Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Đề bài: Suy nghĩ về lòng dũng cảm
Bài làm
1. Định nghĩa về lòng dũng cảm
- Là dám làm một việc gì đó mà không sợ nguy hiểm, khó khăn.
- Là một phẩm chất quan trọng mà mỗi người cần có để chung sống với cộng đồng.
2. Những biểu hiện đẹp của lòng dũng cảm
- Trong công cuộc chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, biết bao anh hùng liệt sĩ đã hi sinh tuổi xuân và tính mạng của mình cho độc lập tự do của dân tộc.
- Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta chứng kiến rất nhiều những hành động dũng cảm: cứu người hoạn nạn, truy bắt tội phạm, tố cáo tiêu cực...
- Những con người dũng cảm luôn vượt lên trên hiểm nguy để hành động theo lẽ phải, họ được cả xã hội ca ngợi, tôn vinh.
- Trong xã hội ngày nay, lòng dũng cảm không ngừng đứng trước những thử thách hiểm nguy, những sự mặc cảm cả của các thế lực đen tối, con người phải cân nhắc nhiều hơn khi hành động, tuy vậy vẫn có vô số tấm gương về lòng dũng cảm đáng ngợi ca.
3. Những tiêu chí để trở thành người dũng cảm
- Phải có bản lĩnh, niềm tin mãnh liệt vào chính nghĩa, châh lí, vào những giá trị tốt đẹp của cuộc sống.
- Phải biết nhận thức, đánh giá đúng về cái tốt, cái xấu, cái đúng, cái sai...
- Trên cơ sở của nhận thức đúng, phải vững tin vào hành động để bảo vệ chân lí, dám làm và dám chịu trách nhiệm.
- Như vậy người dũng cảm không đơn thuần là người có hành động xả thân, mà còn phải là người biết xả thân vi lẽ phải, vì chính nghĩa để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
4. Giá trị của lòng dũng cảm
- Lòng dũng cảm trở thành một chuẩn mực đạo đức của xã hội, là một trong những thước đo quan trọng để đánh giá nhân cách con người.
- Hồ Chí Minh đã căn dặn các thế hệ học sinh phải có lòng dũng cảm để sống tốt, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Ở bất kì thời đại nào, lòng dũng cảm luôn có sự phát triển tích cực tới sự phát triển của đời sống xã hội.
Ai từng cắp sách đến trường đều thuộc lòng 5 điều Bác Hồ dạy:
"Yêu tổ quốc, yêu đồng bào.
Học tập tốt, lao động tốt.
Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt.
Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm".
Năm điều Bác dạy đã trỏ thành chuẩn mực đạo đức mà mỗi học sinh luôn phấn đấu và rèn luyện, trong đó, dũng cảm là một phẩm chất đạo đức quan trọng mà mỗi người cần có để chung sống với cộng đồng.
Dũng nghĩa là "không sợ nguy kiểm, khó khăn"; cảm nghĩa là "dám", là sự can đảm. Dũng cảm là dám làm một việc nào đó mà không sợ nguy hiểm, khó khăn.
Lịch sử dân tộc ta đã ghi công bao anh hùng liệt sĩ đã cống hiến tuổi trẻ và tính mạng của mình cho nền độc lập tự do của tổ quốc, cho chúng ta có được cuộc sống như hôm nay. Đối với họ, dũng cảm không chỉ là không sợ hiểm nguy, mà là sẵn sàng hi sinh tính mạng cá nhân vì mục đích cao cả nhất: độc lập dân tộc. Đó là hành động anh hùng.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta từng chứng kiến rất nhiều hành động dũng cảm: một người đi đường sẵn sàng đuổi theo bọn cướp, giành lại tư trang cho người bị mất; một em thiếu niên dám lao ra giữa dòng nước xoáy cứu người chết đuối mà không sợ sức vóc mình nhỏ bé: một chiến sĩ công an truy bắt kẻ buôn lậu ma túy mà không sợ nguy cơ lây nhiễm HIV, một thầy giáo dám chì rõ những sai sót, gian lận trong thi cử với mong muốn lập lại kỉ cương trong nhà trường... Có rất nhiều hành động "dũng cảm" khác nhau được cả xã hội ca ngợi, tôn vinh. Họ đã vượt lên hiểm nguy để hành động theo lẽ phải, hành động đúng với nguyên tắc đạo đức mà họ nhận thức trong cuộc sống.
Xã hội ngày càng phát triển, nhưng mặt trái của nó cũng không thể tránh khỏi. Những mối hiểm nguy đối với con người ngày một nhiều hơn. Những thử thách đối với lòng dũng cảm cũng ngày đa dạng hơn. Các thế lực đen tối không chỉ đe dọa tính mạng cá nhân của mỗi người, chúng cần dùng sự an nguy của người thân, những tốn thất, về kinh tế, sự xúc phạm đến uy tín, đến danh dự cá nhân... để mặc cả đối với lòng dũng cảm. Nghĩa là sự nguy hiểm không chỉ đối với bản thân một người mà ảnh hưởng tới nhiều người, buộc người hành động phải cân nhắc, phái đắn đo. Lòng dũng cảm đã bị buộc phải lựa chọn.
Thế nhưng, dù phải lựa chọn, vân có không ít người đã hành động vi lẽ phải. Những tấm gương chống tham những, chống tệ nạn xã hội, chống chặt phá rừng trái phép... mà các phương tiện thông tin đại chúng vẫn hàng ngày đưa tin là những minh họa đẹp đẽ cho sự chiến thắng của lương tri. Đó là lòng dũng cảm, cao hơn thế, đó là hành động anh hùng đáng được ngợi ca.
Để trở thành người dũng cảm mỗi người phải có đầy đủ bản lĩnh, có niềm tin mãnh liệt vào chính nghĩa, vào chân lí, và những giá trị tốt đẹp của cuộc sống: phải biết nhận thức, đánh giá chính xác về cái tốt, cái xấu, cái đúng, cái sai. Đó sẽ là căn cứ đế mỗi người vững tin vào hành động bảo vệ chân lí, bảo vệ lẽ phải của mình, dám làm và dám chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
Như vậy, một con người dũng cảm không đơn thuần là người có hành động xả thân mà phải là con người biết xả thân vì lẽ phãi, vì chính nghĩa, vì một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Một điều tôi tin chắc chắn rằng, người dũng cảm, bằng cách nàv hay cách khác, bao giờ cũng có những tác động tích cực tới sự phát triển của đời sống xã hội.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |