trọn quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương: phát hành giấy bạc và cho vay lãi. Ngân hàng Đông Dương còn có cổ phần trong hầu hết các công ti và xí nghiệp lớn.
+ Thi hành biện pháp tăng thuế nặng nên ngân sách Đông Dương thu được năm 1930 tăng gấp 3 lần so với năm 1912.
=> Chính sách khai thác thuộc địa của chúng nhìn chung về căn bản vẫn không thay đổi: hết sức hạn chế sự phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng như các nghành luyện kim, cơ khí, hóa chất,... nhằm cột chặt Đông Dương vào nền công nghiệp của nước Pháp và biến Đông Dương thành thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.
* Những chính sách về chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp:
- Sau chiến tranh, chính sách thống trị của thực dân Pháp ở Đông Dương vẫn không thay đổi mà còn tăng cường để phục vụ sự thống trị của chúng và đẩy mạnh khai thác thuộc địa. Đó chính là chính sách chuyên chế, mọi quyền hành đều nằm trong tay thực dân Pháp và bọn tay sai trung thành của chúng. Bộ máy đàn áp, cảnh sát, mật thám, nhà tù vẫn tiếp tục được củng cố và hoạt động ráo riết. Một số tổ chức chính trị, an ninh, kinh tế được thành lập:
- Thực dân Pháp thi hành một vài cải cách chính trị - hành chính để đối phó với những biến động đang diễn ra ở Đông Dương:
+ Mở rộng các công sở cho người Việt.
+ Tăng thêm số người Việt trong các Phòng Thương mại và Canh nông ở các thành phố lớn.
+ Lập Viện Dân biểu Trung Kì ( 2 - 1926 ), Viện Dân biểu Bắc Kì ( 4 - 1926 ).
+ ở làng, xã, chúng thông qua bộ phận cầm đầu ở hương thôn để nắm sâu xuống các địa phương.
- Văn hóa, giáo dục cũng có sự thay đổi:
+ Đến tháng 12 - 1917, Toàn quyền Đông Dương lập Hội đồng Tư vấn học chính Đông Dương với chức năng đề ra những quy chế cho nghành giáo dục.
+ Hệ thống giáo dục được mở rộng gồm các cấp tiểu học, trung học, cao đẳng và đại học. Mô hình giáo dục có tính hiện đại đang hình thành ở Đông Dương.
+ Cơ sở xuất bản, in ấn xuất hiện ngày càng nhiều với hàng chục tờ báo, tạp chí chữ Pháp và chữ Quốc ngữ. Nhà cầm quyền Pháp sử dụng báo chí, văn hóa,... để phục vụ công cuộc khai thác và thống trị của chúng; ưu tiên khuyến khích xuất bản các sách báo theo chủ trương Pháp - Việt đề huề.
+ Các phong trào tư tưởng, khoa học - kĩ thuật, văn hóa, nghệ thuật phương Tây có điều kiện tràn vào Việt Nam.
+ Các nghành văn học, nghệ thuật ( hội họa, điêu khắc, kiến trúc,... ) đã có những biến đổi mới về nội dung, văn hóa mới tiến bộ và ngoại lai nô dịch cùng tồn tại, đan xen, đấu tranh với nhau.
2
0
mỹ hoa
25/12/2018 19:35:26
2/- Về thời cơ:
+ Từ sau Chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi. Xu thế chung của thế giới là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.
+ Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển và lấy kinh tế làm trọng điểm, cùng sự tăng trưởng hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực và quốc tế.
+Các nước đang phát triển có thể khai thác các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài, nhất là các tiến bộ khoa học-kĩ thuật để có thể :”đi tắt đón đầu” rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước…
Như thế, bối cảnh chung của thế giới là có nhiều cơ hội và thuận lợi cho các nước trong công cuộc phát triển đất nước. Vấn đề là có tầm nhìn và nắm bắt kịp thời, không bỏ lỡ thời cơ.
-Về thách thức:
+ Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế-phát huy thế mạnh : hạn chế với mức thấp nhất những rủi ro, bất lợi và cả sai lầm; có những bước đi thích hợp, kịp thời.
+ Phần lớn các nước đang phát triển đều từ điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí thấp, nguồn nhân lực đào tạo có chất lượng còn nhiều hạn chế.
+ Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới và các quan hệ kinh tế quốc dân còn nhiều bất bình đẳng, gây nhiều thiệt hại đối với các nước đang phát triển.
+ Vấn đề sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay.
+ Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại…
2
0
doan man
25/12/2018 19:38:32
câu 3. Sự khác nhau giữa cuộc khai thác thuộc địa lần thứ I và II
Bối cảnh lịch sử:
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914): Sau khi tạm thời bình định về mặt quân sự ở nước ta, Pháp bắt tay ngay vào việc tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở nước ta. Bởi vì, vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa cho nên nhu cầu về thị trường ngày càng lớn. Nhưng Pháp chỉ thực hiện được chương trình khai thác này trong 7 năm thì phải dừng lại vì chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ ở Châu Âu.
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929): Chiến tranh thế giới thứ 1 bùng nổ, Pháp tham chiến nhưng sau khi chiến tranh thế giới I kết thúc vào năm 1918, Pháp tuy thắng trận nhưng nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Để hàn gắn những vết thương chiến tranh và khôi phục địa vị kinh tế của mình trong thế giới tư bản, buộc Pháp vừa phải bóc lột nhân dân lao động trong nước vừa phải ráo riết đẩy mạnh khai thác thuộc địa. Việt Nam là thuộc địa của Pháp nên Việt Nam nằm trong chương trình khai thác thuộc địa này và chúng xem: “Việt Nam là 1 thuộc địa quan trọng nhất, phát triển nhất và giàu có nhất trong tất cả các thuộc địa của Pháp trên thế giới”.
Hoạt động khai thác:
Cả 2 cuộc khai thác trên đều là những cuộc khai thác toàn diện trên tất cả các mặt đặc biệt là kinh tế:
Kinh tế:
Nông nghiệp: trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất: Cướp đoạn ruộng đất của nông dân để lập đồn điền, bóc lột địa tô, ban hành chế độ sưu thuế nặng nề. Còn trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai để khai thác tối đa cho sự phục hồi kinh tế chính quốc sau chiến tranh thế giới, Pháp tăng cường mở rộng việc chiếm đoạt đất đai của nông dân để lập đồn điền trồng cà phê,…đặc biệt là cao su. Chính vì việc chiếm đoạt đất đai lập đồn điền trong cao su, cho lên nhiều công ty mới ra đời như công ty Misolanh - nắm độc quyền toàn bộ cao su ở Đông Dương.
Công nghiệp: trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Pháp tập trung vào khai thác mỏ, xây dựng 1 số cơ sở công nghiệp phục vụ cho đời sống của bọn thực dân như điện, nước, bưu điện….Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, công nghiệp khai thác được đẩy mạnh đầu tư them và mở rộng hơn. Công nghiệp chế biến và dịch vụ được đẩy mạnh phát triển như xay xát, rượu, dệt….
Giao thông - vận tải: trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Pháp mở mạng giao thông, xây dựng đường xá, bến cảng nhằm phục vụ cho lợi ích kinh tế và quân sự Pháp. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2, Pháp cũng đầu tư thêm để phát triển, phục vụ cho khai thác nguyên liệu, lưu thông hàng hóa, quân sự.
Thương nghiệp: trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, đánh thuế nặng vào hàng hóa nhập từ nước ngoài vào nhưng lại ưu tiên hàng nhập của Pháp. Trong cuộc cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2, nhìn chung không có gì thay đổi so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ I. Ngoài ra, Pháp còn lập ngân hàng Đông Dương và ngân hàng này trở thành 1 thế lực nắm độc quyền chỉ huy các ngành kinh tế ở Việt Nam.
Nhìn chung trong cuộc khai thác thuộc địa lần II, tuy có sự tăng vọt vốn đầu tư và thay đổi vốn đầu tư nhưng chính sách khai thác thuộc địa của Pháp về căn bản vẫn ko thay đổi, chúng vẫn hết sức hạn chế phát triển công nghiệp đặc biệt là công nghiệp năng như luyện kim, hóa chất, cơ khí…nhằm cột chặt Đông Dương trong mối quan hệ phụ thuộc với công nghiệp chính quốc, biến Đông Dương thành thị trường độc chiếm của tư bản Pháp và Việt Nam vẫn là 1 nước có nền kinh tế lạc hậu, què quặt phụ thuộc vào nền kinh tế Pháp.
Tác động của 2 cuộc khai thác này
Kinh tế: trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Pháp đã du nhập quan hệ sản xuất tư bản nhưng vẫn duy trì quan hệ sản xuất phong kiến. Chính điều này đã làm cho nên kinh tế Việt Nam phát triển phiến diện, què quặt. Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2, mặc dù kinh tế có sự phát triển nhất định nhưng do không phát triển công nghiệp nặng nên kinh tế phụ thuộc vào nền kinh tế Pháp, phát triển không đều.
Xã hội: trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 1, xã hội VN có sự phân hóa sâu sắc: Giai cấp địa chủ và nông dân có sự phân hóa. Các lực lượng giai cấp mới ra đời (giai cấp công nhân) và nảy sinh (giai cấp tư sản và tiểu tư sản). Sang đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2, xã hội có sự phân hóa sâu sắc hơn. Giai cấp địa chủ và nông dân tiếp tục bị phân hóa, giai cấp công nhân phát triển mạnh. Cùng với đó là giai cấp tư sản và tiểu tư sản ra đời và phát triển mạnh.
Cuộc khai thác thuộc địa lần II chính là sự tiếp tục của cuộc khai thác thuộc địa lần 1, các ngành kinh tế ở Đông Dương tuy có phát triển song chỉ là bề nổi, là hình thức còn thực chất những chính sách trên đã làm lộ rõ sự tham lam, tàn bạo của Pháp. Mặt khác, nó phản ánh đầy đủ tính chất vụ lợi, vụ lộc của bọn thực dân. Vì thế, cuộc khai thác này nhiều lãnh tụ của Đảng đã phát biểu: Nó mạng lại tính chất đầu cơ và Việt Nam là điển hình của xứ thuộc địa bộc lộ rõ tính chất sâu mọt, ăn bám và lạc hậu của thực dân Pháp.
1
0
doan man
25/12/2018 19:40:12
câu 4. Các tổ chức của Liên hợp quốc đang làm việc ở Việt Nam
- Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO, Food and Agriculture Organization of the United Nations)
- Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO, United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization)
- Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc ( UNICEF, United Nations Children’s Fund)
-Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, WORLD HEALTH ORGANIZATION)
- Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO, The International Labour Organization)
- Tổ chức Di dân quốc tế (IOM, The International Organization for Migration)
- ...

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×