LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Suy nghĩ của anh chị về thái độ của giới trẻ về các lễ hội truyền thống

2 trả lời
Hỏi chi tiết
2.924
1
0
Cám Tinh Nghịch
13/02/2018 18:17:24

Chúng ta hay bàn nhiều về đạo đức, nhân cách con người Việt Namnhưng có lẽ còn ít nói đến phép lịch sự, cách xử thế của họ trong các quan hệ giao tiếp diễn ra hàng ngày trong gia đình, ngoài cộng đồng. Cũng có người nghĩ rằng phép lịch sự là cái gì xã giao bề ngoài, hình thức làm mất tính đặc thù cá nhân. Họ muốn sống một cách "tự nhiên", riêng biệt, không giống người khác. Điều đó có đúng không? Ở đây, chúng ta thử tìm hiểu về cách xử thế và phép lịch sự của mỗi cá nhân trong giao tiếp gồm những nội dung gì, có ý nghĩa như thế nào? có đem lại cho chúng ta sự thoải mái, dễ chịu trong cuộc sống thường ngày không? 

Con người luôn sống trong các quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp. Các quan hệ này tạo ra môi trường sông thường xuyên của mỗi cá nhân và ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách và xu hướng hành động của họ. Chính cuộc sống đòi hỏi mỗi người phải có xử thế đúng đắn, thể hiện qua phép lịch sự trong quá trình tiếp xúc với các đối tác khác nhau, ở những địa điểm khác nhau. Đồng thời chính con người lại chủ động xây dựng những mối quan hệ đó một cách tất nhất cho bản thân, cho cuộc sống, góp phần tạo nên một xã hội ổn định, hài hoà, tiến bộ và văn minh hơn.

Vậy cách xử thế và phép lịch sự là thế nào? Nội dung bao gồm những vấn đề gì?

Cách xử thế chính là những hiểu biết về các phong tục, tục lệ của đời sống xã hội. Một người có cách xử thế đúng đắn (được giáo dục, hướng dẫn) khi giao tiếp với xã hội phải tuân theo những chuẩn mực nhất định, hành động theo một số quy ước và yêu cầu đã được mọi người coi là thích hợp nhất. Những chuẩn mực, quy ước đó chính là nội dung của cách xử thế được thể hiện qua phép lịch sự trong đối xử hàng ngày.

Cách xử thế, cũng như phép lịch sự thay đổi theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể (về thời gian) xưa khác nay, theomôi trường nhất định (về không gian) ở gia đình khác ở nơi công cộng... 

Trước kia khi chúng ta chào người già người trên, hơn mình về tuổi tác về địa vị xã hội, về thứ bậc trong gia đình, dòng họ... thì thường cúi đầu nói "lạy ông, lạy bà, lạy cụ...". Ngày nay, người lớn, trẻ em khi chào chỉ nói: "cháu chào ông, chào bà...". Đó là chuẩn mực mới được xã hội hiện đại chấp nhận. Thay cho khoanh tay, vái lễ, người ta bắt tay nhau kể cả giữa nam nữ, giữa người trên, người dưới (thường người trên giơ tay ra trước), đối với người già thì không bắt tay, chỉ chào, tránh việc người trẻ giơ tay bắt tay người già.

Về môi trường, địa điểm. Ở gia đình, cha mẹ, con cái, anh em chuyện trò vui vẻ, bộc lộ tình cảm thân thiết, tâm sự cùng nhau những chuyện riêng tư. Nhưng khi giao tiếp với người lạ, lần đầu gặp ở nơi công cộng (ở bến xe, khi đợi mua hàng...) thì lại cần phải kín đáo, nói ít, không bộc lộ đời tư của mình, không sa vào những câu chuyện dài dòng, đặc biệt nói về các đề tài như tôn giáo, chính kiến, chính trị... Ra đường gặp người lạ hỏi điều gì, cần trả lời ngắn gọn, không bình luận. Nhưng nếu cứ im lặng mà đi là rất bất lịch sự. Tuy nhiên nếu gặp lại người đó ở một bữa cơm, bữa tiệc do chủ nhà cùng mời đến, thì lại cần thể hiện sự quan tâm đến người đó, nói chuyện, trao đổi ý kiến, kể cả trao đổi số điện thoại, địa chỉ... Như vậy, tuỳ theo môi trường khác nhau mà cách xử thế của chúng ta cũng thay đổi cho thích ứng với hoàn cảnh lịch sự cụ thể.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
13/02/2018 19:20:53

Trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam, sinh hoạt lễ hội là vùng văn hóa rất đặc trưng và hầu như có mặt ở khắp mọi miền . Nhiều lễ hội ra đời cách đây hàng nghìn năm đến nay vẫn được duy trì. Tuy nhiên, thời gian qua, từ thực trạng của hoạt động lễ hội, dường như những ý nghĩa thiêng liêng của lễ hội đã ít nhiều suy giảm trước sự xâm lấn của yếu tố xã hội hóa, thương mại hóa và các hiện tượng tiêu cực khác.

