Dram
DRAM là viết tắt của Dynamic random-access memory (Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động hay RAM động), một loại bộ nhớ được sử dụng rộng rãi trên các hệ thống máy tính như là bộ nhớ chính. Xét về công suất, nó có thể đạt được 8GB cho mỗi chip trong IC hiện đại.
Về mặt vật lý, DRAM lưu trữ mỗi bit dữ liệu trong một tụ điện riêng bên trong mạch tích hợp. Tụ điện có thể được nạp hoặc xả, hai trạng thái này đại diện cho hai trạng thái của một bit (thường được gọi là 0 và 1). DRAM được gọi là động vì nó cần được làm tươi (refresh) hoặc nạp điện sau khoảng vài mili giây để bù đắp cho sự rò rỉ điện từ tụ điện. Vì tụ điện bị rò điện nên nếu không được làm tươi hoặc nạp điện lại đều đặn thì các bit dữ liệu lưu trên DRAM sẽ mất dần.
RAM truyền thống trên máy tính đều là DRAM. Những máy tính mới hơn sử dụng DDR (Dual Data Rate - tạm dịch: tốc độ dữ liệu kép) DRAM để nâng cao hiệu suất.
Sram
SRAM là viết tắt của Static random-access memory (Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên tĩnh hay RAM tĩnh). SRAM lưu giữ các bit dữ liệu trong bộ nhớ miễn là nguồn điện được cung cấp đầy đủ. Không giống như DRAM, lưu bit dữ liệu trong các pin chứa tụ điện và bóng bán dẫn, SRAM không cần phải làm tươi theo định kỳ.
SRAM chỉ chứa bóng bán dẫn và biến tần, dữ liệu được đưa vào SRAM với sự trợ giúp của bitline và được chuyển tiếp bởi wordline. Biến tần được sử dụng để tạo feedback, dùng làm đầu vào cho các bóng bán dẫn, nhờ đó SRAM không cần phải làm mới hàng nghìn lần trong một chu kỳ như DRAM. Nhưng trong một bit bộ nhớ có 6 bóng bán dẫn của SRAM khiến cho nó khá cồng kềnh và đòi hỏi nhiều không gian hơn DRAM (1 bit bộ nhớ chỉ có 1 bóng bán dẫn của DRAM). Điện năng mà SRAM cần cũng nhiều hơn DRAM vì nó cần vận hành 6 bóng bán dẫn (thay vì 1 bóng như DRAM).
SRAM nhanh hơn và đắt hơn DRAM, nó thường được sử dụng bên trong CPU. Do tốc độ cao, SRAM cũng được sử dụng như bộ nhớ cache và bộ nhớ chính trong các máy chủ để có hiệu năng tốt nhất.