Đối với một đất nước như Việt Nam, hoạt động lễ hội là một trong những hình thức thể hiện rõ nét nhất nét đẹp văn hoá cổ truyền. Vậy lễ hội là gì, gồm những hoạt động nào và văn hoá lễ hội xuống cấp như thế nào? Lễ hội là những sự kiện văn hoá được tổ chức mang tính chất cộng đồng và được chia làm hai phần "lễ" và "hội". Văn hoá lễ hội xuống cấp ở số lượng quá lớn những lễ hội được tổ chức trong năm cùng những tệ nạn, nét phản cảm phát sinh bên lề. Những hình ảnh không đẹp về lễ hội truyền thống biểu hiện ở nhiều vấn đề. Đầu tiên là sự tổ chức các loại hình lễ hội với tần suất cao, mật độ dày và thiếu chọn lọc. Ngoài ra việc giữ các hủ tục, hình thức rườm rà, màu mè và quá tốn kém nhằm mục đích thương mại hoá là khá dễ thấy ở những lễ hội của nước ta. Sự hiểu biết về ý nghĩa thực trong loại hình văn hoá này của người dân cũng đang ngày càng kém hơn và trở thành một vấn đề đáng báo động. Không chỉ vậy, việc tổ chức quá thường xuyên các hoạt động mang tính cộng đồng như vậy cũng là cơ hội cho những hành vi tệ nạn, phạm pháp nảy sinh. Theo thống kê, đất nước ta có gần 8000 lễ hội khác nhau và được tổ chức chủ yếu vào mùa xuân. Tuy nhiên, ngoài mục đích tốt đẹp là làm sống lại nét văn hoá cổ truyền của dân tộc thì các biểu hiện của sự xuống cấp lễ hội lại là mặt trái, làm xấu đi, bào mòn đi những giá trị đích thực của hoạt động đầy ý nghĩa này.

Có thể dễ dàng thấy được những nguyên nhân gây nên sự xuống cấp của lễ hội và theo sau đó là hậu quả khôn lường. Có những khách hành hương trẩy hội tới một di tích đền chùa nhưng không thực sự hiểu về thần tích, không gian văn hoá và nét độc đáo riêng của lễ hội mà chỉ đến vì mục đích mưu cầu tư lợi, "xin" thần linh cho tài lộc, sự thăng tiến. Điều này thể hiện rất rõ ở những lễ vật mà họ mang đến dâng lên cho các vị thần linh và tạo nên hình ảnh phản cảm như những bức tượng bị nhét đầy tiền trên tay. Ý thức về việc bảo vệ môi trường của người dân khi tham gia lễ hội cũng hiếm khi nghiêm chỉnh, dẫn đến hình ảnh bẩn và bừa bãi ở chốn linh thiêng. Nguyên nhân lớn thứ hai đó là sự xuất hiện của những hành vi phạm pháp, tệ nạn như cờ bạc, móc túi, trộm cắp, lừa đảo và việc "chặt chém" giá dịch vụ, "cái bang" ăn xin. Những nét phản cảm này đã làm xấu đi rất nhiều bộ mặt văn hoá của dân tộc trong mắt khách du lịch trong và ngoài nước. Đi cùng với thái độ luôn phải cảnh giác vì sợ bị móc túi, nói thách giá và cảnh chen lấn ở những lễ hội là sự phai dần niềm tin vào những hoạt động này. Về phía ban lãnh đạo, năng lực tổ chức sự kiện kém và khả năng quản lý còn lỏng lẻo cũng là một nguyên do cho sự xuống cấp của lễ hội. Cùng với cách thực hiện rườm rà, những hủ tục vẫn được giữ lại đã làm hao phí rất nhiều tiền của và thời gian công sức của nhiều cá nhân. Đó là chưa kể tới việc cố tình tổ chức nhiều hình thức không cần thiết nhằm thương mại hoá lễ hội, lợi dụng để có tư lợi về mình.

Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều những lễ hội giữ được nét đẹp và mục đích thực sự của loại hình văn hoá đặc trưng cho Việt Nam. Những lễ hội lớn như hội chùa Hương, đền Hùng, đền Gióng, đền Bà Chúa Kho,... đều được tổ chức linh đình và thu hút được nhiều du khách tham dự mỗi năm. Tại những lễ hội này, mỗi hoạt động của cả lễ và hội đều rất trang nghiêm, mang nét độc đáo riêng của từng giai đoạn lịch sử và vùng miền. Từ lâu, người ta đã nói tín ngưỡng làm cho con người hướng thượng hơn, bao dung hơn, nghĩ về người khác nhiều hơn, thế nhưng, qua những gì chứng kiến được trong các lễ hội lại thể hiện điều ngược lại. Có nhiều người không nghĩ đến khía cạnh đạo đức của lễ hội mà chỉ xem đó như chỗ để người ta cầu an và cầu may. Họ chỉ xem thần thánh như những con buôn, với họ, người ta có thể mua chuộc và đút lót. Điều này không chỉ làm mất đi giá trị thực của những loại hình tâm linh mà còn thể hiện một khía cạnh xấu trong đạo đức con người.

Để khắc phục những nét còn chưa được đẹp ở lễ hội dân tộc, mỗi người cần tự nâng cao ý thức cộng đồng, sự hiểu biết của bản thân. Nhà nước cần có sự "thanh lọc", giảm bớt số lượng những lễ hội được tổ chức trong năm nhằm đảm bảo chất lượng cũng như tiết kiệm ngân sách quốc gia. Về phía ban tổ chức và quản lý cần có cái nhìn tổng thể tốt hơn và những biện pháp giữ gìn an ninh trật tự chặt chẽ hơn.

Có thể thấy, văn hóa lễ hội đầu năm là một trong những nét văn hóa đẹp và riêng của mỗi quốc gia.Tuy nhiên, nó chỉ thực sự đẹp khi mỗi người đến với lễ hội đó với một tâm thànhvà ý thức giữ gìn truyền thống dân tộc. Sự xuống cấp lễ hội giống như một tiếngchuông báo động cho những giá trị văn hiến đang bị phai nhoà và đạo đức của conngười trong xã hội hiện nay.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư